Trách nhiệm cao cả - Lịch sử cuộc đời Đức Phật Thích Ca qua những hình ảnh đẹp

Câu hỏi:
Thầy ơi, thuở xưa đức Thế Tôn khi thấy được sự nghiệt ngã của kiếp người (sinh, lão, bệnh, tử) quá đau khổ mà bỏ lại vợ con, cha mẹ, dứt bụi trần tìm về tu hạnh và đắc đạo thành Phật độ hạnh cho cha mẹ, vợ con mình. Tất cả đều được thành Phật. Ngày nay, nếu con cũng thấy được, cảm nhận được những sự khổ của kiếp người mà bỏ lại vợ con, gia đình đi tu hạnh, và con không thể độ hạnh được những người thân bên con được, liệu con có tội lỗi gì không? Và việc làm của đức Thế Tôn ngày đó phải chăng đó là trách nhiệm đối với những gì Ngài còn thiếu sót với gia đình không?
Con xin cảm ơn thầy, có gì sai sót mong thầy lý giải và thứ lỗi cho con.


Thể và Dụng của Tâm

Tất cả chúng ta đều đang sống với tâm và bằng tâm. Tùy theo chất lượng của tâm mà chúng ta có đời sống như thế nào. Nếu tâm nặng nề, hạn hẹp, nhiễm ô thì cuộc đời chúng ta hẳn ở những cấp độ thấp, nhiều khổ đau; tâm nhẹ nhàng, rộng lớn, trong sáng thì cuộc đời chúng ta ở những cấp độ cao, nhiều hạnh phúc. Thế nên chúng ta phải hiểu biết, kinh nghiệm tâm ở những chiều cao rộng nhất của nó. Đó chính là mục đích thật sự của đời người.

Lạm bàn 2 câu kệ :"Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch / Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.

Nhân "nhân duyên", có người hỏi về 2 câu kệ:
“Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền”

Chúng tôi xin được lạm bàn.... Nếu có gì sai sót xin quý vị vui lòng bỏ qua.
Hai câu kệ này được trích từ 4 câu kệ kết thúc trong bài "Cư trần lạc đạo phú" dài mười hội của Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Tất cả nội dung trong "Cư trần lạc đạo phú" được tóm tắt trong 4 câu kệ kết thúc, còn gọi là "Cư trần lạc Đạo"



Diễn biến của vòng luân hồi sinh tử ở trong Thập nhị nhân duyên

Thập nhị nhân duyên là mười hai điều kiện tùy thuộc vào nhau mà sinh và cũng tùy thuộc vào nhau mà diệt, có cái này thì có cái kia, không có cái này thì không có cái kia. Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt.
Trong Tứ Diệu Đế, thập nhị nhân duyên sinh chính là tập đế, khổ đế. Thập nhị nhân duyên diệt chính là đạo đế, diệt đế. Vậy Thập nhị nhân duyên chỉ là cách nói khác của Tứ Diệu Đế, chứ không phải như người ta thường hiểu lầm Tứ diệu đế là pháp môn tu của Thanh Văn và Thập nhị nhân duyên là pháp môn tu của Duyên Giác. Chỉ vì trùng nhau chữ duyên mà người ta liên tưởng một cách sai lầm. Trên thực tế, Phật Thanh văn, Duyên giác hay Toàn giác cũng đều phải giác ngộ Tứ Diệu Đế mà trong đó đã bao hàm mười hai nhân duyên sinh và diệt.

Thiền tông là một nhánh của Phật giáo Nguyên thủy

A. Thực Chứng

Ðiều quý giá nhất đối với trưởng lão Ananda, Naagasena, và hàng trăm tấm gương tương tự không phải là kiến thức của quý ngài mà chính là sự thực chứng tâm linh ở bên trong, hay chính là sự giác ngộ mà Ðức Phật cũng như các bậc A-la-hán khác đã đạt được. Trong thiền tông sự giác ngộ này được gọi là Satori, Praj~naa hay Pa~n~naa (trí tuệ). Vipassanaa (minh sát) là một từ tương đương tìm thấy trong tam tạng. Vipassanaa trong Phật giáo Nguyên thủy chính là "kiến tánh" trong thiền tông. Suzuki chỉ ra rằng "Cốt tủy của thiền Phật giáo ở chỗ có được cái nhìn mới mẻ về cuộc đời và về mọi sự vật." [22] Thiền tông hay Phật giáo Nguyên thủy sẽ vô ích và vô nghĩa nếu không có sự giác ngộ.

Tư Tưởng

Có bao giờ bạn lắng nghe tiếng nói lao xao trong nội tâm bạn không? Tiếng nói này là những lời phân tích, so sánh, đánh giá, lên án, tán dương, bênh vực, bào chữa, đả phá, miệt thị, lo trước, tính sau, bày mưu thiết kế v.v... Khi bạn oán thù, căm ghét ai, tiếng nói ấy bới lông tìm vết, đục cây tra cành, xuyên tạc, bóp méo, nói lên phương cách này, đường lối nọ, để gây khó dễ, để ám hại không những đối tượng mà còn cả những người có liên hệ xa gần với đối tượng nữa. Khi bạn yêu thương ai thì tiếng nói ấy lại tô son, điểm phấn, bênh vực, bao che, ca tụng, đề cao, thậm chí thần thánh hóa không những người mà bạn yêu thương mà còn cả thân nhân họ hàng người ấy nữa.

Tâm thiền



Tâm thiền chủ yếu là thấy biết thanh tịnh trong sáng còn thấy gì thì không quan trọng. Tịch tịnh mới là Niết-bàn.


Chứng Đạo Ca "Ca khúc hoan hỷ giải thoát ra khỏi ngũ uẩn"

(Khandhavimutti Samangid)
Ngài Phra Ajaan Mun Bhùridatto Mahàthera (1870-1949) chắc chắn là nhà sư Phật Giáo được kỉnh mộ nhiều nhất trong lịch sử Thái Lan, thời hiện đại. Ngài xuất gia vào năm 1893 và phần lớn sống du phương trong rừng tại Thái Lan, Miến Ðiện và Lào để hành thiền. Ngài có một số lớn đệ tử, và cùng với sư thầy -- Ngài Phra Ajaan Sao Kantasìla Mahàthera -- thiết lập truyền thống tu sĩ ẩn dật trong rừng, ngày nay lan rộng tại Thái Lan và nhiều quốc gia khác.hamma)

Video: 10 kiết sử (Thiền Sư Viên Minh giảng tại Châu Âu)


Thiền và Ngộ

Thiền tông khi khai ngộ gọi là “thấy tánh”, sau khi thấy tánh phải giữ gìn và nuôi lớn nó. Cho nên cần phải ngộ rồi khởi tu, tu để nuôi dưỡng nó. Tuy Thiền tông nhấn mạnh sau khi khai ngộ, chỗ thấy của người ngộ hoàn toàn giống Phật, nhưng người ngộ chưa phải là Phật. Như người Tây Tạng có một pháp tu quán tưởng mình là Phật, cho dù quán thành công, Phật vẫn là Phật, người quán vẫn là người quán, chỉ là trong tâm vị ấy, so với trước đã có thêm một ít tâm từ bi như Phật.
Cho nên các Thiền sư Trung Quốc trước khi khai ngộ phải cố gắng tu hành, sau khi khai ngộ phải tìm vị Thầy giỏi hơn hướng dẫn cho. Và chỉ có sau khi khai ngộ mới biết người như thế nào mới là vị Thầy giỏi.

Những đức hạnh căn bản của con người.


Có một câu truyện xưa được kể lại về một nhà ẩn tu ở Tây Tạng tên là Geshe Ben. Ông đang trong thời kỳ nhập thất. Một hôm , ông nghe nói vị thí chủ đang bảo trợ cho ông tu ẩn cư muốn đến thăm. Thế là ông lo dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ, sắp xếp lại điện thờ thật ngăn nắp, bầy biện các đồ cúng thật hoàn hảo, rồi ngồi đợi đón tiếp vị thí chủ. Đột nhiên, ngay trước khi vị thí chủ ấy đến nơi, ông tự xét lại động cơ của mình rồi nói,
" Ta đang làm gì đây? Thật ra tất cả chỉ là một màn kịch giả tạo!

Audio: Thắc mắc về Pháp "Tham Thiền (khán thoại đầu)"

Video: Thiền là chiếu sáng & Cách ngồi Thiền (Thiền Sư Viên Minh giảng tại Châu Âu)


Bình an & đau khổ

Bình an nằm ngay trong chúng ta, nó ở cùng chỗ với bất an và đau khổ. Không thể tìm bình an trong rừng sâu hay trên đồi cao. Cũng không thể tìm bình an nơi vị thầy khả kính khả ái. ở đâu có đau khổ ở đó có con đường thoát ly.

Nhạc Pali: xưng tán Phật + quy y Tam Bảo & Ban phước lành cho người bệnh

Hành Đạo

...Tôn giáo nào cũng dạy làm lành, lánh dữ, dạy khoan thứ, vị tha, dạy tình thương, tình thương không những đối với cả bạn lẫn thù mà còn đối với cả muông thú, cỏ cây nữa. Tôn giáo cũng đưa ra những hình phạt tinh thần, tâm linh, không phải chỉ trong kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác về sau, không phải chỉ ở cõi thế gian này, mà còn ở các cõi khác, để làm lùi bước, làm chùn tay những kẻ bất lương có ý phá hoại an bình, trật tự của xã hội.
Về phương diện cá nhân, thì tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của con người, dù bán khai hay văn minh cũng vậy. Người ta không thể sống không tôn giáo. Vì vậy, tự do tôn giáo được coi là những quyền cơ bản của con người, đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận, và đã trở thành một quyền hiến định trong mọi quốc gia.

Huyền thoại của một người có kinh nghiệm hành thiền

...Ngày nay chúng ta được cung cấp quá nhiều phương cách để trở nên một con người hoàn thiện hơn, để đạt tới gần Thượng đế hơn, để tìm được chính mình, và để cải thiện mọi hoàn cảnh. Chúng ta đang bị sa lầy trong các loại liệu pháp, những sách hướng dẫn về sự nỗ lực của bản thân, và những kỹ thuật – mà nhà hoạt động xã hội kiêm nhạc sĩ Bob Geldof (5) gọi là “nền kinh tế phồn vinh của các nhà tâm lý trị liệu, của các niềm tin tôn giáo có nơi người vẽ kiểu, và của các cửa hàng tâm linh” – vẫn tìm cách đối xử với cuộc đời của chúng ta cứ như là những dự án cần phải sửa chữa và điều chỉnh vậy. Nếu như thiền định là một thứ để thay thế cho tất cả những thứ đó? Phải chăng chính điều đối nghịch với việc sửa chữa, việc điều chỉnh, việc gắng sức, việc mong cầu không ngừng nghỉ tất cả mọi vật mới là điều khác biệt?
Đối với tôi, thiền định là một thứ bến tàu xa cách cái thể giới đầy dẫy những hoạt động tự cải thiện. Chẳng những không hề có những thứ như là phương pháp thiền định tồi mà cũng chẳng có những thứ như là phương pháp thiền định hoàn hảo. Thiền định chỉ là thiền định...

Tôi thưa với Đại sư Kyodo (1) rằng tôi muốn đưa sự thực hành của tôi đến một cấp độ sâu hơn. Ngài cười lớn, “Một cấp độ sâu hơn? Ông định nói tới điều gì khi ông nói ‘sâu hơn’? Thực hành thiền định chỉ có một cấp độ. Không có chiều sâu, hiểu chứ?”
Lawrence Shainberg (2) (trích trong tác phẩm Ambivalent Zen)


TU "Xuất Gia & Tại Gia"


Dù xuất gia hay tại gia, thì thân, thọ, tâm, pháp vẫn là căn bản đời sống và đó cũng chính là đối tượng tu học của Tánh Biết vốn sẵn có nơi mỗi người mà đức Phật gọi là Nội Tâm Trong Sáng (Pabhassara Citta).

BÍ QUYẾT CỦA THIỀN

Có lần một Nho sinh đi đến Thiền sư để hỏi về giáo lý Phật, vị Thiền sư đã trích dẫn một lời nói của Khổng Tử: "Các trò nghĩ rằng ta có điều gì dấu các trò chăng? Không, ta không có điều gì dấu các trò cả". Vị Thiền sư không để cho Nho sinh hỏi thêm câu nào, nên người kia bỏ đi trong tâm trạng hoang man và bối rối. Vài ngày sau, khi hai người cùng đi dạo trong núi ngang qua một bụi hoa dại, vị Thiền sư quay lại hỏi: "Ông có ngửi thấy gì không?" Nho sinh trả lời có, Thiền sư bảo: "Đấy, tôi có dấu gì ông đâu!" Nho sinh tức thì liễu ngộ. Vì nói về bí quyết của Thiền thì thật mâu thuẫn, và mặc dù những câu trả lời của các Thiền sư phần lớn đều có vẻ khó hiểu, họ đã không che dấu chúng ta điều gì. Thiền khó hiểu chính vì nó quá rõ ràng, chúng ta không bao giờ gặp được vì cứ lo tìm kiếm một cái gì bí ẩn. Chúng ta ham để mắt về phía chân trời, nên không thấy được những gì nằm ngay dưới chân ta. Thiền sư Bạch Ẩn nói:

Tất cả chúng sanh vốn là Phật,
Như băng và nước vẫn là một.
Ngoài nước không có băng,
Ngoài chúng sanh, tìm đâu thấy Phật?
Vì không biết đạo nằm ngay trước mắt,
Người ta tìm nó tận đâu đâu.
Như người ở ngay giữa dòng sông,
Mà kêu gào xin nước uống.

"Các bạn sẽ chẳng đạt tới đâu bằng níu bám vào lời."

...Thầy nói và giải thích trong lời, nhưng đồng thời Thầy lại nói rằng
"Các bạn sẽ chẳng đạt tới đâu bằng níu bám vào lời."
Thầy nói, "Đừng tin vào tôi cũng đừng níu bám lấy tôi; bằng không các bạn sẽ phạm phải cùng sai lầm."
Thầy cũng nói rằng bản thân phủ định này là lời mời.
Xin Thầy giải thích ...



ĐẠO & THIỀN

Đạo thường được hiểu là tôn giáo như Đạo Thiên Chúa, Đạo Phật, Đạo Hồi,v.v... Ngoài cái nghĩa tôn giáo, danh từ ĐẠO ở đây còn hàm nghĩa giải thoát. Hành ĐẠO là hành pháp giải thoát và đạt ĐẠO là đạt đến trạng thái giải thoát hay nhập vào cảnh giới giải thoát.
Đã là giải thoát thì lúc nào cũng trọn vẹn, tròn đầy. Hoặc là giải thoát, hoặc là không, chứ không có giải thoát nửa vời, giải thoát có mức độ, có cấp bậc, tích tụ từ từ, theo thời gian từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao. Ngoài cái tính tròn đầy, giải thoát còn có tính tức thì. Vì thế giải thoát không thể là một cái đích, một mục tiêu để người hành ĐẠO theo đuổi, rượt bắt, cố gắng liên tục, mỗi ngày xích lại gần một chút, lâu rồi cũng tới.