Hãy lắng nghe - Trong im lặng hoàn toàn trí óc nhận ra vĩnh cửu


Hỏi :
Trong lúc ngồi tại đây nghe ông nói thì có vẻ như là tôi hiểu, nhưng khi ra khỏi đây, tôi lại chẳng còn hiểu gì cả, dù rằng tôi đã cố áp dụng theo những lời ông nói.
Krishnamurti :
. . . Bạn hãy lắng nghe từ tâm bạn, chứ đừng nghe theo lời diễn giả. Nếu bạn nghe theo diễn giả thì hắn ta sẽ trở thành kẻ lãnh đạo của bạn, sẽ trở thành đường lối để bạn hiểu biết -- điều đó quả là khiếp hãi, ghê tởm, bởi vì như vậy là bạn đã thiết lập một đẳng cấp của thẩm quyền. Cho nên công việc của bạn tại đây là hãy lắng nghe từ chính tâm bạn. Bạn đang nhìn vào hình ảnh mà diễn giả vẽ lên, đó là hình ảnh của chính bạn chứ không phải là hình ảnh của diễn giả.

Triêt lí - Logic - Thơ ca - Tôn giáo - Nghệ thuật


Triết lí là bệnh tật lớn nhất, và một khi bạn bị bắt vào trong nó thì rất khó thoát ra khỏi nó bởi vì nó đáp ứng sâu sắc thế cho bản ngã. Người ta cảm thấy tổn thương khi người ta biết dốt nát của mình. Và dốt nát là toàn bộ và tuyệt đối; bạn không biết gì chút nào. Bạn đơn giản trong dốt nát tăm tối, và điều này gây tổn thương. Người ta muốn biết cái gì đó, ít nhất là cái gì đó, và triết lí cho bạn sự an ủi: có các lí thuyết, và nếu bạn có thông minh bình thường, điều đó sẽ có tác dụng - bạn có thể học lí thuyết đó, bạn có thể có hệ thống riêng của bạn, triết lí, và thế rồi bạn thấy thoải mái. Thế thì bạn không chỉ biết, mà bạn còn có thể dạy cho người khác, bạn có thể khuyên người khác, bạn có thể cứ biểu lộ tri thức của bạn cho người khác - và mọi thứ được giải quyết, dốt nát bị lãng quên.

Trong tâm không có tiếng nói ... “thân con thì nhẹ tênh”


Kính đảnh lễ Hòa Thượng.

Con là TNg., con đang tập sống theo lời dạy của Sư là "Thận trọng chu đáo, Chú tâm trọn vẹn, Quan sát rõ ràng" - điều đầu tiên mà con nhận biết là, khi 6 căn dừng trên đối tượng trọn vẹn và rõ ràng, thì trong tâm không có tiếng nói (tên của đối tượng), lúc đó tâm vẫn thấy biết toàn vẹn (có khi con thấy đối tượng rã nát ra như viên gạch; có khi con cảm giác luồng âm thanh chạy cực nhanh vào lỗ tai rồi mới phát ra tiếng; một lần ngồi nghe vị Thầy giảng, tiếng giảng không phải nơi vị Thầy mà là trong đầu con, miệng của Thầy chỉ có chuyển động...) mà thân con thì nhẹ tênh.