Mười pháp Ba-la-mật

Đạo Đế bao hàm tất cả yếu tố giải thoát mà trong đó có mười yếu tố nổi bật được gọi là Ba-la-mật (Pāramī).
Pāramī có nghĩa là pāraṃ gata: đến bờ kia. Bờ kia ám chỉ sự giải thoát toàn triệt khỏi cái ta ảo tưởng. Cái ta luôn mong muốn trạng thái như ý. Dù ở mức độ nào ý muốn này cũng không thoát khỏi quỹ đạo của sự tạo tác trở thành. Nghĩa là nó vẫn loanh quanh trong vòng luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau. Vậy đến bờ kia chính là thoát ly hoàn toàn khỏi sự đắm chìm trong khổ hải do bản ngã tạo nên. Cuộc đời không phải là nguyên nhân của đau khổ, chính cái ta ảo tưởng biến cuộc đời thành bất hạnh. Cái ta ảo tưởng của mỗi người tuy khác nhau nhưng nội dung hoạt động vẫn là vô minh > ái dục > trở thành > sinh tử > khổ đau.

Lòng biết ơn

Chúng ta hãy dành một chút thời gian để quán chiếu về lòng biết ơn. Tôi không xem lòng biết ơn như là một đối tượng thiền tập riêng rẽ. Chúng ta có thiền chánh niệm (Tứ Niệm Xứ), thiền tâm từ (metta), tâm bi (karuna), tâm hỷ (mudita) và tâm xả (upekkha).
Chúng ta có thiền niệm ân Đức Phật, Đức Pháp và Đức Tăng. Chúng ta cũng thiền tập trên những phẩm hạnh tốt đẹp và sự rộng lượng của chúng ta, nhưng tôi không thấy có thiền về lòng biết ơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực tập những hình thức thiền kể trên thì lòng biết ơn cũng sẽ xuất hiện.

Một kiếp làm người...

Phật vẫn chờ con cuối đường đó chứ
Con về sau hoa có nở liên đài?
Con thèm lắm một nụ cười giản dị
Đấng cha lành đâu phải chỉ riêng ai!




Chuẩn bị cho chính mình

Biết đâu câu trả lời nằm ngay quyển sách trước mặt. Hãy tưởng tượng một người nào đó đang tìm kiếm một sự hiểu biết, một câu trả lời cho những băn khoăn của cuộc sống. Người đó biết rằng trong cuộc sống của mình có gì đó không ổn. Chắc chắn phải có một cuộc sống khác tốt đẹp hơn thế này. Anh ta tìm kiếm và lại tìm kiếm, và rồi ngẫu nhiên cầm lên một cuốn sách, và sung sướng tìm thấy câu trả lời cho vấn đề của mình – Chính nó đây rồi! và kể từ đó, cuộc đời của anh ta đã hoàn toàn thay đổi

CHỈ CÓ VẬY THÔI

Một tranh hí họa trong tạp chí New Yorker: Hai vị sư, một già, một trẻ, ngồi xếp bằng tọa thiền trong thiền đường. Vị sư trẻ thỉnh thoảng liếc nhìn vị sư già với ánh mắt dò hỏi, vị sư già quay sang anh ta nói: "Không có gì xảy ra hết. Chỉ có vậy thôi".
Thật vậy, thông thường khi chúng ta quyết định làm một việc gì, tự nhiên ta muốn có được một kết quả nào đó cho công trình của mình. Chúng ta muốn thấy một kết quả, cho dù đó chỉ là một cảm thọ an vui nhẹ nhàng. Tôi thấy có một ngoại lệ duy nhất trong thiền tập là một việc làm có ý thức và có phương pháp của con người, mục đích không phải để tự cải tiến hoặc đưa chúng ta đi đâu hết. Thiền tập giúp cho ta giản dị nhận thức được thực tại của mình trong bây giờ và ở đây. Có lẽ giá trị của nó là ở chỗ đó. Và có lẽ trong cuộc đời chúng ta cần nên làm một việc nào đó, chỉ là làm là vì làm thế thôi.

Giác Ngộ

Vào thời đại bây giờ, nhiều người hay nói về Giác ngộ nhưng Sư không biết là những người này có thật sự hiểu thế nào là Giác ngộ không? Danh từ "Giác Ngộ" có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo quan niệm riêng của mỗi cá nhân và tôn giáo. Sự Giác ngộ đối với một người theo Thiên Chúa giáo, Hồi Giáo hoặc Phật giáo sẽ không giống nhau. Do đó trước khi đi vào đề tài này, chúng ta cần phải hiểu nghĩa Giác Ngộ là gì trên căn bản giáo lý Nguyên Thủy.

Tâm Hương Mùa Phật Đản


 Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ
Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen,
Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở
Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..

Tám Pháp thế gian (Atthalokadhamma) - Những Thăng Trầm Của Ðời Sống

Thế gian chênh lệch nầy quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ, và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đầy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không vì hoa mà ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà xa lánh hẳn hoa hồng.
Với người lạc quan, thế gian nầy tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp, cũng không hoàn toàn xấu xa. Nhìn với cặp mắt thực tiễn thì nó sanh ra với những hoa hồng xinh tươi đẹp đẽ cùng với gai nhọn đầy mình.
Người hiểu biết sẽ không say mê sắc đẹp của hoa hồng nhưng nhận định đúng nó là thế nào.

Giải thoát khỏi cái đã biết

Giống như sự khiêm cung, bạn không thể vun trồng tình yêu được. Chấm dứt hoàn toàn tính tự cao, sự khiêm cung mới xuất hiện và bạn cũng không nhận biết thế nào là khiêm cung nữa. Người còn biết thế nào là khiêm cung, người ấy là người tự cao tự đại. Như vậy, khi bạn đặt hết tâm trí bạn, các dây thần kinh, mắt bạn, toàn bộ thân tâm bạn vào việc khám phá cách sống của bạn, lối sống đó thực sự là gì và vượt thoát nó, phủ nhận toàn triệt cuộc sống mà bạn đã sống hiện giờ - chính trong hành động phủ nhận cái xấu xa, tàn bạo thì cái kia liền xuất hiện và bạn chẳng bao giờ nhận biết được Cái Đó. Người còn biết mình tĩnh lặng, biết mình yêu thương là người chẳng biết tình yêu là gì, tĩnh lặng là gì.

Sống ở đời


Sáng dậy, mặt trời mọc phía đông.
Lát sau đã thấy đứng trên không.

Sự bình an cuối cùng

Chánh niệm là chìa khóa đưa vào phút giây hiện tại. Không có chánh niệm, chúng ta không thể nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng, và chúng ta đánh mất mình trong sự đi rong của tâm thức. Urgyen, một vị thầy về Đại Toàn Thiện của Phật giáo Tây Tạng, nói: “Có một thứ chúng ta luôn luôn cần, đó là người canh giữ có tên là Chánh niệm-người canh giữ luôn luôn xem chừng khi nào chúng ta bị sự xao lãng lôi đi”.

ĐI TÌM HẠNH PHÚC

... Bức tranh trần thế luôn hiện hữu sống động tại đây và bây giờ... Ba thời, quá khứ, hiện tại, vị lai xảy ra trong từng sát na tạo nên khúc nhạc vô thường. Đó là cung điệu dặt dìu mất biên giới thời gian, như những giọt sương thu long lanh đậu trên búp non hoa lá, tuy hiện diện hoang sơ trong từng sát na hiện thực, nhưng khoảnh khắc an nhiên tịch tịnh đã trở thành thiên thu bất tử...

Chỉ có trí tuệ mới hiểu

Một khi đã hiểu được vấn đề hay một tình huống xung đột,tâm sẽ được giải thoát khỏi đau khổ (do xung đột đó gây ra cho mình). Chỉ khi đó nó mới không còn phản ứng lại mỗi khi gặp những tình huống như vậy nữa. Để có được tầm mức trí tuệ này tất nhiên không phải là chuyện dễ. Thực hành theo cách này có thể sẽ tương đối khó, nhất là trong giai đoạn đầu. Chúng ta cần rất nhiều kiên nhẫn và duy trì thực hành đều đặn.

Bước vào suối mát ta chơi

Có lần vào một tiệm sách, thấy trên tường có treo một thư pháp thật đẹp viết “Dẫu biết vô thường sao lòng vẫn xót xa”. Tôi chợt nghĩ, có phải “lòng ta cảm thấy xót xa” vì cuộc đời vô thường và có nhiều thay đổi như câu thư pháp ấy viết không? Hay vì một nguyên nhân nào khác?

Cái chết và lòng từ bi

Hình ảnh thường được dùng để diễn tả sự tu tập thiền quán, trí tuệ là một người đang đi trên một sợi dây treo trên không. Khi chúng ta đi trên một sợi dây treo lơ lững giữa trời, thì điều cần phải quan tâm là sự cân bằng: luôn luôn giữ một thái độ ung dung, quân bình. Khi ta đang đi, sẽ có nhiều sự vật bay ngang qua: những hình ảnh, những âm thanh, tình cảm, tư tưởng và ý niệm khác nhau.

Một bài thơ của nhà sư Buddhadasa

Buddhadasa Bikkhu (1906-1993) là một nhà sư Thái Lan thật uyên bác và khác thường. Tư tưởng và sự hiểu biết về Đạo Pháp của ông vượt lên trên những hình thức màu mè của một tín ngưỡng, loại bỏ được tất cả những thêm thắt và diễn đạt không thể tránh khỏi của người sau suốt trên dòng lịch sử phát triển lâu dài của Phật Giáo.

HỒI ĐẦU THỊ NGẠN

ĐỊNH NGHĨA
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói, song ý nghĩa ngầm chứa trong đó không dễ gì hiểu hết một cách hời hợt được. Nói quay đầu lại, nhưng quay lại đâu? Rồi chính đó là bờ mé, nhưng là bờ mé gì? Chỗ này thì không thể nói suông, giải thích suông mà được, mà là một sự thể nghiệm chân thật ngay chính mình mới rõ suốt. Để rõ điểm này, xin dẫn chuyện Ngài Văn Thù - Tư Nghiệp.