Hạnh Phúc, Khổ Đau và Niết Bàn


Mục đích của Thiền Phật Giáo là Niết Bàn. Chúng ta hướng đến Niết Bàn và tránh xa những rắc rối của thế giới dục lạc - vòng tròn không dứt của những thói quen. Niết Bàn là mục đích mà ta có thể đạt được ngay hiện đời. Chúng ta không cần đợi lúc lià đời mới biết Niết Bàn hiện hữu.
Các giác quan & thế giới dục lạc là cõi của Sanh, Già, Bệnh, Chết. Cái thấy là một thí dụ, nó dựa vào rất nhiều nguyên nhân : cho dù là ngày hay đêm, cho dù mắt tốt hay không tốt. Chúng ta hay bám víu vào màu sắc, hình dáng mà ta cảm nhận được bằng mắt và bắt đầu đồng hóa với chúng.

Sự nghi ngờ cần thiết


Nếu tình cờ chúng ta gặp phải những điều nào đó mà chúng ta cảm thấy khó chấp nhận được ngay cả khi chúng ta đã điều tra tìm hiểu một cách thật cẩn thận, điều đó cũng không có nghĩa là toàn bộ một giáo pháp chứa đựng những điều đó cần được vứt bỏ.
Có lẽ nền giáo dục Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo của người phương Tây đã khiến nhiều người có khuynh hướng xem sự nghi ngờ là một gì điều đáng xấu hổ, đến mức coi nó như kẻ thù. Người ta cảm thấy rằng nếu họ nghi ngờ, điều đó có nghĩa là họ đang phủ nhận giáo lý, trong khi lẽ ra họ nên có một niềm tin không thắc mắc. Hiện nay, trong một số tôn giáo, niềm tin không truy vấn- tin một cách mù quáng- vẫn được coi là phẩm chất cần có của người tín đồ. Thế nhưng giáo pháp Phật đà không đòi hỏi điều đó. Khi nhắc tới giáo pháp, Đức Phật chỉ nói, “hãy đến để mà thấy” hoặc”hãy đến để khám phá sự thật” ; Ngài không hề nói “hãy đến để mà tin”. Một tâm thức rộng mở và biết đặt nghi vấn hoàn toàn không bị coi là trở ngại đối với những người tin tưởng vào Phật pháp.

Trái Tim Thiền Tập




Sống tỉnh thức trong giờ phút hiện tại với một sự quân bình, tĩnh lặng và hiểu biết, cho dù kinh nghiệm ta có là dễ chịu, khó chịu hoặc trung hòa, là một chuyện có thể được. Ðó là nhờ sức mạnh của chánh niệm.


Khóa tu đầu tiên của chúng tôi tổ chức đặc biệt cho gia đình, tại trung tâm Insight Meditation Society, được dành riêng cho các bậc cha mẹ của các thiền sinh. Ðem thiền tập giới thiệu đến với họ là một cách để giải trừ những lo âu của họ về cái mốt ưa chuộng kỳ lạ của con cái. Một thiền sinh, hiểu rõ về thái độ của mẹ mình khi đến học thiền, nói, "Má tôi là người đàn bà mà sẽ than phiền rằng 'Cái con chim khốn kiếp kia làm ra mất ngủ cả đêm'.". Mà thật, bà ta đã nói y như vậy sau đêm đầu tiên ngủ tại trung tâm! Nhưng đến cuối tuần thì cách lắng nghe của bà đã hoàn toàn thay đổi. Bà đã tập được cách chỉ đơn giản lắng nghe thôi, buông bỏ hết những sự phê phán của mình về tiếng chim kêu trong đêm khuya.Có nhiều cách để nghe một âm thanh. Chúng ta có thể nghe một tiếng động nào đó rồi trở nên bực mình và phản ứng, cảm thấy khó chịu. Trong trường hợp âm thanh nào đối với ta là dễ chịu, ta sẽ muốn nó tiếp tục mãi. Còn với những âm thanh không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, có lẽ ta chỉ nghe chúng có "nửa tai" thôi. Và ta cũng có thể trực tiếp lắng nghe một âm thanh, mà không phê phán, không thêm bớt - nó chỉ đơn giản là một tác động của thính giác - chừng ấy, cả một thế giới mới sẽ phơi bày trước mặt ta. Kinh nghiệm được mọi hiện tượng trong cuộc sống này bằng đường lối trực tiếp ấy chính là tinh túy của chánh niệm.

Audio: TỨ DIỆU ĐẾ (Thầy Viên Minh)

Trong Phật giáo người ta gọi hành trình này là Tứ Diệu Đế: Thấy khổ, thấy nguyên nhân phát sinh ra khổ, thấy khổ đi đến hoại diệt và thấy yếu tố nào đưa khổ đi đến hoại diệt (khổ, tập, diệt, đạo).

Đức Phật mô tả rõ ràng trong bốn Sự Thật: Sự thật về khổ, về nguyên nhân khổ, về sự chấm dứt khổ và về yếu tố chấm dứt nguyên nhân sinh khổ. Chúng ta không nên nói Đạo Đế là con đường chấm dứt khổ, vì có thể dẫn đến hiểu lầm xem giải thoát là ý muốn diệt khổ để được lạc (ly khổ đắc lạc). Đúng hơn, chúng ta nên hiểu Đạo Đế là yếu tố chấm dứt nguyên nhân sinh khổ. Nguyên nhân đó là không nhận ra chân lý nơi thực tại hiện tiền (vô minh) ---> ham muốn trở thành (ái dục) ---> tạo tác để trở thành (hữu). Và tạo tác trở thành chính là Tập Đế tạo ra luân hồi sinh tử mà hậu quả là phiền não khổ đau tức là Khổ Đế.