TỈNH THỨC VÀ HIỂU BIẾT

Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
Cái thấy nội tại là một kinh nghiệm được thực chứng. Không có nó, tuệ giác không thể phát sinh.

Ngôn Ngữ Kinh Điển



Chân lý ở khắp nơi

Kiếm tìm chi ngôn ngữ
Khi tâm thật thảnh thơi
Chính là Dòng Bất Tử.

Thì Cành Mai Vẫn Nở

Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...

Bản tình ca duy nhất trong Kinh Điển Pali

Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng Hòa thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo. Tác phẩm Trước Sự Nô Lệ Của Con Người, xuất bản giữa thập niên 1960 đã chứng minh điều đó. Nhưng vẫn chưa hết, cái duyên ngầm trong chữ nghĩa của Hòa thượng càng kinh người hơn khi ta có dịp so sánh các bài kệ trong bản dịch Kinh Tạng với nguyên tác Pāḷi hay qua bản dịch tiếng Anh.

Sự thấy biết trong thiền Minh Sát

...Hãy buông hết mọi ý đồ của bản ngã đi và để cho thân tâm được nghỉ ngơi vô sự. Khi tâm nghỉ ngơi vô sự thì tánh biết sẽ tự chiếu soi trong chánh niệm tỉnh giác một cách tự nhiên. Lúc đó chỉ thấy pháp đến đi như thế nào thì biết như vậy, không thêm bớt, không phản ứng, không cố nắm giữ hay loại bỏ gì cả. Đó chính lá thiền Minh Sát Tuệ chứ không phải đem bản ngã ra nỗ lực tìm kiếm điều gì. Hãy nhớ thiền Minh Sát là thấy ra sự thật chứ không phải đạt được điều gì...



Tấm gương thiền

Phần 1- Lời dẫn nhập:

Những người học Phật thời xưa không nói một câu nào không phải lời của Phật, cũng không làm một hành động nào không phải là hành động của Phật. Họ trân quý những giáo lý thiêng liêng trong kinh sách để lại với hết lòng thành kính.
Những người học Phật ngày nay giảng nói thao thao bất tuyệt và đề cao quá đáng những bài viết

ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG THẦN THÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Thần thông của đức Phật là một trong những đề tài thu hút người viết, lôi cuốn người đọc. Trước nay, đã có nhiều bài viết về thần thông của đức Phật, nhưng tất cả chỉ bàn chung chung đi kèm với một số đoạn trích dẫn dài về những lần Phật thể hiện thần thông, đồng thời nhắc lại quan điểm của đức Phật rằng Ngài chỉ chú trọng đến giáo hóa thần thông. Thế nhưng, khi đọc kỹ một số kinh có nhắc đến các loại thần thông, người viết nhận ra còn nhiều điều thú vị chưa được trình bày một cách có hệ thống để thấy rõ quan điểm tuyệt vời của đức Phật đối với các loại thần thông. cách sử dụng thần thông của đức Phật trong quá trình hoằng hóa của Ngài sẽ được bàn sâu hơn trong bài viết này.

Tại sao tôi chọn làm Tỳ Khưu

Dưới đây là bài kệ của Ðại Ðức Ratthapala tóm lược lại cuộc đối thoại giữa Ngài và vua Koravya để nói lên lý do tại sao Ðại Ðức trở thành Tỳ kheo

"Tôi đã thấy biết bao người giàu có
Chưa bao giờ từ bỏ tánh tham lam
Vẫn mãi mê ham của cải bạc vàng
Vẫn khao khát chạy hoài theo khoái lạc

Bát Chánh Đạo: Giáo lý cao siêu của Đức Phật

Giáo lý về Bát Chánh Đạo của Đức Phật thường được xem như là một giáo lý sơ đẳng và căn bản - điều thường được dạy ở các lớp giáo lý chủ nhật hay trong các lớp sơ cấp ở đại học. Trong bài này tôi khẳng định rằng Bát Chánh Đạo thực ra là một giáo lý cao siêu và toàn hảo, một giáo lý mà các người học thiền cần phải học hỏi cho thật thông suốt.

Hiểu đúng Quy y Tam Bảo (TINH THẦN CỞI MỞ TIẾP THU CÁC TRUYỀN THỐNG TÔN GIÁO)



Các bạn đến từ các tôn giáo khác đôi khi cảm thấy không thoải mái với những biểu tượng của đạo Phật. Tình cảm nầy không nhất thiết xuất phát từ niềm tự hào về tôn giáo hay thái độ cố chấp mà chỉ vì các bạn ấy chưa quen với các biểu tượng Phật giáo. Trong một vài trường hợp, có bạn cảm thấy là khi đảnh lễ Tam Bảo, họ đang phản bội lại truyền thống tôn giáo của họ như Ky Tô giáo chẳng hạn. Nhưng tôi hy vọng cách trình bày về ý nghĩa của việc lễ bái Tam Bảo trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về bất cứ truyền thống tôn giáo nào. Sự hiểu biết nầy sẽ giúp bạn xử lý đúng đắn những truyền thống của Phật giáo và Ky Tô giáo. Đối với tôi, tinh thần của tất cả tôn giáo đều là một. Tôi không cho Đạo Phật là truyền thống tôn giáo duy nhất. Theo tôi, ý nghĩa tối hậu của tôn giáo là -- và phải là -- hướng về chân lý tuyệt đối và giúp loài người cởi mở và tiếp thu được chân lý tuyệt đối ấy.


Hiểu đúng pháp môn niệm Phật

...rất nhiều người hiểu đúng đã niệm Phật đạt tới chỗ nhất niệm thanh tịnh. Khi đã nhất niệm thanh tịnh thì tâm không còn thất niệm tán loạn nên tánh biết sáng suốt chiếu soi. Sự thanh tịnh sáng suốt này đưa đến chánh niệm tỉnh giác trong Thiền Vipassanā, hay liễu liễu thường tri trong Thiền Tông Đông Độ. Như vậy Thiền và Tịnh tuy khác tông môn nhưng đi cùng một hướng, đó là “nhất hướng xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn” trong giáo pháp mà đức Phật đã dạy. Như vậy, nếu hành giả nào còn chạy theo tham ái, chỉ muốn cố gắng để trở thành hay tìm cầu sở đắc thì dù Thiền, Tịnh hay Mật cũng đã đi lệch hướng giác ngộ giải thoát mà đức Phật đã từ bi khai thị...

Thiền Trường Sinh Học




... Tâm là yếu tố quan trọng, nếu tâm điềm đạm - không lo lắng sợ hãi - thì bệnh tự điều chỉnh. Cơ thể cực kỳ thông minh, mỗi tế bào có khả năng tự điều chỉnh nếu như được hỗtrợ bởi tâm rỗng lặng trong sáng và tự tin. Đồng thời biết nghiên cứu học hỏi để ăn uốngđúng dưỡng sinh, ngủ nghỉ hợp thiên nhiên, vận động cơ thể đúng quy luật tự nhiên v.v… cũng hỗ trợ cho thân phát huy khả năng tự động điều chỉnh.
Đó là lý do vì sao Hoàng Đế Nội Kinh dạy nguyên lý chữa bệnh là: “Điềm đạm hư vô chân khí tùng chi, tinh thần nội thủ bệnh an tùng lai” và Lão tử dạy: “Phù duy bệnh bệnh thịdĩ bất bệnh” (Thấy bệnh chỉ là bệnh thì đã là không bệnh)...

Phẩm Chất Của Chánh Niệm




Chánh niệm là một trong những năng lực tâm linh giúp tạo được thành công trong hành thiền. Nếu bạn không hiểu trọn vẹn và thực hành đầy đủ, bạn có thể phí phạm nhiều thời giờ trong hành thiền.


Trung tâm bản ngã (Ái Ngã)

...Con người ai cũng có trải qua đoạn đường “ái ngã” đó cả, nhưng ít người nhận ra mặt bất toàn của nó vì nghĩ rằng tất nhiên phải vậy. Người thấy mình yếu kém thì sinh tự ti, người thấy mình ưu thế thì sinh tự đại, nhưng nói chung người “ái ngã” luôn thấy mình là trung tâm. Ảo tưởng trung tâm này biến mỗi cá thể (individual) thành một cá nhân (personal) với những cá tính do mình huân tập được. Chỉ cá nhân mới có cái trung tâm ảo tưởng, còn cá thể thì luôn hòa đồng vào sự vô hạn của Đất Trời. Như vậy, cái gọi là “chính mình” được thể hiện theo 3 cách...

TỨ DIỆU ĐẾ - Ajahn Sumedho

Lúc Đức Phật vừa đại ngộ dưới cội bồ đề, Ngài nghĩ, "Chắc sẽ không có người hiểu được những gì ta vừa chứng ngộ; nó quá vi tế. Vì thế, ta không nên bận tâm tìm cách giải thích; Ta không hy vọng gì nữa về việc nầy và sẽ tiếp tục ngồi dưới cội bồ đề."
Nhưng lúc đó, thần Phạm thiên Sahampati, vị tượng trưng cho lòng bi mẫn với tất cả chúng sanh, hiện ra và thưa với Phật, "Bạch Thế Tôn, con thấy vẫn có những người với đôi mắt chỉ dính chút bụi mờ.Cung thỉnh Ngài giảng Pháp vì lợi lạc của số người ít ỏi nầy." Đức Phật nghĩ, "Thế thì ta sẽ cố gắng. Ngồi mãi dưới gốc cây bồ đề nầy không hữu ích cho ai cả. Vả lại, ta cũng chưa có ý định làm gì khác." Rồi Ngài tự hỏi, "Thế thì ta nên giảng Pháp cho ai?" Sau khi đắn đo suy nghĩ, Ngài quyết định đi đến thành Benares tìm lại năm người bạn đã cùng tu khổ hạnh với Ngài và đã rời bỏ Ngài ra đi khi họ nghĩ rằng Ngài không còn đủ ý chí để cùng tu khổ hạnh với họ.

Tìm kiếm sự nương tựa

...Những vị thầy, những người bạn tốt chỉ là người sẵn sàng trợ giúp và chia sẻ với con thôi, chính con mới là người tự mình giác ngộ giải thoát. Đức Phật dạy “Mỗi người là nơi nương tựa của chính mình, không ai khác là nơi nương tựa của mình được” ...

Nhận thức bản chất thật của đời sống

...Trong họa có phúc, trong phúc có họa khó lường lắm, có điều các con phải thấy rằng những pháp đến đi chỉ để giúp các con biết cách giữ thăng bằng nội tâm thôi. Pháp gì đến không quan trọng mà quan trọng là các con có giác ngộ giải thoát hay không...
...Và đức Chúa dạy: “Hỡi những kẻ gánh nặng, hãy đến vói ta gánh của ngươi sẽ được nhẹ nhàng”. Đến với ta chính là trở về bản tánh Tịnh Như của con đó. Vì vậy sau những trải nghiệm khó khăn thầy chắc rằng các con sẽ trưởng thành trong nhận thức bản chất thật của đời sống...


Chuẩn bị cho ngày tận thế

...Bản chất của thế giới duyên khởi này là vô thường, khổ, vô ngã, vì vậy người Phật tử không đợi đến ngày tận thế mới chuẩn bị mà bất cứ nơi đâu và lúc nào cũng thường tinh tấn chánh niệm tỉnh giác. Nói cách khác, một người thường thận trọng chú tâm quan sát mọi hành động, nói năng, suy nghĩ nơi thực tại thân tâm thì người ấy sẽ sáng suốt, định tĩnh, trong lành trong mọi lúc mọi nơi, như vậy, dù sống hay chết, dù tận thế hay không thì người ấy vẫn sống không phóng dật vì đã thấy rõ bản chất sinh diệt vô thường từng sát-na của thế giới hữu tướng. Đức Phật luôn nhắc nhở chúng ta rằng mọi sinh vật đều có sinh - lão - bệnh - tử theo định luật sinh - trụ - dị - diệt của mọi vật. Và đối với trái đất, các hành tinh, thái dương hệ v.v… đều vận hành theo định luật thành - trụ - hoại - không. Trái đất chúng ta đang bước vào giai đoạn hoại và sẽ có ngày trở thành không. Điều đó đối với người Phật tử đã thấm nhuần đạo pháp thì không có gì đáng ngạc nhiên hụt hẫng cả...

PHÁP LUYỆN TÂM

Trong pháp hành thiền của Phật Giáo, Đức Phật dạy thực hành nghệ thuật "để trôi qua", "buông bỏ", chớ nên mang theo bất luận gì! Hãy buông bỏ! Nếu thấy điều tốt đẹp, hãy để nó trôi qua. Nếu thấy điều chân chánh, hãy để nó trôi qua. Nói rằng "để nó trôi qua" không có nghĩa là không làm gì hết, mà thật sự có nghĩa là phải hành phương pháp "để trôi qua" ấy.
Phương pháp ấy là: không dính mắc, không luyến ái, không bám níu, mà buông bỏ. Khi đã thực hiện một hành động thiện, không nên mang nó theo trong tâm mà để nó trôi qua. Khi đã tự chế, không làm một điều bất thiện, hãy để nó trôi qua. Đức Phật dạy ta sống trong hiện tại kế cận nhất, nơi đây, và trong khoảnh khắc nầy. Chớ nên dể duôi tự buông trôi, lạc lối trong quá khứ hay trong vị lai"


Con đường tiếp cận với đạo Phật

Có người thường xem tôn giáo là niềm tin vào một Đấng Thượng đế hay những vị thần linh và từ đó, họ cho rằng bất cứ tôn giáo nào chủ trương tin vào thần thánh, hay nói khác đi, có quan điểm hữu thần, mới thực sự là tôn giáo. Vì thế, các tôn giáo hữu thần thường cho đạo Phật là đạo vô thần, hay thậm chí không phải là tôn giáo. Họ xem đạo Phật như là khoa triết học hay tâm lý học vì đạo Phật không chủ trương tin vào thần linh hay Thượng đế. Đạo Phật không dựa trên một lý thuyết siêu hình hay giáo điều nào đó mà chỉ dựa trên một kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại - đó là sự đau khổ. Tư tưởng nền tảng của đạo Phật là qua việc suy tưởng, quán niệm và hiểu biết về kinh nghiệm khổ đau chung đó, loài người có thể vượt lên trên những ảo tưởng tâm lý đã tạo nên chính sự khổ đau của họ.

Chùm ý nghĩ di chuyển qua các kiếp sống

Thầy nói chúng tôi phải quay trở lại lặp đi lặp lại, cho tới khi chúng tôi hiểu ra. Nhưng nếu không có 'tôi' - ai quay lại? 

Bớt dục vọng thì ta sẽ có thêm tình thương

Trong quyển Ánh Đạo Vàng cụ Võ Đình Cường có kể một câu chuyện về đức Phật.
"Có lần trên đường tầm đạo sau khi theo đuổi con đường tu khổ hạnh, một ngày nọ Phật kiệt sức, ngài được một cô thiếu nữ, Tu-xà-đa, đến dâng cho một bát cháo sữa.  Sau khi dùng xong bát cháo sữa ấy, Phật lấy lại sức khoẻ, ngài hỏi cô Tu-xà-đa

Sự Thành Công Của Phật Giáo Trong Thế Giới Tây Phương

Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử. Tôi đã cảm động bởi lòng từ bi, bởi sự trí tuệ, và bởi sự tự do, đã tỏa sáng rực rỡ trong Lời Phật Dạy, hơn hẳn mọi tôn giáo khác mà tôi đã gặp trước kia.

Sự bình an cuối cùng

Chánh niệm là chìa khóa đưa vào phút giây hiện tại. Không có chánh niệm, chúng ta không thể nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng, và chúng ta đánh mất mình trong sự đi rong của tâm thức. Urgyen, một vị thầy về Đại Toàn Thiện của Phật giáo Tây Tạng, nói: “Có một thứ chúng ta luôn luôn cần, đó là người canh giữ có tên là Chánh niệm-người canh giữ luôn luôn xem chừng khi nào chúng ta bị sự xao lãng lôi đi”.

Tầm Đạo và Đạo sư

Hỏi :

– Thưa ông, trong chữ guru (đạo sư ), thì chữ gu có nghĩa là bóng tối của sự ngu dốt và chữ ru có nghĩa là người gỡ bỏ, người xua đuổi. Do đó, guru là ánh sáng xua tan bóng tối của sự ngu dốt, và ông chính là cái ánh sáng đó đối với tôi bây giờ. Vậy thì theo ý ông, vai trò của vị đạo sư (guru) là gì, một vị thầy hay là một người tỉnh thức?

Thấu nhập chân lý

Chúng ta cần thống nhất điều này: ánh sáng giác ngộ không phải là thoát khỏi nỗi đau mà là hiểu biết về nỗi đau, hiểu biết những cơn giận, hiểu biết những nỗi khổ tâm – hiểu chứ không nên che giấu, ngụy biện – hiểu sâu trong bản chất vấn đề: “Tại sao tôi lại đau khổ, tại sao tôi lại lo âu đến thế, giận dữ đến thế, cái gì đã tạo ra tất cả những cảm giác đó?”. Nếu hiểu được căn nguyên một cách rốt ráo, chúng ta sẽ thoát khỏi mọi tâm trạng tiêu cực khổ sở.

PHÁP NGỮ 9 - Thiền Sư Viên Minh



Hiểu đúng chính là tu tập thực tế


 “Cái hiểu của chúng ta về Phật giáo không phải chỉ là cái hiểu lý trí. Hiểu đúng chính là tu tập thực tế.”
TINH THẦN THIỀN TRUYỀN THỐNG “Nếu quí vị cố gắng đạt giác ngộ, quí vị đang tạo nghiệp và bị nghiệp lèo lái, và quí vị đang phí thì giờ trên chiếc bồ đòn màu đen của quí vị.”
...Trước khi Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Hoa, hầu hết tất cả những câu nói rất nổi tiếng của Thiền có sẵn đều được đem ra dùng. Chẳng hạn, có ngữ cú, “bỗng nhiên giác ngộ” (sudden enlightenment: đốn ngộ). “Bỗng nhiên giác ngộ” không phải là cách dịch thích đáng, nhưng tạm thời tôi sẽ dùng cách diễn đạt này. Giác ngộ đột nhiên đến với chúng ta. Đây là chân giác ngộ. Trước Bồ-đề Đạt-ma, người ta nghĩ rằng sau một thời gian dài chuẩn bị, đột nhiên giác ngộ sẽ đến. Như vậy, tu Thiền là một loại luyện tập để đạt giác ngộ. Thực tế, ngày nay nhiều người đang tu tập tọa thiền với ý niệm này. Nhưng đây không phải là cách hiểu Thiền truyền thống.

Ngắm nhìn tĩnh tại thôi

Chúng ta thường nghe nói rằng chữ tu có nghĩa là sửa. Tu tập có nghĩa là ta sửa đổi để mình có thể được trở nên tốt đẹp hơn, sống an vui và hạnh phúc hơn. Nhưng vấn đề “sửa đổi” ấy cũng không dễ hiểu và đơn giản như chúng ta vẫn tưởng. Vì thế nào là sửa đổi, mà thật ra ta có thể thay đổi được những gì?

Tu tập Bát Chánh Đạo

... Thiền minh sát (vipassanā) bao giờ cũng gồm định và tuệ; và khi thực hành thì chánh niệm mang chức năng của định và tỉnh giác mang chức năng tuệ. Vậy, trong tất cả các trường hợp khi đi đứng nằm ngồi, mặc áo ăn cơm, lái xe, làm việc tại công sở... hành giả minh sát phải luôn luôn chánh niệm, tỉnh giác. Tuy nhiên, điều đặc biệt lưu ý là chánh niệm, tỉnh giác không phải hai trạng thái tâm trí tách biệt, định tuệ tách biệt. Nó là nhất như đấy!

TÂM THIỀN - Ni Sư Ayya Khema

...Không có tâm thiền và sự trải nghiệm, Pháp không thể phát khởi trong lòng ta, vì Pháp không nằm trong ngôn từ. Đức Phật có khả năng diễn đạt bằng ngôn từ những kinh nghiệm diễn ra bên trong Ngài vì lợi ích của chúng ta, để ban cho chúng ta những lời hướng dẫn. Có nghĩa là Phật chỉ cho ta phương hướng nhưng ta phải tự mình bước đi.
Để có được tâm thiền, ta cần phát triển một số đức tính nội tại quan trọng. Chúng ta đã có sẵn những hạt giống đó ở bên trong, nếu không, ta không thể vun trồng chúng. Ví như nếu muốn hoa mọc trong vườn, mà ta không có hạt giống, thì dù ta có tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân, cũng không có hoa mọc lên.

Thực tập đúng đắn

Đức Thế Tôn, Bậc Toàn Giác đã dạy một phương pháp, tất cả chúng ta có thể thực tập và đến để nhận chân giáo pháp này. Việc ấy không lớn lao, chỉ là việc nhỏ nhưng đúng đắn, chân chánh. Ví như nhìn sợi tóc. Nếu chỉ cần biết một sợi tóc, chúng ta sẽ biết những sợi tóc khác cũng thế, kể cả của chính tự thân hay của ai khác. Chúng ta chỉ đơn giản biết chúng đều là “tóc.” Chỉ với một sợi tóc chúng ta biết tất cả.
Hay suy ngẫm về con người ta. Nếu chúng ta thấy bản chất thật sự của mọi nhân tố nơi chính mình, chúng ta sẽ biết tất cả mọi người trên thế giới này cũng giống như thế bởi vì cấu trúc con người đều giống nhau. Giáo pháp cũng như vậy. Một vật là nhỏ nhưng cũng thật là lớn. Đó là thấy sự thật trong một nhân tố là thấy sự thật trong tất cả.

CƯ SĨ BÀNG LONG UẨN

Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Đạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808. Ông sống tại Hành Dương với vợ và hai con: một trai tên Kenh-huo, một gái tên Linh Chiếu (Ling-Chao). Tất cả gia đình tu theo Thiền Tông, và đều được coi như đã ngộ đạo hết.

Thiền và Kiếm

'Thiền' tiếng phạn gọi là "Dhyana", nghĩa đen là định niệm. Ngoài ra "thiền" còn được hiểu như "phương pháp tu dưỡng" ở Nhật Bản nói riêng và đông phương nói chung. Nói đến thiền chúng ta thường hình dung cảnh tham thiền nhập định, ngồi kiết già, điều tức quay mặt vào tường trong thiền viện, hoặc liên tưởng đến trạng thái thoát tục, thanh thoát nhẹ nhàng như nước chảy hoa nở, mây bay, trăng soi, một trạng thái thần tiên hòa nhịp với thiên nhiên cỏ cây như qua mấy vần thơ sau:

Chính cuộc đời là môi trường tốt nhất cho sự giác ngộ giải thoát ("Everyone has the right to freedom of thought...")


Bất cứ ai, dù có Tôn giáo hay không theo chủ thuyết nào, mà biết trở về trải nghiệm, chiêm nghiệm và thấy ra thực tại như nó đang là ngay nơi thân tâm và cuộc sống này thì người ấy vẫn có thể giác ngộ Chân Lý, đơn giản chỉ vì Chân Lý ở khắp mọi nơi. Không phải Tôn giáo hay chủ thuyết nào mà chính cuộc đời là môi trường tốt nhất cho sự giác ngộ giải thoát.

Tâm bình thường là đạo - MASAO ABE


Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng. Người ta có thể trả lời câu hỏi này bằng cách giơ ngón tay lên hay đập nắm tay xuống bàn hay chỉ bằng cách cứ im lặng. Đây là những câu đáp không lời cho câu hỏi “Thiền là gì?”, đây là biểu lộ chân thực của những gì trú ẩn sâu kín vượt ngoài ngôn từ và sự phân tích có tính cách lý trí.
Tuy nhiên, không nhất thiết là không thể nêu ra một câu đáp bằng lời. Lịch sử của Thiền đã chứng tỏ điều này. Có nhiều trường hợp các thiền sư đã đưa ra những câu đáp bằng lời cho các môn đệ của mình. Thế nhưng những câu đáp bằng lời như thế thường lại hoàn toàn bất ngờ, kỳ cục hoặc phi luận lý. Khi được hỏi “Phật là gì?” là câu hỏi tương đương với câu “Thiền là gì?” thì câu trả lời của Động Sơn (807-869) là “Ba cân gai!”, của Triệu Châu (778-897) là “Hãy xem núi Tây chuyển trên sóng!”.

Kề cạnh cái chết

Với tôi sống chết nào đâu,
Chỉ có sóng thở nhịp cầu tử sinh.

Cơ thể này của chúng ta được sanh ra chỉ một lần trên đời, lớn lên, già đi rồi chết. Thật ra, đây mới chỉ là một sự hiểu biết thể lý, vật chất ở mức độ rất thô thiển mà thôi. Tác giả của bài kệ này không nói về cuộc sống và cái chết của con người ở mức độ thô thiển và nông cạn như thế. Ông muốn nói đến bản chất của cuộc sống và cái chết vi tế ở trong tâm (là các hiện tượng tâm lý).
Là một hành giả thực hành niệm hơi thở (anapana), tác giả muốn ám chỉ đến hơi thở của mình với lối ẩn dụ về những nhịp sóng triều lên xuống. Khi bạn hít vào giống như nhịp sóng lên cao, một hơi thở ra như ngọn triều xuống thấp. Có được một hình ảnh như thế và chú tâm vào nó, bạn có thể quán chiếu về cuộc sống và cái chết, bạn có thể thấy được, có thể hiểu được sinh tử, tử sinh của một kiếp người.

Tám Pháp Thế Gian (Atthalokadhamma)

Thế gian chênh lệch nầy quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ, và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đấy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không vì hoa mà ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà xa lánh hẳn hoa hồng.
Với người lạc quan, thế gian nầy tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đấy gai chướng. Nhưng đối vối người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp, cũng không hoàn toàn xấu xa.

Tự Do Tư Tưởng - Ánh Sáng cho Chính Mình

Tâm trí không thể tự do khi mà nó còn bị rập khuôn hoặc điều kiện hóa. Người ta nghĩ rằng không thể để cho bạn được tự do suy nghĩ, không bị rèn luyện vào khuôn khổ, mà phải bắt tâm trí bạn vào một khuôn khổ nào đó. Ngoài ra, đối với một nền văn minh càng lâu đời, thì sức nặng của truyền thống, của thẩm quyền, của những quy tắc càng đè nặng trĩu lên tâm trí con người.
Lấy thí dụ những chủng tộc cổ xưa như Ấn Độ bị sống gò ép vào khuôn khổ hơn những người sống tại Mỹ, nơi có nhiều tự do về đời sống xã hội và kinh tế, vì đó là một dân tộc gồm những nhà tiền phong mở đường lập quốc mới gần đây.

MILAREPA HƯỚNG DẪN MỘT THANH NIÊN GIÁC NGỘ CHÂN TÂM

Một ngày nọ, khi Milarepa đang ở trong hang động một mình thì hai vị khách tìm đến hỏi han.
- Ông ở một mình à? Ông không thấy cô đơn sao?
- Tôi luôn luôn sống với một người nào đó, không bao giờ đơn độc. Ngài trả lời.
- Nhưng ông sống với ai? Người trẻ tuổi hơn trong hai người hỏi ngài.
- Với bồ đề tâm.
- Hắn đang ở đâu?
- Trong căn nhà ý thức của tôi.
- Đó là loại nhà gì vậy? Người khách lớn tuổi hơn thắc mắc.
- Đó là thân thể của tôi.

Tâm là nhà - My minds is my home

 – Tôi không có cha mẹ. Tôi lấy Trời và Đất làm cha mẹ.
Điều đó có nghĩa là không chỉ cha mẹ bạn tạo ra bạn. Họ không thể làm việc đó chỉ với chính họ. Đó là toàn thể vũ trụ cho bạn ra đời, đó là tự nhiên, và là nghiệp của bạn.
Khi bạn nghĩ về những dòng này, nó làm cho bạn cảm thấy liên đới với toàn thể vũ trụ, và cảm giác đó là thực sự kinh ngạc. Đó là một cảm giác rất kỳ diệu.

Lợi ích của bình thản chịu đựng


loi-ich-binh-than-chiu-dungKhông ai thích khó khăn, gian khổ đơn giản chỉ vì những điều này rất khó chịu. Nhưng như chúng ta đã biết, không phải tất cả những gì khó chịu đều vô ích hay có hại. Thực ra, phần lớn khổ đau giúp chúng ta thăng hoa rất nhiều phương diện nếu chúng ta biết kiên nhẫn lắng nghe, học hỏi và chiêm nghiệm kỹ càng. Muốn biết vàng ròng phải cần thử lửa, và như vậy muốn vượt qua những thử thách gian khổ để hoàn thành bài học giác ngộ của mình thì trước hết bạn phải có lòng nhẫn nại.
Khi bạn đã có đủ nhẫn nại để vượt qua những trắc nghiệm gian khó thì đồng thời dù không mong đợi bạn vẫn gặt hái được những thành quả xứng đáng bất ngờ.

CUỘC ĐỜI, SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT

Điều quan trọng nhất để làm trên đời là gì?
Cuộc đời này có ý nghĩa rất sâu sắc.
Hãy tận dụng tốt nhất thời gian sống của mình.
Cuộc đời này quá ngắn ngủi. Không có thời gian
 đâu mà chơi những trò chơi của đời.

GIRIMĀNANDA SUTTA - KINH GIẢI BỆNH



KINH KỲ-LỢI-MA-NAN (Girimànanda sutta)

Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinhđược tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh. Duyên khởi của kinh này là một ngày kia tôn giả Girimànanda lâm trọng bệnh, chính đức Phật đã gọi ngài Ànanda thọ trì nguyên văn bài kinh này rồi đến đọc lại cho tôn giả Girimànanda nghe.

Có thể buông bỏ được

Có câu chuyện về một người nọ kể cho những người bạn mình nghe một câu truyện vui, khi nghe xong ai cũng đều bật cười. Rồi anh nói muốn kể thêm một câu truyện vui nữa, nhưng anh lặp lại cũng cùng câu truyện ấy, và chỉ có vài người cười. Xong, anh tiếp tục kể lại một lần nữa, lần này thì ai cũng im lặng. Đến khi anh lặp lại thêm lần nữa thì bắt đầu có nhiều người lộ vẻ khó chịu và bực mình.
   Anh ta im lặng một lúc rồi nói, "Quý vị thấy lạ không, một câu chuyện dầu vui hay thú vị đến đâu mà khi mình cứ lặp đi, lặp lại mãi rồi thì nó cũng trở thành nhàm chán và vô duyên. Thế nhưng chúng ta có những câu chuyện buồn, hay nỗi phiền giận, mà mình cứ lặp đi lặp lại mãi, và kể cho nhau nghe hoài, mà vẫn không bao giờ cảm thấy chán!"

BOJJHANGA SUTTA‏ - DƯỢC PHÁP THẤT GIÁC CHI

Có chú tâm là có định, có quan sát rõ ràng là có tuệ

Thiền sư Kim Triệu
... Có lần, có một người cư sĩ kể chuyện:
“- Hồi con chưa biết Phật, chưa biết tu, có nhân duyên lái xe chở một vị thiền sư già, nổi danh nhiều nước (Là thiền sư Kim Triệu). Ngài gầy ốm, rắn rỏi, nghiêm trang nhưng ăn nói lại rất nhỏ nhẹ, dịu dàng nên con đem tâm kính trọng.
Nghĩ đến quảng đời ăn chơi hư hỏng của mình, con tâm sự:
- Bạch ngài, cuộc đời con coi như bỏ! Hôm nay may mắn có chút phước lành được chở ngài như thế này là quý hoá lắm rồi. Con chẳng biết tu, biết tập, chẳng biết Phật giáo là gì cả!
- Không phải đâu! Ngài nhẹ nhàng nói rồi mỉm cười! Ông có tu đấy mà ông không biết đó thôi!

RATANA-SUTT'ĀRAMBHO - KINH TAM BẢO

Chánh kiến -- nơi an trú mát mẻ

Thực hành Giáo Pháp là đi ngược dòng những thói quen của ta, chân lý đi ngược chiều những tham vọng của chúng ta, do đó thực hành Giáo Pháp quả thật là khó. Một vài sự việc mà ta hiểu là sai có thể là đúng, trong khi những điều mà ta nghĩ là đúng lại có thể sai. Tại sao vậy? Bởi vì tâm của ta ở trong đêm tối, chúng ta không thấy rõ Chân Lý. Chúng ta thật sự không hiểu gì và bị tánh gian dối của người đời phỉnh gạt. Họ chỉ điều chân chánh, bảo là sai lầm, và chúng ta tin thật. Điều sai lầm, họ nói là đúng, và ta tin. Đó là bởi vì ta chưa làm chủ được chính ta. Những cảm xúc vui buồn luôn luôn phỉnh lừa ta. Chúng ta không nên lấy cái tâm nầy và những ý kiến của nó làm kim chỉ nam để nó hướng dẫn ta trên đường đời, bởi vì nó không thấu hiểu chân lý.

Ý nghĩa Tùy Duyên

Hôm nay chúng tôi sẽ nói chuyện với quí Phật tử về đề tài "Ý nghĩa tùy duyên". Ý nghĩa này rất sâu xa không phải tầm thường, và lâu nay nó cũng đã bị lạm dụng nhiều.
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa, bởi khi bắt chước là nó có cái khuôn rồi. Cho nên ý nghĩa này rất quan trọng mà lâu nay nhiều người lại hiểu lầm rồi cũng dễ lạm dụng nó nữa.
vậy muốn tùy duyên thì thế nào là biết tùy duyên cho đúng ý nghĩa ?

Quên hết đi,"chỉ nhớ trên đầu một chữ như"



Ngày 16-08-2015
Kính thưa Thầy,
Ban đầu con học Phật vì quá đau khổ, muốn có điểm tựa cho tâm hồn, con cần làm cho đầu óc mình quên đi cái khổ cái đau đang hiện hữu mỗi ngày, mỗi ngày… Thật sự con cũng không ngờ là mình đã nhanh chóng “lọc xóa” được phiền não cả đời trong 1 thời gian ngắn như vậy. Thú thật con hành thiền cũng không nhiều lắm, không chắc là mình hành có đúng phương pháp không nữa, chỉ thấy là tâm thể ngày càng nhẹ nhàng và thấy vui, thấy hài lòng khi nghe con gái con nói, “mẹ thay đổi nhanh quá, con thích mẹ như thế này mãi...” 

Một Viên Ngọc Sáng

Lời nói này, toàn thể thế giới trong tất cả mười phương là một viên ngọc sáng, bắt đầu với Huyền Sa. Thông điệp căn bản là toàn thể vũ trụ thì không lớn, không nhỏ, không tròn hay vuông, không quân bình và chính đúng, không sống động và linh hoạt, không di dời. Hơn nữa, nó không sanh và tử, đến và đi, nó là sanh và tử, đến và đi. Như thế, đi vào quá khứ từ đây, bây giờ nó đến từ đây. Nghiên cứu triệt để người ta phải thấy suốt qua nó như là không trọng lượng, người ta phải tìm ra nó là nhất tâm.
Tiểu luận này nhấn mạnh sự nhất thể toàn bộ của hiện hữu, một chủ đề dai dẳng của những tác phẩm và lời nói của Đạo Nguyên. Nó căn cứ vào một lời nói nổi tiếng của một vị thầy danh tiếng thời xưa, rằng toàn thể thế giới, hay tất cả những thế giới, toàn thể vũ trụ, là “một viên ngọc sáng”.

THẦN THÔNG CỦA PHẬT

Một hôm, một cư sĩ đến yết kiến Phật và đề nghị- một chương trình thu hút tín đồ về cho Phật giáo, một chương trình thật hấp dẫn mà ngày nay chúng ta nghe cũng phải ham. Đó là, hãy để cho một vị tỷ kheo đệ tử của Phật biểu diễn các phép lạ giữa công chúng như đi trên nước, bay giữa hư không, độn thổ, v.v.. mọi người thấy vậy tất sẽ theo Phật rất đông. Sau ba lần tác bạch Đức Thế Tôn vẫn im lặng, cư sĩ nhấn mạnh:

TÁNH NGHE

Này bạn, có bao giờ bạn ngồi thật yên lặng, không chú ý bất cứ điều gì, không cố gắng tập trung tư tưởng mà ngồi với một trí não hết sức tĩnh lặng, thật sự tịch tịnh? Bấy giờ bạn mới nghe tất cả phải không? Bạn nghe những âm thanh từ xa, rồi gần và thật gần ngay bên cạnh bạn- có nghĩa là bạn nghe tất cả.

NGHE TRONG TĨNH LẶNG

Này bạn, có bao giờ bạn ngồi thật yên lặng, không chú ý bất cứ điều gì, không cố gắng tập trung tư tưởng mà ngồi với một trí não hết sức tĩnh lặng, thật sự tịch tịnh?