Tại sao con phải định giá và chọn lựa? (Thư Thầy trò 64)


...Tâm thức con mơ hồ, hỗn loạn cũng vì loay hoay trong hai đối cực ấy mà không thấy ra sự thật như nó đang là. Tinh tấn không phải là cố gắng để thay đổi cục diện hoặc trở thành điều gì khác, mà đơn giản chỉ là trở về với thực tại để trọn vẹn thấy ra sự thật như nó đang là. Tuyệt đối không có lý tưởng nào để đạt đến, cũng không có điều gì phải bám víu để dừng lại, nên "không bước tới, không dừng lại mà Như Lai thoát khỏi bộc lưu" của dòng sinh tử...


Như Nước Chảy Đứng Yên


Bây giờ, hãy chú ý, đừng để cho tâm của các ông đi lang thang chạy theo những thứ khác. Hãy tạo một cảm giác như các ông đang ngồi- ngay bây giờ đây -tại một nơi nào đó trên một ngọn núi hoặc trong một khu rừng – hoàn toàn một mình. Cái mà các ông có đang ngồi ngay tại đây trong giây phút hiện tại này là những gì? Thân và tâm, tất cả chỉ có vậy, chỉ hai thứ này thôi.

Như một người bạn xưa

Trong xã hội ngày nay vấn đề tập thiền đã trở nên khá thông dụng và được phổ biến đến nhiều nơi. Chúng ta nghe thấy thiền tập đã được mang đến công sở, trong học đường, vào các bệnh viện… với mục đích làm giảm stress, thêm sức khỏe và mang lại hạnh phúc cho nhiều người. Và thiền tập cũng còn được áp dụng vào các môn thể thao, ngay cả trong thương trường, để mong làm gia tăng hiệu năng và mang lại kết quả tốt.
    Thật ra thiền tập có một tác dụng sâu sắc và rộng lớn hơn thế. Nhưng đôi khi vì tập thiền với một sự mong cầu hay mục đích nào đó, mà các thiền sinh lại gặp phải một khó khăn lớn trong sự thực tập của mình. Họ khám phá ra rằng tuy cố gắng nhưng ta vẫn khó có thể nào có được một sự an tĩnh trong tâm.

Tảng đá có nặng không?

Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình. Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi: “Các thầy thấy tảng đá đó có nặng không?” Các đệ tử nhìn tảng đá to lớn ấy và trả lời: “Dạ thưa, nó rất nặng.” Ajahn Chah mỉm cười nói, “Nó đâu có nặng, nếu như ta đừng cố gắng mang vác nó lên!”

BẢN TÁNH CỦA NHỮNG SỰ VẬT

Trong học thiền định, dù theo kinh hay theo một vị thầy, người ta ngộ một mình không có một vị thầy. Ngộ một mình không có một vị thầy là hoạt động của pháp tánh, bản tánh của các pháp. Cho dù người ta sanh ra vốn biết, người ta cần tìm kiếm một vị thầy để hỏi về Đạo. Dù khi có các hiểu biết về vô sanh(1) người ta cần phải dứt khoát nỗ lực quán triệt Đạo.

Thái Độ Của Người Tu Phật Giáo Đối Với Sự Đau Đớn

Tôi rời Singapore đến đây từ hôm qua và đang bị trúng thực. Suốt đêm hôm qua tôi ốm liệt giường, và ngay trong lúc này thì bao tử vẫn còn không tốt lắm. Cách nay không lâu có một người hỏi tôi như thế này: "Thái độ của người tu tập Phật Giáo trước sự đau đớn trên thân xác và các nỗi đau buồn trong cuộc sống nên là như thế nào?" Tôi nghĩ rằng câu hỏi ấy có thể là một chủ đề lý thú cho buổi nói chuyện tối hôm nay.
Bàn thảo với nhau về sự đau đớn không hề mang tính cách tiêu cực, bởi vì dù mình là ai, sinh sống ra sao, và dù nghĩ rằng mình đang khoẻ mạnh, thế nhưng nhất định vào một ngày nào đó mình cũng sẽ ốm đau, phải chịu đựng sự đau đớn, hoặc gặp phải những cảnh huống đau buồn. Một hôm có người nói với tôi rằng: "Là một nhà sư tất nhiên là ông hành thiền đều đặn và sống đạo đức nên nhờ đó ông sẽ không bao giờ ốm đau". Người ta cứ tưởng rằng hễ là một người tu hành thì sẽ không đau ốm và không bao giờ chết! Thế nhưng đối với một nhà sư hay một người thế tục thì cũng như nhau cả, thỉnh thoảng ốm đau là chuyện bình thường.