Chánh niệm tỉnh giác, nó thực sự là thế nào...?




 Nó đơn giản chỉ là sống trọn vẹn với tâm rỗng lặng trong sáng để khám phá vẻ đẹp chân thực của sự sống đang diễn ra nơi thân, nơi cảm giác, cảm xúc, nơi những trạng thái nội tâm, nơi sự tương giao tâm-sinh-vật lý... Chánh niệm tỉnh giác không phải là một nỗ lực để hoán đổi, để nâng cấp hay để thêm thắt gì cả, mà chỉ là thể nhập vào tận vẻ đẹp chân thực, hồn nhiên và giản dị của chính sự sống đang là. 

Nghệ thuật cảm thương


Chúng ta đã bàn về sự chứng ngộ một khi đã đến với một Thiền giả tinh luyện sẽ có tác dụng như thế nào trong mối xúc tiếp giữa vị ấy với thế gian và với chính ông. Nhưng bằng cách nào ông giúp đỡ kẻ khác ? Bằng cách đồng lạc cộng khổ, người ta sẽ bảo.
Niềm vui chân thật vô ngã là một nghệ thuật không ai có thể hiểu nổi. Còn khó hơn nữa là nghệ thuật khổ đau.

Cuộc đời, sự sống và cái chết



Ðiều gì quan trọng nhất để thực hiện trong cuộc đời này?
Ðừng lo lắng bản thân bằng cách suy nghĩ toàn bộ cuộc sống của mình.
Ðừng để những lý tưởng của bạn ngay lập tức đón nhận tất cả những phiền muộn mà bạn có thể nghĩ rằng xảy ra cho bạn; nhưng mỗi cơ hội đó hãy hỏi bản thân "Có điều gì trong sự việc này không thể chịu đựng nổi và sự chịu đựng đã qua được? Bởi vì bạn sẽ xấu hỗ để thú tội." (Marcus Aurelius)

TÌM THẤY BẢN CHẤT CHÂN THẬT CỦA CHÍNH MÌNH




Trong một bài thuyết pháp, Đức Phật đã nói về 4 loại ngựa: loại ngựa xuất sắc, loại ngựa giỏi, loại ngựa trung bình và loại ngựa tồi. Theo bài pháp, loại ngựa xuất sắc chạy trước khi ngọn roi chạm đến lưng nó; nó chạy khi chỉ thoáng thấy bóng dáng của chiếc roi hoặc thoáng nghe tiếng vút nhỏ của chiếc roi người chủ. Loại ngựa giỏi chạy khi chiếc roi vừa chạm nhẹ vào lưng nó. Loại ngựa thường không chạy cho đến khi nó cảm thấy đau trên lưng và loại ngựa tồi không nhúc nhích cho đến khi cơn đau thâm nhập vào tận xương tủy của nó.

NIỀM VUI



Cách đây khoảng một năm, một người bạn thân của chúng tôi, chị Ayya Khema, một người Đức tu theo phái Theravadin ở Sri Lanka, đã đến thăm chúng tôi và hướng dẫn một khóa tịnh tu Vipashyana (Thiền quán). Phương pháp tĩnh tâm dành cho tôi thật rất dễ chịu, bởi vì chị đã nhấn mạnh về niềm vui.