Ngôn ngữ

Một phen buông hết ngôn từ
Buông luôn cả một chữ như trên đầu

Thong dong thực tại nhiệm mầu

Niết-bàn, Sinh tử… biển dâu khác gì! 


QUÁN NIỆM HƠI THỞ


HÃY THẤY CÁC PHÁP NHƯ NÓ ĐANG XẢY DIỄN

Trong đạo Phật, chúng ta hành thiền để thấy các pháp thật sự như nó đang xảy diễn. Đó là việc học và hiểu được bản chất của thế giới tự nhiên bằng cách chứng ngộ trực tiếp. Đó không phải là học và hiểu thế giới tự nhiên bằng những lý thuyết trong sách vở hay qua tư tưởng của một vị nào đó. Đó là quá trình xem xét và học hỏi trực tiếp -- bằng cách quan sát và lắng nghe. Trong các trường đại học, bạn làm rối rắm mọi việc bằng cách học đủ loại vấn đề, nhưng trong thiền định, bạn đơn giản mọi việc. Bạn chỉ quán sát mọi việc như nó đang xảy diễn.
Khi quán niệm hơi thở (anapanasati), bạn thấy hơi thở sinh rồi diệt, và hơi thở vào là điều kiện cho hơi thở ra. Nhưng không phải chỉ có thế thôi. Có sự "thấy biết" hơi thở; có tâm sở mà chúng ta gọi là tâm chánh niệm. Và chúng ta dùng "cái tâm thấy biết" hay tâm chánh niệm nầy để thấy biết những gì đang xảy ra -- tức là để thấy các pháp điều kiện và các pháp không điều kiện. Đây là con đường giúp chúng ta vượt qua và đi lên trên tất cả, con đường của sự tỉnh thức, chứ không phải con đường trốn tránh cuộc đời.

TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT & GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT.

Một chỗ thấy biết vắng lặng, trong trẻo, bất động, vô ngại, vô biên hốt nhiên hiển hiện trước mắt người con Phật, đồng "một" thực tại phi thời gian, đã làm đảo lộn các chuẩn mực và mọi giá trị qui ước xưa cũ vốn có từ thuở lọt lòng của người ấy, đối với cuộc sống và cảnh giới này. Mặc dù các định chuẩn ấy, cũng là kinh nghiệm hiểu biết được tích lũy, phát triển và ăn sâu vào tận tim óc, máu thịt như một chùm giây mơ rễ má, mà một sát na trở về trước, tưởng chừng khó bề bứt tách ra khỏi óc não, nhưng chỉ sát na sau, nó vẫn phải bị loại trừ, bị tan biến, chí ít là ẩn hiện mờ nhạt trước một chỗ thấy biết tuyệt đối, tự tại, hiển nhiên, không đến không đi, nếu người ấy không động niệm phân biệt.

Sinh Tử qua Lăng Kính của Người Giác Ngộ

Hai chữ “Sinh Tử” đã khiến cho biết bao nhiêu người bất kể trí ngu giàu nghèo từ xưa đến nay đều phải lưu ý tới và khổ tâm vì nó. Người trí thì đối diện với nó và tìm cách để giải quyết nó để thoát khỏi nó một cách vĩnh viễn. Kẻ ngu thì sợ hải nó, trốn tránh nó và làm mọi cách để quên nó trong hiện tại một cách tạm thời. Người giàu không thể dùng tiền để mua lấy cái chiêu bài “miễn tử” mà người nghèo cũng không thể thoát khỏi sự chết. Bởi sanh già bệnh chết là bốn cái khổ chính chung của loài người và muôn loài chúng sanh. Vậy sinh tử là cái gì mà khiến cho bao nhiêu người phải để tâm đến? Phần đông con người quan niệm rằng sinh là sự hiện hữu của một cái thân hình tướng và tử là sự mất của cái thân hình tướng chính nó. Cũng có người cho rằng sinh tử là sự khởi niệm và diệt niệm nơi tâm trong từng sát-na. Tuy rằng thân và tâm đều sinh diệt theo định luật của vô thường vô ngã trong phạm vi tương đối, nhưng cái sinh diệt ấy là hư vọng của những người sống trong chiêm bao qua cái thấy của người giác ngộ đã vượt ngoài tương đối hay ở trong Bản Thể Tuyệt Đối. Nói một cách khác, đối với người Giác Ngộ thì thật không có sinh tử.

Con đường để đi đến giác ngộ

...Con đường để đi đến giác ngộ, không phải lúc nào cũng thênh thang rộng mở, sắc màu điểm tô, mà con đường đi đó, có những vấn đề của riêng nó, thăm thẳm xa, với bao gập ghềnh, gian khổ, từ nội tâm cho đến ngoại cảnh, từ bên trong lẫn bên ngoài. ...
....Trong sự tu tập, không có thuận duyên, chỉ có nghịch duyên, không có thuận cảnh, chỉ có nghịch cảnh, nhưng từ trong đó, từ trong nghịch cảnh mới có thuận duyên, từ trong nghịch duyên mới có thuận cảnh, từ trong khổ đau mới cần đến giải thoát. Khi nhận biết tinh tường, thấu rõ, thì thuận nghịch, khổ đau sẽ chuyển hóa, thành chất liệu, tương tác, vượt lên, hổ trợ cho nhau. Tu là đi trên con đường nghịch dòng, con đường gian nan vất vả, con đường khổ ải, con đường ít người dám vượt qua, bước tới, nhưng đó lại là con đường của người tu và muốn tu, nếu quyết lòng bền chí thì sẽ vượt qua đến đích. Con đường, cũng chính là con đường của không đường, và chỉ mỗi con đường của không đường đó, mới đủ năng lực nhiệm mầu đưa ta vượt thoát, bước vào cánh cửa không môn.

Vẻ đẹp cái chết như một phần cuộc sống - Sống, chết, và Tồn tại

Chết phải là cái gì đó lạ thường, giống như sống. Đau khổ, phiền muộn, buồn bã, vui vẻ, những ý tưởng vô lý, sở hữu, ganh ghét, thương yêu, sự hành hạ dày vò của cô độc – tất cả việc đó là sống. Và muốn hiểu rõ chết, chúng ta phải hiểu rõ tổng thể của sống, không chỉ nhận một mảnh của nó rồi sống cùng mảnh đó, như hầu hết chúng ta đều làm. Ngay lúc hiểu rõ sống có hiểu rõ chết, bởi vì sống và chết không tách lìa. 

Khiêm cung

Một lúc nào đó, biết ngồi lại để thấm thía tinh thần uyên áo mà giản dị của Phật pháp, chúng ta có thể sẽ thấy được ý nghĩa quan trọng tuyệt vời của cái gọi là cách đối nhân xử thế hay nói gọn hơn, là phép sống ở đời. Ở đây chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm quý giá về quy luật đối xứng trong từng hành động, ngôn ngữ và cả ý nghĩa của mình nữa. Mọi sự luôn để lại một hiệu quả thích đáng. Tôi đặc biệt nhấn mạnh và có hứng thú trong đề tài này vì qua chính nó, ta sẽ có rất nhiều vấn đề để nói. Cái tuyệt vời của phép sống mà tôi sắp nói tới không phải chỉ được quan tâm vì nó đã được nói tới nhiều trên các trang sách mà hơn thế nữa, nó là một thứ kinh nghiệm tâm linh tự chứng hết sức đặc thù đòi hỏi một công phu trau luyện của bản thân.

Tất cả những gì bạn cần là sự tỉnh thức với tâm từ ái "All You Need Is Kindfulness"

“Kindfulness” là danh từ mới do Ajahn Brahm đặt ra để chỉ “mindful” nghĩa là “sati”, tỉnh thức (hay thường được gọi là chánh niệm) với “kindness”- tâm từ ái. Ajahn luôn luôn nhấn mạnh rằng chỉ chánh niệm không thôi chưa đủ mà chúng ta cần phải thêm vào đó cái "nguyên tố kỳ diệu của tâm từ ái". 

Nghệ thuật lắng nghe - Quan sát chính mình

Nghe trong tĩnh lặng
Này bạn, có bao giờ bạn ngồi thật yên lặng, không chú ý tới bất cứ điều gì, không cố gắng tập trung tư tưởng, mà chỉ ngồi với một trí não hết sức tĩnh lặng, thật sự tịch tịnh? Bấy giờ bạn mới nghe tất cả phải không? Bạn nghe những âm thanh từ xa, rồi gần hơn và thật gần ngay cạnh bạn – có nghĩa là bạn đang nghe tất cả. Trí não không bị hạn chế phải nghe từ duy nhât một kênh nông cạn hẹp hòi nào cả. Nếu bạn có thể nghe như thế, nghe trong tĩnh lặng, trong tự do giải thoát, không căng thẳng, bạn sẽ thấy nội tâm thay đổi một cách kỳ diệu – một đổi thay ngoài sự mong muốn hay yêu cầu của bạn, và trong cuộc đổi thay đó có cái đẹp vô cùng và tuệ giác sâu thẳm.

Tiêu chuẩn của bậc Thánh

 ...Giáo pháp không phải là cái gì đó mà ta muốn là có thể đạt được. Tâm của bạn có thể đang ở lối này nhưng chân lý, sự thật lại ở một lối khác. Bạn phải quán sát phía trước và còn phải thận trọng mặt sau nữa. Đó là nguyên nhân tại sao tôi nói: “Không có gì chắc chắn, bền vững, tất cả đều phù du, thay đổi cả”.
Sự thật về nguyên lý không bền vững này rất bình thường dễ hiểu, và cũng rất thâm trầm, toàn hảo, song người ta lại lãng quên. Họ chú ý quan sát những thứ khác. Đừng tham chấp vào cái tốt, cái thiện, cũng đừng chấp chặt cái xấu cái ác. Chúng chỉ là thuộc tính tượng trưng trong thế giới này. Chúng ta đang thực tập viễn ly khỏi thế giới nên chấm dứt, đừng cưu mang những thứ này nữa. Đức Thế Tôn dạy chúng ta hãy đặt chúng xuống, bỏ chúng đi, bởi vì chúng là nguồn gốc mọi sự đau buồn khổ não...

Cội nguồn trí tuệ

Tất cả chúng ta tịnh hoá thân tâm trở thành những Tỳ-kheo, Sa-di[47] trong Tăng đoàn Phật giáo với mục đích chứng đạt được sự bình an. Vậy bình an thật sự là gì? Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó. Người ta có nhiều quan điểm riêng trong việc đi tìm bình an nhưng họ vẫn còn đầy dẫy hoài nghi, dao động, vẫn không chắc chắn nên chưa xây dựng nền móng vững chắc trong việc thực tập. Họ không thể nào đạt đến mục tiêu. Như thể chúng ta rời nhà, đi du lịch đến nhiều nơi khác nhau. Dù đang ngồi trong xe, trên tàu thuyền, không quan trọng ta đi nơi đâu, chỉ biết là chúng ta vẫn chưa phải là đã về đến nhà. Hễ khi nào chưa về đến nhà, chúng ta vẫn chưa cảm thấy thoải mái dễ chịu, chúng ta vẫn có việc chưa hoàn tất, còn có việc cần phải quan tâm đến. Đấy là bởi vì hành trình của chúng ta chưa hoàn tất, chưa đến nơi theo dự định. Chúng ta viếng thăm nhiều nơi để tìm sự giải thoát.

Tứ Vô Lượng Tâm

Trong mỗi chúng ta có bốn người bạn tốt (tứ vô lượng tâm), sẳn sàng giúp đỡ ta. Tuy nhiên cạnh đó ta cũng có năm kẻ thù chực chờ nhảy ra tấn công bất cứ lúc nào. Chúng không bao giờ để ta yên. Nhưng vấn đề là có mấy ai trong chúng ta đủ sức mạnh để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ cho những người bạn tốt của mình. Lại có người còn không biết rằng đó là việc tốt, nên làm.
Bốn người bạn đó là bốn tánh tốt của ta: Từ, Bi, Hỉ và xả. Ta phải tìm kiếm chúng trong tim mình. Nếu không thể tìm ra, và tự biết đó là một thiếu sót của mình, ta phải bắt đầu lo tạo ra chúng, phát triển chúng.

Trà Đạo ngày 27.08.2016 (Ai thấy được sự hoàn hảo trong bất toàn là người giác ngộ).


Mỗi người là bài học của chính mình

Hỏi: Tình hình của một đất nước có ảnh hưởng đến sự giác ngộ của cư dân trong nước ấy không thưa Thầy?

- Mỗi người sinh ra trên đời là để học bài học giác ngộ chính mình và bản chất cuộc sống. Bài học này không phải do ai đem đến mà là do nghiệp của mỗi người tự tạo qua chọn lựa cách nhận thức và hành vi của chính mình. Đã gieo nhân thì phải gặt quả mới có thể học bài học điều chỉnh nhận thức và hành vi được. Quả báo được thực hiện nơi mỗi người qua chánh báoy báo.