Tâm của 1 vị A La Hán


Ngay nơi thân tâm này, hễ vướng vào hiện tượng tâm thức sinh diệt thì liền rơi vào sinh tử (Tập Đế, Khổ Đế), còn trở về với tánh biết (Ehipassiko) thì liền thấy Niết-bàn (Đạo Đế, Diệt Đế). Vì vậy Đức Phật dạy: "Này các tỳ kheo, nơi tấm thân một trượng này, thế gian tập khởi và thế gian đoạn diệt". 
Khi mê lấy nọ bỏ kia 
Tỉnh rồi mới biết chẳng lìa tánh chơn.

Đời là vậy đấy!



Chúng ta không thể kiểm soát những gì sinh khởi trong tâm, nhưng chúng ta có thể suy ngẫm về những gì chúng ta đang cảm nhận và học hỏi từ chúng hơn chỉ đơn thuần nhắm mắt để cho sự bốc đồng và thói quen của chúng ta cuốn chúng ta đi. Mặc dù có rất nhiều trong thứ trong cuộc sống chúng ta không thể thay đổi chúng, nhưng chúng ta có thể thay đổi thái độ của chúng ta đối với chúng. Đó chính là ý nghĩa thực sự của thiền tập - thay đổi từ thái độ lấy cái tôi, cái ta làm trung tâm của chúng ta “ tống khứ cái này hoặc lấy thêm cái kia” đến một thái độ tiếp nhận cuộc sống như nó thực là

Kiếp sau mình ở đâu

Cái tâm cảnh khi mình đang sống như thế nào, thì lúc đi về thế giới bên kia nó cũng tương tự như thế, nhẹ nhàng ở hiện tại, hạnh phúc trong từng hơi thở, tỉnh thức trong từng suy tư, lâng lâng thoát tục, an lạc thường hằng bất tận, thì về đâu, đến đâu, ở đâu, cũng đều được tự tại.