Thiền Ngôn và cảnh đẹp Đảo Corse, Pháp.



Trọng tâm của đạo Phật là không làm điều ác, giữ tâm luôn thanh tịnh và phát triển trí tuệ. Ngày nay mọi người đều cố gắng làm phước, nhưng ít người nghĩ đến và thật sự hiểu việc từbỏ điều ác. Nếu tu tập đúng thì chúng ta phải từ bỏ điều ác trước rồi mới phát triển điều thiện. Nếu chúng ta không từ bỏ điều ác, thì chúng ta dùng tâm gì để làm điều thiện? Điều thiện sẽkhông thể ở lại vì không có chỗ cho nó. Trước hết chúng ta phải quét hết bụi bặm, rác rưởi. Sau đó chúng ta mới có thể đem vào những thứ sạch sẽ.



Bốn điều an ổn mà bậc thánh đệ tử có được...

...Với chánh niệm và tỉnh giác, trải khắp một phương với tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả, phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư – khắp bốn phương tám hướng như vậy. Để có được những tâm từ, bi, hỷ, xả tràn đầy như thế, chúng ta hãy cố gắng giữ gìn 5 giới, tu tập chánh niệm để hiểu biết về tham, sân, si khi chúng đang diễn ra bên trong mình, ngay chính trong mình. Bằng cách thấu hiểu về chúng, dần dần chúng ta vượt qua chúng, và rồi từ bi sẽ tự có trong tâm mình. Đó hoàn toàn là sự thật, không phải là lý thuyết suông.
Đây là những điều chúng ta có thể làm nếu chúng ta thực sự có nhiệt tâm, và là điều chúng ta nên làm nếu thực sự muốn tu tập tâm linh, nếu chúng ta thực sự tôn trọng chính mình. Tự trọng, đó là điều vô cùng quan trọng, đó là điều chúng ta nên làm. Chúng ta đang tự nâng cấp bản thân mình, đưa mình lên cao hơn.

Biết Tâm (Thực Tánh Pháp Và Ảo Tưởng)

Luận về các giai đoạn thực hành trong việc tu tập tâm là điều quan trọng vì tâm có đủ trò giả dối để tự lừa dối. Nếu ta không khéo léo trong việc quán sát và nhìn xuyên suốt chúng, ta rất khó mà đánh bại chúng, ngay cả khi ta có chánh niệm liên tục để quán sát tâm. Ta phải luôn tinh tấn minh sát các pháp này. Chánh niệm tự nó không có khả năng làm phát sinh tuệ. Có chăng là nó phần nào giúp ta phòng hộ các căn. Nếu ta không chú tâm minh sát, tuệ sẽ không sinh khởi.
Đây là lý do tại sao ta cần tự rèn luyện để có trọn vẹn chánh niệm vững chắc. Khi ta biết các pháp như chúng là thì không có gì ngoài sự buông bỏ.

"Hãy tự biết mình"

Đây là những gì Đức Phật giảng dạy: một nghệ thuật sống. Ngài không thành lập một tôn giáo hay một chủ thuyết nào cả. Ngài không bao giờ chỉ dẫn cho những người đến với Ngài thực hành nghi thức hay nghi lễ nào, những hình thức sáo rỗng. Trái lại, Ngài chỉ dạy cho họ quan sát thế giới tự nhiên như nó thật sự hiện hữu bằng cách quan sát thực tại nội tâm. Vì vô minh nên chúng ta luôn luôn hành xử theo lối có hại cho mình và cho người. Nhưng khi đã có trí tuệ, trí tuệ do sự quan sát sự thật đúng như thật, thói quen phản ứng này mất đi. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự bình tâm, một cái tâm thấy và hiểu được chân lý. Cách hành xử như vậy chỉ có thể mang tính tích cực, đầy sáng tạo có lợi cho mình và cho người.

Giá trị và Triết lý

...Mỗi khi tôi cố gắng có được cái gì đó, tôi nghĩ nó sẽ làm cho cuộc sống của mình thêm ý nghĩa, nhưng khi có được những gì mình muốn, tôi lại thấy nó thật là phù phiếm, chỉ là một viên đá lót đường, một thứ nữa để buông bỏ mà thôi. Mỗi lần buông bỏ là một lần ngộ, cho đến khi chẳng còn gì để buông bỏ nữa.
Những gì tôi đã làm và đang làm dường như là rất quan trọng đối với tôi, nhưng đối với người khác xem ra nó chẳng có gì là quan trọng cả. Sau khi chết, tôi sẽ bị người đời quên lãng ngay. Chẳng có gì quan trọng cả. Điều quan trọng nhất đối với tôi là sống một cuộc sống mãn nguyện sâu sắc và đầy ý nghĩa, ý nghĩa đối với tôi.
Lời khen tiếng chê của thế gian chẳng có chút gì quan trọng đối với tôi cả, hầu hết chúng đều thiên vị, lệch lạc, đầy thành kiến...

"Gọi tên Huyền Không"

Gọi tên Huyền Không là tên bài thơ của ngài Đại Trưởng Lão Hòa thượng Viên Minh - Trụ trì tổ đình Bửu Long - Người sáng lập và trụ trì Huyền Không Lăng Cô, sáng lập và là viện chủ Rừng thiền Viên Không ở xã Tóc Tiên - Tân Thành - Bà Rịa Vũng Tàu. Bài thơ được tác giả sáng tác khi nghe tin Huyền Không Lăng Cô không còn tồn tại vào năm 1978. Nội dung bài thơ như sau:

Rong chơi trong cõi tử sinh

Trong chúng ta, ai rồi cũng phải đi qua chặng đường tử sinh ly biệt, nó đến không hề báo trước, có lúc nhẹ nhàng khiến ta không nhận ra được, có khi dữ dằn khiến ta ngã qụy, nhưng không biết lúc nào cơn thịnh nộ thật sự đến một lần để quật ngã chúng ta? Lúc ấy không còn gì, ta sẽ phải bỏ tất cả để ra đi, nhưng đi với hành trang, tâm trạng nào trong cuộc sống hôm nay và ngày mai? Đi trong sự dẫn đưa của vô thường sanh tử, đi mà không lo sợ chùn chân lạc lối, không chán chường đau khổ, âu lo bám theo trên từng lối? Đi như là không đi mà là đi, như là có là không, thoạt ẩn thoạt hiện, một sự trở về tuyệt vời của thuở ban đầu, một sự đi tới mà không có đớn đau phủ ngập, không được mất hơn thua, không còn đàng trước mịt mờ phía sau bí lối? Một sự trở về uyên nguyên không thấy có kẻ đến đi, thong dong tự tại phổ cập trên từng đường nét, vô thường sanh tử đành chào thua bất lực, trước những con người tự tại giải thoát.

Ngài sẽ nói những gì?

Một trong những đặc tính về giáo pháp của đức Phật là Sanditthiko, có nghĩa là thiết thực hiện tại. Thiết thực, practical, và hiện tại, here now. Hay nói một cách khác là giáo lý ấy phải có tính cách cụ thể và có mặt ngay trong bây giờ và ở đây. 

Tự truyện: Hành Trạng Một Thời Của Sơ Tổ Huyền Không

… Gần tầng lầu của ngài Giới Nghiêm ở có một cái phòng luôn luôn khoá cửa, tôi hỏi thị giả của ngài là sư Thiện Tài mới biết đấy là thư viện. Sư Thiện Tài rất mến tôi nên ổng hay rủ vào cốc uống trà, cà phê. Tôi hỏi sư mượn chìa khoá thư viện để vào đấy đọc sách.
Ở đâu cũng bụi bặm, tôi phải ra tay quét dọn cho sạch sẽ. Rõ là cả chùa chẳng ai đọc cả. Có nhiều bộ sách dày chưa hề có ai mở ra, ví dụ như bộ Đại cương Triết học sử Trung Quốc hai tập dày của Nguyễn Hiến Lê, và cả nhiều bộ sách của Nguyễn Duy Cần nữa. Ôi là cả một kho tàng kiến thức Đông phuơng!

HUYỀN KHÔNG THẤT CẢNH

1. Pháp Vũ Đường

duyên thiền ghé lại cõi trầm luân
hiện pháp như lôi, như vũ vân
nở đóa hữu tình trên sỏi đá
trồng cây vô niệm giữa tham sân
phiêu phiêu mây nhẹ nâng tình thức
hốt hốt mưa lành tưới đạo âm
thi kệ tiêu dao phương ngoại vật
giọt sương mà đọng hải triều âm!



Chân Nhân

Ta là chân nhân, là cỏ rêu bé mọn
Là phượng hoàng, đỉnh núi lạ về chơi
Cất cánh rợp giữa huy hoàng mộng triệu
Rồi bay đi, mất hút cõi con người!


Để Yên Cho Cái ‘Ta’ Biến Mất

...Tiến trình diễn ra khi cái ‘ta’ biến mất. Khi bạn còn đòi hỏi này nọ, thì bạn vẫn còn đó. Khi bạn còn sân, là bạn còn ở đó. Khi bạn còn tham, là bạn còn ở đó. Khi bạn chán nản, là bạn còn ở đó. (Khi còn những chướng ngại gắn liền với cái ‘ta’, thì ta còn ở đó). Tất cả những điều đó còn tạo kèm thêm một cảm nhận về một cái ‘ta’, và cái ‘ta’ đó cho rằng nó sở hữu mọi thứ của nó và nó vẫn luôn can dự vào mọi thứ mọi sự. Bạn chính là chướng ngại của mình. Và bạn không thể đơn giản trốn đi đâu được: có đi đâu bạn cũng mang theo cái ‘ta’ theo bạn... 

Sống trong thời gian thật

Ngài Dogen cho chúng ta biết rằng muốn thực hiện việc đó, chúng ta chỉ cần hòa mình trong đại dương ảnh hiện tất cả chúng sanh. Tất cả mỗi người trong chúng ta đều hòa mình trong đại dương đó.
Dù không thể chứng minh, chúng ta có thể cảm nhận có một thế giới đẹp đẽ mà chúng ta không thể tiếp cận bằng ý thức. Đựơc sống trong sự bao la của đời sống là mục đích chúng ta có thể hướng đến. Nhưng chúng ta không nên điên rồ tìm cách đạt đến, vì đời sống vốn đã sẵn đủ ngay ở đây và bây giờ. Đó là ở trong phút giây hiện tại – ở trong thời gian không thời gian.

Tuệ giác trong một ngày bình thường

...Tôi không nghĩ thiền tập dạy ta trốn tránh khổ đau, hay để trở thành hoặc đạt được một điều gì đó, mà ngược lại là để ta thật sự có mặt với những gì đang xảy ra. Một ý thức sáng tỏ về khổ đau sẽ giúp tâm từ của mình mở rộng ra và giúp ta thấy được một hạnh phúc lớn. Như các thiền sư thường nhắc nhở, sự an lạc chân thật chỉ có thể phát xuất từ ý thức khổ đau. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng ta biết có mặt với khổ đau chứ không phải ta sống trong khổ đau. Chất liệu của khổ đau có thể là năng lượng giải thoát, nó giúp ta nhìn sâu hơn và mở ra cho mình những con đường giải thoát mới...

Trích Giảng Thiền Sử

1. Nghĩa Phật Tánh

Ngài Ngưỡng Sơn hỏi Ngài Trung Ấp:
-- Thế nào là nghĩa Phật tánh?
Ngài Trung Ấp nói:
-- Ta nói cho ông một thí dụ: Như cái nhà có sáu cửa, trong đó để một con khỉ kêu choé choé!