- " ...Hãy cám ơn những người lừa dối phản bội con vì đã giúp con học ra bài học về bản chất vô thường, khổ đau và vô ngã của đời sống; ...
- Hãy quên đối tượng làm con giận dữ mà trở về lắng nghe chính cơn giận dữ và cảm nhận nó từ bên trong chứ không nên đứng ngoài quan sát và kiểm duyệt nó..."
- Hãy quên đối tượng làm con giận dữ mà trở về lắng nghe chính cơn giận dữ và cảm nhận nó từ bên trong chứ không nên đứng ngoài quan sát và kiểm duyệt nó..."
- Hãy ứng xử thật tốt với bạn bè để đem lại hạnh phúc cho họ và luôn biết bao dung rộng mở tấm lòng với họ thì chính điều đó là niềm hạnh phúc của con chứ không phải là hạnh phúc mà con mong chờ họ đem đến cho mình.
Thưa Thầy cho con hỏi,
Con không hiểu tại sao con cần có bạn lắm, dù bạn bè có chơi xấu hay đối với con như thế nào thì con vẫn luôn luôn cần họ và rất cần họ. Mỗi lần con đụng đến bạn bè là có chuyện, không biết có phải tại con quan tâm bạn bè quá mức đến nỗi gây rắc rối với bạn bè hay không? Con luôn cảm thấy buồn và sợ bạn bè lắm. Con không tin tưởng bản thân con, con luôn dựa vào bạn bè. Đến giây phút này, con bị bạn bè bỏ rơi, con luôn cảm thấy làm khổ và gây rắc rối cho bạn bè. Con không biết làm thế nào buông tay bạn bè ra, không dựa vào bạn bè nữa.
Trả lời: Có nhiều bạn bè để học hỏi, chia sẻ và biết cách tùy nghi ứng xử hài hòa với nhau là rất tốt, nhưng nếu con kết thân nhiều bạn bè chỉ để khẳng định mình hoặc lệ thuộc vào họ thì có khi còn tự hại mình nữa. Dù có bạn bè nhiều con vẫn nên tập biết sống độc lập, không ỷ lại vào ai, muốn như vậy con nên biết quay về với chính mình, tập sống trọn vẹn tỉnh thức với chính mình, nhận ra niềm hạnh phúc trong khi sống đơn độc tĩnh lặng một mình, biết đối thoại với chính mình hơn là tranh luận hay bô lô ba la với chúng bạn. Khi con thực sự biết giá trị của sự độc lập tự chủ thì con mới có thể chia sẻ với bạn bè điều hay lẽ đẹp.
Nếu chơi với bạn bè mà con chỉ muốn được quan tâm, được tôn trọng, được yêu thương mà không thể hiện những điều đó với chúng bạn thì con sẽ trở nên ích kỷ, luôn cảm thấy mình cô đơn và dĩ nhiên là buồn phiền, chán nản. Tình bạn chân thành là luôn biết trao tặng, chia sẻ, biết đồng cam cộng khổ một cách bất vụ lợi hơn là đòi hỏi được nhận vào hay được quan tâm. Nói tóm lại, con nên quan tâm đến bạn bè nhưng đừng bận tâm về họ, hãy ứng xử thật tốt với bạn bè để đem lại hạnh phúc cho họ và luôn biết bao dung rộng mở tấm lòng với họ thì chính điều đó là niềm hạnh phúc của con chứ không phải là hạnh phúc mà con mong chờ họ đem đến cho mình.
2.
Kính thưa thầy! Mong thầy chỉ giúp con xem làm sao có thể vượt qua được nỗi đau của sự lừa dối, phản bội. Làm sao để bao dung để thứ tha thưa thầy. Con chỉ mong con có thể trút bỏ được sự giận dữ, tổn thương để có thể mở lòng yêu thương trở lại nhưng thật khó quá thưa thầy. Con xin cảm tạ thầy!
Trả lời:
- Hãy cám ơn những người lừa dối phản bội con vì đã giúp con học ra bài học về bản chất vô thường, khổ đau và vô ngã của đời sống; giúp con buông xuống những ảo tưởng mà trước đây chính con dựng lên về hạnh phúc gia đình, về tình yêu, về sự nương tựa; giúp con sống độc lập không lệ thuộc vào người khác; giúp con bền bỉ hơn trong sức kham nhẫn, chịu đựng để rồi biết cảm thông, tha thứ.
- Hãy quên đối tượng làm con giận dữ mà trở về lắng nghe chính cơn giận dữ và cảm nhận nó từ bên trong chứ không nên đứng ngoài quan sát và kiểm duyệt nó. Nếu con biết nhân đó để chiêm nghiệm bản thân thì con sẽ thấy nguyên nhân sinh ra đau khổ không phải do bị phản bội mà do mình không thấu hiểu bản thân mình. Khi con hiểu được mình, biết thương yêu mình thì tình thuơng yêu sẽ bắt đầu nẩy nở.
Trả lời: Có nhiều bạn bè để học hỏi, chia sẻ và biết cách tùy nghi ứng xử hài hòa với nhau là rất tốt, nhưng nếu con kết thân nhiều bạn bè chỉ để khẳng định mình hoặc lệ thuộc vào họ thì có khi còn tự hại mình nữa. Dù có bạn bè nhiều con vẫn nên tập biết sống độc lập, không ỷ lại vào ai, muốn như vậy con nên biết quay về với chính mình, tập sống trọn vẹn tỉnh thức với chính mình, nhận ra niềm hạnh phúc trong khi sống đơn độc tĩnh lặng một mình, biết đối thoại với chính mình hơn là tranh luận hay bô lô ba la với chúng bạn. Khi con thực sự biết giá trị của sự độc lập tự chủ thì con mới có thể chia sẻ với bạn bè điều hay lẽ đẹp.
Nếu chơi với bạn bè mà con chỉ muốn được quan tâm, được tôn trọng, được yêu thương mà không thể hiện những điều đó với chúng bạn thì con sẽ trở nên ích kỷ, luôn cảm thấy mình cô đơn và dĩ nhiên là buồn phiền, chán nản. Tình bạn chân thành là luôn biết trao tặng, chia sẻ, biết đồng cam cộng khổ một cách bất vụ lợi hơn là đòi hỏi được nhận vào hay được quan tâm. Nói tóm lại, con nên quan tâm đến bạn bè nhưng đừng bận tâm về họ, hãy ứng xử thật tốt với bạn bè để đem lại hạnh phúc cho họ và luôn biết bao dung rộng mở tấm lòng với họ thì chính điều đó là niềm hạnh phúc của con chứ không phải là hạnh phúc mà con mong chờ họ đem đến cho mình.
2.
Kính thưa thầy! Mong thầy chỉ giúp con xem làm sao có thể vượt qua được nỗi đau của sự lừa dối, phản bội. Làm sao để bao dung để thứ tha thưa thầy. Con chỉ mong con có thể trút bỏ được sự giận dữ, tổn thương để có thể mở lòng yêu thương trở lại nhưng thật khó quá thưa thầy. Con xin cảm tạ thầy!
Trả lời:
- Hãy cám ơn những người lừa dối phản bội con vì đã giúp con học ra bài học về bản chất vô thường, khổ đau và vô ngã của đời sống; giúp con buông xuống những ảo tưởng mà trước đây chính con dựng lên về hạnh phúc gia đình, về tình yêu, về sự nương tựa; giúp con sống độc lập không lệ thuộc vào người khác; giúp con bền bỉ hơn trong sức kham nhẫn, chịu đựng để rồi biết cảm thông, tha thứ.
- Hãy quên đối tượng làm con giận dữ mà trở về lắng nghe chính cơn giận dữ và cảm nhận nó từ bên trong chứ không nên đứng ngoài quan sát và kiểm duyệt nó. Nếu con biết nhân đó để chiêm nghiệm bản thân thì con sẽ thấy nguyên nhân sinh ra đau khổ không phải do bị phản bội mà do mình không thấu hiểu bản thân mình. Khi con hiểu được mình, biết thương yêu mình thì tình thuơng yêu sẽ bắt đầu nẩy nở.
Hỏi đáp: trungtamhotong.org
Đức Phật nói: “Vui thay chúng ta sống, không hận giữa thù hận. Giữa những người thù hận, ta sống không sân hận.” Bạn phải hành động sáng suốt như một người có học thức bằng cách không tỏ ra thù ghét hay đánh trả lại kẻ sinh sự. Bạn phải hiểu rằng vào lúc đó, người gây hấn có thể đã say máu với tham lam, sân hận, ganh tỵ, và vô minh. Anh ta không khác với những người đã từng say như vậy vào những lúc khác. Một sự hiểu biết như thế sẽ đến với bạn qua việc thực hành chánh niệm.
Khi một người thực hành chánh niệm, họ có một sự hiểu biết sâu sắc về những động lực thúc đẩy và tham muốn của họ (khi làm một việc gì), cũng như sẽ biết rõ những điểm yếu và chỗ mạnh của mình. Sự tự tri này giúp họ loại bỏ được những tư tưởng bất thiện và gia tăng những tư duy thiện. Khi họ hiểu biết rõ hơn về mình, họ nhận ra rằng những người khác cũng bị mắc vào một tình huống khó khăn tương tự. Họ thấy đồng loại của mình bị rập bẫy trong màng lưới của ảo tưởng, bị vô minh làm cho mù mắt, đang cố gắng một cách vô vọng để thoả mãn mọi tham muốn của mình. Do vô minh và tham muốn này thúc đẩy, họ thực hiện những hành động đem lại sự bất hạnh cho người khác và cho chính bản thân họ. Tuy nhiên, dù bị những hạn chế và nhược điểm này, những con người ấy vẫn có mọi tiềm năng để kinh nghiệm sự phát triển tâm linh. Nhận ra được điều này, người ấy mở lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh, bao dung những vấn đề họ đã tạo ra, và học cách để tha thứ và quên.
Đức Phật dạy: “Những người làm điều ác về bản chất không ác. Nhiều người làm điều ác chỉ vì si mê hay vô minh. Vì lẽ họ vô minh, nên chúng ta không chỉ trích hoặc nguyền rủa họ mãi mãi. Thay vào đó chúng ta cố gắng để sửa sai và giải thích cho họ hiểu những lỗi lầm họ đã làm.” Sự hiểu biết và lòng bi mẫn mà Đức Phật dạy giúp người ta đối xử với người ác tựa như đối xử với một bệnh nhân đang đau khổ vì bệnh hoạn. Thay vì chỉ trích họ tại sao phải bị bệnh, bạn hãy cố gắng loại trừ nhân sanh bệnh của họ để họ có thể trở nên khoẻ mạnh và an vui. Bằng cách biểu lộ lòng từ ái và bi mẫn đối với một người, bạn cho họ cơ hội để nhận ra sự điên rồ của mình và từ bỏ thói quen xấu ấy.
Lòng bi mẫn và từ ái có sức mạnh chuyển hoá một người ưa quấy rối thành một người hảo tâm, và biến những kẻ thù thành bằng hữu. Đức Phật đã có lần nói: “Hận thù không diệt được hận thù. Chỉ có từ bi mới diệt được hận thù. Đây là quy luật vĩnh hằng.”
Nếu một người cứ tiếp tục làm điều sai trái đối với bạn, cho dù thế nào chăng nữa, phần mình bạn vẫn nên giúp đỡ họ sửa đổi vào mỗi lần như vậy. Cố gắng noi theo tấm gương cao quý mà Đức Phật, người luôn luôn lấy điều thiện đáp lại điều ác, đã đặt ra. Đức Phật nói: “Điều ác càng đến nhiều với ta, ta càng biểu lộ điều thiện nhiều hơn.” Có số người nghĩ rằng lấy lòng tốt đáp trả điều ác là không thực tiễn. Thực sự ra do lấy ác trả ác họ đã làm cho sự nguy hiểm của tình huống trở nên trầm trọng thêm. Vì thế, bạn nên cố gắng lấy thiện báo ác.
Khi chúng ta nói “lấy thiện báo ác, lấy ân báo oán” chúng ta không nhất thiết muốn nói điều này theo nghĩa thể chất. Đúng hơn, chúng ta chú trọng phát triển một trạng thái tâm từ ái đối với tất cả chúng sanh cư ngụ trên thế gian này. Cố gắng phát triển những tư duy từ ái sao để bạn luôn luôn nghĩ tốt về họ, cho dù họ có làm tổn thương đến bạn nhiều bao nhiêu. Có thể vào lúc này bạn thấy rằng đây là điều rất khó thực hiện, song bằng vào việc không lấy ác trả ác, bạn vẫn giúp đỡ rất lớn cho bản thân bạn và cho mọi người .
Dịch giả: Pháp Thông
Nguồn: trungtamhotong.org
Đức Phật nói: “Vui thay chúng ta sống, không hận giữa thù hận. Giữa những người thù hận, ta sống không sân hận.” Bạn phải hành động sáng suốt như một người có học thức bằng cách không tỏ ra thù ghét hay đánh trả lại kẻ sinh sự. Bạn phải hiểu rằng vào lúc đó, người gây hấn có thể đã say máu với tham lam, sân hận, ganh tỵ, và vô minh. Anh ta không khác với những người đã từng say như vậy vào những lúc khác. Một sự hiểu biết như thế sẽ đến với bạn qua việc thực hành chánh niệm.
Khi một người thực hành chánh niệm, họ có một sự hiểu biết sâu sắc về những động lực thúc đẩy và tham muốn của họ (khi làm một việc gì), cũng như sẽ biết rõ những điểm yếu và chỗ mạnh của mình. Sự tự tri này giúp họ loại bỏ được những tư tưởng bất thiện và gia tăng những tư duy thiện. Khi họ hiểu biết rõ hơn về mình, họ nhận ra rằng những người khác cũng bị mắc vào một tình huống khó khăn tương tự. Họ thấy đồng loại của mình bị rập bẫy trong màng lưới của ảo tưởng, bị vô minh làm cho mù mắt, đang cố gắng một cách vô vọng để thoả mãn mọi tham muốn của mình. Do vô minh và tham muốn này thúc đẩy, họ thực hiện những hành động đem lại sự bất hạnh cho người khác và cho chính bản thân họ. Tuy nhiên, dù bị những hạn chế và nhược điểm này, những con người ấy vẫn có mọi tiềm năng để kinh nghiệm sự phát triển tâm linh. Nhận ra được điều này, người ấy mở lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh, bao dung những vấn đề họ đã tạo ra, và học cách để tha thứ và quên.
Đức Phật dạy: “Những người làm điều ác về bản chất không ác. Nhiều người làm điều ác chỉ vì si mê hay vô minh. Vì lẽ họ vô minh, nên chúng ta không chỉ trích hoặc nguyền rủa họ mãi mãi. Thay vào đó chúng ta cố gắng để sửa sai và giải thích cho họ hiểu những lỗi lầm họ đã làm.” Sự hiểu biết và lòng bi mẫn mà Đức Phật dạy giúp người ta đối xử với người ác tựa như đối xử với một bệnh nhân đang đau khổ vì bệnh hoạn. Thay vì chỉ trích họ tại sao phải bị bệnh, bạn hãy cố gắng loại trừ nhân sanh bệnh của họ để họ có thể trở nên khoẻ mạnh và an vui. Bằng cách biểu lộ lòng từ ái và bi mẫn đối với một người, bạn cho họ cơ hội để nhận ra sự điên rồ của mình và từ bỏ thói quen xấu ấy.
Lòng bi mẫn và từ ái có sức mạnh chuyển hoá một người ưa quấy rối thành một người hảo tâm, và biến những kẻ thù thành bằng hữu. Đức Phật đã có lần nói: “Hận thù không diệt được hận thù. Chỉ có từ bi mới diệt được hận thù. Đây là quy luật vĩnh hằng.”
Nếu một người cứ tiếp tục làm điều sai trái đối với bạn, cho dù thế nào chăng nữa, phần mình bạn vẫn nên giúp đỡ họ sửa đổi vào mỗi lần như vậy. Cố gắng noi theo tấm gương cao quý mà Đức Phật, người luôn luôn lấy điều thiện đáp lại điều ác, đã đặt ra. Đức Phật nói: “Điều ác càng đến nhiều với ta, ta càng biểu lộ điều thiện nhiều hơn.” Có số người nghĩ rằng lấy lòng tốt đáp trả điều ác là không thực tiễn. Thực sự ra do lấy ác trả ác họ đã làm cho sự nguy hiểm của tình huống trở nên trầm trọng thêm. Vì thế, bạn nên cố gắng lấy thiện báo ác.
Khi chúng ta nói “lấy thiện báo ác, lấy ân báo oán” chúng ta không nhất thiết muốn nói điều này theo nghĩa thể chất. Đúng hơn, chúng ta chú trọng phát triển một trạng thái tâm từ ái đối với tất cả chúng sanh cư ngụ trên thế gian này. Cố gắng phát triển những tư duy từ ái sao để bạn luôn luôn nghĩ tốt về họ, cho dù họ có làm tổn thương đến bạn nhiều bao nhiêu. Có thể vào lúc này bạn thấy rằng đây là điều rất khó thực hiện, song bằng vào việc không lấy ác trả ác, bạn vẫn giúp đỡ rất lớn cho bản thân bạn và cho mọi người .
Trích: " Đức Phật ở đâu?"
Tác giả: Dr. K. Sri Dhammananda NayakaDịch giả: Pháp Thông
Nguồn: trungtamhotong.org