Cẩm Nang Tuệ Quán

Thuật ngữ Vipassanā (Tuệ Quán) phải được hiểu là tên gọi của thứ trí tuệ thấy rõ Tam Tướng trong Danh Sắc. Sự đào dưỡng trí tuệ này chính là công phu quan trọng nhất trong Phật Giáo mà cứu cánh rốt ráo là sự chấm dứt phiền não, chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát tất cả đau khổ.
Một hành giả muốn bắt đầu tu tập Tuệ Quán, trước hết phải biết qua những điều căn bản cần thiết như về 6 Tuệ Xứ (Vipassanābhūmi), 4 Niệm Xứ, … Nhờ vậy trong việc tu tập sẽ không bị mơ hồ, nhầm lẩn. Tôi vừa nói là chỉ trình bày vắn tắt, nhưng nội dung vắn tắt đó chính là những gì tôi vừa giới thiệu. Trước hết, thế nào là 6 Tuệ Xứ (Vipassanābhūmi)?

TƯ TƯỞNG

Thiền sư Suzuki trong quyển Thiền Tâm, Sơ Tâm có viết:
Khi ngồi thiền, anh đừng có cố gắng ngăn chặn sự suy nghĩ của mình. Hãy để tự nó chấm dứt. Nếu có một tư tưởng nào xuất hiện, hãy để nó đến rồi để nó đi. Chúng chẳng ở lâu đâu. Còn khi anh dụng công để ngăn chặn nó, có nghĩa là anh bị nó làm khó chịu. Đừng bao giờ để chuyện gì làm cho anh phải bực mình. Điều mà anh tưởng rằng đến từ bên ngoài, thật ra chính là những đợt sóng trong tâm anh, và nếu anh không khó chịu vì những đợt sóng, chúng dần dần sẽ trở nên yên tĩnh hơn… Những cảm xúc đến, tư tưởng, hình ảnh phát lên đều là những đợt sóng trong tâm. Chẳng có gì là ở ngoài tâm anh đâu. Nếu anh để cho tâm anh được sự nhiên, nó sẽ trở nên tĩnh lặng. Tâm này ta gọi là Chân tâm.


KINH NGHIỆM THIỀN TẬP: KHI THÂN THỂ BIẾN MẤT

Một con đường tuần tự

Cốt tủy của đạo Phật là con đường tuần tự, quý vị bước từng bước và đạt kết quả. Có người nói rằng bạn không nên tập thiền để đạt được kết quả. Đó chỉ là một cách nói mà thôi. Quý vị cứ tập thiền để đạt kết quả đi! Hành thiền để có được niềm vui, có được sự bình an,, để được giác ngộ mỗi lúc một ít. Nhưng cũng đừng nôn nóng đạt kết quả. Một trong những vấn đề mà người phương Tây thường gặp đó là một khi đặt ra mục tiêu rồi họ thường hay nôn nóng. Thế rồi họ cảm thấy thất vọng, chán nản, giận dữ. Họ không bỏ ra đủ thời gian để thực tập, đủ thời gian để đi tới chỗ giác ngộ. Công việc này đòi hỏi nhiều thòi gian, có khi mất vài kiếp, do đó hày kiên nhẫn. Cứ mỗi bước chân đi quý vị đều có gặt hái một ít gì đó. Cứ buông bỏ đi một ít, quý vị được một ít tự do và an lạc. Buông bỏ nhiều quý vị sẽ cảm thấy hỷ lạc. Ở tu viện của chúng tôi, mọi người đều thực hành như thế. Tôi khuyến khích các thiền sinh nhắm đến các giai đoạn buông bỏ để đạt được trạng tháigọi là định – Jhana.

Bí mật của những bí mật

Tôi đang kể lại câu chuyện cổ cho bạn.
Các sannyasin của Phật Gautam đang thiền dưới những cây xoài...
Buổi sáng là thời gian tốt nhất để thiền. Sau cả đêm nghỉ ngơi, bạn rất gần với trung tâm của bản thể bạn. Hướng vào trung tâm một cách tỉnh táo và buổi sáng sớm là dễ dàng hơn bất kì thời điểm nào - bởi vì cả đêm bạn đã ở đó, ở trung tâm, bạn vừa mới rời nó. Thế giới của hàng nghìn lẻ một sự việc hãy còn chưa thức dậy. Bạn đang trên đường, hướng tới mọi vấn đề, di chuyển vào thế giới bên ngoài nhưng trung tâm bên trong lại rất gần, xung quanh người đến. Chỉ cần quay đầu và bạn sẽ có khả năng nhìn thấy đó là gì: sự thật, Thượng đế, chứng ngộ. Bạn sẽ có khả năng nhìn thấy rằng bạn đã vào đó khi mà những giấc mơ đã dừng và giấc ngủ rất sâu nhưng bạn vẫn vô thức.

Chân Đế & Tục Đế


Hai pháp Tục Ðế (Sammuttisacca) và Chân Ðế (Paramatthasacca) bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian. Trong Phật Giáo, Thiền chỉ và Thiền quán là 2 pháp hành rất quan trọng. Đặc biệt, đối tượng của Thiền quán là Pháp Chân Đế và đối tượng của Thiền chỉ là Pháp Tục Đế hay Pháp Chế Định. Cho nên, người học Phật cần phải phân biệt rõ thế nào là giả định (tục đế), thế nào là thật thể (chân đế). Ðâu là hữu vi, đâu là vô vi để không có sự lầm lẩn, chấp "ngón tay là mặt trăng"; nhất là đối với người hành thiền tứ niệm xứ thì vấn đề càng quan trọng hơn, vì hành thiền minh sát là quán xét để thấu triệt bản chất thật thể của các pháp, thì khi đó mới hành Thiền Tứ Niệm Xứ đúng được.


Khi ngôn từ rụng vỡ

Từ thuở mới bước ra khỏi thời hồng hoang sơ thuỷ và bắt đầu có những suy tư về bản thân và thế giới quanh mình thì những băn khoăn về ý nghĩa và hạnh phúc đích thực của kiếp sống con người đã trở thành một dấu hỏi to tướng bao trọn và xuyên suốt cả chiều dài lịch sử nhân loại.
Bao nhiêu thế hệ đã đi qua, bao nhiêu lớp người "... từng đấm nát tay trước ngưỡng cửa cuộc đời" mà "cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá" (Chế Lan Viên).
Vì sao vậy? Có phải chân lý mãi cố tình im tiếng khi con người đang thét gào trong khổ đau và tuyệt vọng, trong thác loạn và trầm luân?

Giá Trị Từ Sự Chịu Trả Giá

Giá Trị Từ Sự Chịu Trả Giá

Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang.
Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng:
- Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?!

NĂNG LỰC CỦA THA THỨ


Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn. Tôi nghĩ , như một dấu hiệu của tôn trọng, tôi sẽ đứng để nói chuyện. Cách ấy, tôi cũng có thể thấy thêm những khuôn mặt. Tôi thường diễn tả tất cả chúng ta như những anh chị em. Chúng ta đều là những con người giống nhau ở trình độ nền tảng. Chúng ta giống nhau từ tinh thần, cảm xúc, đến thân thể. Ở trình độ vật lý, có những khác biệt nhỏ, như độ lớn của lổ mũi. Lổ mũi của tôi được xem như là một cái mũi lớn. Tôi không nghĩ nó là một cái mũi lớn. Cho nên đó là điều quan trọng. Chúng ta phải nhận ra mỗi người khác như một con người – không có gì khác nhau. Rồi thì, ở trình độ thứ hai – vâng, có những khác biệt về tín ngưỡng, khác biệt về màu da, khác biệt về quốc gia. Tôi nghĩ, ngày nay vấn nạn mà chúng ta đang đối diện là chúng ta nhấn mạnh quá nhiều về tầm quan trọng ở trình độ thứ hai, quên lãng rằng ở trình độ thứ nhất thì chúng ta là những con người giống nhau.

CÁI BIẾT KHÔNG SINH KHÔNG DIỆT TRONG THIỀN TỨ NIỆM XỨ

Kinh Tứ Niệm Xứ trong Trung bộ kinh 10 và Trường bộ kinh 22 là hai bản kinh thường được đọc. “Con đường duy nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, đoạn tận khổ ưu, thành tựu chánh tríchứng ngộ Niết-bàn” còn được lập lại lần cuối cùng trong kinh Đại-bát Niết-bàn trước khi Thế Tôn nhập diệt.
“ Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Tiếp nhận những gì có mặt

Mấy năm trước đây, tôi và Joseph Goldstein có đi sang Calcutta để thăm một trong những vị thầy của chúng tôi là bà Dipa Ma. Bà ta lúc ấy cũng đã lớn tuổi lắm rồi, nên chúng tôi cũng muốn sang thăm bà càng sớm càng tốt. Như bạn biết, mùa mưa ở Ấn độ rất là kinh khiếp. Ngày đầu tiên đến nơi, chúng tôi ghé thẳng sang nhà bà Dipa Ma và ở lại nơi đó một hôm. Bên ngoài trời mưa tầm tã. Nhưng sự vui mừng được gặp lại bà Dipa Ma khiến tôi không chú ý gì đến cơn mưa như thác đổ bên ngoài.

CÁI THẤY VÀ BIẾT CỦA TÂM PHẬT

Bạn có thể áp dụng cái nhìn rộng mở và trùm phủ nầy vào thế giới nội tâm của mình. Khi nhắm mắt lại, bạn có thể lắng nghe những tiếng nói vọng lên từ trong tâm. Chúng nói, "Tôi là thế nầy…Tôi không nên như thế kia." Bạn có thể dùng những tiếng nói nầy để nhận ra khoảng không gian giữa những tư tưởng. Thay vì than phiền và làm trầm trọng hơn về những nỗi ám ảnh và sợ hãi đang diễn ra trong tâm, bạn có thể mở rộng tâm để thấy những ám ảnh và lo sợ nầy chỉ là những điều kiện đến rồi đi trong khoảng không vô biên của tâm thức. Bằng cách nầy, thậm chí một tư tưởng xấu ác cũng có thể giúp bạn thấy được sự trống rỗng của các pháp.