Đơn giản hơn ta nghĩ (Con đường hạnh phúc theo lời Phật dạy)

Tu Tập là Bình Thường 

Vài năm trước đây, khi tôi chuẩn bị đi hướng dẫn một khóa tu thiền tại một thành phố ở xa, một người trong ban tổ chức điện thoại đến hỏi xem tôi có cần những món ăn gì đặc biệt không. Tôi cám ơn sự chăm sóc của anh và giải thích cho anh ta nghe về những sở thích ăn uống của tôi. Tôi nói rằng tôi thường không ăn điểm tâm gì nhiều, nhưng thích uống cà phê mỗi buổi 10 sáng. Anh trả lời, với một giọng rất ngạc nhiên, "Bà uống cà phê?" Tôi chợt ý thức là tôi mới vừa tự thú lỗi lầm trong sự tu tập của mình với anh ta. Tôi cần phải suy nghĩ thật nhanh tìm một lối thoát, mà phải cho có tư cách nữa kìa, làm sao để vẫn giữ được cái uy tín tâm linh của mình, rằng sự thật là tôi thích uống cà phê. Tôi nghĩ người ta thường hay có một số quan niệm hơi cao kỳ về thế nào là một người "biết tu tập."

Tư Tưởng của THIỀN SƯ RYÕKAN

Tư Tưởng của THIỀN SƯ RYÕKAN [1]

Ðây là những lời Ryõkan tự viết ra riêng cho chính mình như nhắc nhở những gì không nên phạm phải mà lại như những lời khuyên bảo vô cùng chính xác cho đời thường và ngay cả những người tu hành.

Trà Đạo ngày 27.12.2016 (CÁI THẤY - Cận Tử Nghiệp)

Cái Thấy

Hỏi: Xin Thầy giải nghĩa về cái THẤY?

- Thấy có nhiều nghĩa tuỳ loại:
   • Nhục nhãn: Cái Thấy bằng mắt thường
   • Thần nhãn: Cái Thấy bằng mắt thần của Chư Thiên
   • Tuệ nhãn: Cái Thấy đúng tánh tướng thể dụng của Pháp.
   • Thiên nhãn: Cái Thấy căn nghiệp và cõi giới chúng sinh.
   • Pháp nhãn: Cái Thấy thanh tịnh, ly trần vô cấu.
   • Phật nhãn: Cái Thấy của bậc đã hoàn toàn giác ngộ.

Người bình thường thấy bằng nhục nhãn, thuộc tri giác thì tuy không chính xác nhưng vẫn trung thực, chỉ khi tưởng, thức xen vào mới có đúng sai, tốt xấu.

Tiến trình tâm của các bậc định sắc giới, định vô sắc giới hay tâm siêu thế

 Hỏi: Giữa các vị thiền sư sống liễu liễu thường tri trong thực tánh, bản tâm và các vị niệm Phật được nhất niệm thanh tịnh, liệu hai trạng thái đó có giống nhau không khi một bên phát xuất từ tự lực và bên kia từ tha lực?   
     
-Thường tri thuộc về tuệ giác, trong đó giác là chính; nhất niệm thuộc về định niệm (cận hành) trong đó niệm là chính, vì vậy, dĩ nhiên, tính chất không giống nhau. Tuy nhiên, không giống nhau chứ không chống trái nhau. Trong thiền vipassanā, hai yếu tố tỉnh giác (liễu liễu thường tri) và chánh niệm (nhất niệm thanh tịnh) không thể tách rởi nhau trong tiến trình tuệ giác.    

“Bản chất của Thượng đế”

...“Thượng đế là quyền năng vô hạn và hiện diện khắp mọi nơi, ngài hiện diện trong tất cả những sự vật. Có một chấp nhận thuộc truyền thống của từ ngữ đó cùng tất cả nội dung của nó. Liệu người ta có thể được tự do khỏi hàng triệu năm của truyền thống này – nhận biết cũng như không-nhận biết, được tự do khỏi từ ngữ đó?”
“Tại một mức độ,” tôi nói, “có thể nói rằng người ta được tự do. Nếu anh sẽ hỏi tôi liệu tôi tin tưởng Thượng đế, liệu tôi tin tưởng Krishna, Rama, hay Shiva, tôi sẽ nói không. Nhưng đó không là vấn đề rốt ráo.”

Pháp phương tiện của các vị Tổ - Khởi tâm dụng pháp


Trong Tứ Diệu Đế mặc dù đều là Sacca nhưng có hai loại khác nhau. Khổ đế và Tập đế thuộc về thế gian, còn Đạo đế và Diệt đế thuộc về xuất thế. Khổ và tập là sự thực trong thế gian chứ không thực trong chân lý xuất thế. Còn nói phi pháp là để phân biệt với chánh pháp chứ cả hai đều là pháp cả. 
Khi đang sân mà chúng ta thấy rõ trạng thái sân như thực tánh thì sẽ không có cái gọi là “tôi sân”. Không có cái tôi duy trì hay loại bỏ sân thì sân tự biến mất trong bản chất vô thường sinh  diệt của nó.

Đại Trưởng Lão Hộ Tông VANSARAKKHITA



“Người đi còn lại nụ cười
Cho yêu thương nối tình người ngàn sau
Cho cây đơm lá xanh màu
Cho trăng sáng mãi nhịp cầu thủy chung”.

Trà Đạo ngày 17.09.2017 (Chánh Kiến - “Bặt dứt tư tưởng” - Thực hành Tứ Niệm Xứ - Thực tánh và Thực tướng – Pháp và Giác ngộ Pháp)



Chánh Kiến
 
Hỏi: Thưa Thầy có phải chánh kiến được tóm tắt bằng lời Đức Phật dạy cho ông Bāhiya “trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe…” chính là toàn bộ Đạo Đế? Như vậy có phải chánh kiến thuộc tánh biết hay bao gồm cả tánh biết và tướng biết?

- Chánh kiến là thấy pháp đúng như nó là, tức thấy được thực tánh chân đế của pháp. Cho nên câu “trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe…” chính là Chánh kiến mà cũng là Đạo đế.

Trà Đạo ngày 13.09.2017 (Tâm - Sự Sợ Hãi - Y Học Trong Phật Giáo)



Tâm 

Hỏi: Kính xin Thầy khai thị cho con bài kệ 4 câu:
        “Tâm chẳng tâm gì phải gọi tâm!
          Tâm không hình mạo cứ đâu tầm
          Ba đời không thể tìm tâm được
          Phật dạy tu tâm tâm ở đâu?”
      Con xin cám ơn Thầy ạ!

- Cố tìm tâm thì không thấy tâm, vì chính tâm đang tìm nó ở bên ngoài nên không tự thấy mình được:

Trà Đạo ngày 30.03.17 (Năng lễ sở lễ - Nhu cầu và vọng cầu)


Năng lễ sở lễ

Hỏi: Kính xin sư ông dạy chúng con thế nào là:
"Năng lễ sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo giao nan tư nghị"

- Năng lễ là người lễ bái, sở lễ là Tam Bảo, tánh không tịch là bản chất tịch tịnh vắng lặng. Tự tánh của Tam Bảo là tịch tịnh nên khi lễ bái với tâm rỗng lặng thì không còn năng và sở, cả hai đều đồng tánh tịch tịnh. Đó là sự cảm ứng đạo giao hay sự tương thông không thể nghĩ bàn. Vậy khi lễ bái Tam Bảo tâm cần rỗng lặng mới có cảm ứng nhiệm mầu.

Trà Đạo ngay 05.11.2016 (Phước Báu - Hành Thâm Bát Nhã)


Phước báu 

Hỏi: Thưa Thầy, trước đây con nghĩ rằng đi chùa là có phước nên thích đi chùa, nhưng từ khi con biết sống “tuỳ duyên thuận pháp” mỗi khi có ai rủ đi chùa hoặc làm phước gì con thường suy nghĩ nên hay không nên làm. Suy nghĩ đắn đo như vậy là tốt hay xấu thưa Thầy?

- Trong tâm thiện có 2 biểu hiện:
  • Tâm thiện do đức tin (cảm tính).
  • Tâm thiện do trí tuệ (lý tính).

NHÂN DUYÊN CHE ÁN TAM TƯỚNG

Tam Tướng hay Ba Ðặc Tánh của hiện hữu ở đây muốn nói tới Vô Thường, Khổ Vô Ngã trong Danh và Sắc ở mọi thời gian. Nhưng chúng ta không dễ gì thấy được tam tướng ấy trong chính thân và tâm của chúng ta. Tại sao? Bởi vì chúng bị che án do một vài nguyên nhân.
Nguyên nhân che án thực tánh vô thường (anicca) trong thân và tâm là santati hay tương tục tính. Sự sanh và diệt nối tiếp nhau một cách nhanh chóng của Danh và Sắc cho ta cái ấn tượng về một vật thể liên tục, mà kỳ thực, chúng được tạo thành và rồi tái tạo thành trong từng sát-na một.
Cái che án thực tánh khổ (dukkha) trong thân chính là không biết thân đang ở trong oai nghi nào.
Cái che án thực tánh vô ngã (anatta) trong thân và tâm là ghanasañña tức nguyên khối tưởng.
Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra "bản chất" của ba điều kiện che án này trong pháp hành?

Trà Đạo ngày 10.09.2017 (Lời Phật dạy - Thể Tướng Dụng)


Lời Phật dạy

Hỏi: Thưa Thầy, tại sao trong Kinh Đại Niết-bàn của Phật giáo Phát Triển nói rằng Phật thuyết pháp 49 năm nhưng chẳng nói lời nào cả?

- Câu này không nên hiểu theo nghĩa đen, đó chỉ là nói ý thôi. Nhưng ý này rất hay. Đức Phật nói ra chỉ ứng vào căn cơ trình độ người đối diện, chủ yếu để người đó nhận ra Sự Thật Ngài muốn chỉ là xong, ngôn từ hoàn toàn không quan trọng. Cho nên nói cũng như không, thấy ra mới là chính yếu.

Giải Thích Về Thân Kiến (Attā-Diṭṭhi)


1. Các chúng sinh phải lang thang trong những cõi sống vui và khổ do thân kiến như thế nào?
Các loại tà kiến khác nhau, các loại ác pháp khác nhau và các loại nghiệp khác nhau nằm ngầm trong và đi kèm theo dòng hữu phần của các chúng sinh còn đang lang thang trong vòng tử sinh luân hồi. Do những tâm sở bất thiện này, mà những điều sau có mặt rất rõ rệt.
1. Bốn cõi thấp (cõi khổ), và
2. Các loại hành nghiệp bất thiện khác nhau.
Do những tâm sở xấu xa này mà các chúng sinh cứ mãi trôi lăn trong các cảnh giới sinh tồn khác nhau. Không nói quá đáng đâu, ngay cả những con heo, con chó, v.v… thuộc bốn cõi thấp trong quá trình luân hồi có thể sẽ trở thành các vị Đại Phạm Thiên.

Trà Đạo ngày 04.04.2017 (Sự dính mắc - Bản ngã đồng hóa Tướng Biết)

Tham ưu và dính mắc

Hỏi: Thưa Thầy làm sao mà không bị dính mắc vào người khác khi phải giao tiếp hàng ngày với nhau, kính mong Thầy từ bi chỉ dạy?

- “Tinh tấn chánh niệm tỉnh giác thì không tham ưu, không dính mắc bất cứ điều gì ở đời”. Đó là câu trả lời trong Kinh Bốn Niệm Xứ. Thương ghét, dính mắc sẽ phát sinh khi quá bận tâm đến đối tượng bên ngoài hơn là trở về trọn vẹn tỉnh thức nơi thực tại thân tâm. Trong trọn vẹn tỉnh thức, soi sáng chính mình, thì chỉ có sự tương giao thay vì bị ràng buộc trong mối quan hệ. Tuy trong sinh hoạt xã hội đương nhiên vẫn có mối quan hệ nhưng người sáng suốt biết mình sẽ không bị ràng buộc vào thương ghét, dính mắc.

Trà Đạo ngày 14.02.2017 (Nhất thiết duy tâm tạo - Ngũ uẩn - Thập nhị nhân duyên)


Nhất thiết duy tâm tạo
Hỏi: Thưa Thầy câu “Nhất thiết duy tâm tạo có phải của Phật giáo không, và nó có rơi vào chủ nghĩa Duy Tâm không?

“Nhất thiết duy tâm tạo” không có nghĩa là tất cả đều do tâm tạo ra, nhưng tất cả những gì thấy, nghe, ngữi, nếm, xúc chạm đưa vào ý thức (tâm) đều trở thành khái niệm, cho nên Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) đều là biểu hiện của thái độ tâm đối với thực tại. Thí dụ, thực tại A qua tâm Dục ái thì thấy thành tướng Dục giới, qua tâm định Hữu Sắc thấy thành tướng Sắc giới, qua tâm định Vô Sắc thấy thành tướng Vô sắc giới.

Trà Đạo ngày 06.09.2017 (Đạo và Đức - Món quà giáo Pháp)



Đạo và Đức

Hỏi: Thưa Sư ông con thấy trong sách Lão Tử - Đạo Đức Kinh chương 38 có viết:" Đạo mất mới tới Đức". Kính xin Sư ông chỉ dạy cho chúng con ạ!

- Pháp bao gồm thể tánh và tướng dụng. Thể tánh thì Chân gọi là Đạo, tướng dụng thì Thiện gọi là Đức. Đạo thể hiện qua trí tuệ, Đức thể hiện qua hành vi. Đạo là nguyên lý, Đức là mẫu mực. Đạo đi trước Đức mới theo sau. Do đó khi không còn giác ngộ được nguyên lý của Đạo thì mới đề cao mẫu mực của Đức. Ngày nay, hầu hết các Tôn giáo kể cả Phật giáo đều đưa mẫu mực lên hàng đầu thay vì giác ngộ chân lý.

Trà Đạo ngày 18.04.2017 (Bản ngã – Vai trò của Kinh Điển)


Biểu hiện của bản ngã

Hỏi: Thưa Thầy, sở dĩ con người đau khổ phiền muộn là do bản ngã mà ra, không những làm khổ mình mà còn làm khổ người xung quanh. Trong 14 điều răn thì điều thứ 7 nói rằng "Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti". Trong khi nhà thơ Xuân Diệu lại nói "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn le lói suốt trăm năm", như vậy là mâu thuẫn nhau. Vậy phải sống với thái độ nào mới đúng?
- Biểu hiện của bản ngã là hành động nói năng suy nghĩ chủ quan thiếu nhận thức đúng đắn, chính hành động này tạo ra đau khổ. Chủ quan ở đây có nghĩa là theo ý mình mà không quan tâm đến sự thật hoặc ý kiến của người khác. Do đó bản ngã thường có thái độ tự tôn hoặc tự ti.

Trà Đạo ngày 31.08.2017 (Lập quy tắc sống - Người bịt mắt sờ voi)


Lập quy tắc sống

Hỏi: Kính bạch sư ông, khi ta lập quy tắc sống có phải là xây dựng cho bản ngã không ạ? Con kính tri ân sư ông!

- Trong chân đế thì không cần lập quy tắc gì cả, vì nó đã vận hành hoàn hảo theo nguyên lý tất yếu của Pháp rồi, chỉ cần thấy ra hay thực chứng thôi, nhưng trong đời sống tục đế tất nhiên ai biết lập quy tắc sống đúng tốt hơn sẽ thành công hơn. Vì vậy có 2 trường hợp: