Nhạc Lễ ngày nay - Nhạc cổ trong rặng thông

Kính Bạch Thầy! Theo như con biết thì Giới Bổn mà Phật dạy không cho phép các vị Tỷ-kheo đã xuất gia "múa hát và xem múa hát" nhưng không cấm đối với hàng Tại gia (ngoại trừ các ngày thọ Bát Quan Trai và từ hàng Sa-di thọ đủ 10 Giới là đã cấm tuyệt điều này). Nhưng trong quá trình hành Pháp và hoằng Pháp hiện nay, con thấy Quý Thầy cũng tham gia "quá nhiều" vào các lễ hội ca múa nhạc, đặc biệt là các ngày lễ lớn như Vu Lan hay Phật Đản vừa qua... Như vậy sẽ tạo nên nhiều bất tiện hoặc đôi khi là những sự cố ảnh hướng đến hình ảnh Trang Nghiêm và Thanh Tịnh của Tăng Già.
Như vậy, "không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin và không tăng trưởng niềm tin của những người đã có đức tin".
Kính bạch Thầy! Có cách nào để "dung hòa" giữa việc hoằng Pháp lợi sinh mà vẫn giữ gìn vẹn toàn Giới Pháp của chư Phật? Đây cũng là nỗi băn khoăn của những người chưa đủ duyên Xuất Gia như con và hết lòng lo cho vận mệnh của Chánh Pháp.
Kính chúc Thầy Pháp thể khinh an - Chúng Sinh dị độ!


Trả lời:

Con nói đúng. Trong thời Đức Phật không có lễ nhạc, về sau hầu như các nước Phật giáo cả Nam lẫn Bắc Tông đều đưa nhạc vào các nghi lễ, nhất là Tây Tạng và Trung Hoa. Nhạc lễ nếu biết vận dụng đúng mức cũng có thể làm tăng phần trang nghiêm long trọng cho buổi lễ , và về mặt tâm lý cũng giúp cho tâm tinh tấn, lắng dịu v.v... Tuy nhiên ngày nay một vài nơi lại không hiểu hết ý nghĩa vận dụng của các bậc tiền bối về nhạc lễ nên thậm chí đã đưa nhạc trần tục vào các buổi lễ tôn nghiêm chỉ để "mua vui cũng được một vài trống canh" mà thôi. Con đừng lo, sinh trụ dị diệt là lẽ bình thường mà con.

Hỏi Đáp: Trung Tâm Hộ Tông
                               


Âm nhạc là những âm thanh được sắp đặt theo một giai điệu hòa hợp nào đó. Nhưng ông John Cage cho rằng bất cứ âm thanh nào, dù tự nhiên và bất ngờ, cũng có thể là âm nhạc. Bài 4’33” của ông Cage phản ảnh tư tưởng thiền Zen mà ông đã theo học, và trong thời gian nghiên cứu thiền ông cũng đã có dịp tiếp xúc với tiến sỹ D.T. Suzuki, tác giả của Thiền Luận.
Tôi nghĩ bài nhạc 4’33” này cũng có thể gợi ý cho chúng ta về sự thực tập trên con đường tu học của mình. Có lẽ sự tu tập của ta cũng có thể được biểu hiện bằng một sự trôi chảy tự nhiên, chấp nhận những bất ngờ, với một ý thức sáng tỏ, mà không cần phải theo một bài bản nhất định nào sẵn có hết.


Nguyễn Duy Nhiên



Nhạc cổ này là gì vậy? Osho nói đó là âm thanh vô âm, âm thanh của bản thân sự tồn tại và nó đang bao quanh chúng ta vào mọi lúc nhưng chúng ta không nghe thấy nó mà thôi. Người bảo chúng ta rằng lắng nghe là tất cả những gì về thiền - lắng nghe cái đã có đấy rồi.
Với giúp đỡ của năm câu chuyện thiền thực sự vĩ đại và những câu hỏi từ các đệ tử, Osho đi vào các chi tiết kĩ lưỡng về thiền là gì. Người giúp chúng ta xem xét lại cơ chế tâm trí của mình và cách hiểu nó, bởi vì không có hiểu biết này chúng ta có thể làm những điều vốn giúp cho tâm trí hoạt động theo mẫu hình cũ của nó. Và để nghe thấy nhạc cổ, tâm trí phải bị gạt sang một bên.
Chương thứ nhất nêu ra giải thích sâu sắc về khác biệt trong các bán cầu não phải và trái của bộ óc chúng ta. Điều này được minh hoạ qua câu chuyện thiền về một thầy trộm mà điêu luyện tới từ khả năng của người ấy hoạt động qua bán cầu não phải, qua trực giác của người đó.
Chương về sống, chết và yêu cho chúng ta chìa khoá của sống và yêu, cách chấp nhận sự chắc chắn của chết, và có giúp đỡ đáng yêu nào đó với việc thảnh thơi khi Osho nói về tính đơn giản của chứng ngộ.
Tôi đã làm việc để tạo ra cuốn sách này và nhiều lần tôi nhìn vào từng trang và có cái gì đó tuyệt đối liên quan tới điều đã xảy ra ngày hôm đó, chẳng hạn như trong chương Osho nói về cách chúng ta tự gây ra vấn đề cho mình. Một câu đập mạnh vào tôi như một công án thiền là, “Bản ngã không phải là một thực thể - không phải là một vật - nó chỉ là căng thẳng mà thôi.” A ha! Điều đó là cho tôi nhẹ nhõm đi biết bao khi thấy thấm thía. Tất cả những năm qua tôi đã đi tìm bản ngã mình để loại bỏ nó, và tôi chỉ cần thảnh thơi thôi! Đơn giản thế.
Trong nhiều ngày tôi đã bị cuốn hút theo các bức tranh trưng bầy của một swami người Nhật Bản, người đã ngồi vẽ trong vườn. Đây là Swami Prem Vasant và anh ấy đồng ý tạo ra các bức vẽ thực vật và cây cối để dùng trong cuốn sách này. Mỗi bức vẽ được thực hiện thật chi tiết và có vẻ sống động đến mức bạn đôi khi sẽ nghĩ đấy có thể là ảnh chụp thật.
Osho mô tả sáng tạo như là phẩm chất chính làm cho thiền thành tối cao đối với mọi cách sống khác. Người nói về cách thức các hoạ sĩ thấy từng mọi lá trên cây đều khác nhau, duy nhất, cá nhân, và cách nhà thơ làm cho mỗi lời thành âm nhạc tinh tế của riêng nó.
Osho đưa chúng ta vào thế giới của thiền nơi chúng ta được động viên, hay đúng hơn được cảm hứng, để trưởng thành hướng tới nhạy cảm hơn, sống động hơn, im lặng hơn, để cho chúng ta có thể nghe thấy nó - âm nhạc đó - nó đang ở đây. Suỵt!


Ma Prem Shunyo



Nguồn: Nhạc cổ trong rặng thông