Vô hành (non-doing)

Vô hành (non-doing) có thể phát xuất từ hành động cũng như từ sự tĩnh lặng. Một nội tâm tĩnh lặng có thể biểu hiện ra trong hành động, khiến như là hành động ấy tự nó làm lấy vậy. Không dụng sức. Không cố gắng. Không dụng tâm. Cũng không có một tiểu tâm của cái Tôi nhỏ bé nào để dành nhận kết quả. Nhưng cũng không vì vậy mà ta lại bỏ sót bất cứ một việc gì, dù là nhỏ nhặt đến đâu, đó là nền tảng của sự tinh thông trong bất cứ một công việc nào.

Đốn ngộ tiệm tu

Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
“Phàm nhập đạo có nhiều cửa, nhưng nói chỗ cốt yếu thì chẳng ngoài hai cửa Đốn ngộ và Tiệm tu…

Thái độ đúng khi hành thiền - Thiền sư Tejaniya

Thế nào là thái độ đúng khi hành thiền?
Xin bạn hãy kiểm tra lại thái độ của mình khi bắt đầu hành thiền. Bạn đang hành thiền với thái độ hay quan kiến đằng sau tâm như thế nào? Bạn chỉ muốn một trạng thái tâm bình an hay muốn học hiểu những gì đang diễn ra? Tâm không thể mát lạnh và tĩnh lặng khi bạn muốn có một kinh nghiệm nào đó ngoài những gì đang thực sự diễn ra trong hiện tại.

Giải Thoát Sanh Tử



...Giải thoát sinh tử là sinh tử trong tâm thôi, còn việc sống chết trong đời là định luật muôn thuở của vạn pháp, đâu cần giải thoát làm gì? Sự sống chết thực sự diễn ra từng sát-na, chứ không đợi đến lìa đời mới gọi là chết...(TS. Viên Minh)


- Tất cả chúng sanh luôn luôn ở trong Niết bàn của chư Phật. Có điều chúng sanh chúng ta luôn luôn chuyển hóa Niết bàn thành sanh tử bằng cái thấy sai lầm của mình, còn các Bồ tát thì chuyển hóa sanh tử thành Niết bàn cũng bằng cái thấy đúng của các vị...(Thực Tại Thiền)



Bài kệ Tâm Ấn Chư Phật

 Bài kệ tâm ấn chư Phật đã được nói ra cho chúng ta, một lần cho mãi mãi. Bài kệ ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi nói cho đệ tử Pháp Hiền, thế hệ thứ nhất dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, trước khi thị tịch là như sau :

Sanh và Tử

Trong một câu chuyện Thiền nổi tiếng, một nhà sư đến một thiền sư, ngài hỏi ông đến từ đâu. “Phương Nam”, nhà sư trả lời. Vị thầy hỏi nhà sư về Phật giáo ở phương Nam, một vùng nhiều trung tâm Thiền ; nhà sư trả lời, “Có nhiều bàn luận tiến hành ở đó.” Vị thầy nói, “Việc ấy làm sao có thể so sánh với trồng lúa và vò gạo thành viên để ăn ở đây ?” Nhà sư, rõ ràng là không thấy cái gì là ngộ hay giải thoát về điều này, nói rằng, “Thầy có thể làm gì đối với thế gian ?” Vị thầy nói, “Ông gọi cái gì là thế gian ?”
Phân tích tận cùng, theo những giáo lý Thiền, không phải thế gian trói buộc con người, mà chính con người tự trói buộc mình vào thế gian.

Thực Tại Trước Mắt

Người xưa thường nói, bình thường tâm là Đạo. Cái tâm bình thường này là nguyên trạng của tâm, bản tánh của tâm, nền tảng của tâm và nó có mặt ở trong bất kỳ trạng thái nào của tâm, trong bất kỳ không gian thời gian nào. Như nước có mặt trong bất kỳ hình tướng biểu lộ nào của nước, trong bất kỳ làn sóng nào. Thiền chính là bản tánh của tâm, cái tâm bình thường, nguyên trạng không khúc xạ, méo mó này.