Khi Tâm bắt đầu "dở chứng" - Cái ‘tôi’ ở đâu?

Khi Tâm bắt đầu dở chứng

Khi mới bắt đầu hành thiền, ai cũng rất phấn khởi. "Tôi sẽ thực tập thiền thật tốt kể từ hôm nay". Sau vài ngày, khi đã quen quen, thì tâm bắt đầu suy nghĩ: “Không biết tu tập đến chừng nào đây? Biết bao giờ mới chấm dứt?" Nó sẽ chấm dứt, tôi bảo đảm với bạn, vì mọi thứ đều phải chấm dứt. Không có gì vĩnh cữu.
Khi tâm bắt đầu bàn ra, ta cần nhận biết điều đó để tự nhủ: “À, tâm lại sắp dở trò gì đây?”Đừng nghe theo nó. Ta đã không nghe nó khi đang tọa thiền thì tại sao lại phải nghe nó lúc khác. Có toạ thiền hay không, tâm cũng thích đùa cợt ta.

Cốt lõi của đời sống tâm linh - Các cấp độ tu chứng

Cốt lõi của đời sống tâm linh

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), núi Gijjhakuta (Linh Thứu), khi Devadatta (Ðề- bà-đạt-đa) từ bỏ (chúng tăng) ra đi không bao lâu. Ở đây, nhân việc Devadatta, Thế Tôn cho gọi các tỳ-khưu và dạy như sau: 
2. – Ở đây, này các tỳ-khưu, có thiện nam tử do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sinh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được”. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, mãn nguyện. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: “Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy. Còn các tỳ-khưu khác ít được biết đến, ít có uy quyền”. Vị ấy, vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.

CON ĐƯỜNG TU CHỨNG

Tu tập tự thân chính là công phu quan trọng nhất trong toàn bộ cái gọi là Phật giáo. Từ việc ổn định một nội tâm phóng tán, giải trừ những ngộ nhận, cho đến khả năng trấn an những nổi đau và tìm thấy một suối nguồn an lạc ,…Tất thảy đều chỉ có thể thành tựu từ sự tu tập và con đường tu tập đó không gì hơn được pháp môn Tuệ Quán, tức con đường quán niệm Tứ Niệm Xứ.

HOA RƠI VÌ NẮM BẮT

Tôi nhớ câu truyện về một anh thợ may nghèo. Một đêm anh nằm mơ thấy có một vị thần hiện ra bảo anh nên đi về hướng tây, anh sẽ gặp một cây cầu màu đỏ, và nơi đó có chôn một hũ châu báu. Sáng hôm sau anh thức dậy thật sớm, lên đường đi về hướng tây theo lời vị thần chỉ.

Những đoạn văn hay (Thiền Sư VIÊN MINH - Thiền Sư U JOTIKA)


"...Đức tin trong Phật giáo không có nghĩa là lòng tin tưởng mù quáng, mà là kết quả của nhận định sáng suốt.
Tiến trình đi đến giải thoát của người Phật tử được ví như sự phát triển của một hạt giống.
Trước hết phải có sức mạnh cần thiết để mầm phá vỡ lớp vỏ dày bao phủ bên ngoài và bắt đầu tiến trình phát triển.
Sức mạnh tất yếu đó là đức tin.

LÀM LẮNG DỊU Ý CHÍ (Ý HÀNH), VÀ LÀM PHAI BIẾN CẢM NHẬN VỀ CÁI ‘TA’

Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn. Ý chí càng mạnh nghĩa là cái ‘ta’ càng mạnh, và cảm nhận về cái ‘ta’ càng mạnh hơn. Nhưng nếu ý chí được giảm nhẹ thì cái ‘ta’ được giảm nhẹ; khi ý chí được loại bỏ thì cái ‘ta’ cũng được lắng dịu, và phần lớn cái ‘ta’ sẽ biến mất. Sự biến mất cái cảm-nhận về cái ‘ta’ được gọi là sự vô-ngã (anattā). Cảm nhận về cái ‘ta’ là (i) cái ‘ta’ trong liên hệ đối đãi với những người khác xung quanh – đó là cái ‘ta’ bên ngoài—và, (ii) nghiêm trọng hơn, là cái ‘ta’ bên trong – đó chính là cái “cảm-nhận về cái ‘ta’” đó, tức là cái chúng ta vẫn luôn nghĩ là một cái ‘con người’ đang thực sự có ở bên trong chúng ta.

Postcard "Cứ Để Mây Bay"



Mời xem video clip về những tấm postcard cùng với những hình ảnh và những câu nguyên lý Thiền - cuộc sống, và  những bài kệ được Thầy Viên Minh trả lời trong website http://www.trungtamhotong.org/ , cho từng người và những trường hợp khác nhau, nên không phải là công thức chung để áp dụng . Nếu đọc thấy mình được gỡ vướng mắc ngay ở đấy thì tốt , còn không thì cũng đừng cố gắng hiểu hoặc tìm kiếm , cứ ngắm nhìn postcard ấy trôi đi như ngắm một dòng sông chảy vậy ! Biết đâu một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống vô tình lại chợt nhận ra ... !

Năng lực của chánh niệm

Ở đây, Bây giờ, Tỉnh giác. Đó là căn bản của con đường thiền định và chìa khóa để chuyển hóa cuộc sống của mỗi người. Trong cuốn sách Một Trái Tim Bình An
Thiền sư Joseph Goldstein đã mô tả một cách đơn giản nhưng sâu sắc như thế về sự tỉnh giác tự nhiên của tâm trí chúng ta…
Chánh niệm là chìa khóa của giây phút hiện tại. Nếu không có nó chúng ta không thể nào nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng, đơn giản là chúng ta sẽ lạc bước theo sự nghĩ ngợi quanh quẩn của tâm trí.

TÌM MỘT NIỀM TIN


... Trong suốt một cuộc đời từ khi sinh ra cho đến lúc già, rất ít người trong chúng ta có được một niềm tin tâm linh, và khi nhận ra được sự thiết yếu của điều đó thì thường là đã quá muộn. Chúng ta bận rộn với những trò chơi thế gian, những cạnh tranh, chiến đấu cho tình tiền danh vọng, bị cuốn hút trong sự mê hoặc của trần cảnh. Ta quá kiêu mạn với kiến thức và lý luận mà không biết đến sự cần thiết của niềm tin trong tâm, vì thấy điều đó dường như là huyền hoặc và xa vời với thực tế. Ngay cả có những người lui tới những nơi chốn tôn giáo, chùa chiền, nhưng cũng chẳng có niềm tin, chỉ nhằm cầu phước, cầu lợi hơn là tìm hiểu đạo pháp để có được sự an lạc thực sự. Cứ thế ta sống trôi nổi theo dòng đời, như con thuyền vật vờ theo dòng nước, mà không biết rằng con thuyền đó vốn đã có tay lái để ta có thể chèo chống qua những khúc quanh, những cơn sóng gió chập chùng. Rồi bỗng nhiên một ngày nào đó mọi sự đều trở nên huyễn hóa như giấc mộng, những người thân, bạn bè và những gì tha thiết với ta đều xa dần, và trước mắt chỉ là một tương lai đen tối của tuổi già, bệnh hoạn và cái chết. Làm sao ta vượt qua được những nỗi cô đơn và lo sợ, nếu không có một niềm tin trong tâm để nương tựa vào? 

Seeing Buddha - THẤY PHẬT

...Bất kỳ một bức tượng Phật nào dù làm bằng đá, bằng gỗ, hay kim loại, hay một bức họa nào dù bằng vải hay bằng giấy, ta cũng đều phải tôn kính hình tượng của Đức Phật trong đó. Có thể có người hỏi rằng: Tại sao ta lại phải tôn kính các hình tượng của Đức Phật?
Trước hết, điều quan trọng phải nhận thức là, chúng ta đều phải kính trọng các hình tượng. Ví dụ, các công dân trong nước đều phải kính trọng lá quốc kỳ của họ, mặc dù lá quốc kỳ đó chỉ là một miếng vải. Tại sao ta lại phải kính trọng một miếng vải? Tuy rằng lá quốc kỳ chỉ là một miếng vải, nhưng nó biểu hiện cho điều gì hơn như thế. Nó là biểu tượng của quốc gia, là niềm hãnh diện của chúng ta với đất nước.

Nghệ thuật làm bản thân mình thành tấm gương

Để biết tới thuật giả kim và nghệ thuật làm bản thân mình thành tấm gương, điều cần phải được hiểu. Thứ nhất, có lẽ là không đúng mà nói về việc làm ra tấm gương của cái ta, vì chúng ta tất cả đều đã là những tấm gương rồi, nhưng bị bụi bặm che phủ. Công việc của chúng ta là lau sạch và chùi kĩ tấm gương đó và làm cho nó sáng bóng và rõ nét. Tấm gương không phải là tấm gương nếu bụi được phép lắng đọng lên nó; thế thì nó không phản xạ được gì cả.

Đối mặt với những khổ đau trong cuộc đời


Ðaị sư Ajahn Chah, có lối giảng dạy giản dị, chân thực khi ông nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đang sắp chết.Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ: “Thở một hơi dài và tập trung tư tưởng nơi câu niệm Phật. Hãy tập làm điều này cho thành thói quen” , dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh.

Cái Thực và Cửu Dương Chân Kinh



...Tôi sẽ kể chuyện kiếm hiệp, kiếm hiệp của Kim Dung, truyện Cô Gái Đồ Long, về cái anh chàng Trương Vô Kỵ (cũng xoay quanh vấn đề so sánh với cái thực).

Trở Về Mái Nhà Xưa

Nơi chỗ tĩnh cư, an thiền và viết lách, tôi có treo một bức thư pháp viết hai câu thơ của vua Trần Thái Tông: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình”. Câu thơ ấy ngày nào đi vô, đi ra tôi cũng thấy, cốt ý chỉ để tự thầm lặng nhắc nhở mình:“Coi chừng tâm viên ý mã nghe! Đừng có mải miết, miệt mài gió bụi ham chơi như khách lãng đãng phong trần, cứ mỗi ngày, mỗi ngày (nhật viễn) như thế sẽ xa cách quê nhà cả hằng vạn dặm đường!”