‘Học cách thấy’ và ‘Thấy biết sự vật đúng như nó đang hiện hữu.’


Trong đạo Phật, chánh niệm và tỉnh giác là nền tảng của mọi pháp thực hành.
Nầy các vị tỷ-khưu, đây là con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho mọi chúng sinh, vượt thắng mọi phiền muộn và thất vọng,... thành tựu chá
nh đạo, thực chứng niết-bàn– đó là Bốn lĩnh vực quán niệm. (D-N 11. 315)
Và, như nhà thơ triết gia Ấn Độ thế kỷ thứ 8 Śāntideva đã nói:
Những mong ước phòng hộ tâm ý, lời chào nầy cất tiếng từ trong tôi: ‘Canh phòng với toàn thể sự tinh cần với cả chánh niệm và tỉnh giác.’
Như người bị bối rối bởi bệnh tật, không đủ năng lực cho mọi hoạt động, tâm thiếu chánh niệm và tỉnh giác cũng như vậy.
Khi tâm thiếu chánh niệm và tỉnh giác, điều học được nhờ phản quán và khai thị sẽ không thể nào nhớ được, như nước trong bình bị lỗ thủng.

CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT


"Này chư tỳ kheo, đại dương chỉ có một vị duy nhất là vị mặn, cũng vậy giáo pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất là vị giải thoát"- Tiểu Bộ Kinh, Udāna
So với vô số chúng sanh sống trên thế gian thì nhân loại chỉ là một phần rất nhỏ, cho nên được sanh làm người không phải dễ. Nhưng duy trì được kiếp sống một cách toàn vẹn lại còn khó hơn vì phải chịu già, bệnh, chết, lo âu, phiền muộn, khổ đau, thất vọng...

Bài kinh Bàhiya - Năm phút nhiệm mầu


Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, nàyBàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.