Chân lý ở nơi mình


“Đau chính là tu. Ôi đau đớn mới tuyệt vời làm sao!”. Thầy nói vậy vì trong một cơn đau thập tử nhất sinh Thầy đã giác ngộ lại chính mình, nhờ đó Thầy mới biết tất cả chân lý ở nơi mình, Thầy đã thấy ra bản lai diện mục cũng chẳng là ai khác. Thầy nhớ có một hành giả đến hỏi đạo, bị thiền sư đóng sầm cánh cửa khi ông ta vừa bước chân vào, chân gãy, thiền sinh đại ngộ. 



Chỉ có Pháp hiện tại...


...Khi chưa biết đạo, người ta thấy núi là núi, nhưng sau thuần đạo rồi người ta lại thấy núi cũng vẫn là núi mà thôi. Cũng vậy, người đời làm cái gì thì kẹt vào cái đó, như con đã kẹt vào cái tu, cái học. Sau khi được khai thị cho thì lại bỏ tu, bỏ học, bỏ hết tất cả. Cuối cùng khi đạo đã thâm trầm thì té ra cũng tu, cũng học, cũng làm tất cả, không bỏ thứ gì...


LÒNG VỊ THA


...nếu lòng từ ái vị tha có đem lại khổ đau thì khổ đau ấy chỉ giúp ta càng thêm lớn mạnh.

...Lòng vị tha chỉ có khi thành thực với chính mình, với hoàn cảnh, với mọi người. Không nên vị tha quá sức mình, không nên vị tha một cách bất đắc dĩ, không nên vị tha để khoa trương, không nên vị tha để hóa trang cho lòng ích kỷ hoặc che giấu một sự thật chua cay. Khi Thầy đói con chia sớt cho Thầy nắm cơm hạt muối, đó là thành thực vị tha. Vị tha không phải chỉ có cho mà không nhận. Vị tha cũng không cân lường bằng số lượng mà giá trị ở tấm lòng. Tấm lòng chân thành, cởi mở và thương yêu...


Phiền não tức Bồ Đề


Thầy đã nói rất nhiều rằng không phải tránh khổ đau, phiền não, không phải tránh tranh chấp, ganh tị... ở đời. Làm sao con thoát được khi bản chất cuộc đời là như vậy? Thật ra chính nhờ những xô đẩy đó con mới biết cách tự điều chỉnh mình sao cho có thể tự tại giữa những được mất, hơn thua, thành bại, xấu tốt... 
...Con đừng sợ hãi phiền não, con không nghe người ta nói phiền não tức Bồ Đề sao? Phát tâm Bồ Đề tức là con dám đón nhận mọi ưu phiền của cuộc đời cho sự nghiệp giác ngộ...


Biết rõ việc mình đang làm

Trong bài kinh Tứ niệm xứ, Bốn lãnh vực quán niệm, đức Phật có dạy cách thực tập như sau,“Khi đi, vị khất sĩ lại cũng ý thức rằng mình đang đi; khi đứng, ý thức rằng mình đang đứng; khi ngồi, ý thức rằng mình đang ngồi; khi nằm, ý thức rằng mình đang nằm. Bất cứ thân thể mình đang được sử dụng trong tư thế nào, vị ấy cũng ý thức được về tư thế ấy của thân thể…
    Khi đi tới hoặc đi lui, vị khất sĩ cũng biết rõ việc mình đang làm; khi nhìn trước nhìn sau, cúi xuống, duỗi lên, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi mặc áo, mang bình bát, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi ăn cơm, uống nước, nhai thức ăn, nếm thức ăn, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi đi đại tiện, tiểu tiện, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, nói năng, hoặc im lặng, vị ấy cũng biết rõ việc mình đang làm.”

Duy tuệ thị nghiệp



... bao tử cho ta sự sống, cuộc đời cho ta nụ cười trí tuệ, cho nên chỉ có trí tuệ mới thực là sự sống của con người: “Duy tuệ thị nghiệp”...


THIỀN ĐỊNH


...Thiền định phải hiểu và hành đúng mức bằng không sẽ là con dao hai lưỡi: một là thăng hoa thành diệu dụng, hai là dồn nén và sinh ra biến chứng tâm thần.
Thiền định là một mức sống tâm linh cao nhưng nó có nhiều hướng tùy theo người thực hiện nó... 


THIỀN MẶC CHIẾU

Mặc chiếu là một phương pháp đơn giản, quá đơn giản, thực vậy, rằng sự đơn giản này trở thành sự khó khăn của nó. Trong cùng tận, nó là phương pháp của không-phương-pháp, trong đó học nhân buông bỏ hết mọi tìm kiếm, mọi ràng buộc gắn bó, mọi mong đợi, và chỉ việc sống Thiền một cách trực tiếp. Để thực hành mặc chiếu, hãy buông bỏ tất cả mọi việc bận rộn, mọi niệm phân biệt, và hãy tỉnh thức một cách trong trẻo lặng lẽ, chấp nhận tất cả mọi chuyện một cách đầy đủ, [cứ để] y hệt như chúng là chúng. Đừng mong đợi theo bất cứ gì, cũng đừng trụ tâm vào bất cứ gì. Hãy đơn giản để cho tâm tỉnh thức một cách tự nhiên của bạn đón nhận mọi thứ, y hệt như chúng là chúng. Đó là sự tĩnh lặng và chiếu sáng tự nhiên của Thiền.

ĐẠO và ĐỜI


...Làm một người Phật tử thật là dễ nhưng cũng thật là khó. Khó là vì nó dường như đi ngược dòng đời. Đời thì tranh đấu, giành giật, hơn thua... để đạt cái mục đích quyền thế, danh lợi... và mỗi người bị cuốn hút vào hết đợt sóng này qua đợt sóng khác của cuộc bể dâu. Còn đạo thì âm thầm tinh tấn để tự thắng mình, thắng tham lam, ích kỷ, ngã mạn, kiêu căng, tật đố, si mê, thù hận, cố chấp v.v... cho nên đi ngược dòng đời... 


Tâm Đạt


Theo Thầy, đạt là đắc, là được, là tới mục đích rốt ráo. Nhưng ở đâu là nơi rốt ráo của tâm?
Một khi quá khứ tâm không thể đạt, tương lai tâm không thể đạt, hiện tại tâm không thể đạt, vậy tâm đạt chỗ nào?
Và khi mà: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” nghĩa là nên sinh cái tâm không trụ vào đâu cả. Vậy tâm trụ chỗ nào?


SỐNG ĐẠO



...Đạo Phật có nghĩa là sự sống giác ngộ. Và giản dị làm sao, khi con ăn biết mình đang ăn, khi đang đi, đứng, nằm, ngồi biết mình đang làm như vậy. Khi sân biết tâm mình có sân, khi buồn biết tâm mình có buồn, khi đau đớn biết mình đau đớn, khi vui thích biết mình vui thích, khi chơn chính biết mình chơn chính, khi sai lầm biết mình sai lầm. Đó là sống đạo, đó là sống hồn nhiên và trong sáng...
...nghĩa là sống trung thực với sự sống...



Ung Dung GIẢI THOÁT

... chúng ta có thể ung dung được là vì thực ra tự tánh của chúng ta vốn là chơn, vốn là ung dung giải thoát. Tự tánh của ta và vạn pháp vốn rất trong sáng, vắng lặng, hồn nhiên và dung thông tất cả. Nếu ai biết trở về với nguồn sống ấy nơi mình thì có thể hóa giải tất cả ràng buộc, tất cả khổ đau, tất cả nghịch cảnh và trả ta về với tự do tận mạch nguồn...


Phật giáo ở Ấn Độ và Châu Á

Phật nói: Giống như khỉ trong rừng ông nhảy từ cây nọ sang cây kia, chưa bao giờ tìm thấy quả - từ kiếp nọ sang kiếp kia, chưa bao giờ tìm thấy an bình. 
An bình là quả - và tâm trí chẳng có ý tưởng an bình là gì. Nó chỉ biết xung đột, nó chỉ biết chiến tranh, bạo hành, huỷ diệt. Nó chỉ biết mọi loại hư hỏng, thần kinh, tâm thần. Nó biết chia chẻ bên trong sâu sắc, nhưng nó chẳng biết gì về an bình; nó chưa bao giờ nếm trải an bình, an bình tuyệt đối không được biết tới. Nó chỉ là lời, trống rỗng mọi nghĩa. Nghĩa tới qua kinh nghiệm, bằng không mọi lời đều trống rỗng. Thượng đế là từ trống rỗng với bạn bởi vì bạn đã không kinh nghiệm nó. An bình là từ trống rỗng với bạn vì bạn đã không kinh nghiệm nó.

Nhìn vào bên trong - Bản chất của Tâm

Đôi khi chúng ta không muốn đặt câu hỏi nghiêm túc nào về ta là ai, vì sợ sẽ khám phá có một thực tại khác hơn sự thực, hiện tại này. Sự khám phá ấy sẽ làm gì với cái kiểu sống của ta bấy lâu nay? Bạn bè, đồng nghiệp của ta sẽ phản ứng ra sao trước cái điều mà bây giờ ta mới biết? Làm sao chúng ta có thể lật ngược tình huống? Rất giản dị. Tâm ta chỉ có hai vị trí: nhìn ra và nhìn vào bên trong…

HỌC ĐẠO

Ngày ........ tháng ........ năm ........

Con thương mến,

Thư con viết khá rành mạch chứng tỏ con có tiến bộ nhiều. Diễn tả rành mạch nội tâm mình là kết quả của chánh niệm tỉnh giác. Một người thiếu sáng suốt, thiếu tỉnh thức và tự tri không làm được điều đó.
Những điều con giải bày chứng tỏ con đã bắt đầu lãnh hội và thể nghiệm được những gì Thầy đã hướng dẫn, Thầy mừng cho con.
Trong thư con có bốn điểm Thầy còn phải giải thích thêm:


Sân Khấu Cuộc Đời

...Trong tục đế, cái ta hình thành do những quy định theo mối quan hệ xã hội, nó giống như đóng một số vai nào đó trong một vở kịch thôi, như vậy chỉ cần con đóng cho đúng vai trong kịch bản mà cuộc đời đã dàn dựng là đạt rồi. Nghĩa là ở đời thì con phải sống đúng với vai trò của mình như Khổng Tử nói trong thuyết chính danh: Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng v.v... Vậy nếu con tranh đấu vì lẽ phải, vì bình đẳng pháp luật, vì tự do tín ngưỡng... đúng với quy định của xã hội thì đó là con đã đóng đúng vai của mình trên sân khấu cuộc đời...

Vẻ Đẹp Của Thiền


...Thầy thì chỉ sống và chiêm nghiệm đời sống từng giây từng phút trong lặng lẽ tỉnh thức, ai muốn gọi đó là gì cũng được. Tất nhiên con phải có một mảnh đất nội tâm thật bình an để con có thể tịch tịnh niết-bàn, nhưng trên mảnh đất đó con cứ trồng tỉa ươm bón những cây ước vọng của con cho khu vườn tâm thêm phong phú, để con có thể thỏng tay vào chợ, sinh tử thong dong. Công việc ươm bón đó phải chăng cũng là một vẻ trong muôn vàn vẻ đẹp của thiền ?

Hành Trình GIÁC NGỘ



Hãy sống vô ngã vị tha, đừng muốn đạt được gì cho riêng mình, chỉ sống vì lợi lạc của nhiều người. Từ trong hành động tích cực đó con thận trọng chú tâm quan sát lại chính mình để phát hiện ra đâu là pháp tánh tự nhiên, tịch tịnh Niết-bàn, đâu là cái ta ảo tưởng lăng xăng tạo tác ra luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau. Động thái khám phá này chính là thiền, là soi chiếu, là minh, là giác được gọi là không, vô tướng, vô tác, vô nguyện trong hành trình giác ngộ.


TÌNH NGƯỜI



“Con người” như William Faulkner đã nói “là tổng số những nỗi bất hạnh” mà mỗi người phải tự đương đầu một mình. Không ai có thể gánh vác cho ai bất cứ điều gì, vì ngay mỗi người còn chưa giải quyết được cho chính mình những bước thăng trầm mà mình phải đi qua trong cuộc đời đầy khó khăn phức tạp này. Đạo lý, tâm lý, quyền năng, sức mạnh v.v... đều vô nghĩa đối với những nỗi thống khổ của cuộc đời, của con, của Thầy và của tất cả chúng sinh. Thầy cũng là người với tất cả những nỗi bất hạnh rất người, cho nên giữa chúng ta, giữa con người, chỉ còn lại tình thương yêu, thông cảm và mở lòng chia sẻ với nhau những bước thăng trầm giữa cuộc phù sinh. Thầy gọi đó là tình người.


Cuộc đời thật tuyệt vời, thật hết sức tuyệt vời...


Tôi đang sống trong một thế giới thật huyền diệu? Có đầy đủ những gì tốt đẹp ở đây. Dĩ nhiên nó chỉ tồn tại trong chốc lát nhưng cũng tạm đủ. Bạn có cảm thấy cuộc đời mình bí ẩn?
Mọi vật chung quanh bạn là một điều kỳ bí lớn lao: Tôi là một điều kỳ bí lớn lao. Bạn cũng thế. Trong một cách hết sức thiêng liêng.
Tôi đang sống với sự thán phục tuyệt vời. Mọi vật kỳ diệu biết bao! Họ bảo cuộc đời thật ghê sợ. Theo một cách nào đó điều này đúng, nhưng cuộc đời cũng tuyệt vời biết bao. Ðôi khi tôi cảm thấy sinh động và hạnh phúc rằng tôi còn sống. Tôi mong đợi một cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh. Bởi vì tôi mới học được cách sống mới. Cuộc đời của tôi muốn bắt đầu.

GIÁC NGỘ và ĐẠO ĐỨC


Tất cả những hành động, lời nói, ý nghĩ khác cũng vậy, hãy giác ngộ chúng thì chúng sẽ trở nên đạo đức chứ đừng bắt chúng phải đạo đức một cách miễn cưỡng mà tạo nên những mâu thuẫn đấu tranh căng thẳng.
Sách dạy làm người, Nho giáo hiểu theo nghĩa luân lý khắc kỷ, đều là những khuôn khổ đạo đức nguy hiểm khiến con người bị nô lệ vào đạo đức giả tạo hơn là giúp con người có khả năng sáng tạo đạo đức. Luân lý bao giờ cũng chỉ có ý nghĩa tùy thời, tùy chỗ, tùy dân tộc tính v.v... chứ không bao giờ tuyệt đối. Chỉ có con người giác ngộ mới đích thực có đạo đức tự mạch nguồn nội tại. 


Giá trị của CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC



Chánh niệm tỉnh giác không phải là nỗ lực loại bỏ hay nắm giữ một trạng thái thực tại nào mà là thái độ rỗng lặng trong sáng hoàn toàn vô ngã đối với mọi trạng thái thực tại đang là. Nắm bắt và loại bỏ chính là tham và ưu (sân) mà đức Phật đã khuyến cáo là không để xen vào khi chánh niệm tỉnh giác.
Buông thái độ phản ứng của cái ta lăng xăng trong nỗ lực nắm giữ hay loại bỏ trạng thái thực tại chính là tinh tấn, và ngay đó lập tức chánh niệm tỉnh giác lặng lẽ chiếu soi thực tại như nó đang là một cách tự nhiên vô vi, vô ngã.



Đóa Hoa Vô Thường


Con xin kính Thầy luôn đầy sức khỏe! Thưa Thầy trong bài Đóa Hoa Vô Thường của Trịnh Công Sơn có câu:

Tìm trong vô thường, có đôi giòng kinh/
Sấm bay rền vang, bỗng tôi thấy em/
Dưới chân cội nguồn, tôi mời em về/
Đêm gội mưa trăng, em ngồi bốn bề, thơm ngát hương trầm.

Xin thầy hoan hỷ cho con biết thêm ý nghĩa của đoạn nhạc trên của vị nhạc sĩ tài năng này vì có gì đó mà con chưa thực sự hiểu hết. Con cám ơn thầy.



Trả lời:

Tìm chi ngôn ngữ của người
Sao không thấy lại nụ cười an nhiên
Sát-na thực tại hiện tiền
Quỷ Ma chẳng có, Thánh Hiền cũng không.


***

Có lẻ, người hỏi câu này đã hiểu "Đoá hoa vô thường" của Trịnh Công Sơn qua 4 câu thơ Thầy phải không ạ?
Sau đây xin mời đọc " Đóa Hoa Vô Thường" của Thầy:


Sống trong hiện tại




Sống trong hiện tại không phải là hiện sinh hư vô chủ nghĩa mà là một sự sống dạt dào sinh động, tích cực, yêu đời, yêu người, yêu muôn loài vạn vật. Sống trong hiện tại với tâm hồn thanh khiết, vắng lặng, hồn nhiên. Sống trong hiện tại với tâm tư cởi mở, viên dung vô trước. Sống trong hiện tại như thế mới có thể giúp đời, giúp người, hy sinh, xả kỷ. Sống trong hiện tại là quên mình đi để trả mình về vĩnh cửu. Sống trong hiện tại là để cho sự sống tự nó vận hành, sống động và trôi chảy trong suối nguồn luân lưu vô ngại của vạn pháp, là thể nhập đại đồng... 

Hốt Phùng Thiên Để Nguyệt


“Hốt phùng thiên để nguyệt” là một cách nói thi vị thay cho thuật ngữ “hoát nhiên đại ngộ” của nhà thiền. Cũng như ngộ, “thiên để nguyệt” không thể tìm thấy ở bất cứ chân trời góc biển nào, mà chỉ tìm thấy ngay nơi chính mình, nơi mà nó vẫn muôn đời chiếu diệu.
Hễ ngay đây và bây giờ con không có vấn đề gì với thực tại hiện tiền tức là con thấy tánh, là “hốt phùng thiên để nguyệt”. Niết-bàn không xa, chỉ tiếc con người cứ mãi cố gắng đi xa Niết-bàn. Quê hương của Phật là nơi gần con nhất, sao con lại phải về đâu nữa để rồi tự thấy khó khăn trở ngại.



Những chướng ngại che lấp TÁNH BIẾT


Một hôm, một đệ tử ngoại đạo đến yết kiến đức Phật. Phật hỏi:
- Thầy ngươi dạy gì?
- Bạch Thế Tôn, thầy con dạy biết.
- Thầy ngươi biết như thế nào?
- Dạ, biết liên tục ngày đêm.
Rồi người đệ tử ngoại đạo lại hỏi Phật:
- Bạch Thế Tôn, Ngài dạy gì?
- Như Lai dạy biết.
- Ngài biết như thế nào?
- Như Lai khi nào cần biết thì biết, khi nào không cần biết thì thôi.
Cái biết của vị Đạo Sư ngoại đạo ấy dù miên mật đến đâu vẫn là cái biết của bản ngã, thời gian và ý niệm, nên tuy không gián đoạn nhưng nhìn kỹ chỉ là cố gắng nối dài thời gian trong nỗi sợ hãi, bất an. Còn tánh biết thể hiện nơi đức Phật là tùy duyên thuận pháp mà ứng hiện, thoạt có thoạt không, dường như không có nhưng khi cần động dụng thì liền có, đó mới thật sự là miên mật mà không cần lưu giữ niệm niệm kế tục bất đoạn làm gì. Cái biết hữu ngã có sinh diệt nên mới muốn được thường hằng, còn tánh biết vô ngã không sinh không diệt nên cũng không thường không đoạn.



Bình thường tâm thị đạo



...Ðức Phật dạy: "Tâm bình thế giới bình", tâm bình hay tâm thanh tịnh là bình thường tâm - "bình thường tâm thị đạo".
Vậy tâm bình thường, thế giới bình thường, là Niết-bàn Tịnh Ðộ chứ nào phải tìm kiếm đâu xa. Thế nên cổ đức đã từng nói:

Ðiểu ngữ, thiềm minh giai đạo lý
Sương đầu, diệp lạc thị thiền na
(Chim hót ve kêu đều đạo lý
Sương mai lá rụng thảy thiền na).


Tâm hồn của một người bình thường là thế, đạo vị và thi vị biết là bao!


Hoạt động của MINH

Lão Tử mô tả hoạt động của MINH như sau: “Đến chỗ rỗng lặng cùng cực thì cứ để yên như vậy. Mọi sự khởi lên (từ chỗ rỗng lặng) ta lấy đó để xem chúng trở về (nơi rỗng lặng). À, thì ra mọi vật là như vậy, chúng đều trở về gốc (bản lai diện mục lúc chưa sinh, thực tánh chân đế). Trở về gốc gọi là tịnh, cũng gọi là trở về chính mình. Trở về chính mình gọi là thường. Biết lẽ thường (pháp tánh bình thường tự nhiên) gọi là MINH. Không biết lẽ thường thì tạo tác lỗi lầm.” (LTĐĐK)
(Trí hư cực thủ tịnh đốc
Vạn vật tịnh tác ngô dĩ quan phục
Phù vật vân vân, các phục quy kỳ căn
Quy căn viết tịnh, thị viết phục mạng
Phục mạng viết thường
Tri thường viết minh, bất tri thường vọng tác hung)



THẤP THOÁNG LỜI KINH


Thấp Thoáng Lời Kinh viết về những lời dạy của đức Phật, dưới dạng như một “tùy bút”, từ cảm nghiệm của một… bác sĩ. Lời văn nhẹ nhàng, ngôn từ giản dị, ấn phẩm mới này sẽ đem đến cho bạn đọc những cảm xúc dung dị về những điều giản đơn nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc sống...Đó là những triết lý sống khiêm nhường, trọn vẹn…(LN)

Giác ngộ nghĩa là thấy rõ

Giác ngộ nghĩa là thấy rõ, càng ngày càng rõ bản chất như thật của sự sống. Sống và nhận thức được sự buốt đau tột cùng của sự sống mới có thể giải thoát và an nhiên.

...Là thấy rõ mặt thật của những kẻ thù mà xưa nay con xem là bạn hay thậm chí còn xem là chính mình. Nay con đã thấy mặt mũi của những kẻ thù trong lòng con, đó là một bước tiến vĩ đại trên đường giác ngộ.
...Hiểu được một cách thâm sâu tất cả ý nghĩa khổ đau, hiểu được đâu là con đường giác ngộ, con mới thực sự hiểu thế nào là tình thương...


Mục đích Giáo Pháp của Phật

Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc. Cho dù chúng ta học về các hiện tượng vật lý hay tâm linh, tâm (citta) và các tâm sở (cetasika), chỉ khi nào chúng ta lấy sự giải thoát khỏi mọi phiền não làm mục đích tối hậu thì chúng ta mới đi đúng con đường, không có gì ít hơn thế. Khổ não có nguyên nhân và điều kiện đã gây nên sự hiện hữu của nó.

LÝ VÔ NGÃ


Ðáng lẽ chúng tôi không dám bàn đến lý Vô Ngã trong một bài tiểu luận ngắn ngủi này. Vì đó là một vấn đề thậm thâm vi diệu cần phải thực chứng hơn là bàn luận suông, vả lại nếu có đem ra nghị luận thì cũng không thể phân tích mọi khía cạnh của vấn đề một cách chu tất được. Chúng tôi chỉ mong nêu vấn đề với những ý kiến thô thiển để quý vị cùng chúng tôi suy nghiệm sâu xa hơn.
Vô ngã là một điều mà các nhà học giả từ Âu sang Á, từ cổ chí kim khi nghiên cứu giáo lý Ðức Phật đều phải nhìn nhận là nổi bật nhất trong tư tưởng nhân loại.

Phật Giáo Hôm Nay Và Ngày Mai "Buddhism in Today and Tomorrow,"


Rõ ràng rằng Phật giáo rất cần cho thế giới hiện đại ngày nay mặc dù Phật giáo đã xuất hiện hơn 2.500 năm rồi. Bởi vì thông điệp của Phật giáo luôn luôn phù hợp với mọi thời đại. Thông điệp này mang đến tình thương, lòng từ bi, an lạc, hạnh phúc và hòa bình.


***
Hòa bình là một đặc tính mà thế giới hiện tại đang bàn bạc và đây là điều quan tâm nhất của các nhà lãnh đạo và các tổ chức trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có một số đông quần chúng không có tin hẳn vào bức thông điệp do Ðức Phật tuyên bố, vì hai lý do:

Tìm lại Chánh Pháp


1. Mỗi sinh thể tự mình là pháp môn tu của chính mình
2. Cách gieo duyên tốt nhất với Phật Pháp là trở về thấy biết chính mình để khám phá ra lẽ thật...

3. Sơ lược về lịch sử Phật Giáo

Sinh ra làm đất

Những lời dạy trong kinh Phật về sự tương quan giữa con người và môi trường thiên nhiên đi trước xa sự hiểu biết của khoa học. Một cách tổng quát, ngành sinh thái học đặt căn bản trên sự chia cắt phân ly, trong khi giáo pháp của Đức Phật đặt trên sự gần gũi thân mật. Cách con người nhìn chính mình và nhìn vạn vật là nền tảng tạo ra sự khác biệt trong cách chúng ta sống cũng như liên hệ với mọi thứ mà chúng ta gọi là thế giới bên ngoài.

Ý Nghĩa Đích Thực Của Giới Luật (Thiền Sư Ajhan Chah - Thiền Sư Viên Minh)


Về phương diện giới cũng có nhiều cấp độ nhận thức và thể hiện khác nhau theo thứ tự như sau: ngăn cấm > ngăn ngừa > điều học > thận trọng > tinh tế > trong lành. Người ở trình độ nào thì giữ giới theo trình độ đó cũng là điều tự nhiên.(Viên Minh)

Giới luật (sila) là cần thiết cho việc tu tập của chúng ta. Nhưng các bạn không nên bám chặt vào giới luật một cách mù quáng...Nếu giới luật được sử dụng đúng đắn, nó hổ trợ cho việc tu tập...Giới luật không phải để mang theo bên mình như một gánh nặng...
...  mức cao nhất - bậc thánh nhân - các Ngài chẳng cần nghĩ đến giới luật, đến đúng sai. Chân giới hạnh đến từ trí tuệ, hiểu thấu đáo Tứ Diệu Đế. Hành động của các Ngài phát xuất một cách tự nhiên từ sự chứng ngộ này...(Ajhan Chah)

Niết-bàn


Con kính lễ Ngài, xin Ngài khai thị cho con:
Đức Phật có dạy, pháp hành tứ niệm xứ cuối cùng sẽ đưa đến Níp bàn. Vậy ngoài tứ niệm xứ, còn có con đường nào đưa đến Níp bàn nữa? Xin Ngài nói rõ và phân tích cho con. Con cảm ơn sư!
Trả lời: 

Dù có khác hình thức thì nội dung vẫn phải cùng nguyên lý tứ niệm xứ mới chứng ngộ Niết-bàn được.


LÒNG TỪ BI VÀ TÍNH CÁ NHÂN


Mục tiêu của cuộc sống

Một câu hỏi lớn nằm dưới kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng ta nghĩ về nó một cách ý thức hay không: mục đích của cuộc sống là gì? Tôi đã cân nhắc câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với hy vọng rằng chúng có thể có lợi ích trực tiếp và thực tế đối với những ai suy nghĩ về chúng.

TÂM VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Theo Ðạo Phật thì bốn uẩn: Thọ, Tưởng, Hành, Thức tạo thành Tâm, và Sắc uẩn tạo thành Thân; như thế con người là sự kết hợp của Tâm và Thân, hay Danh và Sắc.
Tâm con người được so sánh với sự lưu chuyển của một dòng sông, khái niệm của đạo Phật về sự hiện hữu của thức. Ðối với phần lớn những người có dịp đứng trên bờ một con sông, họ đều nghĩ rằng con sông từ đầu đến cuối đều như vậy. Tuy nhiên, do sự lưu chuyển mà không một phân tử nước nào có thể được người ta thấy tại bất kỳ một điểm đã cho nào, giữ được sự đồng nhất như khoảnh khăc trước của nó cả. Cũng hệt như đầu sông và cuối sông, được gán cho những cái tên đặc biệt là nguồn sông và cửa sông, dù rằng chúng cũng bao gồm cùng chất liệu như chính bản thân của con sông.

Muốn chín những đóa hoa

Có một vị giáo thọ Tây phương kể lại một kinh nghiệm về thiền tập của mình.  Có lần anh tham dự một khóa tu thiền nhiều ngày.  Vị thầy hướng dẫn là một thiền sư lớn tuổi người Nhật, ông thuộc dòng thiền Lâm Tế, và có một lối dạy rất thẳng và mạnh bạo.  Phương pháp của ông là sử dụng công án.

Nhìn sự vật như chúng thật sự là

Có nghĩa là lúc đó tâm bạn rỗng rang. Nó không còn bám víu vào điều gì. Điều đó không có nghĩa là thế giới này không còn có người, có vật, không có gì cả. Vẫn còn có người, có sự vật, có tâm rỗng rang. Nhưng tâm ta nhìn chúng với ý thức rằng, chúng không bền chắc. Vạn pháp được tiếp nhận như chúng là, thuận theo dòng chảy tự nhiên của sinh diệt.
Thí dụ, bạn có thể có một chiếc bình. Bạn có thể thấy rằng nó đẹp, nhưng tự chính nó, nó chỉ có mặt một cách tự nhiên. Nó không có gì để nói; chỉ có bạn là người có tình cảm về nó, là người sẽ sống hay chết vì nó. Nếu bạn thích hay không thích nó, nó cũng không bị ảnh hưởng. Đó là chuyện của bạn. Nó như như, nhưng bạn là người có tình cảm thích hay không thích, rồi bám víu vào chúng. Chúng ta so sánh tốt xấu về thứ này, thứ nọ. “Tốt” làm tâm xao động. “Xấu” cũng xao động tâm. Cả hai đều là uế nhiễm.

Bản thể của Phật

Dưới đây là một bài viết ngắn của thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966) giải thích về Bản-thể-của-Phật. Giới thiệu dông dài về D.T. Suzuki có lẽ cũng bằng thừa, bởi vì hầu hết những ai đã từng dày công học Phật cũng đều biết đến ông, người đã mang thiền học Zen vào thế giới Tây Phuơng trong tiền bán thế kỷ XX. Bài viết này được tìm thấy trong tập san France-Asie, số đặc biệt với chủ đề Phật Giáo, được phát hành tại Sài-gòn năm 1959. Số đặc biệt này đã góp nhặt các bài viết của một số các học giả Phật Giáo lỗi lạc nhất thế giới vào thời bấy giờ. Số báo này được tái bản tại Pháp lần thứ nhất năm 1987 và lần thứ hai năm 2008. Gọi là một số báo đặc biệt thế nhưng thật ra đây lại là một quyển sách đồ sộ mang tựa đề là "Présence du Bouddhisme" ("Sự Hiện Diện của Phật Giáo"). Lần tái bản thứ hai chỉ giữ lại phần giáo lý thế mà cũng đã dày gần 600 trang chữ nhỏ.
Người dịch xin mạn phép ghép thêm một vài ghi chú nhỏ với hy vọng có thể giúp người đọc dễ theo dõi bản gốc hơn. Các lời ghi chú này được trình bày bằng chữ 
nghiêng và đặt trong hai dấu ngoặc.

Nhạc Lễ ngày nay - Nhạc cổ trong rặng thông

Kính Bạch Thầy! Theo như con biết thì Giới Bổn mà Phật dạy không cho phép các vị Tỷ-kheo đã xuất gia "múa hát và xem múa hát" nhưng không cấm đối với hàng Tại gia (ngoại trừ các ngày thọ Bát Quan Trai và từ hàng Sa-di thọ đủ 10 Giới là đã cấm tuyệt điều này). Nhưng trong quá trình hành Pháp và hoằng Pháp hiện nay, con thấy Quý Thầy cũng tham gia "quá nhiều" vào các lễ hội ca múa nhạc, đặc biệt là các ngày lễ lớn như Vu Lan hay Phật Đản vừa qua... Như vậy sẽ tạo nên nhiều bất tiện hoặc đôi khi là những sự cố ảnh hướng đến hình ảnh Trang Nghiêm và Thanh Tịnh của Tăng Già.
Như vậy, "không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin và không tăng trưởng niềm tin của những người đã có đức tin".
Kính bạch Thầy! Có cách nào để "dung hòa" giữa việc hoằng Pháp lợi sinh mà vẫn giữ gìn vẹn toàn Giới Pháp của chư Phật? Đây cũng là nỗi băn khoăn của những người chưa đủ duyên Xuất Gia như con và hết lòng lo cho vận mệnh của Chánh Pháp.
Kính chúc Thầy Pháp thể khinh an - Chúng Sinh dị độ!

Bản Nguyên - Không Có Mê Và Ngộ




Vô thường vốn lẽ diệu thường 
Tử sinh mới thấy tỏ tường vô sinh 
Hữu vô như bóng với hình 
Vô minh cùng với chữ minh một vần.

Viên Minh


An lạc vượt ngoài thế gian

Thực hành Giáo Pháp là công trình vô cùng quan trọng. Nếu không có pháp hành tất cả hiểu biết của chúng ta chỉ là hiểu biết trên bề mặt, chỉ hiểu biết cái vỏ bề ngoài. Cũng giống như ta đã có một loại trái cây nhưng chưa bao giờ ăn đến. Mặc dầu trái cây sẵn có trong tay, nhưng ta không hưởng lợi ích của nó. Chỉ bằng cách thực sự có ăn, ta mới cảm nhận được mùi vị của trái.
Đức Phật không ca ngợi những ai chỉ tin tưởng suông nơi người khác. Ngài tán dương người hiểu biết bên trong chính mình. Cũng như trái cây kia, nếu ta đã có nếm qua rồi thì không cần phải hỏi ai khác cũng đủ biết nó chua hay ngọt thế nào.

Vô thường có nghĩa là luôn mới


Anica, vô thường, là chân lý. Chân lý có mặt để chúng ta nhận chân ra nó, nhưng chúng ta thường không nhìn kỹ, nhìn rõ nó. Đức Phật nói: “Những ai thấy Pháp là thấy Ta.” Nếu chúng ta nhận ra vô thường, tính chất không chắc chắn, trong tất cả các pháp, thì tâm nhàm chán, buông xả sẽ phát sinh: “Ôi, thì cũng chỉ có thế! À, ra vậy! Thật sự cũng chẳng có gì quan trọng quá, cũng chỉ có vậy!” Tâm trở nên rất chắc chắn về điều đó: “Nó chỉ có chừng ấy!” Sau khi nhận thức được như thế, chúng ta không cần phải làm điều gì quá khó khăn trong công phu thiền quán của mình. Bất cứ điều gì chúng ta đối mặt, tâm sẽ nói: “Chỉ có thế!” và tâm dừng lại. Chấm dứt mọi chuyện. Chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả các hiện tượng đều giả tạo; không có gì chắc chắn hay thường hằng, mà đúng ra tất cả mọi thứ không ngừng thay đổi và có đặc tính của vô thường, khổ và vô ngã. Nó giống như một trái banh sắt đã được nung đỏ trong lò lửa. Phần nào của trái banh sắt đó không nóng? Hãy thử sờ nó đi, nếu bạn muốn. Sờ phía trên, nó nóng. Sờ phía dưới, cũng nóng. Sờ hai bên, cũng nóng. Tại sao nó nóng? Vì nguyên trái banh sắt đó nóng đỏ ở khắp nơi. Hiểu được như thế, chúng ta sẽ không sờ nó. Khi tâm bạn khởi nghĩ: “Cái này thật tốt! Tôi rất thích! Ước gì tôi được nó!” thì đừng dành cho những tư tưởng đó một sự tin cậy nào; đừng coi chúng quan trọng quá. Nó là một trái banh sắt nóng đấy. Nếu bạn sờ vào phần nào của trái banh, nếu bạn cố cầm nó lên, bạn sẽ chịu nhiều đau đớn, da của bạn sẽ phỏng rộp, chảy máu.

THIỀN NGỮ 1 - Thiền Sư Viên Minh


Khổ Đau - Côi rể của khổ đau


...Khổ đau là bài học để bạn thấy ra chính mình và bản chất cuộc sống thì bạn sẽ biết trân quý nó và sẽ vô cùng cám ơn những nỗi khổ đau đã giúp bạn giác ngộ sự thât. (Viên Minh)
...Chúng ta đang ở trong thế giới dục lạc - Thế giới của Sanh Tử. Do đó đau khổ, bất toàn, và bất như ý là những điều hiển nhiên.(Ajahn Sumedho)
...Nếu bạn chưa đủ khổ với tất cả những gì bạn đã trải qua, thì bạn sẽ không có đủ chiều sâu của một con người, không có đủ sự khiêm cung, và không có lòng xót thương... (Eckhart Tolle)
... Đau khổ là gì? Đó là kết quả của một vài kích thích hay điều kiện. Cũng như mọi sự vật khác, đó là kết quả của những nguyên nhân....(Abhiññana)


PHÁP NGỮ 1 - Thiền Sư Viên Minh

Luận về Tình Yêu - Yêu và Thiền




...Đức Phật mới gọi đây là cõi Dục Giới, cõi mà chúng sinh trong đó ưa thích, ham mê hình sắc, âm thanh, hương - vị và sự xúc chạm... nhất là đối với người khác giới...quan trọng là con biết mình để không làm gì gây ra đau khổ cho mình và người là được...
...Tình thương yêu có cùng một bản chất nhưng khác nhau trên hiện tượng mà chúng ta có thể đo lường bởi độ dính mắc ít hay nhiều để biết mức độ giác ngộ giải thoát tới đâu...(Viên Minh)
Yêu, và bạn sẽ biết thiền là gì; thiền, và bạn sẽ biết yêu là gì.
- Bạn phải hiểu: bạn phải không có đó trong tình yêu của bạn. Yêu nên có đó, nhưng không có bản ngã nào trong nó...
- Tình yêu giúp người ta vươn lên nếu biết hiểu mình hoặc làm người ta bị mắc kẹt và không thoả mãn nếu bản ngã vẫn còn...(Osho)

Ngộ hay satori của Thiền Tông và Tầng tuệ trong Thiền Vipassanà của Phật Giáo Nguyên Thủy



Ngộ là Kiến Tánh mà Kiến Tánh tương đương với từ Vipassanà có nghĩa là thấy thực tánh chân đế. (Thiền Sư Viên Minh)
Có người hỏi Ajahn Chah về sự giác ngộ, Ajahn Chah trả lời: "Giác ngộ chẳng có gì khó hiểu. Chỉ lột vỏ chuối ra bỏ vào miệng là bạn sẽ biết ngay hương vị của nó. (Thiền Sư Ajahn Chah)
Khi Tham Sân Si sanh lên, quý vị biết là Tham Sân Si. Khi biết như vậy là quý vị đi trên con đường đạo...(Thiền Sư Kim Triệu)


Bình thường giữa vô thường

Cuộc sống bao giờ cũng có những đổi thay. Có những đổi thay xoay chậm và từ tốn theo thời gian như bốn mùa, và cũng có những biến đổi nhanh đến bất ngờ.
Life changes fast.
Life changes in the instant.
The ordinary instant.
You sit down to dinner and life as you know it ends.
Cuộc sống đổi thật nhanh.
Cuộc sống thay đổi trong phút chốc
Trong một giây lát bình thường.
Ta ngồi xuống buổi ăn chiều
và cuộc sống mà ta vẫn thường biết, chấm dứt.