Trường học Giác Ngộ

Giác ngộ giải thoát không phải là đạt được một chân trời lý tưởng an toàn trong thường, lạc, ngã, tịnh, mà chính là nhận chân bản chất của đời sống là vô thường, khổ não, vô ngã và bất tịnh để không còn chỗ cho cái ta chấp thủ bám trụ. Khi không còn chỗ để bám trụ thì bạn mới buông cái ta đối kháng để đón nhận trọn vẹn bản chất bất toàn của đời sống một cách vô ngại, đó chính là thái độ nhẫn nại đích thực. Nhờ đó mọi phiền não mới thực sự chấm dứt để bạn có thể ung dung trong ràng buộc, tự tại giữa khổ đau với một nụ cười an nhiên, vô úy. Cuộc sống, quả thật, đầy phiền não khổ đau, nhưng đó cũng chính là môi trường tốt nhất cho giác ngộ giải thoát, đúng như một danh ngôn: “Cảnh khổ là nấc thang cho bậc anh tài, là kho tàng cho người khôn khéo và là vực thẳm cho những kẻ yếu đuối”.


NGƯỜI ĐỨC HẠNH

Thông thường mọi người quan niệm rằng: “Mình tốt khi mọi người xung quanh mình tốt, hay mình trở nên đức hạnh chỉ khi mọi người xung quanh mình có đức hạnh”. Đây là quan niệm sống của người tầm thường và không thể xem là quan niệm sống của người đức hạnh. Người đức hạnh vượt lên trên cách sống, quan niệm của người tầm thường, không cho rằng: “Mình tốt chỉ khi người khác tốt với mình”. Đức tính của người đức hạnh không phải vậy, vì người đức hạnh sẽ luôn luôn giữ vững, sống trọn vẹn một đời sống đức hạnh dầu cho người xung quanh có đối xử với mình ra sao đi nữa.
Khi bạn sống trong một cộng đồng hay trong xã hội và gần hơn nữa là ngay trong gia đình của bạn, trong chùa chiền, thiền viện mà bạn đang sống và hành đạo. Bạn phải cố gắng làm sao, sống cho phù hợp với mọi người xung quanh. Thậm chí, khi sống một mình, bạn cũng phải sống hòa hợp với chính bạn.

Hỏi Đáp: THIỀN 8 [THẦY VIÊN MINH]



HÓA GIẢI BẤT HÒA - NHỮNG ĐIỀU ĐỨC PHẬT DẠY

Đối với đức Phật, việc hóa giải những bất hòa cũng quan trọng không kém việc xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa những người sống chung. Cộng đồng Tăng già mới thành lập của ngài bao gồm cả nam và nữ đến từ mọi thành phần xã hội, những thành viên trong cộng đồng đó có những khác biệt lớn về nhiều phương diện và điều không thể tránh là sự phát sinh những mâu thuẫn.
Với cái thấy xuyên suốt, đức Phật đã cho những người sống chung những bài học quí báu để ngăn ngừa và hóa giải những mâu thuẩn xảy ra giữa họ. Mặc dù lúc đó đức Phật nhắm đến những đệ tử xuất gia, những lời khuyên của ngài cũng áp dụng có hiệu quả cho những cộng đồng xã hội khác và vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Sau đây, chúng ta lần lược trình bày và phân tích những lời dạy của ngài.

QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ CỦA CẢI VẬT CHẤT



Quan điểm của Đức Phật về sự phát đạt, sung túc được coi là một trong những khía cạnh thường bị hiểu lầm nhất trong giáo lý của Ngài. Nhiều tác giả đã tuyên bố thẳng hay ám chỉ rằng Đức Phật không khuyến khích ta thăng tiến và trở nên giàu có. Quan niệm sai lầm này khiến người cư sĩ nghĩ rằng khi thành đạt hay được sung túc là đi ngược lại với lời dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, chúng ta hãy xét xem Đức Phật thật sự quan niệm như thế nào về sự phát đạt, sung túc của người cư sĩ.

VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP

John Daido Loori là vị hướng dẫn tâm linh và là tu viện trưởng tu viện Zen Mountain Monastery ở New York, cũng là người sáng lập giòng Thiền Mountain and River. Ngài là tác giả của nhiều tác phẩm về Thiền và bài sau đây được trích dịch từ tác phẩm Teachings of the Earth của ngài.
Chúng ta đang ở vào một giai đoạn đặc biệt của lịch sử nhân loại. Lần đầu tiên, những mối đe dọa chính không phải là những tai họa từ thiên nhiên đã từng là những nỗi sợ hãi lớn nhất của tổ tiên chúng ta ngàn năm về trước, nhưng là những hiểm họa do chính con người tạo ra.

DÒNG SÔNG NHÌN THẤY DÒNG SÔNG


Ngài Dogen là một người biết yêu thiên nhiên, một thi sĩ và nhà thần bí phi thường. Ngài xây tu viện sâu trong núi trên dòng sông Cửu Đầu Long. Ngài thực hiện hầu hết các tác phẩm của ngài ở nơi ẩn dật trên đỉnh núi. Ngài thân thiết với núi. Nhưng núi và sông mà ngài Dogen nói ở đây không phải là núi và sông của thi sĩ, của nhà tự nhiên học, của thợ săn hay thợ rừng. Chúng là núi và sông của Pháp giới.



Hỏi Đáp: Pháp học 5 (THẦY VIÊN MINH)



Tự do và trói buộc


Một trong những đề tài nói chuyện gây nhiều ngộ nhận nhất là khi Krishnamurti nói về sự trói buộc và gánh nặng mà con người phải mang trên vai trong hàng ngàn năm qua : Truyền thống, văn hóa, kiến thức… là những nét tinh túy của nhân loại trong cuộc tiến hóa. Với Krishnamurti  thì không có truyền thống tốt và truyền thống xấu, tất cả đều là những áp lực nặng nề trên tâm trí tội nghiệp của con người...

Chỉ mỉm cười và mỉm cười thôi


Cứ để mỗi người học bài học của mình rồi trước sau gì ai cũng đều giác ngộ cả. Hãy tin vào sự mầu nhiệm của pháp cho từng căn cơ trình độ khác nhau. Chỉ mỉm cười và mỉm cười thôi...

Ai xuất gia...?


Đời sống đúng là môi trường tốt để giác ngộ, nhưng không nhất thiết đời sống của mọi người phải giống nhau vì còn tuỳ duyên nghiệp và căn cơ trình độ của mỗi người, vì vậy bài học của mỗi người tất nhiên phải khác nhau. Ai rồi cũng sẽ học bài học chưa học ra cho sự giác ngộ, cho nên đến một lúc nào đó bài học xuất gia cũng sẽ đến với con, và lúc bấy giờ con sẽ thông cảm với tất cả mọi người đang học bài học của họ. 


Cám ơn, tha thứ và quên đi...

- " ...Hãy cám ơn những người lừa dối phản bội con vì đã giúp con học ra bài học về bản chất vô thường, khổ đau và vô ngã của đời sống; ...
- Hãy quên đối tượng làm con giận dữ mà trở về lắng nghe chính cơn giận dữ và cảm nhận nó từ bên trong chứ không nên đứng ngoài quan sát và kiểm duyệt nó..."
- Hãy ứng xử thật tốt với bạn bè để đem lại hạnh phúc cho họ và luôn biết bao dung rộng mở tấm lòng với họ thì chính điều đó là niềm hạnh phúc của con chứ không phải là hạnh phúc mà con mong chờ họ đem đến cho mình. 


Làm Cha Mẹ là Một Sự Tu Tập - Học con và dạy con chính là thiền...

Học con và dạy con chính là thiền, thiền thì không khuôn định, không có tương lai, chỉ nhận ra sự thật trong từng giây phút hiện tại mà thôi...
...Học hỏi là hoạt động đầy hứng thú, là khám phá mọi sự luôn mới mẻ mà bản chất của nó là vô thường vô ngã. Vì muốn thường, muốn ngã nên mới khổ đó thôi. Hãy bắt đầu từ không biết gì cả chứ đừng bắt đầu bằng kiến thức đã tích lũy được, cái mới mẻ không bao giờ là cái đã biết vì vậy không bao giờ tiếp cận được với các bé hoàn toàn còn ngây thơ trong trắng. Hãy viết lên trang giấy trắng những vần thơ vô ngôn đầy cảm hứng và sáng tạo rồi để gió cuốn đi không để lại dấu tích gì...

Con người đã tạo ra chỉ một thứ, và đó là bản ngã. Mọi thứ khác đều được Thượng đế tạo ra.


Bản ngã là thế tiến thoái lưỡng nan lớn nhất, và nó phải được hiểu. Bằng không bạn có thể tiếp tục mãi đến vô hạn tạo ra bản ngã mới tranh đấu với bản ngã cũ.
Bản ngã đích xác là gì? Nó là tôn cao bản thân bạn. Nó tạo ra phân chia trong bản thân bạn - phân chia của phần trên và phần dưới, phân chia của cao siêu và thấp kém, phân chia của thánh nhân và tội nhân, phân chia của tốt và xấu, phân chia, về căn bản, của Thượng đế và quỉ. Và bạn cứ bị đồng nhất với cái đẹp, với cái cao hơn, với cái siêu cao, và bạn cứ kết án cái thấp hơn.

Rộng mở tâm hồn đón nhận tất cả


Tại sao chúng ta luôn chấp trì vào ý nghĩ rằng cuộc sống phải luôn thanh bình, êm ả?

Rất nhiểu người cho rằng chúng ta chỉ có thể thực hành Phật pháp khi không có bất cứ chướng ngại nào bên ngoài cũng như bên trong, rằng tu tập chân chính chỉ có thể thực hiện trong những kỳ chuyên tu nhập thất hay chí ít cũng phải đến chùa, tự viện hay các trung tâm Phật pháp.

Trong đời sống thường nhật, bị áp lực thời gian, bất mãn với hàng loạt gánh nặng gia đình và công việc, mỗi ngày, chúng ta đều cảm thấy bế tắc, thậm chí tuyệt vọng. Vì tin rằng tu tập nghĩa là phải có thời gian để chuyên nhất quán tưởng, lễ lạy, thực hiên các nghi lễ cúng dường hay tâm linh khác, v.v…, chúng ta càng tin tưởng mình còn thiếu thiện duyên. Ta vẫn tự nhủ, "Làm sao mình có thể trở thành một hành giả chân chính nếu không có thời gian để thực hành?" Tuy nhiên, đây là một cách hiểu về việc thực hành Phật pháp hoàn toàn thiếu thực tế, sai lầm.

Tất cả mọi lựa chọn đều giống nhau...


"...Đứng về phương diện tu hành thì hình thức nào cũng không thành vấn đề. Chỉ có tâm tu và sự tu chứng mới là yếu tố quyết định. Cư sĩ, Sadi, Tỳ-khưu, Tỳ-khưu Ni đều bình đẳng trước sự tu chứng trên đường giác ngộ giải thoát....
...Chính bản thân thầy cũng không quan tâm rằng mình có thành tựu là Tỳ-khưu hay không. Không thành tựu có khi còn tốt hơn vì thầy tự thích mình vượt qua chính mình hơn là phấn đấu để ghép mình vào một cái khuôn lý tưởng đã định sẵn..."

Công án: "Con chó của Ngài Triệu Châu".


Kính thưa Thầy! Con may mắn đọc được công án: con chó của Ngài Triệu Châu. Lúc đó con không hiểu vì sao ngài Triệu Châu lại nói con chó không có Phật tánh (vô), trong khi đức Phật lại nói rằng tất cả hữu tình đều có Phật tánh. Nhưng suy nghĩ lại con giật mình vì thấy chẳng khác. Dù là người chăng nữa, bị vô minh che mờ mà tạo nghiệp thì cũng là nhân làm vô minh dày thêm, che khuất Phật tánh. Vậy dù có Phật tánh mà không nhận ra thì cũng như không có (vô).
Nghĩ về chữ "vô" trong công án của Ngài Triệu Châu thì chữ "vô" không phải đối lập với "hữu" mà chính là vô phân biệt. Chìa khóa của công án này có phải hướng đến phá bỏ chấp ngã, xem giữa có và không, hữu hình và vô hình... đều chẳng khác? Giống như khi đối diện giữa cái sống và cái chết thì đều bình đẵng như nhau, không tham ái cũng không chán ghét bên nào. Đó chính là Phật tánh, là chữ "vô" mà Ngài Triệu Châu ám chỉ? Xin bạch Hòa thượng hoan hỷ chỉ dạy cho con.

Còn đi tìm Niết Bàn... tức chưa biết Niết Bàn là gì và ở đâu.


Kính thưa thầy!
Thầy ơi, có người hỏi con rằng thiền là gì, con hành thiền được nửa năm rồi, con hành thiền và chỉ thấy suy nghĩ đến và đi không theo ý con và các cảm giác trên thân mà thôi, khi ngồi thiền con thấy tâm con tĩnh lặng hơn thầy ạ. Điều mà nửa năm nay con học được từ thiền đó là một cái tâm tĩnh lặng hơn, và hiểu về suy nghĩ nó đến rồi đi, nếu mình không thêm cái tôi vào thì chẳng có cái gì ở đó cả. Con hiểu mình và hiểu mọi người hơn, mọi thứ vẫn thế và mỗi người cho cái bản ngã, cái tôi của mình vào thì nhìn mọi chuyện khác nhau, nên không có gì lạ khi thấy thái độ của mọi người. Có thiền sư muốn con tu tập nhiều hơn để đạt Niết-bàn, nhưng con không biết nó như thế nào, con sợ bước tiếp rồi con sẽ vướng mắc thêm nhiều thứ, con thấy con chỉ muốn nhìn mọi thứ mà ít đánh giá, sống và yêu thương mọi người xung quanh mà ít dính mắc hơn thôi, thầy ơi cho con lời khuyên với ạ.
Con mong thầy nhiều sức khỏe ạ!



Khám phá chính mình


Kính Thưa thầy,

Gần đây con được nghe pháp thoại của thầy. Lời thầy giảng thật giản dị, và làm cho tâm con sáng ra được 1 số điều. Vì trước đây con luôn luôn muốn đạt được 1 cái gì đó. Con luôn chạy về phía trước. Khi con bị rơi vào trạng thái buồn, không vui, bất mãn, con không bao giờ muốn thừa nhận những trạng thái đó trong lòng con, con luôn muốn mình ở trong trạng thái vui vẻ. Con hay bỏ nơi này, tìm nơi khác. Không muốn đối diện khổ đau... Sợ, và luôn chạy trốn các cảm giác đó.
Con biết mọi thứ vô thường nên khi có điều gì vui đến với con, con cũng thích, nhưng con nghĩ nó sẽ không mãi như vậy với mình, nên con né tránh, hoặc từ chối, như vậy là cũng không nên đúng không thầy? Phải để nó tự nhiên đi qua. Con có bị chấp không thầy?
Con vẫn đang nghe thêm các bài giảng của thầy, cố gắng ghi nhớ và thực hành theo.
Con chúc thầy sức khỏe.



Còn nương tựa... còn thêm nan giải...

Kính thưa Thầy!
Câu hỏi ngày 14.04.2013 "Kính thưa Thầy! Thầy giúp con giải thích, phân biệt cái thích nào là có Ta hay không Ta, cái nào nên thích hay không nên thích, bởi con thấy hễ có khởi lên ý thích tức là có tâm tham rồi. Bởi vì hôm rày con sửa nhà để có nơi làm việc và chỗ ở tách biệt nhau, con muốn có chỗ này phải có cái này đẹp, chỗ kia phải như thế kia cho lịch sự v.v... Lại có người có ý cho rằng học pháp tu rồi mà còn tham vậy, con thấy cũng đúng mà cũng không, vì mình chỉ thích cái chân, thiện, mỹ thôi, lại cũng là tham! Xin Thầy hoan hỷ, giúp con thêm hiểu biêt, suy nghi và làm thế nào cho đúng!"
Thầy đã trả lời rằng:
Sao con lại trông cậy vào cách giải thích của thầy mà không tự
mình khám phá sự thật? Mọi giải thích đều vô nghĩa. Đức Phật chỉ khai thị chứ không giải thích. Khai thị là chỉ ra để mỗi người tự khám phá, phát hiện hay thấy ra sự thật. Còn giải thích chỉ làm cho người ta thỏa mãn lý trí mà thôi. Cứ trở về trọn vẹn trong sáng với chính mình đi rồi con sẽ thấy ra tất cả.”

PHẬT GIÁO đã và đang biến dần thành tín ngưỡng


Kính thưa Thầy, trước nhất con xin thành kính tri ân Thầy đã giúp con hiểu và giải tỏa những thắc mắc qua mấy lần hỏi Thầy. Con đã làm theo lời Thầy dạy, thêm nữa là con luôn quan tâm tới mục Hỏi đáp Phật pháp của Thầy và quý đồng đạo. Nay con đã hoàn toàn yên tâm là đã đủ duyên đến với chánh pháp, chỉ còn luôn chuyên tâm hành trì, tiếp tục học hỏi và nương theo lời Thầy chỉ dạy cho mọi Phật tử.
Thưa Thầy, con xin Thầy giải thích 1 vấn đề, con nghe nói rằng hàng đêm luôn trì tụng Chú Đại Bi, niệm Phật, niệm Bồ-tát,... thì sẽ được vạn hạn tiêu trừ, được phước ba đời, mọi đau khổ sẽ biến mất, hơn nữa khi chết sẽ được lên Niết-bàn.
Vậy xin Thầy giảng cho con hiểu ý nghĩa và tác dụng của các bài Kinh nói trên vì con thấy những lời giảng trong Kinh Tiểu Bộ và Trung Bộ không có như vậy thưa Thầy.
Rất mong được Thầy hoan hỷ giúp con. Con xin tri ân và chúc Thầy sức khỏe. Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Đọc ý nghĩ của người khác

Qua sanyama hình ảnh xâm chiếm tâm trí của người khác có thể được biết.
Nếu bạn đạt tới nhất tâm, nếu bạn đạt tới samadhi, và nếu bạn trở thành im lặng sâu sắc tới mức không một ý nghĩ thoáng qua trong tâm trí bạn: bạn trở nên có khả năng thấy hình ảnh trong tâm trí của người khác. Bạn có thể đọc được ý nghĩ của họ.

Nghĩ - nói - làm Viên Minh.

Câu hỏi: Kính bạch thầy ạ. Thầy ơi, mỗi khi một suy nghĩ trong con xuất hiện,trong con liền thấy nó và để nó tự diễn biến nhưng nó lại biến mất nhanh quá, đó có phải là chánh niệm không ạ. Chẳng hạn khi con nghe một lời khó nghe của ai đó, con thấy tâm mình khó chịu, thấy được cảm giác khó chịu đó, con để nó tự diễn biến không cho suy nghĩ xen vào thì lát sau nó lại đi mất, càng ngày con càng thấy mỗi người tạo bởi thân và tâm, cách nhìn và cuộc sống quyết định suy nghĩ của mỗi người, suy nghĩ đó lại thay đổi sinh và diệt, chẳng có một ai cụ thể ở đó cả. Những gì ta tạo ra trong tiềm thức là nghiệp của ta cùng với duyên là những gì xảy ra bây giờ sẽ quyết định sự bình an của tâm, có chăng cái tâm không tạo nghiệp là tâm xem mọi thứ như đó đang là, tâm xem mọi thứ đang là có phải là tánh không không ạ! Con cảm ơn thầy nhiều ạ!

Trả lời: Tốt lắm, con đã làm, thấy và hiểu đúng. Chỉ cần thấy mọi hiện tượng diễn biến của thân - tâm - cảnh như chúng đang là tức đang thấy thực tánh pháp, thì nó sẽ tự sinh tự diệt chứ không có bản ngã lăng xăng phê phán, kiểm duyệt, lấy bỏ, thêm bớt hay tạo tác trong đó. Và như vậy con cũng không cần phải gọi nó là tánh không hay bất cứ khái niệm nào khác.


Hỏi đáp Trung Tâm Hộ Tông


Hỏi Đáp: THIỀN 7 [THẦY VIÊN MINH]



Đào lý vẫn đơm hoa


Basho là một vị thiền sư thi sĩ Nhật Bản sống vào thế kỷ thứ 17, ông cũng được công nhận như một nhà thơ Haiku nổi tiếng nhất của mọi thời đại.  Có lần, Basho chia sẻ về nghệ thuật làm thơ của mình như sau, “Trong khi viết, ta đừng để mình bị ngăn cách với thực tại, dầu chỉ là một khoảng cách mỏng như một sợi tóc.  Ta chỉ có thể hiểu được cây thông từ ngay chính cây thông, ta chỉ có thể học cây trúc từ chính ngay cây trúc… và sự đồng nhất ấy tự nó sẽ sáng tạo nên bài thơ của mình.”

Người chứng ngộ

Trạng thái của chứng ngộ không phải là trạng thái của cá nhân. Không có người trong nó. Người chứng ngộ là chứng ngộ chỉ bởi vì người đó không có; không có ai để vận hành. Vận hành tiếp tục, nhưng không có ai làm nó. Vận hành tiếp tục, nhưng không có ai vận hành nó. Thế thì nó tiếp tục theo cách riêng của nó... cũng như các vì sao cứ di chuyển và mùa vụ, và mặt trời mọc, và mặt trăng tới, và thuỷ triều, và biển cả, và dòng sông.

Hỏi Đáp: Thế Giới Huyền Bí (THẦY VIÊN MINH)


HOA TRẮNG NỞ VEN ĐỒI


Câu hỏi: Nam Mô A Di Đà Phật. Con bạch thầy. Con là một Ni trẻ. Con xin hỏi thầy những nghi vấn trong lòng con, xin thầy hoan hỉ. Thưa thầy năm nay con 25 tuổi con ở chùa từ nhỏ nhưng con mới xuất gia lúc 20 tuổi. Thầy ơi, mọi người đi tu ai cũng có lý tưởng, mục đích tu hành rõ ràng. Còn con sao con thấy mình không có mục đích gì cả. Đôi khi để ngày trôi qua không làm gì được cả. Đôi lúc con làm biếng, giải đãi, con biết có những việc không nên làm nhưng con lại không tự chiến thắng mình con tái phạm lần này đến lần khác. Con buồn lắm. Thầy ơi con phải làm sao đây?