Năm Loại Chánh Kiến (sammā-diṭṭhi)

1. Kammassakatā-sammādiṭṭhi (chánh kiến rằng các chúng sinh là chủ nhân của nghiệp) Sự hiểu biết về niềm tin đối với nghiệp và quả của nghiệp.
Nhờ nghe Pháp, nhờ thấy sự vận hành nhân quả trong cuộc sống, như thấy người đau khổ do tạo nghiệp xấu hay người đạt được thành công do tạo nhiều công đức, thiện pháp, nên chúng ta có niềm tin về nghiệp và quả của nghiệp, có Chánh kiến đối với nhân quả hay nghiệp. Ở trình độ cao hơn khi hành giả hành thiền, có thể thấy biết sự vận hành nhân quả của thân tâm, đó là chánh kiến về nhân quả. Những người không phải Phật Tử, khi thấy người khác nhận lãnh quả ngoài đời thì họ cũng có niềm tin, nhưng niềm tin này không có trí tuệ và không sâu sắc. Còn với người hiểu biết nhân quả nghiệp báu qua tu tập, qua trực giác, thì chánh kiến nhân quả sâu sắc và vững vàng hơn.

HÀNH THIỀN TRONG KHI LÂM CHUNG


Kiếp sống này biến mất rất nhanh chóng
Giống như thứ gì đó được viết trên mặt nước với một que cây

-ĐỨC PHẬT-

Người Cư Sĩ Ưu Việt

Thời Phật tại thế - có những cư sĩ có tuệ ưu việt, có tâm vô biên, có những hành động phi thường mà đầu óc chật hẹp của thế gian không thể suy lường nổi.
Có cư sĩ đã lót vàng mua đất để xây dựng đại tịnh xá cúng dường cho đức Phật và tăng chúng mười phương. Cũng vị cư sĩ nầy, khi gia tài đã khánh tận vì lo cho Tam Bảo, đến nỗi chỉ còn cháo tấm và bột chua, ông vẫn hoan hỷ cúng dường, không phải với tâm thô xấu mà với tâm chói sáng dịu dàng như mạ vàng ròng!
Có người cư sĩ bỏ quên chiếc áo khoác trị giá hằng triệu đồng tiền vàng ở trong chùa, sau đó tự bỏ tiền ra mua lại, lấy tiền ấy để kiến tạo một tu viện nguy nga.

Trải nghiệm nguồn năng lượng vô hạn của con người - Làm sao để dừng tiếng huyên thuyên trong tâm trí? - Hạnh Phúc ở đâu?

1. Trải nghiệm nguồn năng lượng vô hạn của con người 

Một bài thuyết trình rất ấn tượng của Ngài Sadhguru trên đài TED ở Ấn Độ vào năm 2009.

Vào một ngày kia, hai con bò (loại bò Anh) đang gặm cỏ trên cánh đồng Anh Quốc. Một con hỏi con kia "Mày nghĩ gì về bệnh bò điên"? Con kia trả lời: "Tao không thèm quan tâm vụ đó, vì dù sao tao cũng là chiếc trực thăng, là một nhà thần bí, là một tác giả..... là như thế".
Con bò giác ngộ ra mình là con bò và nó trở thành con bò được vinh danh. Bò thiêng phải không? Đơn giản đến thế phải không? Để tôi kể cho các bạn câu chuyện của tôi.

ÁNH TRĂNG TRONG TRANG KINH XƯA

... Krisnamurti nói rằng, một đứa bé từ khi được người lớn dạy cho biết về một đóa hoa, nó sẽ không bao giờ còn thật sự nhìn thấy đóa hoa nữa. Bạn có nghĩ vậy không, những cái “biết” của ta có thể làm ngăn ngại cho cái thấy của mình rất nhiều. Và nếu như ta nghĩ mình đã “biết” ánh trăng rồi, thì có lẽ ta sẽ không còn thật sự nhìn thấy được ánh trăng nữa…
Nhưng làm sao để ta có thể nhìn thấy lại được ánh trăng nguyên sơ? Trong nhà thiền chúng ta thường nghe nói về chánh niệm, mindfulness, như là một sự thực tập giúp ta tiếp xúc với thực tại, nhìn thấy được những gì đang thật sự có mặt trong giây phút này...


Kinh sáu sáu (Chachakka Sutta) - Pháp thoại đưa đến chứng quả A la hán.


1. Bài kinh ngắn giảng cho La hầu la.

Phật giảng cho La hầu la một pháp thoại đưa Ngài đến chứng quả A la hán.

💮💮💮

Một hôm Phật nghĩ đã đến lúc huấn luyện thêm cho tôn giả Rahula trong việc đoạn tận các lậu hoặc, vì tôn giả đã thuần thục trong 15 pháp đem lại giải thoát [tức là tín, tấn, niệm, định, tuệ; 5 tuệ quán vô thường, khổ, vô ngã, từ bỏ, đoạn tận; và năm pháp: bạn lành, giới, thảo luận, tinh tấn, và tuệ.]
Sau bữa ngọ trai, Ngài dạy tôn giả hãy đem theo tọa cụ, cùng với Ngài đi vào rừng Andha. Sau khi tôn giả đảnh lễ Phật và ngồi trên tọa cụ, Phật tuần tự hỏi tôn giả: Mắt, sắc, nhãn thức là thường hay vô thường? Cái gì vô thường là khổ hay vui? Cái gì đã vô thường, đau khổ, thì có hợp lý để xem nó là của tôi, là tôi, hay tự ngã của tôi không? Tôn giả đều thưa không.