Cái nhìn của Thiền về nền giáo dục hiện đại



...Ngài Lâm Tế (viên tịch năm 866), một trong những Thiền sư nổi bật vào thời Đường có lời khuyên về một sự giáo dục lý tưởng như sau. Ngài nói: “Người học không để ý đến lỗi lầm của kẻ khác; người đó tha thiết tìm cầu kiến giải bên trong. Khi hoàn toàn rõ ràng về kiến giải chân thật, thế là xong việc”. Điều ngài Lâm Tế dạy là người học phải không chỉ trích những điều kiện ngoài đời, cũng không phê bình những khuyết điểm của người khác. Ngài Lâm Tế miêu tả một cách rõ ràng như thế của Thiền trong việc giáo dục. Rèn luyện có nghĩa là tìm kiếm cái thấy chân thật không phân biệt giữa thất bại và thành công, giàu và nghèo, đúng và sai. Do đó trong Thiền, chữ giáo dục nên được hiểu là tìm kiếm Tâm không phân biệt.

Bài Kinh trân quý - Kinh Ðại Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)


"Đại Niệm Xứ " lời vàng chư Phật dạy
"Con đường duy nhất " tìm ngọc minh châu
Vạn triệu lần chưa tạ đủ ân sâu
Đảnh Lễ Ngài, Đấng Tối Cao Từ Phụ.

Bản lai diện mục của tâm


“Bây giờ ta sẽ khai thị cho con về bản lai diện mục của tâm”. Cầm cái chuông và trống tay nhỏ lên, thầy triệu thỉnh tất cả những bậc thầy trong hệ truyền thừa, từ Phật nguyên thủy trở xuống đến bậc thầy của chính thầy tôi. Rồi thầy bắt đầu khai thị. Bốc chốc thầy ném vào tôi một câu hỏi không thể trả lời: Tâm là gì?
Vì bị nhốt kín trong cái lồng hạn hẹp tối tăm của bản ngã mà ta cho là cả vũ trụ, rất ít người trong chúng ta khởi sự ngay cả tưởng đến một chiều không gian khác của thực tại.

NGÔN NGỮ THIỀN

“Ngôn ngữ thiền” là một thứ ngữ ngôn mà ta sẽ không bao giờ tìm thấy một định nghĩa, một qui cách, hay có thể đóng khung nó trong thế giới tỷ lượng. Nó luôn vượt lên trên, nằm ngoài mọi nắm bắt, vang vang nơi vô tận, nó không nằm trong kho tàng luận thuyết của tâm thức.
Thông thường, ta chạy theo ngôn ngữ, sống với ngôn ngữ, với những niềm tin, cảm xúc tùy hứng theo kẻ khác, do vì không làm chủ được chính mình, nên ta thường xuyên lo sợ bất an, và như thế ta sẽ đau khổ.

Tìm thoả mãn giữa dòng biến dịch

Chúng ta luôn luôn tìm kiếm sự thỏa mãn và tiện nghi. Từ đó chúng ta trải qua vô số kinh nghiệm trong cuộc sống mỗi ngày với những tốt và xấu, những đúng và sai. Nhưng dù bao nhiêu tìm kiếm với hy vọng có được những niềm vui và hạnh phúc, chúng ta vẫn không bao giờ thỏa mãn. Những trải nghiệm dù vui tươi hạnh phúc cách mấy cũng không thể làm cho chúng ta thỏa mãn vì chúng ta luôn luôn muốn ôm chặt chúng. Chúng ta cố bám vào những trạng thái trải nghiệm đó vì chúng ta biết rằng cuộc sống còn có những khổ đau mà chúng ta không muốn gặp. Rốt cuộc, chúng ta, những con người, không bao giờ có được sự thỏa mãn trọn vẹn.

Căn bản của thiền Bankei

Tâm – theo Bankei mô tả, là một cơ cấu năng động, nghề của nó là phản chiếu, ghi lại và hồi tưởng những ấn tượng về thế giới bên ngoài; nó như một loại gương soi sống động luôn luôn vận hành, không bao giờ ở yên từ giây phút này sang giây phút kế. Trong cái tâm như gương sáng này, những ý tưởng và cảm giác cứ đến rồi đi, sinh, diệt rồi lại tái sinh tùy hoàn cảnh, tự bản chất chúng không tốt cũng không xấu. Nhưng khác với người an trú Bất sinh; người hay phản ứng phải chịu khổ vì thói bám víu ràng buộc. Người ấy không bao giờ tự nhiên thoải mái vì họ là một tên nô lệ cho những phản ứng của mình, không nhận ra được đấy chỉ là những cái bóng thoáng qua. Kết quả là người ấy luôn luôn bị treo, vướng vào những ý tưởng hay cảm xúc đặc biệt nào đó, làm trở ngại sự tuôn chảy tự nhiên của cái tâm bình thường.

SỰ TĨNH LẶNG CỦA TÂM

"Sự tĩnh lặng của tâm có ngay sau mỗi hơi thở ra của bạn, vậy nếu bạn thở ra một cách thông suốt, không có cố gượng ép, bạn sẽ nhập vào sự tĩnh lặng hoàn toàn của tâm."
Phương pháp tọa thiền mà chúng tôi thực hành, chỉ là trở về với con người tự nhiên của chính mình. Khi chúng ta không kỳ vọng một thứ gì cả, chúng ta là con người tự nhiên của chính mình. Đó là cách để sống trọng vẹn trong mỗi lúc. Và chúng ta phải tiếp tục tu tập như vậy mãi mãi.

BỜ BÊN KIA

Người hỏi: Tôi muốn chia sẻ... tôi bất ngờ phát hiện thấy mình trong một thế giới hoàn toàn khác lạ, thông minh siêu hạng, hạnh phúc, với một tình thương mẫn cảm bao lao vô hạn. Tôi có vẻ như đang trên bờ sông bên kia, không cần phải vật lộn để băng qua đó, không cần hỏi những chuyên gia về đường lối. Tôi đã du hành trên nhiều địa phận khác nhau trên thế giới và đã quan sát mọi nỗ lực của con người trên những lãnh vực khác nhau của cuộc sống. Chẳng có gì cuốn hút tôi ngoại trừ tôn giáo. Tôi sẽ làm bất kỳ điều gì để đến được bến bờ bên kia, để thể nhập vào chiều kích khác và xem thấy mọi thứ dường như lần đầu tiên với đôi mắt vô nhiễm.

Phát huy sự quán thấy sâu xa và loại bỏ tận gốc các uế tạp của tâm

Trên nguyên tắc những gì tốt đẹp sinh ra từ những gì không tốt đẹp. Quý vị hãy nhìn vào những cánh hoa sen thì sẽ rõ: chẳng phải là xinh đẹp và tươi mát hay sao! Những cánh hoa ấy mọc trong bùn đất dơ bẩn và hôi tanh, thế nhưng một khi đã vươn lên khỏi bùn thì hoa lại trở nên sạch sẽ và tinh khiết. Người ta có thể kết các cánh hoa ấy lại để làm vương miện cho một vị vua, bởi vì các cánh hoa ấy sẽ không còn quay lại với lớp bùn nhơ trước đây nữa (một người tu tập đạt được giải thoát sẽ không còn quay lại với thế giới luân hồi).

Khúc gỗ trôi sông

Có chuyện thế này. Một hôm chư Tăng đi với Đức Phật đến bên một dòng sông. Ngài Anan hỏi Đức Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con tu tập theo sự hướng dẫn của Thế Tôn thì khi nào chúng con sẽ đến được Niết Bàn?”. Đức Phật mới chỉ khúc cây trôi giữa dòng sông và nói: “ Nếu khúc cây kia không bị kẹt vào bờ bên này, không bị kẹt vào bờ bên kia, không tự bị mục nát từ bên trọng, không bị chìm xuống đáy, không bị ai vớt đi thì khúc cây đó sẽ ra đến biển”.

Quay lại là bờ

Nếu như ta thôi bớt đi những tìm kiếm, biết dừng yên và quay lại nơi mình. Vì bạn biết không, ở nơi này đã có "một hạt giống hạnh phúc chân thật sâu xa được gieo trồng từ lâu, và đã có sẵn trong tự tánh của mỗi người, và ta không thể có một sự lựa chọn nào khác hơn là phải quay về và thấy lại được chính nó..."

GIẢI THOÁT THẾ GIAN

Có khi người ta nói “sống như đã chết” – vì họ sống mà vướng mắc, dính kẹt trong những trói buộc của thế gian. Trí khôn của họ đeo đuổi chạy theo ngũ trần nhục dục.
Dầu có khôn ngoan sáng suốt đến đâu nó chỉ khôn ngoan theo ý nghĩa của người thế gian. Dầu nó đem lại nhiều hạnh phúc đến đâu, đó chỉ là những hạnh phúc hiểu theo ý nghĩa của người thế gian, không thể đưa ta vượt ra khỏi thế gian.
Sở dĩ tâm ta còn chưa được an lạc là vì nó vẫn còn chứa chấp những thói xưa tật cũ. Chúng ta thừa hưởng các thói quen xưa cũ ấy từ những hành động trong quá khứ. Nó luôn dính liền và không ngừng quấy rầy ta. Ta tranh đấu, tìm lối thoát ra khỏi, nhưng nó đã trói buộc chặt chẽ và kéo lôi ta trở lại. Những thói quen ấy không quên những gì xưa cũ, thuộc phạm vi hoạt động của nó. Nó níu chặt, bám sát vào tất cả những sự vật quen thuộc củ để xử dụng, để vui thích ngắm nhìn và tiêu thụ; cuộc sống của chúng ta là vậy.
Ngày nào còn chưa nhận thức được giá trị của trạng thái giải thoát và chưa nhìn thấy đau khổ trong vòng trói buộc thì ta vẫn còn chưa có thể buông bỏ.

ĐỜI SỐNG GIẢI-THOÁT

Đời sống giải thoát, đòi hỏi chúng ta phải hiện-thực một tâm-thức hoàn toàn tự do, không bị giới hạn bất cứ phương diện nào. Trong phương cách này, ta phải nhìn tất cả mọi hiện hữu với một tâm bình-đẳng (không định-kiến, so sánh, phê phán hay ngã chấp …), dù đó là triết-thuyết, lý-tưởng, hoặc ngay cả sự tiến bộ trong công phu tu tập. Chỉ như thế, ta mới có thể nhìn sự vật một cách khách quan được. Muốn tự do ta chỉ cần hai điều: tâm-hồn an lặng và trái tim cởi mở.
Nói đến “tu thiền” là người ta quen nghĩ đến tọa thiền (ngồi thiền). Thật ra đây chỉ là “một hình thức kỹ-thuật” để hổ trợ cho việc tu tập.

TỰ-TẠI TRONG SINH-TỬ

Gốc rể của mọi hạnh phúc và đau khổ chính là ở đây! Nên điều quan trọng trước tiên là “thiết-lập tâm”. Tâm của con người giống như một con ngựa hoang, nếu ta săn đuổi nó một cách hung hăng, nó sẽ hoảng sợ và không thể bắt được nó. Do vậy, hãy dẫn dụ nó theo nhiều cách khác nhau và giữ nó nhẹ nhàng, ta sẽ bắt được nó và có thể đưa vào làm việc. Tương tự, nếu tâm hoang-dã này bị kiểm soát một cách hùng hổ, thì vọng-tưởng, âu lo càng nhiều hơn, các chướng ngại sẽ xuất hiện và sản sinh vô số vấn đề như: sự mất quân-bình của năng lượng, sinh-lực của tâm. Nếu bằng một cách nhẹ nhàng, đặt tâm trong trạng thái tự-nhiên của nó, sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, sự an-định đích thực sẽ xuất hiện trong dòng tâm-thức ấy.

CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT

Hầu hết chúng ta đều có những nỗi lo toan, sợ hãi. Chính điều này làm tâm trí chúng ta mờ mịt, lệ thuộc và bị ràng buộc bỡi tri kiến thế gian không thể có sáng tạo, không thể biết đến những hiểu biết vượt ngoài khả năng sẳn có của tri thức. Sáng tạo trong ý nghĩa này là mang một tính cách tiên khởi – nó tự phát, một cách tự nhiên, mà không thể bị hướng dẫn, bị ép buộc, bị kiểm soát.
Trong sợ hãi, chúng ta sẽ trở thành vô cảm và không quan sát được việc gì đang xảy ra một cách trọn vẹn đúng đắn chân thật ý nghĩa của nó. Chúng ta dễ dàng bị trói buộc bởi truyền thống, theo sau người lãnh đạo hay vị đạo sư nào đó; chúng ta đánh mất đi sự cao quý của một con người cá thể.

ÂM THANH CỦA SỰ YÊN LẶNG

Người ta thường nói: nghe một âm thanh, một điệu nhạc, lời tâm-sự… và đối với sự yên lặng thì lại cho rằng “chẳng có gì để nghe” cả. Trong cuộc sống, sự yên-lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến. Chúng ta chỉ quen sống với âm thanh và tiếng động, và không nghe được âm thanh tuyệt vời của sự yên-lặng mênh mông. Cũng như chúng ta chỉ biết chạy theo hình tướng và màu sắc với tất cả những sự biến dạng của chúng, nhưng không thể nghe thấy được tiếng gọi thật sâu thẳm của không gian vô tận. Chính sự xao lãng và lạc hướng đó là nguồn gốc đã gây ra mọi thứ khổ đau cho chúng ta.

Cuốn kinh quý giá

1. Sự khác biệt giữa kiến thức và tri kiến.

Kiến thức gồm những thông tin góp nhặt từ bên ngoài mà mình chưa thực sự trải nghiệm, trong khi tri kiến là sự thấy biết qua những trải nghiệm thực. Kiến thức nhiều nhưng không thể nghiệm được dễ trở thành sở tri chướng. Nhưng tri kiến nhiều được đức Phật gọi là đa văn, đa văn lại rất cần thiết cho sự giác ngộ vì đó chính là phần tướng dụng của trí tuệ gọi là hậu đắc trí, còn tánh biết là vô sư trí.

... Bằng cấp Tiến sĩ đời hay đạo chỉ khác nhau ở môn học, còn Thánh hay phàm khác nhau ở sự tu chứng. Bậc Thánh có thể không biết chữ và không có bằng cấp nào nhưng họ lại giác ngộ Sự Thật về Sinh tử và Niết-bàn.

Mình là người thầy của chính mình

"Tôi đi tìm khắp nơi một chốn thật thuận tiện hầu giúp tôi thiền định, thế nhưng tôi không ngờ chốn ấy lại đang ở tại nơi này, đang ở bên trong con tim và tâm thức tôi. Mọi phép thiền định cũng chỉ ở nơi này, trong mỗi con người chúng ta. Sự sinh, già nua, bệnh tật và cái chết cũng chỉ ở nơi ấy. Tôi lang thang khắp nơi cho đến lúc kiệt lực, thế nhưng khi dừng lại thì tôi mới khám phá ra rằng những gì tôi đi tìm - nó đang ở trong tôi".