Ngài Ngưỡng Sơn hỏi Ngài Trung Ấp:
-- Thế nào là nghĩa Phật tánh?
Ngài Trung Ấp nói:
-- Ta nói cho ông một thí dụ: Như cái nhà có sáu cửa, trong đó để một con khỉ kêu choé choé!
-- Con khỉ ngủ thì sao?
Ngài Trung Ấp bước xuống giường thiền nắm đứng Ngài Ngưỡng Sơn nói:
-- Choé! Choé! Ta cùng ông thấy nhau rồi.
Ngài Trung Ấp nói kệ giải thích:
Ðông niên tuyết thất thế thôi đồi
Yên điện la môn dạ bất khai
Hàn cảo viên lâm khai biến thái
Xuân phong xuy khởi luật đồng khôi
Dịch:
Năm tàn nhà tuyết ngủ im lìm
Thầm lặng cửa rêu đêm chẳng mở
Cây lạnh vườn rừng trong biến thái
Gió xuân chợt khởi vọng phù trầm.
Bình:
Chỉ cần con khỉ ngủ đi tức tin xuân đây đó hiện.
2. Ðộng Sơn Thăm Bịnh
Tăng hỏi:
-- Khi gió lửa phân ly sẽ về đâu?
Ngài Ðộng Sơn đáp:
-- Khi đến chẳng mang một vật, khi đi cũng thế ấy.
-- Tuy nhiên thân con chẳng an (đau nhức).
-- Thân đau nhức có cái chưa từng đau nhức.
-- Cái không đau nhức thế nào?
-- Ngộ thì trong gang tấc, mê thì cách núi đồi.
-- Xin Hòa Thượng chỉ cho con đường sẽ hướng đến.
-- Tối đen tợ như sơn, hiện tại tức thành lập (chỉ nhớ hiện tại, đừng nghĩ quá khứ và vị lại...).
-- Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn Ðộ sang?
Ngài Ðộng Sơn trả lời:
-- Sáu cửa chẳng đồng mưu.
3. Tin Người Nghe Pháp
Tổ Lâm Tế quở chúng: "Các ông không đủ lòng tin".
Chúng thưa:
-- Hòa Thượng bảo con tin việc gì?
-- Tin người nghe pháp đó!
Tổ dạy tiếp:
Nhữ nhược ái Thánh tắng Phàm
Sanh tử hải lý trầm phù
Phiền não do tâm cố khởi
Vô tâm phiền não hà câu
Bất lao phân biệt thủ tướng
Tự nhiên đắc đạo tu du.
Dịch:
Nếu ông mến thánh ghét phàm
Trong biển sanh tử nổi chìm
Phiền não do tâm nên có
Không tâm phiền não còn đâu
Chẳng nhọc phân biệt chấp tướng
Tự nhiên đắc đạo phút giây.
Tổ Lâm Tế nói:
-- Sáu căn không nhiễm sáu trần là "Lục thông".
Bình:
Ai muốn được lục thông? Bao giờ có?
4. Quên Mình Theo Vật
Thiền Sư Cảnh Thanh ngồi trong thiền thất nghe tiếng mưa rơi hỏi Thiền khách:
-- Ấy là tiếng gì?
Thiền khách đáp:
-- Tiếng mưa rơi.
Thiền Sư Cảnh Thanh quở:
-- Quên mình theo vật.
Bình:
Xoay nhìn lại tự tâm niệm (biết mình đang nghĩ gì) là sống với chính mình. Trái lại hướng tâm ra ngoài, chạy theo ngoại cảnh là sống với ngoại cảnh (mất mình).
Vậy câu hỏi trên của Thiền Sư Cảnh Thanh nếu đem hỏi chúng ta, phải đáp sao cho đúng?
Chúng ta phải đáp:
-- Tôi đang nghe!
Nghĩa là tôi đang nghe rõ ràng không có lầm lẫn.
5. Tâm Tịnh Là Trên Hết
Cổ Ðức nói: "Tinh tấn mà loạn động không bằng giữ tâm nhàn" (an tịnh).
Có vị Tỳ Kheo siêng năng mỗi ngày lễ tam thiên Phật, suốt thời gian dài gian khổ nhưng không thấy đạo. Ðến hỏi Hòa Thượng Tuyết Ðường.
Ngài dạy:
-- Người hành công phu làm việc lễ bái không xen hở... nhưng không bằng để vô sự (nhàn nhàn) ví như cái hồ lô (quả bầu bộng ruột) để dưới nước động thì chuyển.
Thiền Sư Phổ Chiếu mỗi ngày tụng ba trăm biến Ðại Bi, lạy ba trăm lạy, nhưng không thấy đạo, cũng đến hỏi Hòa Thượng Tuyết Ðường.
Ngài bảo:
-- Tụng nhọc buông đi! Buông hết rảnh rỗi, không làm không nói.
Nếu ông chưa đủ lòng tin, chấp Phật cũng là cơ cảnh, chấp pháp cũng là cơ cảnh, huống chi văn chương tạp sự khác. Phải giữ chỗ nhàn nhàn, chỗ đó hư mà linh, tịch mà diệu. Ví như trái bầu để trên mặt nước không cột mà vẫn đứng yên.
Bình:
Trăm năm tinh tấn hướng bên ngoài, đâu bằng trong tâm một niệm liền rỗng suốt.
6. Chỉ Cần Biết Vọng
-- Không kềm tâm.
-- Không đè niệm.
Kềm vọng niệm, hoặc đè niệm khởi, dễ sanh bệnh hoặc đau đầu, chỉ biết "vọng niệm không thật" niệm tự dừng.
Hằng sống với tâm niệm "buông xả" thảnh thơi thoải mái là đúng với nghĩa tâm bình thường. Như người "chăn trâu" khi trâu còn nghịch phải dùng dây mũi và roi để trị. Ðến khi trâu thuần thục, mục đồng thổi sáo thảnh thơi. Khi ấy nếu còn đối trị là sai.
Xoay nhìn lại tự tâm niệm (biết mình đang nghĩ gì) là sống với chính mình. Trái lại hướng tâm ra ngoài, chạy theo ngoại cảnh là sống với ngoại cảnh (mất mình).
Vậy câu hỏi trên của Thiền Sư Cảnh Thanh nếu đem hỏi chúng ta, phải đáp sao cho đúng?
Chúng ta phải đáp:
-- Tôi đang nghe!
Nghĩa là tôi đang nghe rõ ràng không có lầm lẫn.
5. Tâm Tịnh Là Trên Hết
Cổ Ðức nói: "Tinh tấn mà loạn động không bằng giữ tâm nhàn" (an tịnh).
Có vị Tỳ Kheo siêng năng mỗi ngày lễ tam thiên Phật, suốt thời gian dài gian khổ nhưng không thấy đạo. Ðến hỏi Hòa Thượng Tuyết Ðường.
Ngài dạy:
-- Người hành công phu làm việc lễ bái không xen hở... nhưng không bằng để vô sự (nhàn nhàn) ví như cái hồ lô (quả bầu bộng ruột) để dưới nước động thì chuyển.
Thiền Sư Phổ Chiếu mỗi ngày tụng ba trăm biến Ðại Bi, lạy ba trăm lạy, nhưng không thấy đạo, cũng đến hỏi Hòa Thượng Tuyết Ðường.
Ngài bảo:
-- Tụng nhọc buông đi! Buông hết rảnh rỗi, không làm không nói.
Nếu ông chưa đủ lòng tin, chấp Phật cũng là cơ cảnh, chấp pháp cũng là cơ cảnh, huống chi văn chương tạp sự khác. Phải giữ chỗ nhàn nhàn, chỗ đó hư mà linh, tịch mà diệu. Ví như trái bầu để trên mặt nước không cột mà vẫn đứng yên.
Bình:
Trăm năm tinh tấn hướng bên ngoài, đâu bằng trong tâm một niệm liền rỗng suốt.
6. Chỉ Cần Biết Vọng
-- Không kềm tâm.
-- Không đè niệm.
Kềm vọng niệm, hoặc đè niệm khởi, dễ sanh bệnh hoặc đau đầu, chỉ biết "vọng niệm không thật" niệm tự dừng.
Hằng sống với tâm niệm "buông xả" thảnh thơi thoải mái là đúng với nghĩa tâm bình thường. Như người "chăn trâu" khi trâu còn nghịch phải dùng dây mũi và roi để trị. Ðến khi trâu thuần thục, mục đồng thổi sáo thảnh thơi. Khi ấy nếu còn đối trị là sai.
Bình:
Tâm bình thường là tâm không nghĩ thiện, nghĩ ác, nghĩ phải, nghĩ quấy v.v... tức là sống với tâm thể thanh tịnh trùm khắp thênh thang. Trong nhà thiền gọi là sống với "ông chủ". Vì vậy pháp tu này trước phải nhận ra ông chủ (tánh giác). Khi nhận được tánh giác phải hằng sống với tánh giác ấy không phút giây lơi lỏng, gọi là sống với chính mình. Trái lại là sống theo nghiệp thức.
7. Hằng Tỉnh Giác
Một cậu thanh niên đến một ông võ sư học kiếm. Suốt mấy năm ông thầy không chỉ dạy gì hết. Một hôm cậu học trò đang làm việc, thình lình ông ta đâm vào hông cậu một nhát kiếm...
Sau này cậu học trò về nhà sử dụng nghề kiếm đại tài. Sở dĩ được tài giỏi là do cậu ta lúc nào cũng chăm chăm đề phòng người ám hại.
Người tu cũng thế, phải chăm chăm theo dõi vọng tâm không phút giây lơi lỏng.
Bình:
Người kéo cây muốn ra lửa, phải bền chí lâu dài. Người tu Phật muốn giác ngộ phải hằng tỉnh giác (giác từng phút từng giây). Tánh giác đâu có xa mình, chỉ vì mê mà xa với tánh giác, nên cốt yếu của sự tu là phải hằng giác (một niệm mê là chúng sanh, một niệm giác là Phật). Giác cho đến viên mãn mới thôi.
8. Biết Ơn Phật Thứ Nhất
Phật dạy: "Người thực hành lời Phật dạy là đền ơn Phật hơn hết".
Kinh chép một hôm Phật có bệnh, tất cả hàng Thanh Văn, Bồ Tát đều đến thăm Phật. Riêng có một vị Tỳ Kheo ở gần Tinh xá Phật ở nhưng không buồn đến thăm Ngài. Có vị Trưởng Lão đến hỏi vị Tỳ Kheo ấy. Ông đáp:
-- Tôi mong cầu chứng A La Hán, chứ không ưng thấy Thế Tôn nhập Niết Bàn.
Nghe thuật lại lời này, Phật khen: "Vị Tỳ Kheo ấy là người biết ơn Phật thứ nhất".
Bình:
Chúng ta có muốn được Phật khen chăng? Chúng ta phải làm gì? Và làm những gì?
9. Trồng Rau
Thiền Sư Duy Nghiễm Dược Sơn, một hôm vào vườn thấy Tri Viên trồng rau. Sư bảo:
-- Trồng thì không ngăn người trồng, chớ cho nó mọc rễ.
Vậy ai có thể thay Thầy Tri Viên đáp một câu xem phải trồng như thế nào?
Bình:
Ngay khi bảo: "Chớ cho nó mọc rễ", liền thưa: Chẳng can hệ đến việc của Hòa Thượng.
10. Tha Ngươi Ba Mươi Gậy
Ðộng Sơn Thủ Sơ ban đầu đến tham vấn Vân Môn.
Vân Môn hỏi:
-- Vừa rồi ở đâu?
Sư thưa:
-- Tra độ
Vân Môn hỏi:
-- Mùa hạ rồi ở đâu?
Sư thưa:
-- Chùa Báo Từ ở Hồ Nam.
Vân Môn hỏi:
-- Rời nơi ấy lúc nào?
Sư thưa:
-- Ngày hai mươi lăm tháng tám.
Vân Môn bảo:
-- Tha ngươi ba gậy.
Sau này, nhân Huệ Nam đến Từ Minh thưa hỏi, Từ Minh bảo:
-- Thư ký học Thiền Vân Môn ắt thông được yếu chỉ ấy. Như nói: "Tha Ðộng Sơn ba gậy". Ðộng Sơn khi ấy nên đánh, chẳng nên đánh?
Sư thưa:
-- Nên đánh.
Từ Minh nghiêm nghị bảo:
-- Nghe tiếng ba gậy liền cho là nên ăn gậy, vậy ông từ sáng đến chiều nghe chim kêu, trống đánh, tiếng chuông, tiếng bảng... Cũng nên ăn ba gậy. Ăn gậy đến lúc nào mới thôi?
Như vậy, chúng ta phải nói thế nào, nên đánh hay chẳng nên đánh?
Ai thử đáp xem?
Bình:Chỉ nên nói: "Cám ơn Hòa Thượng từ bi chỉ dạy", liền lễ bái.
11. Ðến Chỗ Nào Ngồi?
Thiền Sư Phật Ấn, một hôm Sư và đồ chúng vào thất, cư sĩ Tô Ðông Pha đến thẳng vào thất.
Sư nói:
-- Trong này không có ghế ngồi, cư sĩ đến đây làm gì?
Ðông Pha nói:
-- Tạm mượn thân tứ đại của Phật Ấn làm ghế ngồi.
-- Sơn Tăng có một câu hỏi, cư sĩ nếu nói được thì mời ngồi, bằng chẳng nói được thì cổi ngọc đái để lại.
Ðông Pha vui vẻ nói:
-- Xin hỏi.
Phật Ấn nói:
-- Vừa rồi cư sĩ nói: "Tạm mượn thân tứ đại Sơn Tăng làm ghế ngồi". Chỉ như Sơn Tăng tứ đại vốn không, năm ấm chẳng có, cư sĩ đến chỗ nào ngồi?
Tô Ðông Pha không đáp được, phải cổi ngọc đái để lại.
Vậy ai có thể vì Tô Ðông Pha đáp một câu thâu hồi ngọc đái lại xem?
Bình:
Ðợi khi Phật Ấn hỏi: Cư sĩ đến chỗ nào ngồi? - Liền đáp: Mắt Phật xem cũng chẳng thấy.
12. Chẳng Phải Như Lai
Một cư sĩ cầm trái táo vừa ăn vừa hỏi:
-- Thế nào là Như Lai ăn Như Lai?
Viện Chủ bảo:
-- Chẳng phải Như Lai rồi!
Bình:
Vì sao chẳng phải Như Lai? Vị này vốn chấp chính mình là Như Lai nên mới nói như thế, nhưng không ngờ lời ấy đã rơi! Vì đã thành hai Như Lai rồi.
13. Chủ Khách
Có hai Thủ Tọa nhà Ðông, nhà Tây gặp nhau liền hét lên một tiếng. Một vị Tăng đem việc này hỏi Hòa Thượng Lâm Tế:
-- Như vậy có chủ khách chăng?
Lâm Tế đáp:
-- Chủ khách rõ ràng.
-- Vậy ai là chủ? Ai là khách?
Ðáp:
-- Im lặng là chủ, hỏi là khách.
Bình:
Giả sử cả hai đều im lặng thì sao? Hoặc cả hai đều hỏi thì sao?
Ai là người đủ mắt thử đáp xem!
14. Cái Gì Quí Nhất?
Có một vị Tăng hỏi Ngài Huyền Sa:
-- Ở thế gian cái gì quí nhất?
Huyền Sa đáp:
-- Cái đầu con mèo chết quý nhất.
Vị Tăng hỏi:
-- Vì sao cái đầu con mèo chết quý nhất?
Huyền Sa đáp:
-- Vì không ai trả giá.
Bình:
Tại sao cái đầu con mèo chết lại quý, nó quý ở chỗ nào? Ai biết được? Chúng ta không khỏi thắc mắc điều này, cứ moi đầu bóp trán tìm xem vì sao "cái đầu con mèo chết" lại quý nhất trên đời? Thật không thể tưởng tượng nổi! Chúng ta không ngờ đã bị ông già Huyền Sa lừa một cách thật tài tình. Hỏi đến cái quý nhất Ngài lại tráo trở đưa ra cái đầu con mèo chết. Ðợi người kỳ kèo hỏi lại liền bảo: "Không ai trả giá". Quả thật Huyền Sa một người biết dùng của quý và biết giữ của quý, không ai trộm cướp được. Cái quý nhất mà còn có chỗ trả giá là chưa phải thật quý. Vì đã có trả giá là có so sánh, có quý tiện, tức còn bị mua đi bán lại. Trái lại, một vật mà không ai có thể trả giá được, không ai có thể trộm cướp được, đó mới chính là vật quý vô giá, trên thế gian này không còn gì có thể so sánh.
Chúng ta thấy Thiền Sư rất khó hiểu. Khi các Ngài nói ở đây mà ý giảng ở đàng kia, nếu không khéo là chúng ta bị chết ở trên ngôn cú của các Ngài. Huyền Sa vì người thật hết sức khéo léo! Chúng ta muốn thấy Huyền Sa chăng? Hãy xoay mặt về hướng Nam nhìn sao Bắc đẩu!
15. Ai Thân Ai Sơ?
Hiệp Sơn cùng Ðịnh Sơn đồng đi đường cùng nói chuyện với nhau.
Ðịnh Sơn nói:
-- Trong sanh tử, không Phật tức phi sanh tử.
Hiệp Sơn nói:
-- Trong sanh tử, có Phật tức chẳng mê sanh tử .
Cả hai cùng lên núi lễ vấn Thiền Sư Ðại Mai Pháp Thường. Hiệp Sơn đem câu nói của hai người thuật lại Sư nghe. Và hỏi:
-- Chưa biết chỗ thấy của hai người ai được thân (gần gũi).
Sư bảo:
-- Một thân một sơ.
-- Ai được thân?
-- Hãy đi sáng mai lại!
Sáng hôm sau Hiệp Sơn lại đến hỏi Sư, Sư bảo:
-- Người thân thì chẳng hỏi, người hỏi thì chẳng thân.
Bình:
Chúng ta vẫn thường nghe nói: "Chỗ lý cùng tột vốn không thân sơ, thân sơ là tại nơi người". Bởi có tâm kia đây mới thấy có gần với đạo hay cách xa đạo. Nếu tâm "không hai" thì còn chỗ nào là thân là sơ? Thế nên, người hỏi thân sơ là còn kẹt trong niệm phân biệt ắt rơi vào thức tình, không hợp với đạo. Nếu chúng ta lại theo đó mà đáp hoặc thân hoặc sơ tức cũng đồng bị kiểm điểm như họ... Ðại Mai thì chẳng như thế, Sư khôn khéo gạt đi một câu: "Hãy đi sáng mai lại". Sau một đêm trằn trọc nôn nóng muốn biết ai thân ai sơ, nên sáng hôm sau Hiệp Sơn đến trước hỏi: "Ai được thân?". Rõ ràng bày quả tang không còn nghi ngờ! Do đó Ðại Mai liền bảo: "Người thân thì chẳng hỏi, người hỏi thì chẳng thân". Hiệp Sơn đành hổ thẹn trở lui.
Thật đau biết mấy!
Ðây là một bài học đích đáng cho những ai còn có niệm tranh chấp thân sơ, đúng sai. Người mà thật "thân" tức một câu nói ra đã đầy đủ tự tin, dù cho ai có phê phán thế nào cũng không nghi; trái lại, nói ra mà còn hồi hộp chờ đợi phê phán đúng sai tức còn mơ màng chưa phải "thân" rồi!
Từ đó suy ra những cuộc tranh chấp thông thường cũng vậy. Giả sử hai người cãi nhau đem đến chúng ta đòi xử ai đúng, ai sai, chúng ta chỉ cần lấy đây xét đoán khỏi phải tranh chấp nhiều lời. Vì nếu xử người này đúng, người kia sai, tức kẻ sai liền cho chúng ta bênh vực người này mà ghét bỏ họ, ắt sanh tỵ hiềm với nhau khó mà dung hòa. Cho nên chỉ cần bảo: "Người đúng thì chẳng hỏi, người hỏi thì chẳng đúng", để mọi người tự xét lấy. Nên nhớ rằng kẻ trông mong cho mình đúng là có tâm muốn hơn người, nếu bị cho sai tức sanh phiền hận, đó là bệnh. Thế nên biết, vừa khởi tâm đúng sai, thân sơ là đã trật rồi! Huống là chỗ "chí đạo" vốn bặt kia đây, dứt tâm chọn lựa, lấy đâu mà nói thân nói sơ, nói đúng nói sai? Vậy ai là người trí hãy khéo xét kỹ, chớ để một chút sai lầm càng xa lý thật!
16. Dứt Bặt Có Không
Hỏi:
-- Trong nhà Thiền thường nói: Chỗ có Phật hãy đi nhanh qua, chỗ không Phật chớ dừng trụ, lý này thế nào?
Ðáp:
-- Chỉ là vượt qua "có" và "không", tức không kẹt hai bên vậy.
Bình:
Thường thường chúng ta nếu không kẹt bên này tức rơi bên kia, do vậy khi nghe nói "Chỗ có Phật phải đi nhanh qua, chỗ không Phật chớ dừng trụ" liền thắc mắc không sao hiểu nổi. Nhưng chúng ta quên rằng, nếu còn thấy có Phật, không Phật tức còn thấy cái hai bên chưa phải cái thấy của người đạt đạo. Quả thật là người đạt đạo có đủ mắt sáng thì riêng tự có lối đi không một điểm nhỏ nào có thể dối gạt được. Dụ mây bay giữa trời thênh thang đi khắp không vướng mắc chỗ nơi, nếu vừa có chỗ dính cứng tức chẳng còn là mây nữa rồi. Cũng vậy, người mà còn có sở đắc thì không kẹt bên có Phật tức rơi bên không Phật, chẳng thể nào vượt qua khỏi bẫy của Thiền Sư. Trong đây ai là kẻ thuộc dòng giống Sư Tử thử vươn vai, rống lên một tiếng cho bầy chồn cáo vỡ tan, chánh pháp Như Lai sáng ngời muôn thuở!
17. Nói Cái Gì?
Người xưa nói:
Mạc hành tâm xứ lộ
Bất quải bổn lai y
Hà tu thậm ma đạo
Thiết kỵ vị sanh thì.
Dịch:
Chớ đi nơi đường tâm
Chẳng mặc áo xưa nay
Ðâu cần nói cái gì?
Rất kỵ lúc chưa sanh.
Bình:
Chúng ta thấy bài kệ trên có gì đặc biệt? "Mạc hành tâm xứ lộ": Chớ đi đường tâm là dứt bặt vọng tình. "Bất quải bổn lai y": Chẳng mặc áo xưa nay là chẳng trụ chân thật, nghĩa là chẳng đi theo vọng tình cũng chẳng trụ nơi chân thật, tức chẳng kẹt nơi "vọng" chẳng trụ bên "chân", hai đầu cắt đứt. Chính ngay khi ấy lại bảo nói cái gì? Ai có thể nói được? Chỉ cần nhằm y nói: "Rất kỵ lúc chưa sanh" vừa mở miệng là trời đất cách xa, nhích một chút là ngàn sai muôn sai, cho nên nói chỗ này rất kỵ động đến! Sở dĩ ba đời chư Phật thường hộ niệm, lịch đại Tổ Sư thầm giữ gìn, dứt bặt lối đi, đầu tro mặt đất khó lường tung tích, những kẻ tà tâm đều không thể nhìn trộm. Nếu chẳng phải kẻ tri âm làm sao có thể nói? Trong đây phải thật nhanh mắt, chớp nhoáng như điện xẹt, trong khoảng nháy mắt là đã qua rồi vậy. Ví như trái banh thả trên dòng nước, động đến liền xoay, chạm đến liền chuyển, lăn tròn tự tại không chút đình trệ.
Như có vị trời đến hỏi Phật:
-- Thưa Tôn Giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?
Phật đáp:
-- Này hiền giả, không đứng lại, không bước tới, ta vượt khỏi bộc lưu.
Vị trời hỏi tiếp:
-- Thưa Tôn Giả làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?
Phật đáp:
-- Này hiền giả, khi ta đứng lại thì ta bị chìm xuống, khi ta bước tới thì ta trôi giạt. Do vậy, này hiền giả, không đứng lại, không bước tới ta vượt khỏi bộc lưu. (Tương Ưng Bộ Kinh).
Bộc lưu là dòng nước chảy nhanh, trên dòng nước chảy nhanh nếu ta đứng lại là bị nhận chìm ngay, vừa bước tới liền bị cuốn trôi theo. Ngay đó không đứng lại, không bước tới, tự làm chủ chính mình, tức vượt khỏi hai đầu.
Cũng vậy, "Chớ đi đường tâm" là không bước tới; "Chẳng mặc áo xưa nay" là không đứng lại; "Rất kỵ lúc chưa sanh" ngay đó liền tự tại vượt khỏi vòng sanh tử lưu chuyển.
Vì vậy, người tu Thiền chúng ta phải nhận cho thật kỹ chỗ này, không khéo thì dễ bị ngăn trệ đường tu. Chủ yếu là dứt bặt hai bên, vốn không chỗ trụ. Không trụ nơi thường tình, không dừng nơi chân thật. Thiền sư phải là những người đi qua không để lại dấu vết. Nếu còn có chỗ rơi thì đâu khỏi bị người kiểm điểm! Thế nên câu: "Rất kỵ lúc chưa sanh" quả thật là một nhát búa đập thẳng vào đầu chúng ta, không còn có chỗ suy tư. Là những người tu thiền, bước đi trên đường giải thoát, chúng ta không thể xem thường chỗ này! Ðây là chỗ tối kỵ trong nhà Thiền. Các Tổ đâu chẳng thường bảo:
-- Chớ động đến.
-- Nếu động đến thì sao?
-- Tức tan nhà nát cửa, không còn có chỗ để nương tựa.
Thử hỏi ai đã từng động đến?
-- Tha cho ba gậy!
Trích: Nhặt Lá Bồ Ðề - Tập 2
Tác giả: Thích Thanh Từ
Tâm bình thường là tâm không nghĩ thiện, nghĩ ác, nghĩ phải, nghĩ quấy v.v... tức là sống với tâm thể thanh tịnh trùm khắp thênh thang. Trong nhà thiền gọi là sống với "ông chủ". Vì vậy pháp tu này trước phải nhận ra ông chủ (tánh giác). Khi nhận được tánh giác phải hằng sống với tánh giác ấy không phút giây lơi lỏng, gọi là sống với chính mình. Trái lại là sống theo nghiệp thức.
7. Hằng Tỉnh Giác
Một cậu thanh niên đến một ông võ sư học kiếm. Suốt mấy năm ông thầy không chỉ dạy gì hết. Một hôm cậu học trò đang làm việc, thình lình ông ta đâm vào hông cậu một nhát kiếm...
Sau này cậu học trò về nhà sử dụng nghề kiếm đại tài. Sở dĩ được tài giỏi là do cậu ta lúc nào cũng chăm chăm đề phòng người ám hại.
Người tu cũng thế, phải chăm chăm theo dõi vọng tâm không phút giây lơi lỏng.
Bình:
Người kéo cây muốn ra lửa, phải bền chí lâu dài. Người tu Phật muốn giác ngộ phải hằng tỉnh giác (giác từng phút từng giây). Tánh giác đâu có xa mình, chỉ vì mê mà xa với tánh giác, nên cốt yếu của sự tu là phải hằng giác (một niệm mê là chúng sanh, một niệm giác là Phật). Giác cho đến viên mãn mới thôi.
8. Biết Ơn Phật Thứ Nhất
Phật dạy: "Người thực hành lời Phật dạy là đền ơn Phật hơn hết".
Kinh chép một hôm Phật có bệnh, tất cả hàng Thanh Văn, Bồ Tát đều đến thăm Phật. Riêng có một vị Tỳ Kheo ở gần Tinh xá Phật ở nhưng không buồn đến thăm Ngài. Có vị Trưởng Lão đến hỏi vị Tỳ Kheo ấy. Ông đáp:
-- Tôi mong cầu chứng A La Hán, chứ không ưng thấy Thế Tôn nhập Niết Bàn.
Nghe thuật lại lời này, Phật khen: "Vị Tỳ Kheo ấy là người biết ơn Phật thứ nhất".
Bình:
Chúng ta có muốn được Phật khen chăng? Chúng ta phải làm gì? Và làm những gì?
9. Trồng Rau
Thiền Sư Duy Nghiễm Dược Sơn, một hôm vào vườn thấy Tri Viên trồng rau. Sư bảo:
-- Trồng thì không ngăn người trồng, chớ cho nó mọc rễ.
Vậy ai có thể thay Thầy Tri Viên đáp một câu xem phải trồng như thế nào?
Bình:
Ngay khi bảo: "Chớ cho nó mọc rễ", liền thưa: Chẳng can hệ đến việc của Hòa Thượng.
10. Tha Ngươi Ba Mươi Gậy
Ðộng Sơn Thủ Sơ ban đầu đến tham vấn Vân Môn.
Vân Môn hỏi:
-- Vừa rồi ở đâu?
Sư thưa:
-- Tra độ
Vân Môn hỏi:
-- Mùa hạ rồi ở đâu?
Sư thưa:
-- Chùa Báo Từ ở Hồ Nam.
Vân Môn hỏi:
-- Rời nơi ấy lúc nào?
Sư thưa:
-- Ngày hai mươi lăm tháng tám.
Vân Môn bảo:
-- Tha ngươi ba gậy.
Sau này, nhân Huệ Nam đến Từ Minh thưa hỏi, Từ Minh bảo:
-- Thư ký học Thiền Vân Môn ắt thông được yếu chỉ ấy. Như nói: "Tha Ðộng Sơn ba gậy". Ðộng Sơn khi ấy nên đánh, chẳng nên đánh?
Sư thưa:
-- Nên đánh.
Từ Minh nghiêm nghị bảo:
-- Nghe tiếng ba gậy liền cho là nên ăn gậy, vậy ông từ sáng đến chiều nghe chim kêu, trống đánh, tiếng chuông, tiếng bảng... Cũng nên ăn ba gậy. Ăn gậy đến lúc nào mới thôi?
Như vậy, chúng ta phải nói thế nào, nên đánh hay chẳng nên đánh?
Ai thử đáp xem?
Bình:Chỉ nên nói: "Cám ơn Hòa Thượng từ bi chỉ dạy", liền lễ bái.
11. Ðến Chỗ Nào Ngồi?
Thiền Sư Phật Ấn, một hôm Sư và đồ chúng vào thất, cư sĩ Tô Ðông Pha đến thẳng vào thất.
Sư nói:
-- Trong này không có ghế ngồi, cư sĩ đến đây làm gì?
Ðông Pha nói:
-- Tạm mượn thân tứ đại của Phật Ấn làm ghế ngồi.
-- Sơn Tăng có một câu hỏi, cư sĩ nếu nói được thì mời ngồi, bằng chẳng nói được thì cổi ngọc đái để lại.
Ðông Pha vui vẻ nói:
-- Xin hỏi.
Phật Ấn nói:
-- Vừa rồi cư sĩ nói: "Tạm mượn thân tứ đại Sơn Tăng làm ghế ngồi". Chỉ như Sơn Tăng tứ đại vốn không, năm ấm chẳng có, cư sĩ đến chỗ nào ngồi?
Tô Ðông Pha không đáp được, phải cổi ngọc đái để lại.
Vậy ai có thể vì Tô Ðông Pha đáp một câu thâu hồi ngọc đái lại xem?
Bình:
Ðợi khi Phật Ấn hỏi: Cư sĩ đến chỗ nào ngồi? - Liền đáp: Mắt Phật xem cũng chẳng thấy.
12. Chẳng Phải Như Lai
Một cư sĩ cầm trái táo vừa ăn vừa hỏi:
-- Thế nào là Như Lai ăn Như Lai?
Viện Chủ bảo:
-- Chẳng phải Như Lai rồi!
Bình:
Vì sao chẳng phải Như Lai? Vị này vốn chấp chính mình là Như Lai nên mới nói như thế, nhưng không ngờ lời ấy đã rơi! Vì đã thành hai Như Lai rồi.
13. Chủ Khách
Có hai Thủ Tọa nhà Ðông, nhà Tây gặp nhau liền hét lên một tiếng. Một vị Tăng đem việc này hỏi Hòa Thượng Lâm Tế:
-- Như vậy có chủ khách chăng?
Lâm Tế đáp:
-- Chủ khách rõ ràng.
-- Vậy ai là chủ? Ai là khách?
Ðáp:
-- Im lặng là chủ, hỏi là khách.
Bình:
Giả sử cả hai đều im lặng thì sao? Hoặc cả hai đều hỏi thì sao?
Ai là người đủ mắt thử đáp xem!
14. Cái Gì Quí Nhất?
Có một vị Tăng hỏi Ngài Huyền Sa:
-- Ở thế gian cái gì quí nhất?
Huyền Sa đáp:
-- Cái đầu con mèo chết quý nhất.
Vị Tăng hỏi:
-- Vì sao cái đầu con mèo chết quý nhất?
Huyền Sa đáp:
-- Vì không ai trả giá.
Bình:
Tại sao cái đầu con mèo chết lại quý, nó quý ở chỗ nào? Ai biết được? Chúng ta không khỏi thắc mắc điều này, cứ moi đầu bóp trán tìm xem vì sao "cái đầu con mèo chết" lại quý nhất trên đời? Thật không thể tưởng tượng nổi! Chúng ta không ngờ đã bị ông già Huyền Sa lừa một cách thật tài tình. Hỏi đến cái quý nhất Ngài lại tráo trở đưa ra cái đầu con mèo chết. Ðợi người kỳ kèo hỏi lại liền bảo: "Không ai trả giá". Quả thật Huyền Sa một người biết dùng của quý và biết giữ của quý, không ai trộm cướp được. Cái quý nhất mà còn có chỗ trả giá là chưa phải thật quý. Vì đã có trả giá là có so sánh, có quý tiện, tức còn bị mua đi bán lại. Trái lại, một vật mà không ai có thể trả giá được, không ai có thể trộm cướp được, đó mới chính là vật quý vô giá, trên thế gian này không còn gì có thể so sánh.
Chúng ta thấy Thiền Sư rất khó hiểu. Khi các Ngài nói ở đây mà ý giảng ở đàng kia, nếu không khéo là chúng ta bị chết ở trên ngôn cú của các Ngài. Huyền Sa vì người thật hết sức khéo léo! Chúng ta muốn thấy Huyền Sa chăng? Hãy xoay mặt về hướng Nam nhìn sao Bắc đẩu!
15. Ai Thân Ai Sơ?
Hiệp Sơn cùng Ðịnh Sơn đồng đi đường cùng nói chuyện với nhau.
Ðịnh Sơn nói:
-- Trong sanh tử, không Phật tức phi sanh tử.
Hiệp Sơn nói:
-- Trong sanh tử, có Phật tức chẳng mê sanh tử .
Cả hai cùng lên núi lễ vấn Thiền Sư Ðại Mai Pháp Thường. Hiệp Sơn đem câu nói của hai người thuật lại Sư nghe. Và hỏi:
-- Chưa biết chỗ thấy của hai người ai được thân (gần gũi).
Sư bảo:
-- Một thân một sơ.
-- Ai được thân?
-- Hãy đi sáng mai lại!
Sáng hôm sau Hiệp Sơn lại đến hỏi Sư, Sư bảo:
-- Người thân thì chẳng hỏi, người hỏi thì chẳng thân.
Bình:
Chúng ta vẫn thường nghe nói: "Chỗ lý cùng tột vốn không thân sơ, thân sơ là tại nơi người". Bởi có tâm kia đây mới thấy có gần với đạo hay cách xa đạo. Nếu tâm "không hai" thì còn chỗ nào là thân là sơ? Thế nên, người hỏi thân sơ là còn kẹt trong niệm phân biệt ắt rơi vào thức tình, không hợp với đạo. Nếu chúng ta lại theo đó mà đáp hoặc thân hoặc sơ tức cũng đồng bị kiểm điểm như họ... Ðại Mai thì chẳng như thế, Sư khôn khéo gạt đi một câu: "Hãy đi sáng mai lại". Sau một đêm trằn trọc nôn nóng muốn biết ai thân ai sơ, nên sáng hôm sau Hiệp Sơn đến trước hỏi: "Ai được thân?". Rõ ràng bày quả tang không còn nghi ngờ! Do đó Ðại Mai liền bảo: "Người thân thì chẳng hỏi, người hỏi thì chẳng thân". Hiệp Sơn đành hổ thẹn trở lui.
Thật đau biết mấy!
Ðây là một bài học đích đáng cho những ai còn có niệm tranh chấp thân sơ, đúng sai. Người mà thật "thân" tức một câu nói ra đã đầy đủ tự tin, dù cho ai có phê phán thế nào cũng không nghi; trái lại, nói ra mà còn hồi hộp chờ đợi phê phán đúng sai tức còn mơ màng chưa phải "thân" rồi!
Từ đó suy ra những cuộc tranh chấp thông thường cũng vậy. Giả sử hai người cãi nhau đem đến chúng ta đòi xử ai đúng, ai sai, chúng ta chỉ cần lấy đây xét đoán khỏi phải tranh chấp nhiều lời. Vì nếu xử người này đúng, người kia sai, tức kẻ sai liền cho chúng ta bênh vực người này mà ghét bỏ họ, ắt sanh tỵ hiềm với nhau khó mà dung hòa. Cho nên chỉ cần bảo: "Người đúng thì chẳng hỏi, người hỏi thì chẳng đúng", để mọi người tự xét lấy. Nên nhớ rằng kẻ trông mong cho mình đúng là có tâm muốn hơn người, nếu bị cho sai tức sanh phiền hận, đó là bệnh. Thế nên biết, vừa khởi tâm đúng sai, thân sơ là đã trật rồi! Huống là chỗ "chí đạo" vốn bặt kia đây, dứt tâm chọn lựa, lấy đâu mà nói thân nói sơ, nói đúng nói sai? Vậy ai là người trí hãy khéo xét kỹ, chớ để một chút sai lầm càng xa lý thật!
16. Dứt Bặt Có Không
Hỏi:
-- Trong nhà Thiền thường nói: Chỗ có Phật hãy đi nhanh qua, chỗ không Phật chớ dừng trụ, lý này thế nào?
Ðáp:
-- Chỉ là vượt qua "có" và "không", tức không kẹt hai bên vậy.
Bình:
Thường thường chúng ta nếu không kẹt bên này tức rơi bên kia, do vậy khi nghe nói "Chỗ có Phật phải đi nhanh qua, chỗ không Phật chớ dừng trụ" liền thắc mắc không sao hiểu nổi. Nhưng chúng ta quên rằng, nếu còn thấy có Phật, không Phật tức còn thấy cái hai bên chưa phải cái thấy của người đạt đạo. Quả thật là người đạt đạo có đủ mắt sáng thì riêng tự có lối đi không một điểm nhỏ nào có thể dối gạt được. Dụ mây bay giữa trời thênh thang đi khắp không vướng mắc chỗ nơi, nếu vừa có chỗ dính cứng tức chẳng còn là mây nữa rồi. Cũng vậy, người mà còn có sở đắc thì không kẹt bên có Phật tức rơi bên không Phật, chẳng thể nào vượt qua khỏi bẫy của Thiền Sư. Trong đây ai là kẻ thuộc dòng giống Sư Tử thử vươn vai, rống lên một tiếng cho bầy chồn cáo vỡ tan, chánh pháp Như Lai sáng ngời muôn thuở!
17. Nói Cái Gì?
Người xưa nói:
Mạc hành tâm xứ lộ
Bất quải bổn lai y
Hà tu thậm ma đạo
Thiết kỵ vị sanh thì.
Dịch:
Chớ đi nơi đường tâm
Chẳng mặc áo xưa nay
Ðâu cần nói cái gì?
Rất kỵ lúc chưa sanh.
Bình:
Chúng ta thấy bài kệ trên có gì đặc biệt? "Mạc hành tâm xứ lộ": Chớ đi đường tâm là dứt bặt vọng tình. "Bất quải bổn lai y": Chẳng mặc áo xưa nay là chẳng trụ chân thật, nghĩa là chẳng đi theo vọng tình cũng chẳng trụ nơi chân thật, tức chẳng kẹt nơi "vọng" chẳng trụ bên "chân", hai đầu cắt đứt. Chính ngay khi ấy lại bảo nói cái gì? Ai có thể nói được? Chỉ cần nhằm y nói: "Rất kỵ lúc chưa sanh" vừa mở miệng là trời đất cách xa, nhích một chút là ngàn sai muôn sai, cho nên nói chỗ này rất kỵ động đến! Sở dĩ ba đời chư Phật thường hộ niệm, lịch đại Tổ Sư thầm giữ gìn, dứt bặt lối đi, đầu tro mặt đất khó lường tung tích, những kẻ tà tâm đều không thể nhìn trộm. Nếu chẳng phải kẻ tri âm làm sao có thể nói? Trong đây phải thật nhanh mắt, chớp nhoáng như điện xẹt, trong khoảng nháy mắt là đã qua rồi vậy. Ví như trái banh thả trên dòng nước, động đến liền xoay, chạm đến liền chuyển, lăn tròn tự tại không chút đình trệ.
Như có vị trời đến hỏi Phật:
-- Thưa Tôn Giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?
Phật đáp:
-- Này hiền giả, không đứng lại, không bước tới, ta vượt khỏi bộc lưu.
Vị trời hỏi tiếp:
-- Thưa Tôn Giả làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?
Phật đáp:
-- Này hiền giả, khi ta đứng lại thì ta bị chìm xuống, khi ta bước tới thì ta trôi giạt. Do vậy, này hiền giả, không đứng lại, không bước tới ta vượt khỏi bộc lưu. (Tương Ưng Bộ Kinh).
Bộc lưu là dòng nước chảy nhanh, trên dòng nước chảy nhanh nếu ta đứng lại là bị nhận chìm ngay, vừa bước tới liền bị cuốn trôi theo. Ngay đó không đứng lại, không bước tới, tự làm chủ chính mình, tức vượt khỏi hai đầu.
Cũng vậy, "Chớ đi đường tâm" là không bước tới; "Chẳng mặc áo xưa nay" là không đứng lại; "Rất kỵ lúc chưa sanh" ngay đó liền tự tại vượt khỏi vòng sanh tử lưu chuyển.
Vì vậy, người tu Thiền chúng ta phải nhận cho thật kỹ chỗ này, không khéo thì dễ bị ngăn trệ đường tu. Chủ yếu là dứt bặt hai bên, vốn không chỗ trụ. Không trụ nơi thường tình, không dừng nơi chân thật. Thiền sư phải là những người đi qua không để lại dấu vết. Nếu còn có chỗ rơi thì đâu khỏi bị người kiểm điểm! Thế nên câu: "Rất kỵ lúc chưa sanh" quả thật là một nhát búa đập thẳng vào đầu chúng ta, không còn có chỗ suy tư. Là những người tu thiền, bước đi trên đường giải thoát, chúng ta không thể xem thường chỗ này! Ðây là chỗ tối kỵ trong nhà Thiền. Các Tổ đâu chẳng thường bảo:
-- Chớ động đến.
-- Nếu động đến thì sao?
-- Tức tan nhà nát cửa, không còn có chỗ để nương tựa.
Thử hỏi ai đã từng động đến?
-- Tha cho ba gậy!
Tác giả: Thích Thanh Từ