Hỏi Đáp: Pháp học 5 (THẦY VIÊN MINH)





1. Chỉ có đau khổ thật sự thì mới là liều thuốc chữa trị được thói quen của lòng tham ái.

Thưa Thầy! Con có một tính xấu, hay một thói quen xấu. Con đã cố gắng bỏ nó, đã hứa với mình là sẽ không làm vậy, đã sám hối nhiều lần, con cũng đã thấy được sự nguy hại vô cùng của nó nhưng con vẫn theo thói quen mà lập lại sai lầm, xin Thầy giúp con! Con xin cảm ơn Thầy!
Trả lời: Phải xem là con thấy đó là tật xấu thật hay xấu theo một quan niệm nào đó. Bản chất xấu và quan niệm xấu khác nhau. Sự nguy hại cũng vậy. Con cần thật sự thấy ra bản chất của nó chứ không phải đánh giá trên một hệ quy chiếu đạo đức có sẳn trong quan niệm của con hay người đời. Có thể con chỉ mới phỏng đoán về sự nguy hại chứ chưa thật sự trải nghiệm đến tận cùng sự nguy hại đó. Chỉ có đau khổ thật sự thì mới là liều thuốc chữa trị được thói quen của lòng tham ái.

2. Đừng đánh giá, phân biệt thiện ác theo quan niệm mà là trên bản chất thực của nó

Câu hỏi:
Thưa thầy, con đắn đo suy nghĩ mãi mới dám mạo muội hỏi thầy. Mong thầy thông cảm và hướng dẫn con ạ. Con thấy trong tâm con rất "bất thường, phức tạp và mâu thuẫn". Con có vẻ lương thiện, sẵn sàng buông bỏ mọi ham muốn để sống đời thanh bạch, nhưng rất nhiều khi tâm ái dục trỗi dậy mãnh liệt làm cho con thích người khác giới vô cùng. Và trong tâm con cũng khởi những suy nghĩ vô ngã vị tha, nhưng rồi cũng có lúc con muốn cầm dao giết vài người (để trả thù những người đã hại mẹ con - như hoàn cảnh éo le mà con đã tâm sự với thầy). Trong sáng và ái dục, thương yêu và hận thù, vị tha và ích kỷ... Thật trớ trêu là những thiện pháp và bất thiện pháp này cứ đan xen nhau, sinh rồi diệt trong tâm con. Con thấy bất cứ lúc nào con cũng có nguy cơ rơi vào ác pháp. Con sẽ là một người tốt cho xã hội? Là một người tu hành chân chính? Hay một tên tội phạm? Cuộc sống này thật trớ trêu thưa thầy! Mong thầy cho con đôi lời khuyên ạ. Con cảm ơn thầy!
Trả lời:
Thực ra những điều mâu thuẫn đó giúp con thấy ra chính mình. Con đừng đem 2 giá trị thiện ác đó đối đầu với nhau, mà chỉ cần khi thiện khởi lên con biết đó là thiện, khi bất thiện khởi lên con thấy đó là bất thiện là được. Nhớ là đừng đánh giá, phân biệt thiện ác theo quan niệm mà là trên bản chất thực của nó. Muốn vậy, nên lắng nghe, quan sát tâm thiện hay bất thiện ngay nơi chính trạng thái đang diễn ra của nó. Thấy được tính sinh diệt của nó thì sẽ không bị nó chi phối nữa.

3. 
 Người trí là người thấy rõ thiện ác, tốt xấu dù đó là bạn hay thù, nhưng tâm vẫn bình đẳng không bị thị phi ấy chi phối...
 
Câu hỏi: Thưa thầy, làm gì có bạn tốt hay xấu, chỉ có bạn thôi. Còn tình bạn kia như thế nào là do nghiệp (đã và đang tạo) chứ ạ. Và xin thầy nói thêm về lẽ thật theo câu trả lời của thầy.
Cám ơn thầy.
------------------------
Câu hỏi trước:
Thưa thầy, Theo quan điểm Phật giáo, Đạo là gì? Đạo với đời có quan hệ như thế nào? Bạn Đạo (hay còn gọi là đạo hữu) là gì? Bạn Đạo với bạn trong đời sống thường ngày có quan hệ ra sao? Cám ơn thầy.

Trả lời:
Phật giáo không có quan điểm mà chỉ mô tả lẽ thật. Đạo là lẽ thật rốt ráo ấy. Thấy ra và sống đúng lẽ thật trong cuộc sống thì đó chính là đạo, không thấy ra và không sống đúng lẽ thật ấy thì đó là đời. Nên có câu: "Đời không đạo như thuyền không lái, đạo không đời đạo phải về đâu". Không có bạn đời với bạn đạo mà chỉ có bạn xấu và bạn tốt mà thôi.


Trả lời:

Ý thầy nói là đừng phân chia bạn đời hay bạn đạo, vì dù đời hay đạo thì cũng có người tốt người xấu. Con nói do nghiệp tức là đã công nhận nghiệp xấu, nghiệp tốt, nghiệp đúng, nghiệp sai, nghiệp thiện, nghiệp ác rồi, phải không? Nhưng nếu con cứ đổ cho nghiệp thì sao phải "chọn bạn mà chơi", "gần mực thì đên gần đền thì sáng", vàđức Phật cũng dạy "xa lánh kẻ ác, thân cận người lành"?
Con nói: "chỉ có bạn (là bạn) thôi", bởi vì con có tâm bao dung cả mặt tốt lẫn mặt xấu của bạn là tốt, nhưng nói "làm gì có bạn tốt hay xấu" thì không thực tế chút nào, điều đó tự con biết rõ chứ không cần thầy phải chứng minh. Người trí là người thấy rõ thiện ác, tốt xấu dù đó là bạn hay thù, nhưng tâm vẫn bình đẳng không bị thị phi ấychi phối, chứ không phải đánh đồng đúng tốt với xấu ác như nhau rồi gán cho nó là "tâm vô phân biệt".
Lẽ thật là lẽ thật như nó đang là, vượt ngoài ngôn ý, không phải là cái được cho là, nghĩ là, phải là, sẽ là... thì làm sao thầy "nói thêm về lẽ thật" được!

4.  Phật dạy là không tham ưu, không nương tựa, không bám víu bất kỳ pháp gì ở đời.

Câu hỏi: Bạch Thầy, xin Thầy từ bi giải thích cho con câu nói này của Đức Bổn Sư: "Những pháp chân chánh (dhamma), hay thiện pháp, con cũng nên từ bỏ. Càng phải loại bỏ hơn nữa, những pháp không chân chánh (adhamma), hay bất thiện pháp".
Thầy có thể cho con biết các tựa sách viết một cách dễ hiểu, nhiều ví dụ về Thập nhị nhân duyên được không, con đọc nhiều sách nhưng con vẫn không thể theo được.
Con xin cảm ơn Thầy.
Trả lời: Phật dạy Pháp như thuyền đưa người qua sông, Pháp còn phải bỏ huống chi phi Pháp. Dù một pháp thiện thì nó vẫn có thể là duyên cho pháp bất thiện. Ngay cả thực chứng được Niết-bàn mà Phật còn nói là đừng thỏa mãn trong đó, đừng cho đó là ta, của ta hay tự ngã của ta. Do đó trong Kinh Tứ Niệm Xứ Phật dạy là không tham ưu, không nương tựa, không bám víu bất kỳ pháp gì ở đời.

5. H
ãy tin vào bài học chuyển hóa nhận thức và hành vi tại đây và bây giờ nơi chính mình mà thôi.

Câu hỏi: Kính thưa thầy! Thầy cho con hỏi việc ăn chay và ăn mặn có ảnh hưởng gì đến việc tu tập không ạ? Con nghe người ta nói ăn 1 miếng thịt vài bữa phải trả 1 miếng, mong Thầy giải nghi cho con, con cám ơn thầy.

Trả lời:
Đừng quan niệm ăn chay hay ăn mặn gì cả, hãy để trí tuệ làm việc một cách tự do sáng tạo thì nó sẽ cho con biếtăn thế nào là đúng tốt chứ đừng theo một khuôn mẫu nào có sẵn. Con cứ ăn rồi tự nhận ra đâu là sai đâu là đúng thì cái đúng đó sẽ thực hơn là con tin theo một mẫu đúng nhất định nào đó để rồi làm thui chột nhận thức thế nào là đúng là sai. Cái đúng có từ nhận thức ra cái sai thì tốt hơn là chỉ tin và rập khuôn hay bắt chước theo cái đúng lý tưởng. Điều đúng của thầy chưa hẳn đã đúng với căn cơ trình độ của con, do vậy con đừng vội tin theo bất cứ ai, hãy tin vào bài học chuyển hóa nhận thức và hành vi tại đây và bây giờ nơi chính mình mà thôi.

6. 
Không là gì cả mà cũng là tất cả. 

Câu hỏi:
Bạch thầy, xin thầy khai thị cho con biết: cái còn lại cuối cùng của đạo Phật trên cái thân 1 trượng này là gì ạ?
Trả lời:
Không là gì cả mà cũng là tất cả.


7. 
Như lý hay không như lý là nơi thái độ đối với đối tượng chứ không phải nơi đối tượng ấy. 

Câu hỏi:
Kính thầy! Kính xin thầy giải thích cho con hiểu thực nghĩa của cụm từ: NHƯ LÝ TÁC Ý.
Thực ra có người hỏi con, con giải thích nhưng họ bảo có người giải thích khác nên con kính nhờ Thầy giúp con để bạn con tham khảo và hành trì cho "ĐÚNG". Con xin cảm ơn Thầy.
Trả lời:
Đừng cố tìm một định nghĩa trên ngôn từ về tác ý là gì mà phải thấy ra hành trạng của nó như thế nào. Như lý (yoniso) là đúng với thực tánh của đối tượng, tức đúng với đối tượng như nó đang là; phi như lý (ayoniso) là không đúng với thực tánh của đối tượng, vì cho nó là, buộc nó phải là hoặc mong nó sẽ là một cách chủ quan không trung thực. Tác ý (manasikàra) là hướng khởi tâm. Hướng tâm khởi lên trên đối tượng như nó đang là tức như lý tác ý, hướng tâm chủ quan trên đối tượng theo quan niệm của mình tức phi như lý tác ý. Ví dụ khi sân con thấy sân sinh diệt như nó đang là tức con khởi tâm thấy đối tượng đúng với thực tánh của nó, đó là tâm khởi với như lý tác ý. Khi tâm khởi với hướng đúng như vậy thì con thấy sân tự sinh tự diệt. Nhưng nếu con có thái độ chủ quan chống đối lại sân như nghĩ "sân là sai, cấm không được sân, hoặc mong sân sẽ chấm dứt ngay..." tức con không thấy được thực tánh của sân như nó đang là, đó chính là phi như lý tác ý. Khi khởi tâm với hướng chủ quan sai lệch - hữu vi, hữu ngã - thì sân bị dồn nén sẽ bùng lên mạnh hơn về sau. Vậy vấn đề không phải là có diệt được sân theo ý mình hay không, mà là có thấy ra thái độ đối với thực tánh sinh diệt của sân như thế nào, hữu vi hữu ngã hay vô vi vô ngã. Như lý hay không như lý là nơi thái độ đối với đối tượng chứ không phải nơi đối tượng ấy.

8. 
Muốn đắc tuệ phân tích thì cần phải thận trọng chú tâm quan sát chính mình...

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, xin thầy cho con hỏi. Muốn đắc được Tuệ phân tích trong thời vị lai chúng ta phải tu tập như thế nào? Và có phải nếu ai muốn phát nguyện cũng được không? Con xin cám ơn thầy.
Trả lời:
Muốn đắc tuệ phân tích thì cần phải thận trọng chú tâm quan sát chính mình qua thể nghiệm cuộc sống để thấy ra tánh tướng thể dụng của thân, thọ, tâm, pháp, hoặc nói cách khác là thấy ra tâm, tâm sở, sắc, Niết-bàn; đồng thời không những thông suốt pháp chân đế mà còn rành rẽ ngôn ngữ chế định nữa, chứ không phải chỉ lo thiền định hay diệt phiền não không thôi. Nguyện có thành tựu hay không thì còn tuỳ có làm đúng cách hay không chứ chỉ nguyện thôi thì chưa đủ.

9. 
 "trí tuệ trả Pháp lại cho Pháp"

Câu hỏi: Bạch thầy, như thế nào là "trí tuệ trả Pháp lại cho Pháp"
Trả lời: Là trí tuệ thấy pháp như nó đang là, không còn ý niệm ta, của ta và tự ngã của ta, không còn ý đồ can thiệp vào sự vận hành tự nhiên của pháp.

9. T
ìm hiểu về bộ tạng luật Vinaya

Câu hỏi:
Dạ thưa sư cho con hỏi. Chúng con đang tìm hiểu về bộ tạng luật Vinaya nhưng không biết thỉnh ở đâu, xin sư hoan hỷ chỉ giúp chúng con. Chúng con xin cung kính cảm ơn sư và chúc sư được nhiều sức khỏe.
Trả lời:
Con vào các địa chỉ sau đây để xem:
- http://gioiluat.com/home/?Action=newsdetails&BiG_newsID=78
- http://gioiluat.com/home/?Action=newsdetails&BiG_newsID=82&BiG_bookID=26
- http://www.budsas.org/uni/index.htm (Phần Luật)

10. 
"vô ngã" đâu cần rèn luyện

Câu hỏi: Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.
Kính bạch Thầy, con xin Thầy hoan hỷ giải thích giúp con thắc mắc sau:
Vô ngã là không có cái gì là "Tôi", không có cái gì là "của Tôi". Còn thân là tập hợp của danh và sắc hoặc chi tiết hơn là ngũ uẩn. Sắc là phần cấu tạo vật chất. Danh là phần tâm thức. Cái thân mình đang hiện hữu, dòng tư duy vẫn đang liên tục phân biệt đúng, sai, phải, trái,... để làm việc trong cuộc sống mưu sinh. Vậy phải rèn luyện như thế nào để đạt được đến "vô ngã", kính xin thầy chỉ dạy. Con xin cám ơn Thầy.
Trả lời: Bản thân sự rèn luyện để trở thành là đã hữu ngã rồi thì làm sao rèn luyện để vô ngã được? Ngã chỉ là ảo tưởng do tư tưởng dựng lên nên không có thật, vậy chỉ cần quan sát minh bạch mọi sự tương giao tương tác của thân - tâm - cảnh thì thấy vô ngã ngay chứ đâu cần rèn luyện.

11. Tìm hiểu kinh 
Đại niệm xứ

Câu hỏi:
Thưa thầy cho con hỏi, trong kinh Đại niệm xứ có các cụm từ như sau đây được hiểu như thế nào:
1- Tuệ tri.
2- Quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân;
3- Quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên cả các nội thọ, ngoại thọ;
4- Quán tâm, pháp cũng tương tự như vậy.
Kính mong thầy chỉ dạy./.

Trả lời:

1) Tuệ tri là trong thấy chỉ có thấy, trong nghe chỉ có nghe, trong xúc chỉ có xúc, trong biết chỉ có biết, không có mặt của cái ta góp nhặt kinh nghiệm và kiến thức.
2) Ba câu sau có nghĩa là tuệ tri thân, thọ, tâm, pháp nơi bản thân con, nơi người khác hay nơi cả hai. Quán ở đây có nghĩa là thấy biết thân thọ tâm pháp như chúng là chứ không qua khái niệm, tư tưởng, quan niệm nào cả.

12. 
Chuyền đổi pháp môn tu cho phù hợp với căn cơ trình độ của mình là việc tự nhiên

Câu hỏi:
Con chào Thầy! Thưa Thầy lần trước con có nói với Thầy về tình trạng mà con đang gặp phải là con thấy những suy nghĩ nối tiếp nhau trong lúc con đang ngủ và Thầy gọi đó là bhavanga. Dạo này sau một thời gian dài, con vẫn còn bị như vậy, và bây giờ thì nó có cả lúc con đang ngủ buổi trưa nữa. Nhưng bên cạnh đó con thấy tinh thần con có sáng suốt hơn khi trước. Lúc lượm bông sứ hay quét nhà mà con trọn vẹn trong phút giây ấy thì có một sự trong sáng hồn nhiên lúc đó. Xin Thầy chỉ cho con, để con biết mà hành theo. Con xin tri ân Thầy!
Trả lời:
Chuyền đổi pháp môn tu cho phù hợp với căn cơ trình độ của mình là việc tự nhiên, giống như học thì phải chuyển cấp thôi chứ đâu có gì phải ngại. Thường trở về trọn vẹn trong sáng với chính mình là được, cũng không cần phải lệ thuộc vào tông môn hệ phái nào cả.

13. 
Tu tập có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn dành cho mỗi căn cơ trình độ khác nhau

Câu hỏi:
Bạch Thầy, con hiện đang rất bối rối và khó xử.
Từ khi con biết đến Phật giáo nguyên thủy thì con đã thôi không còn đi chùa, tụng kinh trì chú nữa vì con nghĩ sẽ không mang lại được lợi ích gì. Bây giờ con chỉ ở nhà đọc những sách giáo lý như Tư tưởng Phật học, Đức Phật và Phật pháp... và tu tâm thôi. Con thấy mình hiểu biết hơn và niềm tin của con vào giáo lý nguyên thủy tăng trưởng, có thể phân biệt được gì làm và không nên làm với người Phật tử. Nhưng ngược lại với Tịnh độ con lại mất đi niềm tin, đặc biệt là đối với quý thầy đã dạy con triết lý thời kì mạt pháp chỉ có pháp môn Tịnh độ là dẫn đến thành Phật đạo mà không phải diệt trừ phiền não, chỉ cần tinh tấn tụng kinh và có niềm tin vào Phật Di Đà. Nên con đã không đi chùa và tránh né không muốn tiếp xúc và nghe những điều từ các thầy đó nữa. Con đã từng đặt hết niềm tin nhưng bây giờ con lại thấy khó xử, xin Thầy cho con lời khuyên.
Con xin cảm ơn và nguyện Thầy luôn an lạc.
Trả lời:
Tu tập có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn dành cho mỗi căn cơ trình độ khác nhau, do đó khi con có nhận thức đúng hơn, thực hơn, trình độ cao hơn thì con có quyền bỏ những nhận thức còn khiếm khuyết trước đó. Điều này con cứ yên tâm, như vậy là con đã xử sự đúng, chẳng có gì là khó xử cả.

14. 
Sáng suốt là đức tính cao nhất trên đời

Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, con có đứa con trai 6 tuổi tên Peter. Peter thích Angel nhưng ảnh hưởng con theo đạo Phật. Peter có hỏi con: "Thiên thần và ông Phật ai tốt hơn?" Con trả lời: "Phật tốt hơn". Peter nói: "Vậy thì con theo Phật".
Con ngồi thiền hay niệm Phật, Pháp, Tăng, Giới. Peter cũng làm theo.
Có lần con nói qua nói lại hơi lớn tiếng với anh trai con, sau đó Peter nói với con: "Mẹ, con thấy nói như vậy cũng mệt đó mẹ." Con thấy đó cũng là một câu nhắc nhở thật ngây thơ.
Bây giờ Peter hỏi con một câu hỏi: "Tại sao ông Phật hơn hết mọi người?" Con chưa thể trả lời được. Vậy con xin Thầy cho con vài ý để con nói cho Peter hiểu ra tại sao ông Phật hơn hết mọi người.
Con xin cám ơn Thầy.
Trả lời:
Phật là bậc sáng suốt giác ngộ. Sáng suốt là đức tính cao nhất trên đời, do đó bất cứ ai giác ngộ thành Phật cũng đều sáng suốt nhất trên đời. 


15.  "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm"


Câu hỏi: Mô Phật! Bạch thầy, con là một Phật tử ở Melbourne Australia. Con kính nhờ thầy giải thích câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm". Tại sao hòa thượng Thích Duy Lực nói chúng sanh đang chiêm bao mở mắt? Làm sao để chúng ta có được trí Bát-nhã? Đức Phật nói, chúng sanh mê, Phật giác. Thầy từng nói, hồi đầu là bờ. Rốt ráo của Phật pháp là gì. Mong thầy từ bi chỉ dạy cho con. A-di-đà Phật.
Trả lời: Câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" trong kinh Kim Cang ý nghĩa giống như câu "Anissito viharati, na kinci loke upadiyati" (Sống không nương tựa, không dính mắc điều gì ở đời) trong Kinh Tứ Niệm Xứ. Tánh biết vốn rỗng lặng trong sáng tức trí bát-nhã, chỉ tại ảo tưởng bản ngã tham sân si che lấp nên chúng sinh vô minh mê muội như trong giấc chiêm bao, đó là chúng sinh mê. Khi không còn cái ta ảo tưởng tham sân si che lấp nữa thì tánh biết tự chiếu soi, đó là Phật giác. Rốt ráo Phật Pháp là biết cái ta ảo tưởng liền buông, buông cái ta ảo tưởng liền giác.

16. Chữ Pháp trong Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo


Câu hỏi:
Thưa Thầy, khi con hỏi câu này con thật xấu hổ, mong Thầy hoan hỷ. Khi ta lễ Phật, Pháp, Tăng thì lễ Pháp có phải là các sắc tướng sắc pháp nội ngoại... để ta nương vào đó mà thấy thực tánh phải không? Con kính thưa thầy.
Trả lời:
Chữ Pháp trong Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo có 2 nghĩa: 
1) Lời Phật dạy 
2) Thánh đế trong thực tánh Chân đế. 
Không phải tất cả pháp đều là Pháp Bảo mặc dù tất cả pháp đều có thể giúp chúng ta học bài học giác ngộ.