Anica, vô thường, là chân lý. Chân lý có mặt để chúng ta nhận chân ra nó, nhưng chúng ta thường không nhìn kỹ, nhìn rõ nó. Đức Phật nói: “Những ai thấy Pháp là thấy Ta.” Nếu chúng ta nhận ra vô thường, tính chất không chắc chắn, trong tất cả các pháp, thì tâm nhàm chán, buông xả sẽ phát sinh: “Ôi, thì cũng chỉ có thế! À, ra vậy! Thật sự cũng chẳng có gì quan trọng quá, cũng chỉ có vậy!” Tâm trở nên rất chắc chắn về điều đó: “Nó chỉ có chừng ấy!” Sau khi nhận thức được như thế, chúng ta không cần phải làm điều gì quá khó khăn trong công phu thiền quán của mình. Bất cứ điều gì chúng ta đối mặt, tâm sẽ nói: “Chỉ có thế!” và tâm dừng lại. Chấm dứt mọi chuyện. Chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả các hiện tượng đều giả tạo; không có gì chắc chắn hay thường hằng, mà đúng ra tất cả mọi thứ không ngừng thay đổi và có đặc tính của vô thường, khổ và vô ngã. Nó giống như một trái banh sắt đã được nung đỏ trong lò lửa. Phần nào của trái banh sắt đó không nóng? Hãy thử sờ nó đi, nếu bạn muốn. Sờ phía trên, nó nóng. Sờ phía dưới, cũng nóng. Sờ hai bên, cũng nóng. Tại sao nó nóng? Vì nguyên trái banh sắt đó nóng đỏ ở khắp nơi. Hiểu được như thế, chúng ta sẽ không sờ nó. Khi tâm bạn khởi nghĩ: “Cái này thật tốt! Tôi rất thích! Ước gì tôi được nó!” thì đừng dành cho những tư tưởng đó một sự tin cậy nào; đừng coi chúng quan trọng quá. Nó là một trái banh sắt nóng đấy. Nếu bạn sờ vào phần nào của trái banh, nếu bạn cố cầm nó lên, bạn sẽ chịu nhiều đau đớn, da của bạn sẽ phỏng rộp, chảy máu.
***
Vô thường là chánh Pháp. Sự vật không vững bền hay thực có. Không có gì về chúng là thật, chỉ có chân lý này là thật. Bạn có đồng ý không? Điều chắc chắn nhất là: được sinh ra, bạn phải già, phải bịnh và chết. Thực tế đó là chắc chắn, thường hằng, và sự thật thường hằng đó dựa trên chân lý về vô thường. Quán sát sự vật thật thấu đáo bằng con mắt của ‘không thường hằng, không chắc chắn,” một sự chuyển hóa sẽ xảy ra thành thường hằng, và chắc chắn, lúc đó ta không còn phải bận tâm về sự vật nữa.
Các vị đệ tử của Đức Phật đã thức tỉnh nhờ chân lý về vô thường. Từ sự thức tỉnh đó, họ trở nên nhàm chán, buông xả đối với sự vật, hay nibbida. Sự nhàm chán này không phải là do có mâu thuẫn, bất mãn. Nếu có sự bất mãn, thì đó thực sự không phải là nhàm chán, không thể đưa đến con đường đạo. Nibbida không phải giống như sự chán đời theo thế gian thường tình. Thí dụ, sống trong gia đình, khi không được thuận thảo với nhau, chúng ta có thể bắt đầu nghĩ là mình đang trở nên nhàm chán mọi thứ giống như giáo pháp đã dạy. Tuy nhiên không phải thế; đó chỉ là do các phiền não, uế nhiễm của ta đang lớn mạnh, làm trái tim ta đau đớn. “Tôi thật chán ngán – tôi sẽ rũ bỏ tất cả!” Đó là sự nhàm chán do phiền não, uế nhiễm tạo ra. Khi sự phiền não, thất vọng đối với những việc xảy ra không theo ý ta muốn trở nên quá sức chịu đựng của ta.
Ajahn Chah
Bạn biết không, trong cuộc sống muốn làm việc gì thì chắc chắn ta phải cần đến phương pháp và phải có một chương trình rõ ràng. Điều ấy cũng là một việc cần thiết và dĩ nhiên thôi. Nhưng trên con đường tu học, nếu như ta muốn thấy được thực tại như-nó-là, một cái thấy sâu sắc vượt ra ngoài những khái niệm, ta cần phải có một cái nhìn mới.
Cuộc sống trôi chảy tự nhiên với những bất ngờ, vì vậy mà sự tu học của ta khó có thể dựa trên một khuôn mẫu cố định nào được. Những lập trình sẵn có thường chỉ với mục đích để giúp ta giải quyết một vấn đề nhất định và cần thiết nào đó. Nếu ta biết thận trọng chú ý quan sát những gì đang xảy ra tự nhiên, chúng sẽ mở rộng ta ra với một thực tại trong sáng và hoàn toàn mới lạ.
Có một câu chuyện vui như vầy. Trong ngôi làng nọ, mỗi sáng có một vị tu sĩ rời nhà và đi xuống phố để đến đền thờ của mình. Sáng nào ông cũng đều làm việc ấy. Một hôm, khi đi ngang trạm canh ông gặp một người lính gác, anh này biết việc làm hằng ngày của vị tu sĩ, nhưng muốn đùa cợt nên hỏi: “Sáng nay Thầy đi đâu đó?” Vị tu sĩ trả lời, “Tôi cũng không biết chắc nữa!” Anh lính gác hơi bực mình, hỏi lại “Thầy đi đâu, đừng đùa với tôi nhé!” Vị tu sĩ vẫn đáp, “Thú thật, sáng nay tôi không biết mình sẽ đi đâu!” Anh lính nghĩ vị tu sĩ muốn châm chọc mình nên bực tức và bắt nhốt vị tu sĩ lại. Vị tu sĩ nhìn anh lính gác nói, “Anh thấy không, tôi có nói dối anh đâu, mỗi sáng thì tôi thường đi xuống đền thờ, nhưng hôm nay tôi đâu có biết là mình sẽ đi vào tù đâu!”
Câu chuyện vui thôi, nhưng mà đó cũng là một điều hay phải không bạn? Đâu ai biết được! Hôm qua ta có thể đang đối diện với những muộn phiền, khó khăn, nhưng hôm nay tất cả có thể sẽ hoàn toàn đổi mới… Vô thường có nghĩa là sự việc bao giờ cũng sẽ lại mới tinh khôi.
Các vị thiền sư thường dạy rằng, trong giờ phút này nếu như ta biết lắng nghe, biết quan sát, biết cảm nhận các hoạt động của thân, của những cảm giác, của trạng thái nào đang có mặt trong tâm... tức là ta đang sống trọn vẹn tỉnh thức trong giờ phút hiện tại.
Mà bạn biết không, thật ra việc ấy không đòi hỏi một sự dụng công gì nhiều lắm như mình tưởng đâu. Vì khi chú tâm lắng nghe một bản nhạc nào đó thì ta cần một sự lao tác cố gắng, chứ như lắng nghe hết tất cả thì thật ra ta chỉ cần buông thả cho được tự nhiên và trong sáng mà thôi. Vô vi nhi vô bất vi, Lão tử và trong nhà thiền thường hay nói, tuy như không làm gì mà lại là đang làm hết tất cả.
Cái khó có lẽ là làm sao ta có thể tạm buông bỏ được những bài bản mình đã biết rồi bạn hả, để trở về được ngay nơi này, với con số không của ông Cage, để tiếp xúc được với thực tại, có thể là chỉ chừng bốn phút và ba mươi ba giây thôi. Và tôi hiểu rằng, bây giờ và ở đây đang có đầy đủ hết tất cả và nó chỉ thiếu vắng mỗi sự có mặt của chính mình mà thôi...
Nguyễn Duy Nhiên
Cuộc sống trôi chảy tự nhiên với những bất ngờ, vì vậy mà sự tu học của ta khó có thể dựa trên một khuôn mẫu cố định nào được. Những lập trình sẵn có thường chỉ với mục đích để giúp ta giải quyết một vấn đề nhất định và cần thiết nào đó. Nếu ta biết thận trọng chú ý quan sát những gì đang xảy ra tự nhiên, chúng sẽ mở rộng ta ra với một thực tại trong sáng và hoàn toàn mới lạ.
Có một câu chuyện vui như vầy. Trong ngôi làng nọ, mỗi sáng có một vị tu sĩ rời nhà và đi xuống phố để đến đền thờ của mình. Sáng nào ông cũng đều làm việc ấy. Một hôm, khi đi ngang trạm canh ông gặp một người lính gác, anh này biết việc làm hằng ngày của vị tu sĩ, nhưng muốn đùa cợt nên hỏi: “Sáng nay Thầy đi đâu đó?” Vị tu sĩ trả lời, “Tôi cũng không biết chắc nữa!” Anh lính gác hơi bực mình, hỏi lại “Thầy đi đâu, đừng đùa với tôi nhé!” Vị tu sĩ vẫn đáp, “Thú thật, sáng nay tôi không biết mình sẽ đi đâu!” Anh lính nghĩ vị tu sĩ muốn châm chọc mình nên bực tức và bắt nhốt vị tu sĩ lại. Vị tu sĩ nhìn anh lính gác nói, “Anh thấy không, tôi có nói dối anh đâu, mỗi sáng thì tôi thường đi xuống đền thờ, nhưng hôm nay tôi đâu có biết là mình sẽ đi vào tù đâu!”
Câu chuyện vui thôi, nhưng mà đó cũng là một điều hay phải không bạn? Đâu ai biết được! Hôm qua ta có thể đang đối diện với những muộn phiền, khó khăn, nhưng hôm nay tất cả có thể sẽ hoàn toàn đổi mới… Vô thường có nghĩa là sự việc bao giờ cũng sẽ lại mới tinh khôi.
Các vị thiền sư thường dạy rằng, trong giờ phút này nếu như ta biết lắng nghe, biết quan sát, biết cảm nhận các hoạt động của thân, của những cảm giác, của trạng thái nào đang có mặt trong tâm... tức là ta đang sống trọn vẹn tỉnh thức trong giờ phút hiện tại.
Mà bạn biết không, thật ra việc ấy không đòi hỏi một sự dụng công gì nhiều lắm như mình tưởng đâu. Vì khi chú tâm lắng nghe một bản nhạc nào đó thì ta cần một sự lao tác cố gắng, chứ như lắng nghe hết tất cả thì thật ra ta chỉ cần buông thả cho được tự nhiên và trong sáng mà thôi. Vô vi nhi vô bất vi, Lão tử và trong nhà thiền thường hay nói, tuy như không làm gì mà lại là đang làm hết tất cả.
Cái khó có lẽ là làm sao ta có thể tạm buông bỏ được những bài bản mình đã biết rồi bạn hả, để trở về được ngay nơi này, với con số không của ông Cage, để tiếp xúc được với thực tại, có thể là chỉ chừng bốn phút và ba mươi ba giây thôi. Và tôi hiểu rằng, bây giờ và ở đây đang có đầy đủ hết tất cả và nó chỉ thiếu vắng mỗi sự có mặt của chính mình mà thôi...
Nguyễn Duy Nhiên