Học Đạo là như thế!

Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
Cách dạy của Đức Phật cũng rất đơn giản, Ngài chỉ hướng dẫn mỗi người biết trở về khám phá sự thật – thực tại thân-thọ-tâm-pháp ngay nơi chính mình, không thể tìm kiếm ở đâu hay bất cứ ai khác. Ngài chỉ dạy đơn giản như thế, còn lại là việc của mỗi người tự mình khám phá, tự mình thấy ra sự thật chứ không có ai khác làm thay được cả. Học Đạo không thể là:"Thầy ơi, Thầy đã giác ngộ rồi, cho con giác ngộ với" được.

CÁI NHÌN MÙA XUÂN

Lời tuyên bố của đức Phật "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành" đã được xiển dương trong các kinh Bắc Tạng thành một công thức vĩnh hằng: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đó là cánh cửa mở vào đời sống Phật giáo. Khi nhìn người khác như một vị Phật sẽ thành, chúng ta sẽ không nói dối với người ấy, sẽ không trộm cắp của người ấy, không tà dâm với người ấy, không thể nào giết hại người ấy. Trái lại chúng ta sẽ vun bồi mọi đức hạnh trong cuộc sống chung (thân hòa đồng trú) với người ấy: tâm từ bi, nhẫn nhục, sự tôn trọng, bố thí cúng dường, sự phát tâm tự mình Bồ đề thành Phật để đưa mọi người thành Phật...

TẤT CẢ LÀ VÔ NGÃ - TRÍ TUỆ CỦA CHƯ PHẬT

TẤT CẢ LÀ VÔ NGÃ

Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy rằng tất cả mọi vật trên đời nầy là vô ngã. Trong tiếng Pali, từ "tất cả mọi vật" nầy chính là năm khandhas, mà chúng ta có thể dịch là năm nhóm, năm hợp thể, hay năm uẩn. Năm uẩn nầy là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chúng ta không là gì hết ngoại trừ năm uẩn nầy và "cái không là gì hết nầy" chính là cái mà chúng ta gọi là anatta hay vô ngã. Tất cả những gì bạn có thể nhận thức, thấy, và biết được qua năm giác quan, hay những gì bạn có thể dùng đầu óc để suy nghĩ -- nói khác đi tất cả những hiện tượng vật lý và tâm lý sinh ra rồi mất đi -- đều được bao gồm trong năm uẩn.

CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

Tôi rất mong quý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo". Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi của giáo huấnPhật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số các câu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhận biết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mang ra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?

TÂM

TÂM

- Tâm có hai phần: Tánh biết thuộc thể tánh, 6 thức thuộc tướng dụng. Vì vậy tánh biết là một trong những đặc tính của tâm chứ không phải độc lập với các đặc tính khác. Tánh biết hoàn hảo là vô sư trí, 6 thức hoàn hảo là hậu đắc trí. Cả hai phải bổ túc lẫn nhau mới hoàn toàn giác ngộ. Chấp 6 thức là bản ngã thì rơi vào Hữu. Chấp tánh biết là bản ngã thì rơi vào Không, cả hai đều biên kiến của cái ngã ảo tưởng.

Khai thông pháp nhãn

... Đức Phật thành tựu sự giác ngộ của Ngài trong thế gian. Nếu không quán chiếu thế gian, nếu không trông thấy thế gian, ắt Ngài không thể vượt khỏi lên trên thế gian. Sự giác ngộ của Đức Phật chỉ giản dị là giác ngộ chính thế gian nầy. Thế gian vẫn còn đó: lợi lộc và lổ lã, tán dương và khiển trách, danh thơm và tiếng xấu, hạnh phúc và đau khổ, tất cả đều vẫn còn đó. Nếu không có những hiện tượng ấy ắt không có gì để giác ngộ ...

THƠ XUÂN XƯỚNG HỌA


BÀI XƯỚNG

CÀNH MAI TRONG HOÀI TƯỞNG

Tin Xuân - Thoảng Hương Xuân - Đọc sách ngày Xuân

TIN XUÂN

Con bướm nhỏ qua vườn mang tin sớm
Nắng chợt hồng trên cánh lá rung rinh
Cây tịch lặng, đọng đầu sương lấm tấm
Ta và người, cùng thở giữa mênh mông.

Hình ảnh và Thư Tri Ân Hòa Thượng Thiền Sư Kim Triệu nhân chuyến hoằng Pháp Sydney - Úc Châu 02/ 2018


MỞ RỘNG BÀN TAY CỦA TƯ TƯỞNG - Thiền sư Kosho Uchiyama

Thế giới chúng ta sống không phải là cái gì tồn tại độc lập ở ngoài tư duy và ý tưởng của chúng ta. Thế giới chúng ta và những tư tưởng, ý kiến là một tổng thể thống nhất đưa đến cái nhìn về cuộc đời của chúng ta. Tùy theo những gì chúng ta suy tư và nghĩ tưởng, thế giới của chúng ta có thể được nhận diện theo những cách hoàn toàn khác biệt. Những tư tưởng, cảm giác làm thành trạng thái tâm lý của chúng ta. Đồng thời, trạng thái tâm lý cũng là một với trạng thái thể chất của chúng ta. Khi trong thân ta có cái gì bị tổn hại, tâm trí ta cũng sẽ không được trong sáng như trước. Và khi tâm trí không trong sáng, thế giới này sẽ hiện ra thật đen tối và ảm đạm với chúng ta.

Không hiện hữu nhưng vẫn nhiệm mầu


Giáo lý của đức Phật có trình bày về Ba sự thật. Ba sự thật ấy còn được gọi là ba con dấu, trong kinh gọi là Tam pháp ấn, the three dharma seals. Chúng là ba đặc tính có mặt trong mọi kinh nghiệm của cuộc sống: vô thường, khổ và vô ngã. Khi ta hiểu sâu sắc được Ba sự thật ấy, chúng sẽ mang lại cho ta một sự tự tại và an lạc ngay trong cuộc sống này.