Ngay chính đức Phật với bao công đức tích tụ từ vô lượng kiếp, cũng không tránh khỏi cái chết. Cuối đời, Ngài đã từ bỏ cái thân này thoát khỏi gánh nặng xác thân. Ta cũng nên tự bằng lòng với bao nhiêu năm nương dựa vào thân mình. Ta cần phải thấy đủ. Ta có thể so sánh thân mình với vật dụng trong nhà mà ta xài bao nhiêu năm - ly - chén - muỗng, nĩa v.v... Khi mới được sắm về, chúng sạch bóng, nhưng giờ, sau khi đã được sử dụng quá lâu, chúng bắt đầu hư hao. Có cái sứt mẻ, cái lạc mất, những cái còn lại thì cũ kỹ, không giữ nguyên hình thể ban đầu, và đó là đặc tính của chúng. Thân thể của ta cũng thế. Nó luôn luôn biến đổi kể từ lúc ta vừa mới chào đời, rồi lớn lên, trưởng thành, và già đi. Ta phải chấp nhận điều đó. Ðức Phật bảo mọi duyên hợp, dù là duyên hợp bên trong, ở thân hay bên ngoài, tất cả đều không phải Ngã -- đặc tính của chúng là vô thường, luôn biến đổi. Hãy quán chiếu tư duy này cho đến khi ta thấy thật rõ ràng.
Niết Bàn có phải là hư vô?
Nếu chỉ vì ngũ quan không thể tri giác được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn (*) là hư vô, là không không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kia kết luận rằng trong đời không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)