CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ

Chúng ta có thể tìm thấy con đường thoát khổ bằng cách sống hòa nhập với cuộc đời như nó đang diễn biến và sẵn sàng từ ái tiếp nhận cuộc đời như chính nó. Chúng ta sẽ không tìm được con đường thoát khổ bằng cách trốn đời và tránh né những hiểm nguy và bất an của cuộc sống. Người đời thường cho là các tu sĩ như chúng tôi đang trốn chạy cuộc đời vì chúng tôi không thể trực diện với cuộc đời. Nhưng thật ra, chúng tôi đang sống thật với thế gian nầy bằng cách mở rộng tâm thức của mình để từ ái đón nhận và tiếp thu toàn bộ cuộc đời. Qua việc thực hành giáo pháp, chúng tôi cảm thấy thoải mái khi được sống với mọi vật như nó đang diễn biến, thay vì luôn phải bám víu, chấp thủ, chống lại, hay bát bỏ nó.

Hình Ảnh, Pháp thoại và Thư Tri Ân Thầy Viên Minh nhân chuyến hoằng Pháp Úc Châu 11/ 2019


...Thành kính tri ân, người Thầy người Cha trong tận đáy lòng đã cho con ra đời thêm lần nữa. Ở nơi xa con luôn trọn lòng tôn kính đến vị Thầy đã khai thông bi, trí, dũng cho con, làm hành trang trên đường dài nhập thế...


Thư mời tham dự Pháp đàm - Thiền Vipassanā - Hòa Thượng Thiền Sư Viên Minh tại Úc Châu - Tháng 11/2019

Thư mời tham dự Pháp đàm - ThiềnVipassanā 
- Hòa Thượng Thiền Sư Viên Minh -
 tại Úc Châu - Tháng 11/2019

NHÂN QUẢ (Phật Lý Qua Liêu Trai)

Ra khỏi bánh xe

...Thực tại là ở đây và bây giờ. Nó chưa bao giờ là quá khứ và chưa bao giờ là tương lai; nó bao giờ cũng trong hiện tại. Bây giờ là khoảnh khắc duy nhất. Bây giờ là thời điểm duy nhất. Nó chẳng bao giờ đi qua. Bây giờ là vĩnh hằng. Nó bao giờ cũng ở đây, nhưng chúng ta không ở đây. Cho nên là người tìm kiếm tâm linh nghĩa là ở đây. Bạn có thể gọi nó là thiền, bạn có thể gọi nó là yoga, bạn có thể gọi nó là cầu nguyện. Bất kì tên nào được trao cho nó cũng chẳng có gì khác biệt, tâm trí phải không có đó. Và tâm trí chỉ tồn tại khi có quá khứ hay tương lai, nếu không thì không có tâm trí. Tôi mới nói với ai đó hôm qua. Bạn không thể nghĩ trong hiện tại, tôi đã bảo người đó. Khoảnh khắc bạn nghĩ, nó trở thành quá khứ. Cho nên tâm trí không thể nào tồn tại trong hiện tại được. Nó chỉ tồn tại trong kí ức về quá khứ, hay nó phóng chiếu vào tương lai.

Mọi Đau Khổ Đều Là Hạt Mầm Phật - Người chứng ngộ

Mọi Đau Khổ Đều Là Hạt Mầm Phật

Bồ đề đạt ma là đúng khi ông ấy nói rằng thậm chí đau khổ cũng phải được chấp nhận một cách biết ơn, bởi vì nó chính là hạt mầm của phật. Nếu không có đau khổ, bạn sẽ không bao giờ đi tìm chân lí. Chính đau khổ cứ thúc đẩy bạn vượt ra ngoài nó. Chính phiền não và cơ cực cuối cùng bắt buộc bạn phải tìm kiếm con đường vượt ra ngoài đau khổ và cơ cực, tìm ra con đường đạt tới phúc lạc và tới vui vẻ vĩnh hằng.

GIÁO PHÁP CỦA HUỆ NĂNG

 Điểm làm cho Lục Tổ Huệ Năng nổi bật và độc đáo, so với những vị thiền sư đi trước và đương thời, là chủ thuyết “bản lai vô nhất vật.” Đây là một câu trong bài kệ của Tổ đối chiếu với bài kệ của đại sư Thần Tú: 

QUAN SÁT & LẮNG NGHE

...Ở mép của hết thảy những chiếc lá, những phiến lá to và những phiến lá nhỏ, đều có một giọt nước đang lấp lánh dưới mặt trời, tựa như một hạt minh châu đẹp dị thường. Một làn gió nhẹ thổi, nhưng dù thế nào, làn gió ấy cũng không làm phiền hay làm vỡ những giọt nước kia trên các phiến lá, những phiến lá được trận mưa vừa qua rửa sạch. Đó là một buổi sáng thật yên tĩnh, ngập tràn niềm vui, thanh bình, một lễ giáng phúc trong khắp các tầng không gian. Khi chúng ta quan sát ánh sáng đang lấp lánh trên muôn vàn phiến lá sạch sẽ, trái đất trở nên đẹp một cách lạ kỳ, bất chấp tất cả những dây nhợ điện tín, những hộp điện thoại xấu xí. Bất chấp tất cả những tiếng ồn ào của thế gian, trái đất luôn giàu có trù phú, nhẫn nại và vĩnh cửu. Cho dù động đất ở nơi này nơi kia, phá hủy ghê gớm, trái đất này vẫn rất đẹp.

Niết Bàn

Những hiểu lầm về Niết Bàn
Vấn đề Niết Bàn đã có nhiều tranh cãi. Biết bao nhiêu sách vở đã nói về vấn đề này. Một số người nghĩ rằng hạnh phúc của Niết Bàn liên quan đến một loại thân tâm đặc biệt. Nhiều người tin rằng Niết Bàn nằm ngay trong thân thể. Một số khác lại cho rằng khi thân tâm bị hủy diệt hoàn toàn, cái gì còn lại sau đó là những cốt tủy tinh túy của một hạnh phúc miên viễn.
Nhiều người đầy dẫy sự nghi ngờ khi bàn về Niết Bàn, và cho rằng nếu Niết Bàn là sự hủy diệt của danh sắc hay thân tâm, thì lấy cái gì để cảm nhận Niết Bàn? Thật khó mà hiểu được có một hạnh phúc đi ra ngoài sự hiểu biết của giác quan. Nghĩa là cái hạnh phúc mà ta không thể thấy được, không thể nghe được, không thể ngửi được, không thể nếm được, không thể sờ được, không thể nghĩ bàn được. Ðây là chuyện bất khả tư nghì. Những người không có kinh nghiệm về những hạnh phúc trong việc hành thiền thì không thể nào hiểu được.

Hạnh phúc chỉ có mặt trong thực tại

Đâu cần để làm gì
Tôi nhớ câu chuyện về thiền sư Đạo Nguyên. Một hôm, vị thầy của ngài Đạo Nguyên thấy ông đang ngồi học kinh, hỏi ông học kinh để làm gì. Đạo Nguyên đáp: “Dạ, con học vì muốn biết các vị tổ ngày xưa đã làm gì.” Vị thầy hỏi: “Chi vậy?” Đạo Nguyên đáp: “Vì con muốn được thoát khỏi khổ đau của cuộc sống.” Vị thầy lại hỏi: “Chi vậy?” “Vì con muốn cứu giúp mọi loài trong cuộc đời này, chúng sinh có nhiều khổ đau quá!” “Chi vậy?” Vị thầy hỏi tiếp. “Rồi một ngày nào đó con sẽ trở lại quê hương con, con muốn giúp dân làng của con.” Vị thầy lại hỏi: “Chi vậy?” Sau cùng, Đạo Nguyên câm lặng, ngài không còn gì để nói nữa hết.

Sức hút của Phật trường

Tại sao và làm thế nào mà mọi người tới Thầy từ bốn phương trên thế gian này?

Nếu một người nói ra chân lí, người đó chắc chắn sẽ được mọi người tìm tới dù sớm hay muộn - đó là lí do tại sao. 
Điều đó là không thể... nếu bạn đã thốt ra chân lí, mọi người không thể không tới. Họ đang ao ước về điều đó, họ đang khát khao về điều đó, họ đang đói về điều đó; và họ vẫn còn đói trong nhiều kiếp rồi. Một khi gợn sóng chân lí nảy sinh ở bất kì đâu, một bài ca, những người đang đói đó - họ có thể ở bất kì đâu trên hành tinh này - cái gì đó trong vô thức của họ bắt đầu xảy ra. Chúng ta được kết nối trong vô thức; trong cõi sâu nhất của bản thể chúng ta, chúng ta là một.

Lời Dạy Cho Bāhiya "Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy"

Nhiều Phật tử suy nghĩ về giáo pháp quá nhiều mà thực hành rất ít. Thiếu những trải nghiệm như thế nào là giữ giới, và thiếu dữ liệu từ những tầng thiền định sâu (Thiền Na- Jhana), vô tình họ đã bóp méo giáo pháp bằng những mơ tưởng viển vông của chính họ. Bài kinh Udana (Ud1.10), ghi lại lời Phật dạy cho Bāhiya, là một bài kinh ngắn và nổi tiếng, đây chính là một thí dụ điển hình về việc lời Phật dạy bị bóp méo. Bahiya không phải là một tu sĩ.

Đọc sách Krishnamurti - đi tìm dấu vết Sự Sống bất sinh bất diệt

1) ĐỌC “CHẤM DỨT THỜI GIAN” - 
đi tìm dấu vết Sự Sống bất sinh bất diệt & Quê Hương đích thực
---
(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lý. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010.
Những chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).

Thiền (Zen) - "sự" và "lý".

Thiền (Zen) tức là phải thấy vạn pháp như thật.

"Chúng ta chỉ "thấy" với cái tâm phân biệt tốt/xấu, đầy thành kiến, suy tính cho nên đức Phật chỉ rõ là cần phải buông bỏ cái tâm đó thì mới thấy vạn pháp như thật được. Nhưng "buông bỏ" không có nghĩa là diệt chúng, hay dẹp bỏ chúng, mà có nghĩa là phải coi chúng như là những dữ kiện (data) để thấy "như thật". Khi tọa thiền là ngồi với cái Tâm bao gồm muôn pháp đó. Tọa thiền không phải là mong cầu đạt mục đích gì, chỉ biết ngồi (just sit) mà không bị phiền não vì bất cứ chuyện gì xảy ra. Cũng như khi có chim bay trong bầu trời thì bầu trời coi đó như thường, không có phiền não, bực tức.

Tìm sự giác ngộ - Không Có Gì Gọi Là Giác Ngộ - An Trú Trong Tâm Phật


Tìm sự giác ngộ
Rán sức tu hành, cố tọa Thiền để được giác ngộ, đều sai. Không có gì khác nhau giữa tâm của chư Phật với cái Phật tâm nơi mỗi con người. Mong cầu đạt giác ngộ là tạo ra một sự phân hai, thành ra có người giác ngộ và chân lý được giác ngộ (năng chứng, sở chứng). Khi còn đeo đẳng một chút nào cái ước muốn giác ngộ, thì lập tức đã giã từ cái Bất sinh, đi ngược lại Tâm Phật. Cái Tâm Phật mà bạn có từ thuở sơ sinh ấy chỉ là một, không có hai hay ba.

Niết bàn - Tâm thức

Niết bàn – tuyệt diệt


Thưa thầy kính yêu, không ai trong tâm trí có lí của họ lại sẽ muốn bị tuyệt diệt. Cho nên ai hay cái gì ở bên trong chúng ta cảm thấy việc lôi kéo hướng tới triệt tiêu?

Bài Ca Chứng Ngộ

Cốt ở gốc lo chi cành,
Như ngọc lưu ly ngậm ánh trăng
.

Đạo Tâm

Đó là hai câu quan trọng nhất trong Chứng Đạo Ca của ngài Vĩnh Gia Huyền Giác. Cổ đức nói: “Trong thời mạt Pháp, người ta không đi tìm chân lý thực tại, mà chỉ muốn được năng lực thần thông.” Chân lý thực tại mới là cội nguồn chánh yếu,

KINH PARAMATTHAKA SUTTA (Chân Đế Kinh)

kinh sach
Giơí Thiệu: Kinh “Paramatthaka Sutta” tiếng Anh có tựa đề là On Views/Supreme”, tiếng Việt là “Kinh Tối Thắng Tám kệ” thuộc Kinh Tiểu Bộ, Tập I - Kinh Tập Chương 4, Phẩm 8, từ kệ 796 đến 803. Do HT. Thích Minh Châu dịch Việt từ tạng Pali. HT. Thích Nhất Hạnh dịch mang tên Kinh Sự Thật Đích Thực. Đây là một trong một số bài kinh thuộc loại cổ xưa nhất, xuất hiện trong thời kỳ đầu của đạo Phật, khi những vị tăng hầu hết là có thâm niên tu hành và chú trọng thực hành hơn là những đề tài triết lý.

GIÁC NGỘ MỖI NGÀY


Giác ngộ đồng nghĩa với “sức mạnh”. Sức mạnh đó sẽ giúp bạn mang lại lợi ích cho mọi người. Nhiều người cho rằng khi đạt giác ngộ, họ sẽ ở trong trạng thái tĩnh tọa, bất động như một pho tượng, không làm gì và hoàn toàn trống rỗng. Suy nghĩ như vậy tức là bạn chẳng hiểu biết gì về giác ngộ và có lẽ bạn đang mường tượng đến hình ảnh đời sống về hưu buồn chán, tẻ nhạt của thế gian thông thường.
Giác ngộ là kết quả cuối cùng của “Trí tuệ hiểu biết hoàn hảo”

Chín yếu tố phát triển Thiền Quán - Một tăng sinh chứng Quả A-la-hán

Ngày nay thiền Vipassanà không còn dành riêng cho các thiền viện nghiêm mật thuộc các nước Phật giáo Nam Tông (Theravàda) như Myanmar, Sri Lanka v.v... mà đã lan rộng hầu như khắp nơi trên thế giới. Nhiều trung tâm thiền Vipassanà đã được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau và hoạt động rất tích cực ở châu Âu cũng như châu Mỹ. Vipassanà đã thu hút đông đảo giới trí thức phương Tây nhờ tính chất trong sáng, giản dị và khoa học của thiền này.
Thiền Vipassanà chẳng những trực tiếp đưa đến cứu cánh giác ngộ mà còn là phương pháp trị liệu rất hữu hiệu cho những căn bệnh thể chất lẫn tinh thần, nên giới y học phương Tây đã tích cực nghiên cưú và áp dụng lâm sàng tại các trung tâm điều dưỡng của họ. Nhiều tường trình trên báo chí, đài truyền thanh, truyền hình đã công bố kết quả kỳ diệu của phương pháp trị liệu này, nhất là một số ca bệnh nan y.

Thư mời tham dự Pháp Thoại và khóa Thiền Vipassanā với sự hướng dẫn của Thiền Sư Paññādipā (Beelin Sayadaw)

Tự Tại Trong Sống Chết - Bản Lai Diện Mục

Tự Tại Trong Sống Chết

Khi bàn đến vấn đề tự tại với sống chết, người ta thường dễ hiểu lầm. Có những người công bố trước ngày giờ họ sẽ chết, rồi đến lúc ấy, không đau ốm gì họ lăn ra chết thực; hoặc đôi khi triển hạn qua ngày khác mới chết. Rất nhiều người xem đấy là tự tại trong việc sống chết. Tôi không phủ nhận điều đó. Nói về tự tại, thì những người ấy quả là tự tại kinh khủng! Nhưng những chuyện như thế chỉ là do năng lực khổ hạnh nơi họ, và thường họ chưa mở được con mắt tuệ

ĐIỀU PHỤC Ý CĂN

Thân chúng ta có đầy đủ sáu căn, nhưng lúc nào chúng cũng phóng ra ngoài. Mắt đuổi theo sắc, tai đuổi theo âm thanh, mũi đuổi theo mùi hương v.v… Sáu căn đuổi theo sáu trần là đi đường mê. Bây giờ muốn trở về bờ giác thì phải quay đầu lại. Tôi sẽ dẫn kinh để nói lên lẽ thật này.

TU CHỨNG

Một khi tâm đã trụ vững chãi vào hơi thở, ta mới cố gắng để tách biệt tâm ra khỏi đối tượng của nó –khỏi chính hơi thở đó. Hãy chú tâm vào điều này: Hơi thở là một yếu tố, một phần của yếu tố gió. Ý thức đến hơi thở lại là chuyện khác. Nên ở đây ta có hai thứ đi với nhau. Khi ta có thể tách biệt chúng –qua sự nhận thức rằng bản chất thật sự của hơi thở chỉ là một thành tố - thì tâm có thể tự tại. Suy cho cùng, hơi thở không phải là ta, mà ta cũng không phải là hơi thở. Khi ta có thể tách biệt sự vật theo cách này, tâm sẽ mạnh lên. Nó sẽ không bị trói buộc vào hơi thở, và cảm nhận được mọi trạng thái của hơi thở. Khi chánh niệm đã tràn đầy, tâm sẽ ý thức được mọi trạng thái của hơi thở, và có thể tự tách biệt ra khỏi các trạng thái đó.

Sự Đốn Ngộ

Hỏi: Chúng ta có thể thực hiện ngay lập tức chân lý Ngài đề cập mà không cần chuẩn bị sẵn từ trước?

Krishnamurti: Đối với bạn, chân lý nghĩa là gì? Chúng ta không nên dùng một tiếng mà chúng ta không biết ý nghĩa; chúng ta có thể dùng một tiếng giản dị hơn, một tiếng trực tiếp hơn. Bạn có thể hiểu được, lý hội được một vấn đề một cách trực tiếp? Đó là những gì ngụ ngầm tiềm tàng trong câu hỏi, phải thế không? Bạn có thể hiểu được hiện thể một cách lập tức, ngay bây giờ?

Bạn là cội nguồn

...Con người hoặc ở trong địa ngục hoặc ở trong cõi trời - đó là chọn lựa của người đó. Địa ngục và cõi trời không phải là theo địa lí; chúng không phải là nơi chốn bên ngoài bạn mà là không gian bên trong bạn - và cả hai nơi này đều tồn tại trong từng cá nhân.

Sự đọc kinh và sự tham thiền

Hỏi: Có phải ngưỡng vọng diễn đạt trong kinh cầu là một con đường dẫn đến Thượng đế?

Krishnamurti: Trước hết, chúng ta khảo sát những vấn đề chứa đựng trong câu hỏi này. Trong câu hỏi ấy ngụ cả sự cầu kinh, sự tập trung tư tưởng, và sự trầm tư mặc tưởng. Vậy đối với chúng ta, sự cầu kinh có nghĩa gì? Trước tiên, trong khi đọc kinh, mình thỉnh cầu, van xin, nài nỉ, kêu xin một đấng nào đó mà mình gọi là Thượng đế hoặc một thực thể nào đó, gọi là thực tại. Cá thể bạn đang đòi hỏi, thỉnh nguyện, van xin, nài nỉ, tìm kiếm sự dìu dắt của một thực thể nào đó mà bạn gọi là Thượng đế; do đó, thái độ cầu kinh của bạn là tìm kiếm một phần thưởng, tìm kiếm một sự đáp trả thỏa mãn.

CON ĐƯỜNG TUYỆT DIỆU NHẤT

Phật nói:
Tự do khỏi đam mê và được bình thản, đây là con đường tuyệt diệu nhất.
Những người đã bỏ lại cha mẹ mình, đi ra khỏi nhà, hiểu tâm trí, đạt tới cội nguồn, và hiểu thấu cái phi vật chất, được gọi là shramana-Sa môn.
Những người tuân thủ giới luật về đạo đức, người thuần khiết và không tì vết trong hành vi của họ, những người cố gắng đạt tới kết quả của quả vị thánh được gọi là a la hán.
Tiếp đó là bất hoàn (anagamin - a na hàm). Tại cuối cuộc đời mình, linh hồn của bất hoàn thăng lên trời và đạt tới quả vị a la hán.
Tiếp đó là nhất hoàn (skridagamin - tu đà hàm). Nhất hoàn thăng lên trời (sau cái chết của người đó), quay trở lại thế gian một lần nữa, và đạt tới quả vị a la hán.

Kinh Kalama - Thiền sư Sayadaw U Jotika

 Xin chào tất cả mọi người. Lại một ngày nữa dành cho những người mới thực hành. Mỗi khi tôi nói chuyện, hay nghĩ về một bài nói chuyện hay bất cứ sự hướng dẫn nào cho những người mới tập thiền, tôi đều cố gắng nghĩ lại những ngày xa xưa, từ rất rất lâu trước kia, khi tôi sống ở Miến Điện và mới bắt đầu bước chân vào đạo, chập chững tập hành thiền. Bởi vì các bạn biết đấy, điều đó rất quan trọng. Có lần tôi đọc được một bài thơ của một thiền sư Nhật Bản, nó nhắc nhở tôi sự quan trọng phải nghĩ lại những thời xa xưa ấy mình đã như thế nào. Bài thơ có một câu như sau: “Đã có lần tôi còn trẻ, từ lâu thật lâu trước kia”. Vì vậy, nếu tôi nói chuyện với các bạn từ thực tế hiện tại của tôi bây giờ, thì rất có thể tôi sẽ không hiểu được những khó khăn của các bạn – những người mới bước chân vào thiền. Một câu thơ đã nhắc nhở tôi điều đó.   

SỐNG và CHẾT

Đối với chúng ta, chết là hết, là bạn hoàn toàn chấm dứt với những ràng buộc, chấm dứt với tất cả moi thứ mà bạn đã gom góp trong cuộc đời. Bạn không thể đem chúng đi theo với bạn. Có thể là bạn muốn giữ chúng cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng bạn không thể đem chúng đi theo với bạn.
Chúng ta đã chia cuộc đời ra thành hai mảng: sự sống và cái chết. Sự chia chẻ này đã mang lại cho chúng ta nỗi sợ hãi ghê gớm.
Từ sự sợ hãi đó, chúng ta sáng tác ra đủ loại học thuyết, lý luận, để mà tự an ủi. Có thể chúng chỉ là những điều viển vông, hão huyền thôi, nhưng chúng đã làm cho chúng ta được an tâm biết bao!
Ảo tưởng có thể đem lại sự thoải mái cho thần kinh. Nhưng mà, liệu có thể nào, đang khi chúng ta sống đây, chúng ta để cho những thứ mà chúng ta bị dính mắc vào chết quách đi không? Nếu tôi gắn bó vào với tiếng tăm, danh vọng của tôi, và sự chết thì luôn luôn đi theo kề ngay bên cạnh, mỗi ngày tôi mỗi già và tôi phát hoảng vì tôi đang sắp sửa mất tất cả. Vậy thì, liệu tôi có thể hoàn toàn giải thoát ra khỏi những ý niệm, danh vọng, mà người đời đã gán cho tôi chăng? Như thế, dù cho sự chết tới, nó cũng vẫn như sự sống đang tiếp diễn. Và vì vậy, sự chia cách giữa sống và chết không còn xa thẳm, chúng nó chỉ là một dòng liên tục, kề cận, nối liền với nhau.

GIÂY PHÚT GIẢI THOÁT


Ngài U Pandita có lần hỏi tôi: “Cô có tin lời đức Phật dạy rằng mỗi giây phút tỉnh thức là một giây phút giải thoát không?” Tôi đáp: “Dạ có, con thật sự tin việc đó.” Rồi ông nói: “Cô có nghĩ là chứng nghiệm được điều ấy hay hơn là chỉ tin suông thôi không?”
Tôi đáp: “Dạ, chắc chắn là như vậy!”
Câu hỏi của ngài U Pandita thật ra đã phá tan đi nỗi nghi ngờ của tôi về khả năng giải thoát của mình. Nó giúp tôi đối diện với giáo lý đầy dũng lực của đức Phật: với chánh niệm, ta có thể kinh nghiệm được sự giải thoát trong bất cứ một giây phút nào. Khi ý thức được việc ấy, ta sẽ hiểu rằng bất cứ một kinh nghiệm nào mình đang có, cho dù đau đớn hay dễ chịu, cũng đáng để ta chú tâm đến, vì nó cũng là một cơ hội giải thoát. Điều đem lại cho ta sự giải thoát là năng lực của chánh niệm chứ không phải đối tượng của nó. Chánh niệm là một lưỡi gươm có thể chặt đứt bất cứ xiềng xích nào đang trói buộc ta trong giờ phút này.

Nhờ ở sự bất toàn

...Trên con đường tu học đôi khi những con ngựa dở mới lại là hạng đáng quý nhất! Chính trong sự bất toàn của mình mà ta tìm được nền tảng cho một bản tâm vững vàng, biết mở rộng ra để học hỏi.  Còn những người ngồi thiền mà bề ngoài trông có vẻ như an tĩnh, lại đôi khi mất nhiều thì gian mới có thể thấy được chân tâm, cốt tủy của thiền. Những ai đã từng gặp nhiều khó khăn trên đường tu tập sẽ tìm thấy trong khổ đau có nhiều ý nghĩa.  Vì vậy tôi cho rằng, đôi khi những con ngựa xuất sắc lại trở thành hạng dở, và những con ngựa dở đôi khi mới lại là hạng xuất sắc...

Tuệ giác trong một ngày bình thường

...Tôi không nghĩ thiền tập dạy ta trốn tránh khổ đau, hay để trở thành hoặc đạt được một điều gì đó, mà ngược lại là để ta thật sự có mặt với những gì đang xảy ra. Một ý thức sáng tỏ về khổ đau sẽ giúp tâm từ của mình mở rộng ra và giúp ta thấy được một hạnh phúc lớn...

TÁC GIẢ

NĂNG LỰC CỦA CHÁNH NIỆM

Ở đây, Bây giờ, Tỉnh giác. Đó là căn bản của con đường thiền định và chìa khóa để chuyển hóa cuộc sống của mỗi người. Trong cuốn sách Một Trái Tim Bình An.

Thiền sư Joseph Goldstein đã mô tả một cách đơn giản nhưng sâu sắc như thế về sự tỉnh giác tự nhiên của tâm trí chúng ta…
Chánh niệm là chìa khóa của giây phút hiện tại. Nếu không có nó chúng ta không thể nào nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng, đơn giảnlà chúng ta sẽ lạc bước theo sự nghĩ ngợiquanh quẩn của tâm trí. Tulku Urgen, vị thầy môn phái DzongDzongchen Tây Tạng vĩ đại của thế kỷ vừa quan đã nói “ Có một thứ chúng ta luôn luôn cần đến, đó là một người canh cửa có tên là Chánh niệm – đó là người bảo vệluôn trông chừng cho chúng ta khỏi bị lôi cuốn vào thất niệm”.

LÂM TẾ NGỮ LỤC

...Ngữ Lục là bạch thoại đời xưa, thời bấy giờ ghi theo tiếng nói của chư Tổ, một số chỉ có âm mà không có chữ, những tiếng này không có trong tự điển ngày nay, nên dịch ngữ lục khó hơn dịch kinh, vả lại, ý của chư Tổ không phải ở nơi lời nói. Cũng như hỏi : “Thế nào là Phật ? đáp : ba cân mè”, “Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Trúc đến ? đáp : cây bách trước sân”. vân…vân…

Từ Đản Sanh đến Xuất Gia

"Một Chúng Sanh duy nhất, một Con Người phi thường, xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho phần đông, vì hạnh phúc của phần đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc của chư Thiên và nhân loại." -- Tăng Nhứt A Hàm [1]

Hiểu chuyện thiền : Yên Dương và Triệu Châu

Ngày xưa đức Yên Dương hỏi Triệu Châu, "Lúc một vật chẳng đem đến thì thế nào?"
Châu nói, "Buông xuống đi." Yên Dương nói, "Vì không một vật nào được đem tới, buông cái gì xuống?" Châu nói, "Nếu ông không thể buông nó xuống, nhặt nó lên." Với những lời này, Yên Dương đại ngộ.

Ngồi Thiền - Buông bỏ

Hôm nay tôi muốn nói về ngồi thiền. Ở đây Đạo Nguyên bắt đầu như sau trong Phổ khuyến tọa thiền nghi, bản văn nền tảng về ngồi thiền:
Đạo vốn hoàn hảo và hiện hữu khắp nơi, làm sao có thể phụ thuộc vào thực hành và chứng ngộ ? Thừa pháp thì tự do và vô ngại, cần gì nỗ lực tập trung ? Thật vậy, toàn thân vốn lìa hẳn bụi bặm thế gian, ai có thể tin vào một phương tiện chùi sạch nó ? Đạo không hề rời khỏi người ta, nó ở ngay chỗ người ta hiện hữu, rời đây hay kia để thực hành phỏng có ích gì?

Cái gì còn lại sau chứng ngộ

Cái gì còn lại sau chứng ngộ

- Thầy đã nói chứng ngộ là có tính cá nhân, nhưng tính cá nhân có còn lại sau chứng ngộ không?


Đáp: Không. Tính cá nhân không còn lại sau chứng ngộ, nhưng chứng ngộ có tính cá nhân. Bạn sẽ phải hiểu điều đó. Sông rơi vào đại dương. Khi nó đã rơi vào, sông đã biến mất - không có tính cá nhân của sông còn lại, nhưng chỉ riêng một sông rơi vào trongđại dương. Bạn rơi vào trong đại dương của chứng ngộ như một cá nhân: bạn không thể đem vợ bạn đi cùng bạn được hay bạn của bạn đi cùng bạn - không có cách nào. Bạn đi một mình. Không ai có thể đem được bất kì ai.
Làm sao bạn có thể đem được bất kì ai? Khi bạn thiền bạn thiền một mình. Khoảnh khắc bạn nhắm mắt lại và bạn trở nên im lặng, mọi người đã biến mất - vợ, bạn, con. Cái gần nhất cũng không còn gần; cái gần nhất bây giờ là xa nhất. Trong im lặng sâu của bạn, bình thản bên trong, bạn tồn tại một mình. Một mình này sẽ rơi vào trong đại dương.

CHÚNG TA ĐANG SỐNG

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền có lần viết:
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
Thanh Tâm Tuyền. (Phục sinh)

Có thể nói đó là nỗi bi quan lớn nhất của con người: Không nhận ra rằng mình đang sống. Và dường như thế giới ngày nay đang trải qua cơn khủng hoảng như vậy, dẫn đến sự phổ biến của Thiền Chánh niệm như một phương tiện tìm lại một phần đời sống, một phần “con người” của mình.
Vâng. Chúng ta đang sống. Đó là một sự thật, ít nhấttrong thế giới hiện tượng, nơi chúng ta đang lăn lộn trong đó. Vì vậy, biết rằng chúng ta đang sống là một việc quan trọng.

NGÔI NHÀ THỰC SỰ CỦA BẠN

NGÔI NHÀ THỰC SỰ CỦA BẠN.
Ngôi nhà bên ngoài không phải là ngôi nhà thực sự của bạn.  Đó chỉ là căn nhà giả tưởng, căn nhà trong thế tục.
Còn căn nhà thực sự của bạn, đó là sự bình an.  Đức Phật đã dạy ta xây căn nhà thực sự của mình bằng cách buông bỏ cho đến khi ta đạt được bình anthanh tịnh.

CÔNG ĐỨC - SỐNG Ở ĐỜI

CÔNG ĐỨC

& Một đệ tử của Ajaan Fuang kể lại rằng lần đầu tiên khi cô gặp sư, cô được hỏi, “Con thường đi đâu, làm gì, để tạo công đức?” Cô trả lời rằng cô đã hỗ trợ xây tượng Phật ở chùa này và đóng góp làm lò hỏa táng ở chùa kia, vân vân. Sau đó, sư hỏi thêm: “Sao con không tạo công đức ngay trong tâm mình?”


& Có lần Ajaan Fuang nhờ một đệ tử cắt giùm rễ cây cỏ, vì chúng mọc lấn hết sân chùa. Người đệ tử không sốt sắng mấy với công việc sư nhờ, nên vừa cắt cỏ, cô vừa tự hỏi mình, “Không biết tôi đã tạo nghiệp gì mà phải làm các công việc nặng nhọc như thế này?” Khi cô xong việc, sư bảo cô, “Việc con làm hôm nay cũng có chút công đức, nhưng không nhiều”.

Các biểu đồ Vi Diệu Pháp



1. Bảng nêu Vi Diệu Pháp (1)

Thư mời tham dự Pháp thoại Sư Giác Nguyên (Toại Khanh)


Kính gởi quý Phật Tử Sydney, Phật tử mọi tiểu bang Úc Châu cùng tất cả các Phật tử phương xa.

Kính thưa quý vị,

Do đủ thiện duyên chúng tôi rất hân hạnh được thỉnh mời Sư Giác Nguyên đến từ Đức Quốc, một vị Sư hết lòng với Đạo Pháp. Sư không những là một giảng sư được Phật tử nhiều nơi ái mộ mà còn là một nhà văn, nhà thơ với bút hiệu Toại Khanh.

Pháp-Hành Thiền-Tuệ - Tỳ-Khưu Hộ-Pháp

Trong khoảng thời gian chưa có Đức-Phật Chánh Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, thì chỉ có pháp-hành thiền-định mà không có pháp-hành thiền-tuệ, mãi cho đến khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, khi ấy, mới có pháp-hành thiền-tuệ. Thật vậy, khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian đồng thời pháp-hành thiền-tuệ cũng xuất hiện cùng một lúc. Pháp-hành thiền-tuệ đặc biệt như thế nào? Trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama chưa xuất hiện trên thế gian, các hành-giả là bậc thiện-trí thực-hành pháphành-giới, giữ gìn giới cho được trong sạch và trọn vẹn, tạo dục-giới thiện-nghiệp cho quả an-lạc trong kiếp hiệntại và vô số kiếp vị-lai, trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới. 

Lý Duyên Khởi Giải Thoát

 Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào.

NIỆM

 “Mọi việc xảy đến cho ta đều có nguyên nhân. Khi hành giảđã có thể quán niệm về điều đó một cách nhuần nhuyễn đến độ có thể biết nguyên nhân của chúng, hành giả sẽ có thể vượt lên chúng”.

Buông

& “Phương cách tu tập của chúng ta là đi ngược dòng, ngược hướng. Vậy chúng ta đi về đâu? Trở về nguồn nước. Đó là khía cạnh ‘nhân’ của sự tu tập. Khia cạnh ‘quả’ là ta có thể buông xảvà hoàn toàn tự tại”.

& “Các giai đoạn tu tập… Thực ra các giai đoạn khác nhau không tự xưng chúng là gì. Ta tự đặt tên cho chúng. Do đó, khi nào ta còn chấp vào các danh xưng này, ta sẽ không bao giờ được giải thoát”.

Không phải là một nỗ lực

Trên con đường tu học, chúng ta thường nghĩ rằng mình cần phải nương tựa vào một phương pháp thực tập nào đó. Tôi nghĩ việc ấy đôi khi cũng là điều cần thiết. Nhưng nếu nhìn cho sâu thì ta thấy rằng, sự thực tập ấy cũng chỉ là làm sao để trải nghiệm thực tại của mình, trong giây phút này với một tâm rộng mở, là ý thức những gì đang có mặt, với một cái thấy như thực. Chứ thật ra ta đâu cần phải làm một cái gì đó! Nếu như có làm gì, thì có lẽ ta chỉ buông bỏ những mong cầu hoặc ghét bỏ của mình mà thôi, để ta có thể tiếp xúc được với những gì đang thật sự có mặt. Mà buông ra thì đâu cần gì đến một nỗ lực nào phải không bạn!

CHỈ TRONG MỘT NIỆM

...Trăm năm tưởng dài mà cũng chỉ gợi lại trong một niệm, ngàn năm cũng thế. Cuộc đời là hư ảo, không có gì nắm giữ được, kể cả tâm tư của mình. Tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai đều không thể nắm giữ. Tất cả đều qua đi và tan loãng theo dòng thời gian, theo sự biến chuyển của con người...