Thấy pháp - Giác Ngộ - Mục đích sống - Vị "bổn sư" của mỗi người - Chân lý - Học Đạo

Lý tưởng vị tha - Phước đức & công đức




... Trong cách dịch thứ nhất, trọng điểm là lý tưởng vị tha “đem thân vì mọi người”. Hình ảnh một người xả thân vì lợi lạc cho đời quả thực là cao quý, hiếm có trên đời. Phần nhiều người ta sống vị kỷ, chỉ biết lợi mình, chỉ biết làm sao cho “vinh thân phì gia”. Ít ai chấp nhận khổ cực để phụng sự cho hạnh phúc tha nhân, huống nữa là hạnh phúc của muôn người.

Cũng có kẻ biết nghĩ đến cha mẹ, con cái, gia đình, họ hàng thôn xóm hay quốc gia dân tộc. Đó là những người đã dẹp bỏ được phần nào lòng vị kỷ riêng tư để hướng về người khác. Nhưng xét cho cùng thì tình cảm đó mới trông có vẻ vị tha mà thực chất vẫn còn vị kỷ. Bởi vì chưa loại được ý niệm “con tôi”, “cha mẹ tôi”, “gia đình tôi”, “tổ quốc tôi”... cho nên ai đụng đến “cái tôi mở rộng” đó thì bản chất vị kỷ vẫn hiện nguyên hình.

Việc tu tập trong Đạo Phật - Hạnh Phúc, Khổ Đau và Niết-bàn - Phương tiện thiện xảo


Việc tu tập trong Đạo Phật

 

Ngày nay, nhiều người thường mô tả việc hành thiền trong đạo Phật như là sự rời bỏ cuộc đời nầy để phát triển một trạng thái tâm thức vắng lặng và tập trung cao độ, trong một khung cảnh được lựa chọn, điều chỉnh, và kiểm soát cẩn thận. Vì thế ở Mỹ và một số nước khác, nơi mà việc hành thiền ngày càng phổ biến, người ta quyết đoán rằng hành thiền là để đạt được một trạng thái vắng lặng và tập trung của tâm trong đó kỹ thuật thiền và việc kiểm soát thân tâm là rất quan trọng.