Đối mặt với sự cô đơn là một thử thách lớn trên đường giác ngộ giải thoát.
Về phương diện tâm lý, khi còn lệ thuộc vào người khác thì vẫn chưa thực sự tự do, chưa thong dong tự tại được, nên Phật dạy không nương tựa, không bám víu vào bất kỳ điều gì ở đời... Nietzches xem sự giác ngộ như con lạc đà buông hết mọi chở mang để trở thành sư tử một mình giữa sa mạc cuộc đời, từ đó mới trở thành trẻ thơ, rỗng lặng trong sáng hoàn toàn được. Khi biết trở về trọn vẹn với chính mình bạn sẽ thấy sự cô đơn thật mầu nhiệm biết bao!
- Thiền Sư Viên Minh
Trong sự hữu hạn của hình thái loài người, chúng ta không thể thấu triệt được bản chất hiện hữu của tổng thể vạn vật dưới lăng kính vĩ mô vũ trụ được. Những gì chúng ta có thể làm được là tập trung ý thức quán sát sự hiện hữu tồn tại mà không dấy lên một tư tưởng phán xét, đánh giá, phê bình nào.- Ajahn Sumedho
- Achaan Naeb
"Chính ý muốn hay thèm khát là điều tạo ra tương lai, và chính sự sân hận hay nuối tiếc tạo ra quá khứ. Khi bạn buông bỏ ý muốn, thời gian bắt đầu biến mất, và đó là một trải nghiệm đẹp đẽ"
"Trực nhận có nghĩa là bạn cảm nhận sự việc mà không có một khoảnh khắc suy nghĩ"
"Có chánh kiến không phải nhờ vào niềm tin hay chấp nhận một giáo điều, mà là hiểu biết rõ ràng. Sự hiểu biết rõ ràng này nảy sinh từ cách phân tích sắc sảo thực tại. Chính nhờ thế mà dần dần, ta sẽ nghi ngờ niềm tin vào sự tồn tại tự có của các hiện tượng (trước đây, tri kiến sai lầm đã khiến ta đinh ninh như vậy) và nó sẽ được thay thế bằng một cách nhìn đúng đắn về vạn vật."
- Krishnamurti
"Tự do có nghĩa là làm chủ được chính mình."
- Matthieu Ricard
"Tự tin dựa vào sự bằng lòng với chính bản thân, khiến ta cảm thấy tự tại. Không cần phải lấn lướt ai."
- Ni sư Ayya Khema
"Bậc thầy tuyệt vời nhất đang an trú ngay trong ta. Giống như những người có thể dẫn đường chỉ lối cho ta trong cuộc sống, bậc Thượng sư bên trong cũng luôn có mặt để giúp bạn đi đúng đường. Bạn có thể gọi đó là trực giác, tâm hồn, trái tim hoặc chiếc la bàn nội tâm của mình. Tuy nhiên, chừng nào kỳ vọng còn nặng trĩu trên vai, bạn khó có thể nghe thấy tiếng nói của người thầy bên trong, khó có thể nhận biết mình đang nghe theo trái tim hay để u mê, bám chấp thiêu đốt, kiểm soát ý nghĩ và cảm xúc của mình."
- Gyalwang Drukpa
- Dhamma (Pháp) không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải tự ngã - nó là sự thực (chân lý). Tất cả mọi thứ hiện khởi đều là Dhamma. Chẳng hạn, ngồi, đứng, phóng tâm, buồn ngủ, nghe, sân hận, thoải mái, đau nhức, mong muốn, tham lam, v.v... Những gì thuộc về danh hay sắc đều là pháp cả - và mọi thứ đều là danh và sắc. Mọi thứ khởi lên đều có thể dẫn đến trí tuệ thực hành.
- Achaan Naeb
- Không có pháp nào nằm trong quyền kiểm soát của bất cứ ai, bởi nó là vô ngã (anatta). Do đó, phải có tác ý chân chánh mới thấy được pháp. Ngay như phóng tâm, nếu biết nó là danh phóng tâm - bạn sẽ thấy phóng tâm nằm ngoài sự kiểm soát của ta. Phóng tâm là vô thường, phóng tâm là khổ đế (dukkhasacca), phóng tâm là Thánh đế (Ariyasacca)
- Achaan Naeb
- Sư Ajahn Brahm
"Trực nhận có nghĩa là bạn cảm nhận sự việc mà không có một khoảnh khắc suy nghĩ"
- Sayadaw U. Jotika
"Chúng ta đạt được trí tuệ không phải bằng cách sáng tạo ra các ý tưởng mà bằng cách học nhìn sự vật hiện tượng rõ ràng, như chúng đang là."
- Matthieu Ricard
"Tìm kiếm những điều mà ta cho là mình thực hành để thấy được nó, đó không phải là thiền chánh niệm. Thiền chánh niệm chỉ là hay biết về tất cả những gì đang đến với bạn."
- Sayadaw U Tejaniya
Luân hồi sinh tử không phải là sinh từ kiếp này qua kiếp khác, vì không sinh từ kiếp này qua kiếp khác làm sao học ra được bài học giác ngộ giải thoát. Bị trói buộc trong những hồi tưởng quá khứ gọi là luân hồi, bị trói buộc trong những ảo vọng tương lai gọi là sinh tử. Khi bạn thấy ra được sự sai lầm này gọi là giác ngộ, khi không còn bị những sai lầm này trói buộc gọi là giải thoát.
- Thiền Sư Viên Minh
Khi bạn đang thực tập thiền định, đừng cố gắng ngăn chặn dòng suy nghĩ. Hãy để tự thân nó ngưng bặt. Nếu có điều gì len vào tâm trí, cứ để nó vào, rồi để nó đi ra. Nó sẽ không ở lâu đâu. Khi bạn tìm cách chặn dòng suy nghĩ của mình, điều đó có nghĩa là bạn đang bị nó quấy nhiễu.
- Thiền sư Shunryu Suzuki
- Đức Dalai Lama
"Việc sử dụng phương pháp tu thiền, có thể khiến cuộc sống trở nên chậm lại, điều chỉnh tâm tính của bản thân, khiến cho tâm tính trở nên nhẹ nhàng và chậm rãi hơn. Tâm tính một khi trở nên thư thái nhẹ nhàng, công việc tự nhiên sẽ càng hiệu quả."
- Hoà Thượng Thích Thánh Nghiêm
"Đừng thực hành một cách quá nghiêm túc, hãy thực hành một cách bình lặng và trân trọng."
- Sayadaw U Tejaniya
"Nếu chúng ta không bị dính mắc trong các suy nghĩ về kinh nghiệm của mình, sẽ đơn giản chỉ có kinh nghiệm trong từng giây phút: chỉ có cái nhìn, cái thấy, ngửi, nếm và xúc chạm. Tất cả là trống rỗng, không có cái tôi."
- Josheph Goldstein & Jack Kornfield
"Khi tâm trí tĩnh lặng, không tìm kiếm bất cứ điều gì, nó có thể nhìn thấy chân lí. Và chân lí là sự giải thoát, chứ không phải nỗ lực của bạn để được tự do." - Krishnamurti
"Tự do có nghĩa là làm chủ được chính mình."
- Matthieu Ricard
"Tự tin dựa vào sự bằng lòng với chính bản thân, khiến ta cảm thấy tự tại. Không cần phải lấn lướt ai."
- Ni sư Ayya Khema
"Bậc thầy tuyệt vời nhất đang an trú ngay trong ta. Giống như những người có thể dẫn đường chỉ lối cho ta trong cuộc sống, bậc Thượng sư bên trong cũng luôn có mặt để giúp bạn đi đúng đường. Bạn có thể gọi đó là trực giác, tâm hồn, trái tim hoặc chiếc la bàn nội tâm của mình. Tuy nhiên, chừng nào kỳ vọng còn nặng trĩu trên vai, bạn khó có thể nghe thấy tiếng nói của người thầy bên trong, khó có thể nhận biết mình đang nghe theo trái tim hay để u mê, bám chấp thiêu đốt, kiểm soát ý nghĩ và cảm xúc của mình."
- Gyalwang Drukpa
- Dhamma (Pháp) không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải tự ngã - nó là sự thực (chân lý). Tất cả mọi thứ hiện khởi đều là Dhamma. Chẳng hạn, ngồi, đứng, phóng tâm, buồn ngủ, nghe, sân hận, thoải mái, đau nhức, mong muốn, tham lam, v.v... Những gì thuộc về danh hay sắc đều là pháp cả - và mọi thứ đều là danh và sắc. Mọi thứ khởi lên đều có thể dẫn đến trí tuệ thực hành.
- Achaan Naeb
- Không có pháp nào nằm trong quyền kiểm soát của bất cứ ai, bởi nó là vô ngã (anatta). Do đó, phải có tác ý chân chánh mới thấy được pháp. Ngay như phóng tâm, nếu biết nó là danh phóng tâm - bạn sẽ thấy phóng tâm nằm ngoài sự kiểm soát của ta. Phóng tâm là vô thường, phóng tâm là khổ đế (dukkhasacca), phóng tâm là Thánh đế (Ariyasacca)
"Nhiều người phân vân khi thấy ngày nay có nhiều thầy và nhiều lối hành thiền khác nhau. Nhưng chẳng qua cũng giống như chuyện đi vào thành phố bằng nhiều lối khác nhau. Dầu đi lối nào, nhanh hay chậm rốt cuộc cũng đến thành phố. Thông thường các phương pháp hành thiền chỉ khác nhau bề ngoài. Nhưng có một điều cốt yếu là các phương pháp hành thiền đúng theo lời Phật dạy phải dẫn đến chấm dứt tham ái. Cuối cùng bạn phải vất bỏ mọi hệ thống, mọi phương pháp, và ngay cả vị thầy của mình. Phương pháp nào dẫn đến sự dứt bỏ, diệt trừ tham ái thì đó là phương pháp thực hành đúng đắn."
- Thiền sư Ajahn Chah
"Không ai hạnh phúc hơn người thấm nhuần được đạo lý, lấy đạo vị làm niềm vui giữa cuộc đời đầy gian khổ này. Thấy ra sự khổ và nguyên nhân của nó chính là giác ngộ giải thoát...
Hãy tự tin, trong bạn có sẵn tánh giác là viên ngọc quý vô giá, không có bất cứ điều xấu xa tội lỗi nào có thể làm ô nhiễm được nó, ngược lại, chính nhờ những va chạm đầy nghiệt ngã giữa cuộc đời mới giúp con biết quay về chính mình để thấy ra nguồn hạnh phúc vô tận ấy. Hãy cảm ơn Pháp đã ban cho bạn những đắng cay trần thế để bạn biết trở về nguồn đạo nhiệm mầu."
Hãy tự tin, trong bạn có sẵn tánh giác là viên ngọc quý vô giá, không có bất cứ điều xấu xa tội lỗi nào có thể làm ô nhiễm được nó, ngược lại, chính nhờ những va chạm đầy nghiệt ngã giữa cuộc đời mới giúp con biết quay về chính mình để thấy ra nguồn hạnh phúc vô tận ấy. Hãy cảm ơn Pháp đã ban cho bạn những đắng cay trần thế để bạn biết trở về nguồn đạo nhiệm mầu."
- Thiền Sư Viên Minh
Hình ảnh:
* Cảnh đẹp công viên Seward, Washington State
* Cảnh đẹp Đại Hồ ở Collingwood, Ontario