THEO LỜI PHẬT DẠY



Giữ thăng bằng
Có hai thầy trò nhà kia làm nghệ sĩ xiếc. Thầy là một người đàn ông góa vợ và học trò là một cô gái nhỏ tên Kathullika. 

Hai thầy trò đi khắp đó đây trình diễn để kiếm sống. Màn trình diễn thường xuyên của họ là ông thầy đặt một cây tre khá cao trên đỉnh đầu mình, rồi bé gái leo dần lên đầu cây và dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất.

Bốn pháp đưa đến hạnh phúc


Ðức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ đến hạnh phúc hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực được ứng dụng ngay trong hiện tại và kết quả cũng được đem lại ngay trong hiện tại.
Ngài không đề cập đến những triết lý mơ hồ, trừu tượng viễn vông, trái lại lời dạy của Ngài rất thiết thực với đời sống con người, ứng dụng ngay trong nếp sống hiện tại.

Đối diện với đau khổ


Lo âu và sầu muộn là hai thứ phiền não đồng sinh. Ở đâu có lo âu, ở đó có phiền muộn. Chúng đồng hiện hữu và liên kết chặt chẽ trong việc chi phối đời sống con người.
Chúng ta phải luôn luôn đối diện với thực tế nghĩa là không trốn chạy trước thế lực của giặc phiền não. Mặt khác ta phải tìm cách khắc phục chúng bằng chính sức cố gắng của mình, với sự hỗ trợ của ý chí sắt đá và nhẫn nại kiên trì.

Đức Phật chân thực chính là thực tại đời sống của bạn



Tôn giáo luôn cho rằng điều này là tốt hay điều kia là xấu.
Nếu bạn coi Phật giáo như là tôn giáo và bạn thấy rằng đức Phật đã dạy một điều gì đó là tốt thì bạn sẽ phải tin rằng điều đó là hoàn toàn tốt đẹp. Nếu đức Phật dạy điều đó là xấu thì điều đó sẽ trở nên là xấu 100%. Cách thức của bạn là như vậy! Bạn sẽ không suy xét tường tận về mọi điều vì bạn không được phép làm điều đó! Tương tự, nếu bạn là người Thiên Chúa giáo, bạn phải tin tưởng Thiên Chúa giáo chỉ đơn thuần là tôn giáo, khi đó, bất cứ điều gì chúa Jesus dạy đều trở thành chân lý tối thượng... mà bạn chẳng suy xét, quán chiếu tường tận về những điều đó. Đây chính là phương thức điển hình của tôn giáo khi đề cập tới vấn đề niềm tin tâm linh của mỗi người.