Cái chết của tôi -

Khi tôi còn nhỏ, ông ngoại tôi đã tìm đến một nhà chiêm tinh học và xin vẽ cho tôi một bản đồ dự báo từ các chòm sao. Nhà chiêm tinh sau khi xem xét đã từ chối làm việc đó, ông ấy nói tôi không sống quá 7 tuổi nên việc làm dự báo cuộc đời là không cần thiết, hoặc nếu tôi sống qua 7 tuổi thì tôi sẽ lại phải đối diện cái chết sau mỗi 7 năm. Vậy nên hãy đợi xem nếu tôi sống được qua 7 tuổi thì ông ấy sẽ làm cho tôi một bản dự báo chiêm tinh – miễn phí.
Năm tôi 7 tuổi tôi đã không chết nhưng là lần đầu tiên tôi phải đối mặt với cái chết của người ông thân yêu của tôi – và đôi khi bạn yêu mến ai đó đến nỗi cái chết của họ cũng trở thành như cái chết của chính bạn vậy.

BẢO VỆ ĐẠO PHÁP


Hướng tu hành chân chính không phải là cố gắng xây dựng cho mình thành một con người lý tưởng tài năng đức độ. Không phải bồi đắp từng chút công đức, sở tri và sở đắc cho đến khi hoàn thành “tác phẩm tuyệt đối cuối cùng”.
Chân, thiện, mỹ cuả tự tánh pháp (Sabhavàdhammatà) vốn đã tự viên mãn (Tổ Huệ Năng: hà kỳ tự tánh bổn tự cụ túc), chẳng phải tầm cầu (bất luận cầu chơn), chẳng cần thiết lập (chơn bất lập). Chỉ vì vọng khởi (vô minh ái dục)nên bản ngã sanh. Lấy bản ngã mà hoàn thiện con người lý tưởng, quả vị lý tưởng thì cũng hoàn là bản ngã. Đó chỉ là dục vọng của Tiểu ngã muốn trở thành Đại ngã của tư tưởng Bà Là Môn.

NGHĨ VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ TÍN NGƯỠNG NGÀY NAY.

“Chúng sanh chìm bùn dục
Những kẻ không thấy đời…”
Subha.

caunguyen-01Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính dồi dào cho đến thế nào đi nữa ! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả, vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của con người và nhiều sinh loại khác.

Pháp vị cho chúng ta (Thiền Ngôn và cảnh đẹp)


ÁNH SÁNG CỦA CON CÓ THỂ TẮT - KHÔNG XA PHẬT VỊ

Một học trò Tông Thiên Thai, một tông phái triết lý Phật giáo, đến thiền viện của Gasan học thiền. Vài năm sau cậu ra đi, Gasan cảnh báo cậu: “Học về sự thật bằng phỏng đoán thì lợi ích cũng chỉ như lượm lặt tài liệu giảng huấn. Nhưng nhớ rằng nếu con không thiền quán thường trực, ánh sáng chân l‎ý của con có thể tắt."

Thơ Thầy Viên Minh 14 (Niết Bàn)

BẠCH ẨN HUỆ HẠC (1685 - 1768)

Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin Ekaku), ra đời tại Hara, tỉnh Suruga, thị trấn Numazu, hạt Shizuoka, Nhật Bản, vào ngày 25 tháng Chạp năm 1685. Là con út trong một gia đình có ba trai, hai gái. Hara ở ven vịnh nhìn ra Thái Bình Dương, gần núi Phú Sĩ. Tên tục của cậu là Iwajiro (Nham Thứ Lang - cậu bé đá), sanh vào giờ Sửu, ngày Sửu, tháng Sửu và năm Sửu.
Lên 5 tuổi được dẫn đi chơi trên bãi biển gần nhà, trong khi các chị đùa giỡn với cát, Iwajiro nhìn biển, rồi nhìn lên trời. Thấy mây trôi không ngừng, cậu bé lẩm bẩm: “Ôi, lạ quá!” và bật khóc.

Đốn và Tiệm

Người học đạo thì hết thảy sự nhớ nghĩ về thiện ác đều phải trừ diệt. Vì không có cái tên nào có thể gọi được nên tạm gọi là tự tánh. Cái tánh không hai gọi là thật tánh, từ thật tánh ấy mà xây dựng pháp môn giáo hóa. Hãy ngay nơi lời này mà tự thấy bản tánh đi.
  Trong khi Lục Tổ trú trì chùa Bảo Lâm đất Tào Khê, thì Đại Sư Thần Tú trú trì chùa Ngọc Tuyền đất Kinh Nam. Bấy giờ, cả hai tông đều thạnh, người đương thời đều gọi “Nam Năng, Bắc Tú”, chia thành hai phái Đốn, Tiệm, người học không biết theo ai. Sư bào đại chúng:
            - Pháp vốn một tông chỉ, người có Nam, Bắc, chứ pháp chỉ có một nhà thôi, nhưng kiến giải (Pháp ấy) thì có người mau kẻ chậm. Sao gọi là đốn, tiệm? Pháp không có đốn, tiệm, nhưng người có kẻ thông minh, người đần độn nên gọi đốn tiệm.

"Ưu tiên trên nước Thiên Đàng"

... Đừng buồn phiền oán trách ai, cũng đừng chán ghét số phận vì đó chỉ là pháp vận hành đưa đến để giúp con thấy ra Sự Thật mà sớm thức tỉnh thôi.
... Không ai hạnh phúc hơn người thấm nhuần được đạo lý, lấy đạo vị làm niềm vui giữa cuộc đời đầy gian khổ này. Thấy ra sự khổ và nguyên nhân của nó chính là giác ngộ giải thoát, chứ không phải tìm chốn bình an. 
... Hãy tự tin, trong con có sẵn tánh giác là viên ngọc quý vô giá, không có bất cứ điều xấu xa tội lỗi nào có thể làm ô nhiễm được nó, ngược lại, chính nhờ những va chạm đầy nghiệt ngã giữa cuộc đời mới giúp con biết quay về chính mình để thấy ra nguồn hạnh phúc vô tận ấy. Hãy cảm ơn Pháp đã ban cho con những đắng cay trần thế để con biết trở về nguồn đạo nhiệm mầu. 

GIẢI QUYẾT NGHI HOẶC

Một ngày kia, Thứ sử thiết trai hội cúng dường. Thọ trai xong, Thứ sử thỉnh Sư thăng pháp tòa, cùng quan liêu nho sĩ cung kính đảnh lễ hỏi:
– Đệ tử nghe Hòa thượng thuyết pháp thật bất khả tư nghì. Nay có một vài điều nghi, xin Hòa thượng đại từ bi giảng dạy.

Đức Phật bên trong

Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng. Từ năm 1976, tôi bị khổ sở với một chứng bệnh nhức đầu kinh niên và nó tăng dần thêm theo năm tháng. Tình trạng này cũng giống như có ai đó khiêng một tảng đá hoa cương thật to chặn ngay trên con đường tu tập của tôi. Cơn đau ấy thường xóa trắng hết những chương trình trong ngày của tôi, và nhiều khi còn kéo dài hơn nữa. Nó đã lấy mất đi ít nhất cũng là vài năm về năng suất trong những sinh hoạt của tôi. Cơn đau đầu ghê gớm này đôi khi khiến tôi khó có thể nào làm tròn công việc của mình, là một học giả cũng như một dịch giả kinh điển Phật giáo.

GỌI PHẬT BẰNG BẠN

Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôn du hành một mình thăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hành tiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
- Này Nàgita, mỗi khi đi ngang một làng mạc mà thấy một am cốc của tỳ kheo, thì dù vị ấy đang ráo riết thiền tọa, Như Lai cũng không hài lòng về trú xứ của vị ấy. Vì sao? Vì vị ấy có thể bị phụ nữ, trẻ con, người lớn trong làng đến phiền nhiễu, tán chuyện làm cho vị ấy không thể chứng đắc những pháp chưa chứng, và có thể thối thất những pháp đã chứng. Trái lại, mỗi khi trông thấy một vị tỳ kheo ở trong rừng, dưới gốc cây, thì dù vị ấy đang tựa gốc cây mà ngủ gục, Như Lai vẫn hài lòng, nghĩ rằng: tỳ kheo này sau khi hết cơn buồn ngủ, có thể tiếp tục tọa thiền không bị ai quấy rối. Y sẽ chứng đắc những pháp chưa chứng đắc.

Ca Ngợi Hoa Sen, Ca Ngợi Con Người - Lắng Tâm Nhìn Lại

Con người giống như hoa sen.
Đó không phải là một sự ví von của một nhà văn, một triết gia, một nhà khoa học lỗi lạc cách đây năm, bảy thế kỷ. Đó là ý nghĩ củachính Đức Phật vào buổi bình minh của nhân loại, trước khi Đức Phật quyết địnhnói pháp, để từ đó mà có Phật giáo.
“Sau khi Đại Phạm Thiên lần thứ 3 cầu thỉnh Đức Phật thuyết pháp, với lòng từ bi, ngài nhìn chúng sanh thế gian bằng đôi mắt của một vị Phật. Ngài thấy hạng ít nhiễm ô và hạng nhiều nhiễm ô, có hạng thông sáng có hạng tối tăm, có hạng tánh tốt có hạng tánh xấu, có hạng dễ dạy có hạng khó dạy, có số ít người thấy sự nguy hiểm của những hành động sai lầm và của tái sanh.
“Cũng như trong đầm sen, sen xanh, sen hồng, sen trắng.Có một số sen mọc lên trong nước, sống trong nước, không vượt lên khỏi mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn tới mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm ướt.Cũng vậy, Thế Tôn nhìn quanh thế giới với Phật nhãn thấy có những hạng chúng sanh như vậy.

TÌM PHẬT

Kể từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo đã thốt lên rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”… biết bao người đã nguyện đi theo con đường của Ngài, cầu thành Phật đạo để giải thoát cho mình và cho người. Bao nhiêu kinh sách để lại, dù khác hình thức nhưng nội dung tựu trung cũng xoay quanh ý chính là, trong con người phàm phu của chúng ta đã có sẵn tính Phật, và làm sao khai triển và ngộ nhập được tính Phật ấy. Vậy thế nào là Phật? Người ta thường định nghĩa Phật như là người đã giác ngộ, có đầy đủ đức hạnh và trí tuệ thâm sâu, đã xa lìa mọi ác nghiệp phiền não, không còn phải trôi lăn trong luân hồi sinh tử v.v… Nhưng khi đi tìm Phật của chính mình thì thật là mông lung, như lạc vào một cõi mơ hồ không có ranh giới, không có gì xác định rõ ràng. Bởi vì tâm là cái gì biến động không ngừng, như giòng nước mãi mãi lưu chuyển, như bầu trời lung linh chợt nắng chợt mưa.

Trong một nắm tay


Trong con đường học Phật, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy như mình bị lạc lỏng trong một khu rừng mênh mông, bị tràn ngập với vô số những giáo lý và lời dạy khác nhau. Ta không biết mình cần nên học và hành những gì, và làm sao ta có thể học hỏi được hết những gì Phật dạy! Nhưng thật ra vấn đề học Phật không vất vả và xa vời như ta nghĩ.
    Đức Phật có lần nhắc nhở các thầy rằng, những điều chúng ta cần hiểu và hành, thật ra chúng rất đơn giản và không nhiều, chỉ chừng như những lá cây trong một nắm tay nhỏ thôi. Chúng không mênh mông và trừu tượng như ta nghĩ.

Thiền Sư HƯƠNG HẢI

Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

Dịch:

“Nhạn bay trên không
Bóng chìm đáy nước
Nhạn không có ý để lại dấu tích
Nước không có ý lưu giữ bóng hình.” 

THIỀN TÔNG và TINH ĐỘ TÔNG: chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỷ thì có ba tông: Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông. Song gần một trăm năm nay Thiền tông dường như ít ai biết đến mà chỉ biết Tịnh Độ thôi. Chúng tôi thấy sự kiện giữa Thiền và Tịnh rất quan trọng nên muốn giải thích cho quý Phật tử biết rõ điểm nào Thiền tông hòa hợp được với Tịnh Độ, điểm nào Thiền tông cách biệt với Tịnh Độ. Quý Phật tử nghe biết, không còn nghi ngờ trên đường tu.

LỐI VÀO CÕI VÔ TƯỚNG - ĐI SÂU VÀO CƠ THỂ

 Có Mặt Với Hơi Thở Vào Ra
Nằm nhắm mắt và buông lỏng toàn thân. Thở một vài hơi thật sâu. Hãy cảm nhận bạn đang thở vào phía bụng dưới. Hãy quan sát bụng mình giãn ra và co vào như thế nào với từng hơi thở vào, ra của bạn. Sau đó nhận thức toàn bộ trường năng lượng bên trong của cơ thể bạn. Đừng suy nghĩ gì cả, chỉ cảm nhận thôi. Khi làm như thế, bạn sẽ thu hồi lại ý thức của mình, thoát ra khỏi những suy tưởng miên man của lý trí. Nếu bạn thấy có ích, hãy dùng phương pháp quán tưởng(1), bằng cách hình dung về bài tập “ánh sáng” như tôi đã nói ở trên.

DẠY DỖ BẬC ĐẠI TRÍ THỨC


Ngoại ô Vesāli, thuộc cộng hòa Licchavī, có hai vợ chồng bà-la-môn nổi tiếng thông thái, uyên bác, có tài hùng biện; mỗi người không những học hiểu rất nhiều triết thuyết khác nhau mà còn nắm vững các phương pháp lý luận – nên tài vấn đấp của ông bà không ai sánh nổi. Con trai lớn là Saccaka được di truyền dòng máu thông minh, mẫn tuệ ấy, lại còn được kế thừa sở học của cha mẹ nên nghiễm nhiên trở thành một ngôi sao vô địch trên các luận trường. Thế vẫn chưa đủ, người con ưu tú của dòng tộc này còn nghiên cứu sâu rộng tư tưởng các giáo phái trong và ngoài truyền thống đương thời, biết điểm ưu, điểm khuyết, sở trường, sở đoản của các chủ thuyết ấy nữa. Bởi thế, càng lớn lên, tiếng tăm của Saccaka càng vượt trội cha mẹ, trở thành tay hùng biện vô địch. Chưa có một sa-môn, bà-la-môn luận sư nào khả dĩ trổ tài miệng lưỡi – có thể xứng đáng là đối thủ của chàng! Và thế là Saccaka sanh tâm ngã mạn, coi thế gian như cỏ rác. Quá kiêu căng tự phụ về sở học của mình, Saccaka sắm một sợi giây da to bản cột bụng lại. Mọi người xúm lại hỏi tại sao, Saccaka cười mũi đáp:

CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI PHẬT PHÁP

...
Mỗi khi ngồi trước bàn thờ trì tụng, thân tâm tôi như hư không và cũng chính như đang ở ngay trong đạo tràng nghe pháp âm mà chẳng tự còn thấy chính mình có thân nữa, mà thân khắp hư không, tai mắt cũng thế, cùng khắp hư không, không đâu không có tai mắt, còn mọi sắc tướng thấy được trước mắt đều như huyễnnhư hóa, xuyên suốt, bao trùm. 
Những gì Phật thuyết trong kinh mà trước đây tôi không làm sao hiểu được thì giờ này chẳng có chi là khó tin, khó hiểu cả. Tất thảy những gì Phật thuyết đều là chân lý, là sự thật như chính nó-là. Tất thảy đều chỉ một nó, cái tuyệt đối mà chính mình ngay đó đang-là, nói chẳng thể tới. 

Nhận chân bản chất của đời sống


Giác ngộ giải thoát không phải là đạt được một chân trời lý tưởng an toàn trong thường, lạc, ngã, tịnh, mà chính là nhận chân bản chất của đời sống

NHẬN THỨC VỀ TÁI SANH CHỨNG NGỘ

Sau khi thành đạoĐức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được. Với lòng bi mẫn, trong 49 năm, Ngài đã đi khắp nơi giảng đạo nhằm giúp chúng sanh thay đổi nhận thức để thành Phật như Ngài. Và Đức Phật đã truyền lại pho tạng Kinh-Luật cho người đời nương vào đó để mà “văn - tư - tu”.

Bổn Lai Diện Mục

Trong giới thiền môn thuờng có câu công án : thế nào là bổn lai diện mục của ông ? Có nghĩa là mặt mũi xưa nay của ông là gì ? Câu trả lời thật ra cũng dễ thôi, đó là cái tâm. Nhưng vấn đề khó ở chỗ là có nhận ra hay thấy được cái tâm đó chưa ? Nhận ra được rồi thì làm gì ? Phiền não có được chuyển hóa không ? Bản ngã còn không ?
Nếu tôi hỏi bạn: thế nào là bầu trời xưa nay (original sky) ? Bạn sẽ chỉ lên trời và nói kia là bầu trời. Nhưng bầu trời mà bạn chỉ tôi, nó không phải là bầu trời bổn lai (origine) mà toàn là mây đen hoặc mây trắng và trong đầu óc bạn, bạn cho những đám mây đen, mây trắng đó là bầu trời. Mỗi khi nói đến bầu trời thì bạn chỉ nói : bầu trời của tôi hôm nay đen hoặc bầu trời của tôi trắng, hoặc cả đen lẫn trắng. Loanh quanh lẩn quẩn bầu trời của bạn chỉ gom lại trong những đám mây đen, mây trắng, mây to mây nhỏ, mây hình này mây hình kia.

CÚNG DƯỜNG CAO THƯỢNG

Một điểm đặc biệt đáng lưu ý là trong tám muôn bốn ngàn giáo pháp của Đức Phật gồm trong Tam Tạng Kinh, Luật, và Vi Diệu Pháp không thấy đề cập đến những hình thức lễ bái, thờ phụng, cúng kính (hiểu theo nghĩa thông thường). Do đó mỗi quốc độ có một lối lễ bái cúng dường riêng. Các hình thức lễ bái này phản ảnh phong tục tập quán của từng địa phương. Cách thiết trí bàn thờ Phật, cách hành lễ, cách tụng kinh, những lễ cụ để điều hòa tiếng kinh câu kệ mỗi nơi một khác. Âm nhạc của quốc gia cũng ảnh hưởng đến lễ nghi thờ lạy ở chùa chiền. Bởi lẽ kinh điển không ấn định một hình thức lễ bái nào nên nhiều nơi, vì ảnh hưởng của các tôn giáo khác, của tục lệ cổ truyền, những nghi thức mang đầy tính cách dị đoan mê tín được thu nhập khiến người bàng quan dễ có một nhận định sai lầm về đạo Phật.

Nghĩ về ý nghĩa của Phật giáoThiền tông qua vài suy luận triết học Heidegger

...Vừa viết xong nhan đề “Nghĩ về ý nghĩa đạo Phật Thiền tông qua vài suy luận triết học Heidegger” tôi sực ý thức rằng: tôi đã viết một nhan đề trái nghịch lại hẳn với tinh thần đạo Zen (Thiền). Người nào từng thể nhập Thiền đạo đều thấy rõ ràng tôi đã sai lầm ngay từ nhan đề… Vì sao?
Thoạt tiên, chúng ta để ý đến động từ “nghĩ”. Chúng ta thường nói một cách rất bình tĩnh: “Tôi nghĩ rằng… tôi nghĩ về… thánh nhân kia nghĩ rằng… triết nhân kia nghĩ… đại nhân kia nghĩ… Sartre nghĩ…”. Động từ “nghĩ” là một động từ thông thường hằng ngày mọi người đều dùng một cách ung dung, tự tại và bình thản. Ta nào ngờ động từ “nghĩ” là một động từ rất nguy hiểm và rất tai hại.

Đã nói trước có Phật tánh, vì sao lại nói nay không Phật tánh?

CHÁNH VĂN:
Hỏi: Đã nói trước có Phật tánh, vì sao lại nói nay không Phật tánh?
Đáp: Nay nói không có Phật tánh là bị phiền não che đậy không thấy, do đó nói không. Trước không nay có, trước không là trước không có phiền não, nay có là ngày nay có đủ phiền não. Dù cho đại kiếp phiền não như hằng sa cũng là nay có. Cho nên nói ba đời có pháp thì không có lẽ đó, nghĩa là Phật tánh không tiếp nối trong ba đời.

NHẤT THIẾT PHÁP VÔ NGÃ

Có ông bạn thời Trung-học, nguyên là kỹ-sư, đã về hưu nhiều năm, nay cuối đời chỉ chuyên tâm một việc là nghiên cứu Phật pháp và tu hành. Ông bạn già gởi thư bộc bạch về việc tu học của mình, đồng thời hỏi người viết hai câu, yêu cầu giải thích, xin được tóm tắt đại ý như sau:
"-Thứ nhất, vì sao trong các kinh Đại-thừa, đức Phật thường dạy "Nhất thiết pháp vô ngã - tất thảy pháp vô ngã", hoặc những câu có ý nghĩa tương tự, tức là các pháp tướng không phải thật có, trong khi trước mắt, thấy cái gì cũng đều thật có cả.

LẠI TRỞ VỀ CỐ QUẬN!

Cả hai bài Thư Xả và Trở Về Mái Nhà Xưa, tôi đều chỉ nói một vấn đề, là trở lại, là “hồi đầu thị ngạn”, là an lập thực tại thân thọ tâm pháp ở đây và bây giờ, đừng hướng ngoại cầu huyền, đừng rong ruổi Đông Tây Nam Bắc tìm kiếm cái gì nữa – là “yếu chỉ” đầu tiên mà sư huynh của tôi - thiền sư Viên Minh - đã giảng nói cả hằng chục khóa thiền trong và ngoài nước.
Cũng tương tợ vậy, hãy trở lại ngôi nhà của mình, châu báu nó nằm sẵn ở trong - tương tự như “Cư trần lạc đạo” của Trần Nhân Tông:

Nhân duyên gì mọi người tới với vị Thầy từ bốn phương

Tại sao và làm thế nào mà mọi người tới với Thầy từ bốn phương trên trái đất này?
Nếu người nào nói ra chân lí, người ấy chắc chắn sẽ được mọi người tìm tới dù sớm hay muộn - đó là lí do tại sao.
Điều này là không thể nào... nếu bạn đã thốt ra chân lí, thì không thể nào người khác lại không tới. Họ đang ao ước về điều đó, họ đang khát khao về điều đó, họ đang đói về điều đó; và họ vẫn còn đói trong nhiều kiếp.

Hãy tử tế với nhau

Có lần đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ, "Nếu ta có một tôn giáo thì rất tốt. Nhưng thật ra nếu như không có tôn giáo chúng ta cũng vẫn có thể tồn tại và tự xoay xở được. Còn nếu như không có tình người thì chúng ta sẽ không thể nào tồn tại. Bản chất của mọi tôn giáo chính là từ tâm (good heart). Đôi khi tôi cũng gọi tình thương và lòng tử tế là tôn giáo của tôi." 

SỐNG TỈNH THỨC - TỈNH THỨC MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?


country-meadow
Chỉ cần tỉnh thức hơn một chút trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ thấy cuộc đời này dễ chịu và đáng sống hơn nhiều. Sự tỉnh thức nuôi dưỡnglòng tri ân, giúp ta rộng lượng và nhân ái hơn với mọi người, chính điều này sẽ mang lại cho chúng ta hạnh phúc. Khi giữ được chính niệm hay tỉnh thứcchúng ta có thể biến những việc nhàm chánnhất như việc giặt đồ sẽ trở nên thú vị hơn. Nó cũng giúp ta dừng lại để suy nghĩ trước khi phản ứng lại một tình huống, trước khi cơn giận bùng nổ hay trước khi ta buông những lời cay độc thiếu suy nghĩ.

THIỀN SƯ HOÀNG BÁ

CHÁNH VĂN:  
Ngài hiệu Hy Vận, người tỉnh Mân (tỉnh Phước Kiến), Hồng Châu, thuở nhỏ xuất gia tại bổn châu trên núi Hoàng Bá. Trên trán Ngài có cục thịt nổi vun lên như hạt châu, âm thanh trong trẻo, ý chí đạm bạc.
GIẢNG: 
Các tỉnh của Trung Hoa rất lớn nên trong tỉnh có chia ra Châu, Huyện. Châu là chỗ thị tứ, thành phố của tỉnh, dưới Châu là Huyện. Ngài người tỉnh Phước Kiến, tướng tốt to lớn, trên trán có nổi cục thịt đỏ. Đây là những phước tướng đặc biệt. Âm thanh trong trẻo, ý chí đạm bạc, thích sống đơn giản.

Nhập đạo tứ hạnh quán - Huyết mạch luận

Ðường vào Ðạo có nhiều lối, nhưng cơ bản là không ngoài hai lối chính: bằng lý giải, tức là thông hiểu nghĩa lý, và bằng tập hạnh, tức là thực hành . Nhập đạo bằng lý giải có nghĩa là nhận thức được cái cốt yếu của đạo lý qua kinh điển và tin tưởng sâu xa rằng tất cả mọi chúng sinh đều có một chân tính như nhau. Chân tính đó thường không được hiển lộ vì bị che lấp bởi những cảm xúc và si mê. Người nào thoát ra khỏi những si mê này để trở về với cái chân thực, quay mặt vào vách để bích quán, thấy sự vô ngã của ta và tha nhân, sự đồng nhất của thánh và phàm, giữ cho tâm bất động không vướng mắc nơi giáo điều, người đó đã mặc khải được lý đạo một cách rốt ráo. Sự lý nhập đó không cần phải có nỗ lực dụng công .
Nhập đạo bằng tập hạnh có bốn hạnh chính bao quát: chấp nhận sự đau khổ (báo oán hạnh), tùy thuận với mọi việc (tùy duyên hạnh), không mong cầu (vô sở cầu hạnh), và thực hành đạo pháp (xứng pháp hạnh).