Trong tấm thân năm uẩn này, chính là những người thầy của ta

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định. Đôi lúc sự thiền của ông được an định, đôi lúc không. Ông không thể làm nó được ổn định. Lúc được, lúc không. Đôi lúc ông cảm thấy biếng nhác, đôi lúc lại nhiệt thành. Lúc siêng, lúc chán. Do vậy, ông bắt đầu sinh nghi ngờ, và thấy mình cần phải học hỏi thêm về con đường tu tập. Rồi ông nghe đồn về người thầy nào đó là rất nổi tiếng, rất xuất chúng. Ông đến học và quay về áp dụng tu tập lại. Rồi sau khi tu tập những cách đã học được, ông lại thấy có cái được, có cái không. Rồi lại tiếp tục nghi ngờ. Ông lại lên đường đến gặp một người thầy danh tiếng khác để học hỏi, rồi lại quay về tu tập theo những cách đã học. Nhưng rồi lại thấy lúc được lúc không. Sự nghi ngờ càng tăng lên. Ông rối trí đến nỗi chán chường.
Một bữa nọ ông nghe người ta nói về đức Gotama (Cồ-đàm) là một vị thầy xuất chúng. Ông nghe lòng phấn khởi và lại lên đường đi tìm gặp Phật. Phật giảng giải như vầy:

Trí tuệ trong Đạo Phật

Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc. Mục đích của Đạo Phật là giải thoát và giác ngộ, và chỉ có trí tuệ (Pannà) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ.

TÂM VÔ TÂM TỨC PHẬT

Sư nói:
- Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.

Quán sát sự thật tâm trở nên bén nhạy

Theo một số người thì thiền Minh Sát ( Vipassana) là một phương pháp thiền đặc biệt của hệ phái Nguyên thủy; theo một số khác, thì đó là một dòng thiền độc lập. Thưa, theo ý Thiền sư thì như thế nào?
Đó là dòng thiền, nhưng không liên quan đến một hệ phái nào. Theo tôi, Đức Phật chẳng bao giờ thiết lập ra các tông phái. Khi tôi bái kiến ngài Sayagi U Ba Khin, thầy tôi, ngài chỉ hỏi tôi vài điều. Ngài hỏi, là một người Ấn Độ có danh phận, tôi có phản đồi việc giữ giới (sila) hay không?

Chưa từng hư hao

Chúng ta có thể đi tìm kiếm khắp nơi và hoàn thành hết tất cả mọi chuyện, nhưng hạnh phúc thật của ta không nằm ở việc mình có được thêm nhiều những kinh nghiệm mới lạ, hay đạt đến được một trạng thái nào đó. Hạnh phúc chỉ thật sự có mặt khi ta biết buông bỏ những tạo tác không cần thiết, và ý thức rằng ta lúc nào cũng đang sống an ổn trong ngôi nhà của mình.

Thư "Kính Mừng Sinh Nhật Thầy Viên Minh"

"... Thầy luôn là kim chỉ nam, là bóng mát, là suối nguồn tâm linh cho chúng còn quay về nương tựa...
...Tinh thần Thiền trong đời sống của Thầy vẫn mãi bên trong chúng con. Thầy đã trở thành điểm tựa tâm linh của chúng con, là ánh sáng soi đường cho chúng con đi..."

Cuối cùng thì ai cũng giác ngộ thành Phật

...Tất cả chúng sanh đều phải trải nghiệm cuộc sống để thấy ra sự thật một cách bình đẳng. Thông suốt tất cả thực tánh pháp chính là giác ngộ thành Phật...

...Người ta thường hiểu lầm quả vị A-la-hán để dành cho Thanh Văn. Thật ra tuy nói Phật Thanh Văn, Phật Độc Giác và Phật Toàn Giác là nói theo dụng hạnh, chứ cả ba đều cùng là A-la- hán, cùng là Phật.
Ví như cùng tốt nghiệp bác sĩ nhưng người thì đi dạy y khoa, người thì đi chữa bệnh, người lại làm phòng thí nghiệm v.v., công dụng khác nhau nhưng cũng là bác sĩ...



Những lời tâm huyết

Số người không tôn giáo rất đông. Đó là quyền của họ mà không ai có thể ép buộc họ phải thay đổi. Điều quan trọng là cuộc đời họ cần có một ý nghĩa nào đó, tức là từ trong thâm tâm, họ phải được sung sướng... Cứ đi tìm hạnh phúc nhưng không được làm hại kẻ khác. Nếu như sự toại nguyện của họ lại phát xuất hay đến từ những khổ đau của kẻ khác thì sớm muộn chính họ cũng sẽ gánh chịu khổ đau.

Thư giãn buông xả - Phật môn bí dược

Theo Lão Tử thì cảnh giới cao nhất của tâm là vô vi, còn đức Phật thì đó là tâm không, vô tướng, vô tác, vô nguyện.
Chính khi rỗng lặng vô tâm thì mọi điều kỳ diệu mới có thể xảy ra. Đó là lý do vì sao Lão Tử nói: “Cố thường vô, dục dĩ quan kỳ diệu”. (Cho nên thường rỗng không để thấy điều kỳ diệu của nó).
Và đức Phật cũng dạy: “Hữu vi tạo tác lặng xuống mới an lạc” (Tesaṃ - saṅkhārā - vūpasamo sukho). Bạn đừng xem sự buông xuống mọi ý đồ lăng xăng tạo tác của cái ta ảo tưởng chỉ là một sự nghỉ ngơi tạm thời để lấy sức cho những ý đồ mới quy mô hơn, thực ra sự buông xuống cái ngã hữu vi này là sự giải thoát đầu tiên mà cũng chính là sự giải thoát cuối cùng nếu như đó là sự buông xả toàn triệt của ba-la-mật (upekkhā pāramī).

“Trường Sinh Thảo" tự truyện của Bạch Ẩn đại sư

Bạch Ẩn Huệ Hạc ( Hakuin Ekaku, 1685-1768) là một thiền sư xuất chúng của Nhật Bản trong thế kỷ 18, đã có công phục hưng và đem lại chánh pháp trở về với dòng Thiền Lâm Tế đang ở trong tình trạng suy vi thoái trào. Cuộc đời của Bạch Ẩn đại sư là một bài học của sự tinh tấn dũng mãnh, trong đó đáng kể nhất là kho tàng văn chương nghệ thuật vô giá nhuốm đầy tính giác ngộ mà ngài đã để lại. Một nét đặc biệt là căn bệnh nan y mà sư đã lâm phải, và sự chạy tìm phương thuốc chữa chạy đã đưa đến duyên gặp gỡ với một vị chân nhân, qua đó bài học quý giá ngài đã thụ đắc được không những đã đem lại rất nhiều lợi lạc cho chính ngài, mà còn cho kẻ hậu học noi theo để chuyển hóa tâm thân. Sau đây là một trích đoạn từ trong “Trường Sinh Thảo,” tự truyện của Bạch Ẩn đại sư:

Không có gì đặc biệt

Tu tập cũng giống như là nấu bánh – ta phải pha trộn từng chút, thực hành theo từng bước một, nhiệt độ đòi hỏi phải vừa đúng. Và chỉ có ta mới hiểu mình nhất, ta biết nhiệt độ cần thiết cho mình phải là bao nhiêu. Ta biết rõ mình cần gì. Hãy thành thật với chính mình...
...đừng tìm kiếm một việc gì đặc biệt, cũng đừng cố gắng để đạt đến một thành quả nào. Tự tánh của bạn trong đó đã có đầy đủ hết. Hiểu được chân lý này ta sẽ thoát ra ngoài mọi sự kích động và sợ hãi. Những khó khăn, trở ngại vẫn còn đó nhưng sẽ không còn có một sự sợ hãi nào...


THỔi TAN MÂY MÙ

Cuộc sống là một chuỗi tiếp nối nhau, mà mỗi giây phút là một sự chuyển hóa. Trong giây phút này ta tiếp nhận những quả trái của quá khứ, chúng biểu hiện ra bằng những kinh nghiệm trong giờ phút hiện tại, và rồi trở thành hạt giống của tương lai.
Khi tiếp xúc với một quả trái khổ đau nào đó, nếu như ta biết quay về với khả năng tỉnh giác và biết thương yêu của mình, ta có thể làm giảm bớt đi năng lượng của hạt giống xấu ấy, để nó khỏi tiếp tục đi vào tương lai. Và sự chuyển hóa ấy có thể bắt đầu ngay trong giờ phút này.

Bỏ hết ngôn từ sách vở, và tự mình nhận thức

Việc thực hành của tôi không đặt nặng ở học hỏi hay nghiên cứu. Tôi lấy những lời dạy của Đức Phật làm căn bản và bắt đầu nghiên cứu tâm mình một cách tự nhiên. Khi thực hành, bạn hãy tự quan sát mình, cứ thế dần dần trí tuệ và tri kiến sẽ tự phát sinh. Nếu bạn ngồi thiền mà muốn được thế này, thế kia thì tốt hơn nên dẹp đi đừng ngồi thiền nữa. Đừng kỳ vọng hay mang thêm một ý tưởng gì vào việc thực hành của bạn. Hãy xếp vào kho mọi ý niệm hay tư kiến của mình.


Muốn tỏ ngộ là một sai lầm lớn

Một Thiền sinh đã từng hỏi Thiền sư Sùng Sơn:
–Làm thế nào chúng ta đạt đến Chân không?

“Sống trong thực tại” để nhận ra hạnh phúc muôn đời...

“Sống trong thực tại” là chủ đề cuốn sách và cũng là chủ đề buổi nói chuyện giao lưu với các doanh nhân của HT.Viên Minh - tác giả quyển sách nêu trên, diễn ra tối 13-11 tại Gem Center (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM).
Chương trình do nhóm G20 Business Dinner tập hợp các doanh nhân ngoài 40 tuổi có những thành công nhất định trong thương trường trên nhiều lĩnh vực kết hợp với Báo Người Đô Thị phối hợp tổ chức.

Nhận thức đúng Thiền Chỉ và Thiền Quán

Một vị thiền sư nói: “Tâm thanh tịnh là giới, tâm bất động là định, biết tâm thanh tịnh nhưng không sinh tưởng thanh tịnh, biết tâm bất động mà không sinh tưởng bất động, cho đến thiện ác đều phân biệt được nhưng vẫn tự tại, trong đó không bị nhiễm, đó gọi là tuệ”.


“Hãy ở trong thế gian, nhưng đừng thuộc về thế gian.”

Thiền sư vĩ đại, Daie, nói, “ Tất cả lời dạy của những hiền nhân, thánh nhân, những đạo sư, đều nhằm thuyết giảng duy nhất một điều: chúng là những bình luận về tiếng kêu hốt nhiên của bạn, “ A, Cái Này!”
Khi đột nhiên bạn sáng tỏ, và một niềm vui và nỗi hân hoan lớn khởi lên trong bạn và toàn bộ bản thể bạn, mọi thớ thịt của cơ thể bạn, tâm trí bạn, và linh hồn bạn nhảy múa và bạn nói, “ A, cái này, Alleluia![1]” – một tiếng kêu lớn của niềm vui khởi lên trong bản thể bạn – đó là sự chứng ngộ. Bỗng nhiên nước mắt chảy xuống từ những cái rui (rafter) trên mái nhà. Bạn trở nên một phần của vũ điệu vĩnh cửu của sự hiện hữu.

Biết sống một mình

... Con người ta thường rất sợ cô đơn, một mình. Thế nhưng có những lúc một mình lại là lúc an bình và thanh thản nhất. Suy cho cùng thì chúng ta sinh ra một mình, chết đi cũng một mình, và có những nỗi niềm không thể diễn tả cùng ai, chỉ có một mình mình biết. Thế thì tại sao không tập làm quen sống một mình, hay nói cách khác, sống với chính mình? Có thể vì chúng ta không biết "mình là ai" và cảm thấy bất an, sợ hãi trước sự bất minh ấy. Câu hỏi muôn thuở "ta từ đâu tới, và đi về đâu" không bao giờ có câu trả lời rõ ràng nhất định, mà phải mỗi người tự tìm ra cho mình.
Chính những lúc ở một mình, không bị cuốn theo những cảnh tượng xôn xao bên ngoài, ta mới có dịp để nhìn lại chính mình, hay nói đúng hơn, trở lại với tâm mình. Tâm ta lúc nào cũng ở đó, như ngôi nhà quen thuộc bị bỏ quên, hay như người bạn tri kỷ nhưng không bao giờ được biết đến.

NGÔN NGỮ TAM MUỘI CỦA THIỀN SƯ VIÊN CHIẾU


"Cây héo vào xuân hoa nở rộ
Gió đưa nghìn dặm nức hương thần."

Thiền Uyển Tập Anh (Anh Tú Vườn Thiền) ghi về sư như sau: " Thiền Sư Viên Chiếu (999-1090) thuộc thế hệ thứ bảy dòng Vô Ngôn Thông.Thiền Sư họ Mai, tên Trực người huyện Long Đàm châu Phúc Điền, là con người anh thái hậu Linh Cảm đời Lý. Thuở nhỏ ông thông minh mẫn tuệ, hiếu học. Nghe tiếng trưởng lão ở chùa Mật Nghiêm giỏi xem tướng, ông bèn đến nhờ xem hộ. Trưởng lão xem kỹ tướng mạo rồi nói: "Ngươi có duyên với Phật Pháp, nếu xuất gia tất sẽ là vị Thiện Bồ Tát; nếu không thì thọ yểu chưa biết thế nào".
Sư cảm ngộ rồi từ biệt thân quyến tìm đến thụ nghiệp với thiền sư Định Hương ở núi Ba Tiêu. Trong những năm ấy, sư suy cứu thiền học, chuyên chú trì tụng kinh Viên Giác, tinh thông phép Tam quán. Một đêm sư đang ngồi thiền định thì mơ thấy Văn Thù Bồ Tát cầm dao mổ bụng lôi ruột sư ra rửa, rồi trao cho diệu dược để chửa vết thương. Từ đó sư hiểu sâu ngôn ngữ Tam muội, thuyết giảng trôi chảy. Sau sư đến vùng gần kinh kỳ dựng chùa trù trì, người đến theo học đông nườm nượp."

Bản tình ca của Krishnamurti - Giao cảm với thiên nhiên

Xin các bạn hãy thư giãn với bản tình ca của Krishnamurti, ông đã hát lên khúc tình ca khi hoàn toàn giác ngộ, ai thể nghiệm được bản tình ca này là hiểu được toàn bộ tư tưởng của Krishnamurti, và ai trải nghiệm được nó là một người hoàn toàn giác ngộ, thoát khỏi những nhỏ nhen, ganh tị, đua tranh..... của cuộc sống đời thường, vượt thoát lên chính mình và những hoàn cảnh không thuận lợi của cuộc đời.

Trở về TỰ TÁNH con đường chấm dứt mọi khổ đau

Khi trở về tự tánh
Mới biết không còn “ta”
Cũng không còn sinh diệt

Chỉ thấy pháp đang là…

...trong thời mạt pháp thì nhiều người không còn hiểu ý chỉ của Tổ khai tông nên đã biến Tông môn này thành tín ngưỡng và thay vì niệm Phật để trở về tự tánh thanh tịnh sáng suốt thì đã hướng ngoại tìm cầu cảnh giới Tây phương Cực Lạc bên ngoài; thay vì chết đi cái ngã ảo tưởng để hiển lộ Tánh Giác Sáng Chói Vô Lượng đã bị hiểu thành khi lâm chung được Phật Vô Lượng Quang tiếp dẫn; thay vì hành theo giới định tuệ, thất giác chi, bát chánh đạo… thì hiểu thành hàng hàng lớp lớp vàng ngọc, trân châu, bảy báu; thay vì 4 Đạo, 4 Quả và Niết-bàn thì hiểu thành Chín Đài Hoa Sen v.v… vì vậy mà sinh tâm hướng ngoại cầu huyền, quên mất tự tánh vốn thanh tịnh trong sáng, không sinh không diệt...

Cứ để mây bay

Trên con đường đạo chúng ta vẫn thường mong đi tìm một hạnh phúc hoàn hảo. Và trong cuộc sống, khi đối diện với những muộn phiền, đứng trước một hoàn cảnh khó khăn, chúng ta muốn tìm một phương cách nào đó hay đẹp để giải quyết vấn đề.

Tự tin vào phút hiện tại

Bước đầu trên con đường tỉnh thức là trở về có mặt trọn vẹn với giây phút hiện tại. Nhưng có một điều cản trở khiến chúng ta khó trở về được với những gì đang thật sự có mặt, đó là những mong cầu của mình.

Walking Meditation (Thiền đi bộ)

Thiền đi bộ rất là tuyệt diệu, nhất là vào lúc sáng sớm. Thường thường khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, nhất là những người không có thói quen dậy sớm, cơ thể mệt mỏi và tâm thức lu mờ. Một trong những ưu điểm của thiền đi bộ là chúng ta không bị ngủ gục khi đi bộ.

Pháp môn nào đưa đến con đường giải thoát

...Muốn thoát khỏi cảnh khổ của sáu nẻo luân hồi, phải noi theo con đường trực chỉ thành Phật. Con đường này chẳng gì khác hơn là thấu hiểu bản tâm của mình...(Thiền sư Bassui)
.. Bắt đầu từ thận trọng, chú tâm, quan sát lại mọi diễn biến của thân, thọ, tâm, pháp. Đầu tiên cứ quan sát thân trong mọi hoạt động đời sống hành ngày với tâm trầm tĩnh sáng suốt tự nhiên, dần dần sẽ phát hiện ra tính chất thực của thân, rồi đến thọ, đến tâm, đến pháp...(Thiền Sư Viên Minh)

“Buông luôn cả cái buông!”

Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen Zenji, hay Eihei Dogen (1200-1253)) là một đại thiền sư thời cổ, và được nhiều người xem như một vị thiền sư vĩ đại nhất. Phật giáo đồ Nhật Bản trong tất cả mọi tông phái đều kính ngưỡng Đạo Nguyên như một vị bồ tát. Ngài là người đầu tiên đã đem dòng thiền Tào Động đến Nhật Bản.

Cách sống "ĐANG LÀ"


... Không cần truy tìm quá khứ vì hiện tại chính là kết quả của quá khứ, không ước vọng tương lai vì tương lai tùy thuộc vào hiện tại. Bậc thiện trí thức chỉ sống trong "thời vị trung chính" vì mỗi sát-na của sự sống đã trọn vẹn "thời - vị - tính" của nó, không biết trở về sống trọn vẹn tỉnh thức trong thực tại ở đây, bây giờ như nó đang là thì tương lai chỉ còn ảo vọng!


Bờ bên kia và bờ bên này

Làm sao con có thể đi sang bờ bên kia khi con đang cố gắng được ở đây bây giờ? Nó thành đống lộn xộn trong tâm trí con khi con nghĩ về điều đó, nhưng ở đâu đó trong tim con cảm thấy một loại thảnh thơi.
Deva Darpan, "bờ bên kia" chỉ là biểu dụ thôi. Không có bờ bên kia đâu; đây là bờ duy nhất có đó. Ở đây bây giờ là đi vào bờ bên kia đấy.

BÍ QUYẾT TU TÂM - Đại sư Chinul

Tuy có sự khác biệt giữa những người mê và người giác ngộ, nhưng gốc căn bản của con người vẫn là một. Vì vậy Pháp là nói về tâm con người. Cái tâm rộng mở, yên lặng này không tăng ở các bậc thánh nhân, cũng không giảm ở nơi phàm nhân. Cho nên mới nói rằng tâm ấy không lộ liễu nơi tri kiến của thánh nhân, và cũng không bị mờ đục đi tuy bị che lấp ở nơi tâm phàm nhân.

Giáo pháp đoạn diệt luân hồi

Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không. Nếu bản tính của hiện tượng là không, vậy thì cái tâm đối đãi muốn nhận đó là thật để có thể nắm bắt được hay trốn tránh, cùng cả một thế giới đang hiện ra như thực trước mắt, đều thực sự là không từng hiện hữu. Tuy nền tảng là bất sinh, nhưng vẫn hiện ra trước mắt như một trò ảo thuật. Bởi vì tính bất sinh, nên cũng chẳng từng hoại diệt. Điều vượt ngoài mọi suy luận nghĩ bàn đó được gọi là niết bàn.

TIẾNG CHIM RỪNG TRÚC

Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian. Theo kinh xưa, chuyện đó xảy ra vào ngày rằm tháng Giêng cuối cùng trong đời Thế Tôn, để ba tháng sau đó, Ngài đi xa không về nữa. Bốn mươi lăm năm trước đó, cũng vào ngày rằm tháng Giêng, lần đầu tiên đức Phật xác nhận sự ra đời của Tăng đoàn với một lời giáo hối được xem là toàn bộ tinh thần Phật pháp về sau: Lánh ác, làm lành, thanh lọc nội tâm.

Đầu sào trăm thước

 Thiền sư Cảnh Sầm là một vị thiền sư sống vào khoảng thế kỷ thứ 9, được thiền sư Nam Tuyền chứng minh đắc pháp, sau không ngụ tại một nơi nào mà chu du khắp nơi tuỳ duyên giáo hóa độ sinh, nên còn được gọi là Hòa thượng Trường Sa.
Một ngày nọ, nghe nói một vị bạn đồng sư là Hòa Thượng Hội có đến yết kiến thiền sư Nam Tuyền, sư sai một vị tăng đến hỏi rằng:

BỘ MẶT NGUYÊN THỦY

"Bộ mặt nguyên thủy” là một bài giảng của Ðại Ðăng Quốc Sư cho hoàng hậu Hanazono. Ðại Ðăng Quốc Sư (1281-1337) là một trong những vị thầy sáng chói nhất của giòng Lâm Tế Nhật Bản. Ngài đã ẩn mình một thời gian, giả trang là một người ăn mày để lánh khỏi danh vọng. 

Vấn đạo Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma

Ðầu thế kỷ 20 một số bản văn cổ đã được khai phá ra ở Trung Quốc (động Ðôn Hoàng), trong đó có một số tài liệu được cho là của đệ tử Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đã ghi chép lại.Sau đây là một vài góp nhặt từ những bản ghi chép của đệ tử ngài Ðạt Ma.


Tâm và bản chất của Tâm

Quan niệm cách mạng trong Phật Giáo là, sự sống và chết ở ngay trong tâm, không đâu khác. Tâm được xem như nền tảng phổ quát của kinh nghiệm, kẻ sáng tạo ra hạnh phúc và khổ đau, kẻ sáng tạo ra cái ta gọi là sự sống và sự chết.
Có nhiều phương diện của tâm, nhưng có hai phương diện nổi bật hơn cả.



VI DIỆU-PHÁP HIỆN-THỰC TRONG CUỘC SỐNG

“ VI DIỆU-PHÁP HIỆN-THỰC TRONG CUỘC SỐNG ” là quyển sách giảng giải về sự sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống bình thường của mỗi người trong đời.
Vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sống như thế nào?
Để hiểu biết rõ vấn đề này, cần phải nêu các thí dụ vấn đáp như sau:

Vô hành (non-doing)

Vô hành (non-doing) có thể phát xuất từ hành động cũng như từ sự tĩnh lặng. Một nội tâm tĩnh lặng có thể biểu hiện ra trong hành động, khiến như là hành động ấy tự nó làm lấy vậy. Không dụng sức. Không cố gắng. Không dụng tâm. Cũng không có một tiểu tâm của cái Tôi nhỏ bé nào để dành nhận kết quả. Nhưng cũng không vì vậy mà ta lại bỏ sót bất cứ một việc gì, dù là nhỏ nhặt đến đâu, đó là nền tảng của sự tinh thông trong bất cứ một công việc nào.

Đốn ngộ tiệm tu

Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
“Phàm nhập đạo có nhiều cửa, nhưng nói chỗ cốt yếu thì chẳng ngoài hai cửa Đốn ngộ và Tiệm tu…

Thái độ đúng khi hành thiền - Thiền sư Tejaniya

Thế nào là thái độ đúng khi hành thiền?
Xin bạn hãy kiểm tra lại thái độ của mình khi bắt đầu hành thiền. Bạn đang hành thiền với thái độ hay quan kiến đằng sau tâm như thế nào? Bạn chỉ muốn một trạng thái tâm bình an hay muốn học hiểu những gì đang diễn ra? Tâm không thể mát lạnh và tĩnh lặng khi bạn muốn có một kinh nghiệm nào đó ngoài những gì đang thực sự diễn ra trong hiện tại.

Giải Thoát Sanh Tử



...Giải thoát sinh tử là sinh tử trong tâm thôi, còn việc sống chết trong đời là định luật muôn thuở của vạn pháp, đâu cần giải thoát làm gì? Sự sống chết thực sự diễn ra từng sát-na, chứ không đợi đến lìa đời mới gọi là chết...(TS. Viên Minh)


- Tất cả chúng sanh luôn luôn ở trong Niết bàn của chư Phật. Có điều chúng sanh chúng ta luôn luôn chuyển hóa Niết bàn thành sanh tử bằng cái thấy sai lầm của mình, còn các Bồ tát thì chuyển hóa sanh tử thành Niết bàn cũng bằng cái thấy đúng của các vị...(Thực Tại Thiền)



Bài kệ Tâm Ấn Chư Phật

 Bài kệ tâm ấn chư Phật đã được nói ra cho chúng ta, một lần cho mãi mãi. Bài kệ ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi nói cho đệ tử Pháp Hiền, thế hệ thứ nhất dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, trước khi thị tịch là như sau :

Sanh và Tử

Trong một câu chuyện Thiền nổi tiếng, một nhà sư đến một thiền sư, ngài hỏi ông đến từ đâu. “Phương Nam”, nhà sư trả lời. Vị thầy hỏi nhà sư về Phật giáo ở phương Nam, một vùng nhiều trung tâm Thiền ; nhà sư trả lời, “Có nhiều bàn luận tiến hành ở đó.” Vị thầy nói, “Việc ấy làm sao có thể so sánh với trồng lúa và vò gạo thành viên để ăn ở đây ?” Nhà sư, rõ ràng là không thấy cái gì là ngộ hay giải thoát về điều này, nói rằng, “Thầy có thể làm gì đối với thế gian ?” Vị thầy nói, “Ông gọi cái gì là thế gian ?”
Phân tích tận cùng, theo những giáo lý Thiền, không phải thế gian trói buộc con người, mà chính con người tự trói buộc mình vào thế gian.

Thực Tại Trước Mắt

Người xưa thường nói, bình thường tâm là Đạo. Cái tâm bình thường này là nguyên trạng của tâm, bản tánh của tâm, nền tảng của tâm và nó có mặt ở trong bất kỳ trạng thái nào của tâm, trong bất kỳ không gian thời gian nào. Như nước có mặt trong bất kỳ hình tướng biểu lộ nào của nước, trong bất kỳ làn sóng nào. Thiền chính là bản tánh của tâm, cái tâm bình thường, nguyên trạng không khúc xạ, méo mó này.

Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau

Trong nhà Phật chúng ta thường hay nói rằng, nếu muốn biết quá khứ của một người nào, ta hãy nhìn vào hiện tại của người ấy; và nếu muốn biết tương lai của một ai, ta hãy nhìn việc của người ấy đang làm trong hiện tại. Nhưng bạn biết không, điều đó có thể dẫn ta đến một nhận xét sai lầm này là: mỗi chúng ta chỉ có một tài khoản nghiệp quả duy nhất mà thôi, single karmic account. Những gì đang xảy ra cho ta trong giây phút này là kết quả của toàn thể tài khoản ấy. Và ta có thể hiểu lầm và nghĩ rằng đó là tổng kết những nghiệp quả của mình, it’s the sum total.

LÂM TẾ VÀ CON ĐƯỜNG TÌM ĐẾN GIÁC NGỘ

Lâm Tế (?--867) người được mệnh xưng hy hữu độc đáo trong Thiền Tông, có một tuyệt chiêu quái đản, xoáy thẳng vào trọng tâm Giác ngộ của người đối diện. Tiếng hét tựa như tiếng nổ long trời lở đất, kẻ nào nghe phải đinh tai nhức óc chấn động cả hệ thần kinh, đẩy thẳng kẻ ấy lên tận mây ngàn chơi vơi giữa khoảng không chẳng bám vào đâu được, âm ba của nó cuồn cuộn như hải triều quét sạch chướng ngại cuốn phăng vào lòng đại dương. Lâm tế xử dụng với những xảo thuật tinh diệu mà không cần phải lý luận, người tiếp nhận vẫn đạt được giác ngộ trong sự gay cấn, khiếp đảm, cùng cực nhất.

THIỀN NGỮ QUA THI CA

Thi nhân, được ví như con chim lạ từ phương xa, bay đến trần gian để ngửa cổ hát chơi, đem lời thơ biến thành điệu nhạc, đưa con người về từng bến đổ, trãi cảm xúc của mình lên từng giai điệu cung bậc, gieo rắc vào lòng người những âm hưởng khác nhau, dẫn chúng ta đến thế giới muôn màu hương sắc. Ở đó có núi sông với mây trời lãng đãng, gió mát trăng thanh soi bóng trên từng nổi thương nhớ, có gió mưa đọng lại nơi mí mắt bờ môi, hoa thơm cỏ lạ điểm tô lối đi nẽo về, có khúc hoan ca rộn ràng vang vọng theo nhịp bước, có ngang trái phủ đầy lên từng tâm cảnh. Tất cả như một bản hoà tấu vô tận lên cung bậc tử sinh, từ khởi đầu đến chung cuộc, từ nhị nguyên đến thường hằng tự tánh.

Thi kệ Thiền của NGƯỜI ĐẠT ĐẠO

Khi nói đến tông chỉ của Thiền, chúng ta thấy Thiền đã lập cước trên tiến trình tu chứng:

Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhơn tâm
Kiến tánh thành Phật



NGHỆ THUẬT, VẺ ĐẸP VÀ SÁNG TẠO

Hầu hết chúng ta đều đang cố gắng liên tục để tẩu thoát khỏi chính chúng ta; và bởi vì nghệ thuật cống hiến một phương tiện dễ dàng và kính trọng của thực hiện như thế; nó đảm đương một vai trò quan trọng trong những sống của nhiều người. Trong sự ham muốn của không suy nghĩ về mình, vài người nhờ vào nghệ thuật, những người khác vay mượn nhậu nhẹt, trong khi những người khác nương nhờ những giáo điều thuộc tôn giáo tưởng tượng và huyền bí.
Khi, có ý thức hay không ý thức, chúng ta sử dụng cái gì đó để tẩu thoát khỏi chính chúng ta, chúng ta bị nghiện ngập nó. Phụ thuộc vào một người, một bài thơ, hay điều gì bạn muốn, như một phương tiện của giải thoát khỏi những lo âu và những phiền muộn của chúng ta, mặc dù vơi bớt trong chốc lát, chỉ tạo ra xung đột và mâu thuẫn thêm nữa trong những sống của chúng ta.

SỐNG THÁNH THIỆN VỚI TÂM TỪ, TÂM BI, TÂM HỶ, VÀ TÂM XẢ

Tâm từ của một bà mẹ đối với đứa con thân yêu là biểu hiện của sự thiêng liêng và thánh thiện phải không các bạn? Đó là một kinh nghiệm thiêng liêng và thánh thiện. Đối với tôi, quên mình để hiến dâng chỉ gì một người nào đó cần đến, hay nói khác đi, hy sinh những đặc ân và tiện nghi cá nhân để phục vụ người khác là một biểu hiện thánh thiện. Khi chúng ta thật sự ứng xử với cuộc đời một cách công bình và chân thật, khi chúng ta không còn thành kiến và thiên vị, khi có sự hoan hỷ, quân bình, và xả bỏ trong tâm, khi tâm thanh tịnh không bị những phiền não chi phối, thì chúng ta sẽ tiếp cận với sự thiêng liêng và thánh thiện.

PHÁP TRONG THIỀN TÔNG


Để có cái nhìn rộng rãi hơn, và cũng để cho chúng ta thấy rõ không phải chỉ có trong Nguyên Thủy mà cả Đại Thừa và Thiền Tông cũng có cái thấy như vậy. Chúng ta sẽ điểm xuyết một vài.
Thiền Tông đã nói về cái thực, về pháp: “Xúc mục vô phi thị đạo”, nghĩa là tiếp xúc với mắt thì không có gì không phải là đạo. Ở đây, đạo là cái thực, là chân lý, là thực tánh pháp.
Có người hỏi một vị Thiền Sư:
 – Bạch Ngài cái gì là đạo?
Thiền Sư trả lời:
 – Thế ông chỉ cho ta xem cái gì không phải là đạo?

CÕI THƠ THIỀN SƯ HUYỀN QUANG

Có thể nói khởi đi của thơ bắt nguồn từ thi kệ. Hầu hết thiền sư đều là những nhà thi sỹ vĩ đại. Ở đây thơ được hiểu là sự tuôn trào không biên giới khi chọc thủng vào tận cùng đối tượng, đẩy nó bay bổng ra ngoài suy tưởng để vụt khởi. Chặng đường nầy không khởi đi từ ý niệm, bởi lẽ ý niệm không bao giờ rượt kịp theo đối tượng, có thể ý niệm phủ trùm và quyết đoán về một cái gì và điều ấy không hẳn là đối tượng. Khi đề cập về cái gì, tức còn đứng bên ngoài để nhìn ngắm, như vậy chỉ mới trông thấy bóng dáng giả hợp trãi dài của sự vật. Đây là lối mòn thông tục thường xuất hiện ở trong ta, nếu đứng từ ngoài thì làm sao trông thấy được bản thể linh hiện của từng hiện hữu? Nhất là những ý niệm được dựng nên từ sự suy tư trong ý niệm, thì kết quả sẽ trái ngược, vì trong ý niệm không có cái gì hoàn toàn bất biến, bản chất của nó vốn đong đưa biến hóa và không thật.

Vấn Đạo Thiền Sư Bassui (1327-1387)

Có người hỏi: "Chư Phật chư Tổ xưa nay đã dùng biết bao pháp môn và phương tiện để tu học pháp Phật, làm sao có câu nói là "không có gì ngoài kiến tánh thành Phật"? Xin đại sư chỉ giáo".
Bassui trả lời: "Ta thọ giới xuất gia trong những năm sau này, chưa từng học kinh. Ngươi hãy nói cho ta nghe có pháp nào ngoài việc "kiến tánh thành Phật" không.
Hỏi: "Theo như kinh nói, Đức Thế Tôn đã thành tựu Phật quả sau khi tu được Lục Độ Vạn Hạnh. Làm sao điều này có thể được gọi là "Kiến tánh thành Phật"?

GIẢI THOÁT NẰM GIỮA HAI TƯ TƯỞNG.

Giải thoát hay Tánh Không thì không chỗ nào không có, nên bất cứ ở đâu chúng ta cũng có thể gặp nó. Tánh không, vô tự tánh của cái tôi và tất cả sự vật thì có thể tìm thấy nơi sự vật cũng như chính nơi tâm thức này. Bởi vì tánh không là bản tánh của sự vật và của tâm thức.
Trong bài này, chúng ta tìm hiểu và thể nghiệm tánh không nơi tâm thức hiện có của chúng ta, nơi không có tư tưởng và nơi đang có tư tưởng. Tánh không nằm giữa hai tư tưởng thường được nói đến trong hai truyền thống phật giáo Tây Tạng và Trung Hoa, mà Thiền tông, Đại Toàn Thiện (Dzogchen), và Đại Ấn (Mahamudra) là những đại diện tiêu biểu.



Hai thực tại

Ở đây, chúng ta sẽ nói về một lĩnh vực khác của niệm pháp (dhammānupassanā), là một pháp hành rất rộng, phần lớn nhất và rộng nhất trong kinh Đại niệm xứ. Trước khi nói về niệm pháp, tôi sẽ phải tự mâu thuẫn với chính mình một chút.
Tôi sẽ nói với các bạn những điều hoàn toàn ngược lại với những gì tôi đã nói lúc trước. Ngày hôm nay tôi sẽ nói cho các bạn biết một điều là: tất cả mọi thứ đang tồn tại này đều là khổ, đều là bất toại nguyện, tất cả mọi thứ đều rất tệ.
Trước đây tôi nói rằng mọi thứ thật tuyệt vời, làm sao tôi lại nói hai điều hoàn toàn trái ngược nhau như thế? Bởi vì cả hai đều đúng theo cách riêng của nó khi chúng ta sống trong hai dạng thực tại, hay hai dạng thức tồn tại khác biệt nhau. Đức Phật dạy hai loại chân lý, hay hai loại sự thật khác nhau; đừng bao giờ quên điều này, bởi vì nếu bạn quên và trộn lẫn hai loại thực tại này với nhau, bạn sẽ trở nên vô cùng rối.

Trách nhiệm cao cả - Lịch sử cuộc đời Đức Phật Thích Ca qua những hình ảnh đẹp

Câu hỏi:
Thầy ơi, thuở xưa đức Thế Tôn khi thấy được sự nghiệt ngã của kiếp người (sinh, lão, bệnh, tử) quá đau khổ mà bỏ lại vợ con, cha mẹ, dứt bụi trần tìm về tu hạnh và đắc đạo thành Phật độ hạnh cho cha mẹ, vợ con mình. Tất cả đều được thành Phật. Ngày nay, nếu con cũng thấy được, cảm nhận được những sự khổ của kiếp người mà bỏ lại vợ con, gia đình đi tu hạnh, và con không thể độ hạnh được những người thân bên con được, liệu con có tội lỗi gì không? Và việc làm của đức Thế Tôn ngày đó phải chăng đó là trách nhiệm đối với những gì Ngài còn thiếu sót với gia đình không?
Con xin cảm ơn thầy, có gì sai sót mong thầy lý giải và thứ lỗi cho con.


Thể và Dụng của Tâm

Tất cả chúng ta đều đang sống với tâm và bằng tâm. Tùy theo chất lượng của tâm mà chúng ta có đời sống như thế nào. Nếu tâm nặng nề, hạn hẹp, nhiễm ô thì cuộc đời chúng ta hẳn ở những cấp độ thấp, nhiều khổ đau; tâm nhẹ nhàng, rộng lớn, trong sáng thì cuộc đời chúng ta ở những cấp độ cao, nhiều hạnh phúc. Thế nên chúng ta phải hiểu biết, kinh nghiệm tâm ở những chiều cao rộng nhất của nó. Đó chính là mục đích thật sự của đời người.

Lạm bàn 2 câu kệ :"Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch / Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.

Nhân "nhân duyên", có người hỏi về 2 câu kệ:
“Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền”

Chúng tôi xin được lạm bàn.... Nếu có gì sai sót xin quý vị vui lòng bỏ qua.
Hai câu kệ này được trích từ 4 câu kệ kết thúc trong bài "Cư trần lạc đạo phú" dài mười hội của Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Tất cả nội dung trong "Cư trần lạc đạo phú" được tóm tắt trong 4 câu kệ kết thúc, còn gọi là "Cư trần lạc Đạo"



Diễn biến của vòng luân hồi sinh tử ở trong Thập nhị nhân duyên

Thập nhị nhân duyên là mười hai điều kiện tùy thuộc vào nhau mà sinh và cũng tùy thuộc vào nhau mà diệt, có cái này thì có cái kia, không có cái này thì không có cái kia. Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt.
Trong Tứ Diệu Đế, thập nhị nhân duyên sinh chính là tập đế, khổ đế. Thập nhị nhân duyên diệt chính là đạo đế, diệt đế. Vậy Thập nhị nhân duyên chỉ là cách nói khác của Tứ Diệu Đế, chứ không phải như người ta thường hiểu lầm Tứ diệu đế là pháp môn tu của Thanh Văn và Thập nhị nhân duyên là pháp môn tu của Duyên Giác. Chỉ vì trùng nhau chữ duyên mà người ta liên tưởng một cách sai lầm. Trên thực tế, Phật Thanh văn, Duyên giác hay Toàn giác cũng đều phải giác ngộ Tứ Diệu Đế mà trong đó đã bao hàm mười hai nhân duyên sinh và diệt.

Thiền tông là một nhánh của Phật giáo Nguyên thủy

A. Thực Chứng

Ðiều quý giá nhất đối với trưởng lão Ananda, Naagasena, và hàng trăm tấm gương tương tự không phải là kiến thức của quý ngài mà chính là sự thực chứng tâm linh ở bên trong, hay chính là sự giác ngộ mà Ðức Phật cũng như các bậc A-la-hán khác đã đạt được. Trong thiền tông sự giác ngộ này được gọi là Satori, Praj~naa hay Pa~n~naa (trí tuệ). Vipassanaa (minh sát) là một từ tương đương tìm thấy trong tam tạng. Vipassanaa trong Phật giáo Nguyên thủy chính là "kiến tánh" trong thiền tông. Suzuki chỉ ra rằng "Cốt tủy của thiền Phật giáo ở chỗ có được cái nhìn mới mẻ về cuộc đời và về mọi sự vật." [22] Thiền tông hay Phật giáo Nguyên thủy sẽ vô ích và vô nghĩa nếu không có sự giác ngộ.

Tư Tưởng

Có bao giờ bạn lắng nghe tiếng nói lao xao trong nội tâm bạn không? Tiếng nói này là những lời phân tích, so sánh, đánh giá, lên án, tán dương, bênh vực, bào chữa, đả phá, miệt thị, lo trước, tính sau, bày mưu thiết kế v.v... Khi bạn oán thù, căm ghét ai, tiếng nói ấy bới lông tìm vết, đục cây tra cành, xuyên tạc, bóp méo, nói lên phương cách này, đường lối nọ, để gây khó dễ, để ám hại không những đối tượng mà còn cả những người có liên hệ xa gần với đối tượng nữa. Khi bạn yêu thương ai thì tiếng nói ấy lại tô son, điểm phấn, bênh vực, bao che, ca tụng, đề cao, thậm chí thần thánh hóa không những người mà bạn yêu thương mà còn cả thân nhân họ hàng người ấy nữa.

Tâm thiền



Tâm thiền chủ yếu là thấy biết thanh tịnh trong sáng còn thấy gì thì không quan trọng. Tịch tịnh mới là Niết-bàn.


Chứng Đạo Ca "Ca khúc hoan hỷ giải thoát ra khỏi ngũ uẩn"

(Khandhavimutti Samangid)
Ngài Phra Ajaan Mun Bhùridatto Mahàthera (1870-1949) chắc chắn là nhà sư Phật Giáo được kỉnh mộ nhiều nhất trong lịch sử Thái Lan, thời hiện đại. Ngài xuất gia vào năm 1893 và phần lớn sống du phương trong rừng tại Thái Lan, Miến Ðiện và Lào để hành thiền. Ngài có một số lớn đệ tử, và cùng với sư thầy -- Ngài Phra Ajaan Sao Kantasìla Mahàthera -- thiết lập truyền thống tu sĩ ẩn dật trong rừng, ngày nay lan rộng tại Thái Lan và nhiều quốc gia khác.hamma)

Video: 10 kiết sử (Thiền Sư Viên Minh giảng tại Châu Âu)


Thiền và Ngộ

Thiền tông khi khai ngộ gọi là “thấy tánh”, sau khi thấy tánh phải giữ gìn và nuôi lớn nó. Cho nên cần phải ngộ rồi khởi tu, tu để nuôi dưỡng nó. Tuy Thiền tông nhấn mạnh sau khi khai ngộ, chỗ thấy của người ngộ hoàn toàn giống Phật, nhưng người ngộ chưa phải là Phật. Như người Tây Tạng có một pháp tu quán tưởng mình là Phật, cho dù quán thành công, Phật vẫn là Phật, người quán vẫn là người quán, chỉ là trong tâm vị ấy, so với trước đã có thêm một ít tâm từ bi như Phật.
Cho nên các Thiền sư Trung Quốc trước khi khai ngộ phải cố gắng tu hành, sau khi khai ngộ phải tìm vị Thầy giỏi hơn hướng dẫn cho. Và chỉ có sau khi khai ngộ mới biết người như thế nào mới là vị Thầy giỏi.

Những đức hạnh căn bản của con người.


Có một câu truyện xưa được kể lại về một nhà ẩn tu ở Tây Tạng tên là Geshe Ben. Ông đang trong thời kỳ nhập thất. Một hôm , ông nghe nói vị thí chủ đang bảo trợ cho ông tu ẩn cư muốn đến thăm. Thế là ông lo dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ, sắp xếp lại điện thờ thật ngăn nắp, bầy biện các đồ cúng thật hoàn hảo, rồi ngồi đợi đón tiếp vị thí chủ. Đột nhiên, ngay trước khi vị thí chủ ấy đến nơi, ông tự xét lại động cơ của mình rồi nói,
" Ta đang làm gì đây? Thật ra tất cả chỉ là một màn kịch giả tạo!

Audio: Thắc mắc về Pháp "Tham Thiền (khán thoại đầu)"

Video: Thiền là chiếu sáng & Cách ngồi Thiền (Thiền Sư Viên Minh giảng tại Châu Âu)


Bình an & đau khổ

Bình an nằm ngay trong chúng ta, nó ở cùng chỗ với bất an và đau khổ. Không thể tìm bình an trong rừng sâu hay trên đồi cao. Cũng không thể tìm bình an nơi vị thầy khả kính khả ái. ở đâu có đau khổ ở đó có con đường thoát ly.

Nhạc Pali: xưng tán Phật + quy y Tam Bảo & Ban phước lành cho người bệnh

Hành Đạo

...Tôn giáo nào cũng dạy làm lành, lánh dữ, dạy khoan thứ, vị tha, dạy tình thương, tình thương không những đối với cả bạn lẫn thù mà còn đối với cả muông thú, cỏ cây nữa. Tôn giáo cũng đưa ra những hình phạt tinh thần, tâm linh, không phải chỉ trong kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác về sau, không phải chỉ ở cõi thế gian này, mà còn ở các cõi khác, để làm lùi bước, làm chùn tay những kẻ bất lương có ý phá hoại an bình, trật tự của xã hội.
Về phương diện cá nhân, thì tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của con người, dù bán khai hay văn minh cũng vậy. Người ta không thể sống không tôn giáo. Vì vậy, tự do tôn giáo được coi là những quyền cơ bản của con người, đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận, và đã trở thành một quyền hiến định trong mọi quốc gia.

Huyền thoại của một người có kinh nghiệm hành thiền

...Ngày nay chúng ta được cung cấp quá nhiều phương cách để trở nên một con người hoàn thiện hơn, để đạt tới gần Thượng đế hơn, để tìm được chính mình, và để cải thiện mọi hoàn cảnh. Chúng ta đang bị sa lầy trong các loại liệu pháp, những sách hướng dẫn về sự nỗ lực của bản thân, và những kỹ thuật – mà nhà hoạt động xã hội kiêm nhạc sĩ Bob Geldof (5) gọi là “nền kinh tế phồn vinh của các nhà tâm lý trị liệu, của các niềm tin tôn giáo có nơi người vẽ kiểu, và của các cửa hàng tâm linh” – vẫn tìm cách đối xử với cuộc đời của chúng ta cứ như là những dự án cần phải sửa chữa và điều chỉnh vậy. Nếu như thiền định là một thứ để thay thế cho tất cả những thứ đó? Phải chăng chính điều đối nghịch với việc sửa chữa, việc điều chỉnh, việc gắng sức, việc mong cầu không ngừng nghỉ tất cả mọi vật mới là điều khác biệt?
Đối với tôi, thiền định là một thứ bến tàu xa cách cái thể giới đầy dẫy những hoạt động tự cải thiện. Chẳng những không hề có những thứ như là phương pháp thiền định tồi mà cũng chẳng có những thứ như là phương pháp thiền định hoàn hảo. Thiền định chỉ là thiền định...

Tôi thưa với Đại sư Kyodo (1) rằng tôi muốn đưa sự thực hành của tôi đến một cấp độ sâu hơn. Ngài cười lớn, “Một cấp độ sâu hơn? Ông định nói tới điều gì khi ông nói ‘sâu hơn’? Thực hành thiền định chỉ có một cấp độ. Không có chiều sâu, hiểu chứ?”
Lawrence Shainberg (2) (trích trong tác phẩm Ambivalent Zen)


TU "Xuất Gia & Tại Gia"


Dù xuất gia hay tại gia, thì thân, thọ, tâm, pháp vẫn là căn bản đời sống và đó cũng chính là đối tượng tu học của Tánh Biết vốn sẵn có nơi mỗi người mà đức Phật gọi là Nội Tâm Trong Sáng (Pabhassara Citta).

BÍ QUYẾT CỦA THIỀN

Có lần một Nho sinh đi đến Thiền sư để hỏi về giáo lý Phật, vị Thiền sư đã trích dẫn một lời nói của Khổng Tử: "Các trò nghĩ rằng ta có điều gì dấu các trò chăng? Không, ta không có điều gì dấu các trò cả". Vị Thiền sư không để cho Nho sinh hỏi thêm câu nào, nên người kia bỏ đi trong tâm trạng hoang man và bối rối. Vài ngày sau, khi hai người cùng đi dạo trong núi ngang qua một bụi hoa dại, vị Thiền sư quay lại hỏi: "Ông có ngửi thấy gì không?" Nho sinh trả lời có, Thiền sư bảo: "Đấy, tôi có dấu gì ông đâu!" Nho sinh tức thì liễu ngộ. Vì nói về bí quyết của Thiền thì thật mâu thuẫn, và mặc dù những câu trả lời của các Thiền sư phần lớn đều có vẻ khó hiểu, họ đã không che dấu chúng ta điều gì. Thiền khó hiểu chính vì nó quá rõ ràng, chúng ta không bao giờ gặp được vì cứ lo tìm kiếm một cái gì bí ẩn. Chúng ta ham để mắt về phía chân trời, nên không thấy được những gì nằm ngay dưới chân ta. Thiền sư Bạch Ẩn nói:

Tất cả chúng sanh vốn là Phật,
Như băng và nước vẫn là một.
Ngoài nước không có băng,
Ngoài chúng sanh, tìm đâu thấy Phật?
Vì không biết đạo nằm ngay trước mắt,
Người ta tìm nó tận đâu đâu.
Như người ở ngay giữa dòng sông,
Mà kêu gào xin nước uống.

"Các bạn sẽ chẳng đạt tới đâu bằng níu bám vào lời."

...Thầy nói và giải thích trong lời, nhưng đồng thời Thầy lại nói rằng
"Các bạn sẽ chẳng đạt tới đâu bằng níu bám vào lời."
Thầy nói, "Đừng tin vào tôi cũng đừng níu bám lấy tôi; bằng không các bạn sẽ phạm phải cùng sai lầm."
Thầy cũng nói rằng bản thân phủ định này là lời mời.
Xin Thầy giải thích ...



ĐẠO & THIỀN

Đạo thường được hiểu là tôn giáo như Đạo Thiên Chúa, Đạo Phật, Đạo Hồi,v.v... Ngoài cái nghĩa tôn giáo, danh từ ĐẠO ở đây còn hàm nghĩa giải thoát. Hành ĐẠO là hành pháp giải thoát và đạt ĐẠO là đạt đến trạng thái giải thoát hay nhập vào cảnh giới giải thoát.
Đã là giải thoát thì lúc nào cũng trọn vẹn, tròn đầy. Hoặc là giải thoát, hoặc là không, chứ không có giải thoát nửa vời, giải thoát có mức độ, có cấp bậc, tích tụ từ từ, theo thời gian từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao. Ngoài cái tính tròn đầy, giải thoát còn có tính tức thì. Vì thế giải thoát không thể là một cái đích, một mục tiêu để người hành ĐẠO theo đuổi, rượt bắt, cố gắng liên tục, mỗi ngày xích lại gần một chút, lâu rồi cũng tới.

Kiến Tánh là mục tiêu tối yếu của người tu hành

Bồ Đề Đạt Ma dạy rằng: “ Dẫu có giỏi, nói được ngàn kinh, muôn luận mà không thấy Tánh thì vẫn là phàm phu, chẳng phải là Phật Pháp. Đạo lớn kín sâu, không thể nói cho hiểu được. Kinh điển dựa vào đâu mà vói tới? Chỉ cần thấy Tánh thì dù không biết một chữ cũng được Đạo”. Thấy Tánh là thấy cái gì? Học Đạo, hành Đạo kể ra cũng được một thời gian khá dài rồi, nhưng tôi chẳng hiểu gì về kiến Tánh cả?
- Vâng, thưa anh, kiến Tánh là mục tiêu tối yếu của người tu hành, là yếu chỉ của Thiền Tông, là bước vào cửa giải thoát, là được Đạo, là ngộ nhập tri kiến Phật, là trực ngộ chân lý tối thượng, tối hậu. Bản tuyên giáo của Thiền Tông mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma tuyên đọc khi Ngài tới Trung Quốc được dịch ra Hán tự bằng bốn câu, mỗi câu bốn chữ, cả thẩy có mười sáu chữ như sau:


TÂM VÔ TRỤ - NIẾT BÀN

Tâm vô trụ là tâm vô niệm, là tâm nhất tướng, là tâm vô nhiễm. Tâm vô trụ là tâm phi thời gian, phi không gian, là tâm hiện tiền, vì chỉ có những gì ở ngay hiện tiền mới xuất hiện nơi tâm vô trụ mà thôi. Còn những gì đã thuộc về quá khứ, thì tâm vô trụ không lưu chấp một dấu vết nào. Tâm vô trụ không phải là một kho chứa có then cài, khóa đóng, mà chỉ như một căn nhà trống trải, rỗng không, người đến rồi người đi, vật đến rồi vật đi. Với tâm vô trụ thì "sự lai nhi tâm tuỳ hiện, sự khứ nhi tâm tuỳ không". Người ta ví tâm vô trụ như một tấm gương. Mọi cảnh vật, mọi hiện tượng trước gương đều in hình đầy đủ trong gương. Nhưng một khi thay đổi vị trí thì gương chỉ phản chiếu những cảnh vật, những hiện tượng ở vị trí mới, còn những gì ở vị trí cũ thì gương không hề lưu lại một hình ảnh nào.

MẢNH CHÂN LÝ

MẢNH CHÂN LÝ

-Ngày kia con quỉ đi dạo chơi với một người bạn.
-Họ thấy trước mặt một người đang dừng lại, cúi xuống nhặt một vật gì ở trên mặt đường.
-Người bạn hỏi: "Người đó đã tìm được vật gì thế?"
-Con quỉ đáp: "Một mảnh vụn Chân Lý."
-Người bạn hỏi thêm: "Điều đó không phiền hà nhà ngươi sao?"
-Con quỉ đáp lại: "Không đâu! Tôi sẽ cho phép người ấy dùng mảnh chân lý kia để tạo thành một tín ngưỡng."
-Mọi tín ngưỡng tôn giáo đều là những tấm biển nhỏ để chỉ đường đưa đến Chân Lý. Khi người ta cố bám víu vào tấm biển chỉ đường thì họ đã cản trở mình trên đường tiến tới Chân Lý, bởi vì họ có cảm tưởng sai lầm là mình đã nắm được Chân Lý.

"Tuyệt diệu thay: Tôi bửa củi! Tôi gánh nước!"

Khi Giác Ngộ rồi, Thiền Sư đã viết những giòng dưới đây để nói lên niềm hân hoan của mình:
"Tuyệt diệu thay:
Tôi bửa củi!
Tôi gánh nước!"

Sau khi đạt ngộ, thật ra không có gì thay đổi cả. Cây cối vẫn là cây cối; người ta vẫn trước sao sau vậy; và cả bạn cũng thế. Bạn cũng vẫn ủ rũ hay bình thản, vẫn hiền triết hay điên rồ như trước kia. Ngoài trừ một sự khác biệt quan trọng là giờ đây bạn nhận chân sự vật bằng con mắt khác. Giờ đây bạn trở nên ít dính bén hơn. Và con tim của bạn tràn trề kinh ngạc thích thú.