2. Cách gieo duyên tốt nhất với Phật Pháp là trở về thấy biết chính mình để khám phá ra lẽ thật...
3. Sơ lược về lịch sử Phật Giáo
1. Mỗi sinh thể tự mình là pháp môn tu của chính mình
Kính Thầy,
Phật dạy có tới 84 ngàn pháp môn tu tập, tùy theo căn cơ cuả mỗi người. Làm thế nào để con có thể biết là mình thích hợp với pháp tu gì để thực hành có kết quả để chuyển hoá được tham sân si của mình?
Con kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho. Con thành tâm kính lễ Thầy.
Trả lời:
Thực ra 84 ngàn là cách nói của người Ấn Độ thời bấy giờ để ám chỉ con số không thể đếm được. Nghĩa là có bao nhiêu chúng sinh thì có bấy nhiêu pháp môn tu, bởi vì mỗi sinh thể tự mình là pháp môn tu của chính mình. Mỗi sinh thể chỉ qua chính mình mà học ra bài học giác ngộ giải thoát của mình mà thôi. Đó là lý do vì sao đức Phật dạy:
"Attà'hi attano nàtho. Ko'hi nàtho parasiyà. Attanà'va sudantenna. Nàtham labhati dullabham." - Tự mình nương tựa chính mình. Không nào ai khác cho mình tựa nương. Tự tâm thanh tịnh tỏ tường. Là nơi nương tựa diệu thường hiếm thay.
Vậy đơn giản là con trở về trọn vẹn trong sáng biết mình thì con sẽ thấy ra trong đó bài học giác ngộ "diệu thường hiếm thay" chứ đâu cần tìm kiếm đâu xa.
"Attà'hi attano nàtho. Ko'hi nàtho parasiyà. Attanà'va sudantenna. Nàtham labhati dullabham." - Tự mình nương tựa chính mình. Không nào ai khác cho mình tựa nương. Tự tâm thanh tịnh tỏ tường. Là nơi nương tựa diệu thường hiếm thay.
Vậy đơn giản là con trở về trọn vẹn trong sáng biết mình thì con sẽ thấy ra trong đó bài học giác ngộ "diệu thường hiếm thay" chứ đâu cần tìm kiếm đâu xa.
2. Cách gieo duyên tốt nhất với Phật Pháp là trở về thấy biết chính mình để khám phá ra lẽ thật...
Kính lễ Thầy, sau một thời gian quan sát thân tâm, con đã phát hiện ra nhiều thứ về nó. Mới hôm trước con thấy vui vui vì bắt đầu thấy tham ái và sân với cái nhìn trọn vẹn và tự nhiên hơn (giảm bớt sự cố gắng nhìn trong đó), nhưng hôm nay đến công ty thì tâm cứ nhảy loạn xạ, những câu chữ cứ chực trào ra ngoài. Con cứ nhìn mà chẳng biết phải làm sao.
Có một câu hỏi mà con cứ băn khoăn mãi, tự mình suy nghĩ không ra: Đó là một người phải gieo duyên gì mới gặp được Chánh Pháp và nhận được sự khai thị đúng đắn thưa Thầy.
Đức Phật trải qua nhiều kiếp thực hành các ba-la-mật, nhưng con nghĩ không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của ba-la-mật, và không dễ để trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Giác và một vị Độc Giác. Con cũng nghĩ là một người phải trải qua nhiều khổ đau, cái ngã mới bớt dần vọng chấp thì sẽ dần biết buông xả. Nên một số người dù gặp Đức Phật trực tiếp nhưng căn cơ chưa tới thì đành chịu. Nhưng các vị Thầy của Đức Phật, con nghĩ họ là những người có trình độ tâm linh cao, lại chết trước khi Đức Phật chuyển pháp luân và không có cơ hội nghe Pháp. (Mà các vị này đắc thiền cao vậy, sau khi hết tuổi thọ ở các cõi đó, lại có nguy cơ đọa vào các cõi thấp - theo như con đã nghe giảng).
Quan sát thân tâm giúp con bớt khổ đau, nhưng sao mà khó giải thích điều này với những người khác. Con là người ít ganh đua, vậy mà một niệm bất thiện khởi lên, là con thấy nó chi phối suy nghĩ rất dai dẳng, thật kinh khủng. Con chỉ muốn hỏi vậy để nếu con có thể làm được điều gì đó. Xin Thầy từ bi giảng thêm giúp con.
Con xin cám ơn Thầy.
Trả lời:
Phật Pháp ở nơi con, trở về thấy biết chính mình để khám phá ra lẽ thật thì không những là cách gieo duyên tốt nhất với Phật Pháp mà còn tự mình thấy ra Chánh Pháp. Nếu con còn nghi ngờ điều này thì con vẫn còn tìm kiếm chân lý ở bên ngoài, mà khi còn vọng tưởng thì bên ngoài chỉ là phản ánh vọng tưởng của con mà thôi. Khi nào trong con đã thấy ra Phật Pháp thì con mới thấy bên ngoài cũng đều là Phật Pháp, bằng không dù con có học thuộc trăm kinh, ngàn sách thì cũng chỉ là vọng tưởng mà thôi. Tâm con thế nào con chỉ nên thấy nó như vậy, đừng tìm cách lý giải vì mọi lý giải của lý trí đều là vọng. Các vị thầy của Bồ-tát, trước khi Ngài đại ngộ, tuy trình độ cao nhưng cao theo sự phát triển cái "bản ngã chứng đắc" chứ không cao theo trình độ xả ly bản ngã của ba-la-mật vì vậy vẫn còn tà kiến và tham ái, do đó vẫn còn sinh tử luân hồi trong Tam giới, nghĩa là vẫn còn bị sa đoạ vì tà kiến và tham ái ấy.
3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHẬT GIÁO
3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHẬT GIÁO
Để có được một cái nhìn tổng quát. Chúng ta chỉ nói đại khái về lịch sử Phật giáo để nắm cái đại cương Phật giáo cổ đại, vì nó không phải là mục đích của chúng ta. Mục đích của chúng ta là đào sâu giáo lý uyên nguyên để tìm lại Chánh Pháp, để tìm ra sự thật, để thấy cái thực.
Từ khi Đức Phật thành đạo, thuyết pháp, giảng kinh cho đến khi Ngài nhập Niết-bàn, tạm gọi là thời kỳ nguyên thủy I. Thuở ấy giáo pháp được nói từ kim khẩu của Đức Thế Tôn, mà bao giờ cũng nói thẳng, chỉ thẳng, nói bằng một ngôn ngữ đại chúng, phổ biến, giản dị, ai cũng có thể thấy để thực tri, thực hành và thực chứng. Có thể nói giai đoạn này là giọt nước tinh nguyên đầu nguồn của giáo pháp.
Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn kéo dài trên 200 năm, với 3 lần kết tập Tam Tạng[1]giáo pháp vẫn còn giữ được tính chất nguyên thủy của Đạo Phật, mặc dầu bấy giờ đã bắt đầu manh nha một vài kiến giải sai biệt, nên tạm coi đây là thời kỳ nguyên thủy II, tức là một đạo Phật vẫn còn nguyên thủy do các bậc Trưởng lão Thánh Tăng trùng tuyên.
Rồi sau đó là thời kỳ phân phái. Các tông phái đua nhau xuất hiện cùng với những luận điểm sai khác về giáo lý Đức Phật. Phật giáo sử có ghi lại tên tuổi của những học phái này, con số lên đến 18 hoặc có thể là 25. Đó là khái niệm về một thời kỳ muôn hoa đua nở hay là thời kỳ của tư tưởng tràn bờ.
Trong thời kỳ phân phái này có thể ghi nhận 3 khuynh hướng:
- Khuynh hướng duy trì giáo lý nguyên thủy của Đức Phật do các vị trưởng lão chủ trương, nên được gọi là Trưởng Lão Bộ hay Thượng Tọa Bộ (Theravāda).
- Khuynh hướng triển khai một số điểm giáo lý và giới luật của Đức Phật, và vì có nhiều khuynh hướng luận giải bất đồng nên đã hình thành nhiều bộ phái khác nhau như: Nhất Thiết Hữu Bộ(Sabbatthivāda), Tuyết Sơn Bộ (Hemavatika), Pháp Tạng Bộ (Dhammaguttika). Về sau Nhất Thiết Hữu Bộ lại chia ra thành Ca Diếp Bộ hay Quan Ấm Bộ (Kasapika), Thuyết Chuyển Bộ(Sankantika), Kinh Lượng Bộ (Suttavāda), v.v….
- Khuynh hướng triển khai giáo điển một cách rộng rãi hơn, khơi mào cho tư tưởng Đại Thừa sau này, như Đại Chúng Bộ (Mahāsaṅghika), Độc Tử Bộ (Vajjiputtaka), Nhất Thuyết Bộ(Ekabbohārika), Kê Dận Bộ (Gokulika), Pháp Thượng Bộ (Dhammuttarika), Hiền Trụ Bộ(Bhaddayanika), Một Lâm Sơn Bộ (Channagarika), Chánh Lượng Bộ (Sammitiya), Chế Đa Sơn Bộ (Paññattivāda), Đa Văn Bộ (Bahulika), Thuyết Giả Bộ (Cetiyavāda), v.v….
Khuynh hướng đầu do Trưởng Lão Bộ chủ trương có thể xem là thời kỳ nguyên thủy III.
Sau này khi tư tưởng Đại Thừa được thiết lập thì người ta gọi khuynh hướng thứ hai và thứ ba là Tiểu Thừa và nhiều người còn nhầm lẫn hoặc đồng hóa Nguyên Thủy với Tiểu Thừa, hai khuynh hướng có ít nhiều sai khác.
Đến đây thì giọt nước đầu nguồn – tức là tính chất nguyên thủy của giáo pháp – đã lang thang qua rất nhiều sông cái, sông con, ao hồ, khe rãnh v.v... mất rồi! Một đạo Phật như thật – thật tu, thật
chứng – đã biến thành một loại triết học, triết lý để lý luận, biện giải! Hoặc một loại siêu hình học để “hướng ngoại cầu huyền”.
Thời kỳ này kéo dài đến hơn 600 năm sau Đức Phật nhập Niết-bàn, rồi lần lượt ra đời các vị luận sư uyên bác. Đầu tiên là luận sư Mã Minh, tiếp theo là luận sư Long Thọ, sau đó nữa là các luận sư Vô Trước, Thế Thân v.v. Họ đã cùng nhau xiển dương giáo lý Đại Thừa, nên thời kỳ này có thể gọi là thời kỳ Đại Thừa. Thời kỳ Đại Thừa kéo dài từ 600 đến 1.000 năm sau Đức Phật Niết-bàn. Công việc của các vị luận sư Đại Thừa là sau khi tiếp thu có phê phán tất cả tư tưởng giáo lý Tiểu Thừa của tất cả học phái đương thời, họ rạch ròi cái đúng cái sai, viết lại giáo pháp trong những bộ luận của mình, như Ngài Mã Minh thì có bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận. Ngài Long Thọ nổi tiếng với Trung Quán Luận, v.v…. Tuy nhiên luận giải của các Ngài dù chặt chẽ đến đâu cũng không tránh khỏi đưa đến tình trạng mâu thuẫn giữa các luận phái với nhau. Nên khoảng sau Phật lịch 1.000, Đại Thừa lại phân phái! Sách vở còn ghi lại hàng chục phái Đại Thừa khác nhau ra đời, về sau được gọi là thập đại môn phái. Ví dụ: Mật Tông hay Du Già Tông (còn gọi là Kim Cang Thừa), Không Tông, Pháp Tướng Tông, Tịnh Độ Tông, v.v…. Như vậy là, lại một lần nữa ngàn hoa đua nở, lại một lần nữa tư tưởng tràn bờ.
Đến chừng 1.100 năm sau Đức Phật nhập Niết-bàn, Thiền Tông Trung Hoa ra đời với Tổ Bodhi Dharma từ Ấn Độ qua. Đó có thể gọi là thời kỳ Thiền Tông. Sau 6 vị Tổ truyền thừa y bát, Thiền Tông lại chia ra làm 5 phái: Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn và Qui Ngưỡng.
Sự có mặt của Thiền Tông sau giai đoạn Tiểu Thừa và Đại Thừa mang ý nghĩa nào? Giá trị gì? Rồi chúng ta sẽ khảo sát sau.
TÓM LƯỢC CÁC THỜI KỲ
- Thời kỳ Nguyên Thủy I: Từ khi Đức Phật giảng kinh đến khi nhập Niết-bàn (45 năm).
- Thời kỳ Nguyên Thủy II: kéo dài khoảng 200 năm kể từ khi Đức Phật nhập Niết-bàn.
- Thời kỳ phân phái: Có từ 18 đến 25 học phái ra đời chia ra làm 3 khuynh hướng:
* Duy trì Nguyên Thủy, đại biểu là Trưởng Lão Bộ hay Thượng Tọa Bộ (tạm gọi là thời kỳ Nguyên Thủy III).
* Triển khai tư tưởng Tiểu Thừa, đại biểu là Nhất Thiết Hữu Bộ.
* Manh nha tư tưởng Tiền Đại Thừa, đại biểu là Đại Chúng Bộ.
Thời kỳ này kéo dài đến khoảng 600 năm sau Đức Phật nhập Niết-bàn.
- Thời kỳ Đại Thừa: Ra đời các Ngài Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, với các bộ luận xiển dương giáo lý Đại Thừa. Khoảng từ Phật lịch 600 đến Phật lịch thứ1.000. Cũng trong thời kỳ này Đại Thừa tự phân ra nhiều môn phái như Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Không Tông, Pháp Tướng Tông, v.v….
- Thời kỳ Thiền Tông: Khoảng 1.100 sau Đức Phật nhập Niết-bàn, Ngài Bồ-đề Đạt-ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa sáng lập Thiền Tông Đông Độ.
Một vài nhận xét
Vào thời kỳ phân phái đầu tiên, có phái Nhất Thiết Hữu Bộ chủ trương ngã không, pháp hữu. Thế là sau đó có một vị không đồng ý, ấy là luận sư Harivama, đã viết Thành Thật Luận bảo rằng: đồng ý là ngã không nhưng pháp cũng không (ngã không, pháp không). Tưởng thế là yên, ai ngờ có một học phái khác lại bảo cả hai chủ trương trên đều trật, bản ngã là một cái gì rõ ràng có thực thể, vậy thì bản ngã phải là bất diệt trường tồn. Còn thế giới xung quanh ta cũng vậy, cả những sở đắc, sở chứng nữa đều là “có” cả. Vậy nên hiểu ngã hữu, pháp hữumới đúng. Dường như chủ trương ấy là phái Kê Dận Bộ. Chúng ta xem:
– Ngã không, pháp hữu. – Ngã không, pháp không. – Ngã hữu, pháp hữu.
Có lẽ các tông phái này không được nghe Đức Phật dạy trong kinhAggivacchagottasuttamï, bộ Majjhimanikāya của thời nguyên thủy rằng: “Không thể kết luận ngã và pháp (thế giới) là thường hay vô thường, hữu biên hay vô biên, đồng nhất hay dị biệt, có hay không, vừa có vừa không hay không có không không. Tất cả những kết luận một chiều đó đều không áp dụng được, vì rằng đó là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hí luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không nhất hướng yếm ly, ly tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, Niết-bàn”.
Vậy mà các phái vẫn đua nhau tranh cãi mới thật là kỳ. Đấy chỉ mới là một cuộc tranh luận điển hình thường được nhắc đến nhất thôi chứ thật ra còn khá nhiều quan điểm bất đồng. Tất cả những tranh luận khác nhau này, may mắn thay đều được ghi lại trong một bộ luận gọi làDị Bộ Luận (Kathāvatthu) kể ra hầu hết những khác biệt của các tông phái để người sau dễ so sánh đối chiếu.
Vị nổi tiếng nhất thời ấy là luận sư Long Thọ, sau khi thấy rõ những điểm khác biệt của các tông phái nêu trên, ngài đã dùng một pháp luận gọi là Trung Quán Luận để bác bỏ tất cả lý luận của ngoại đạo và tiểu thừa. Chính vì vậy đại thừa mới được xiển dương.
Phá bỏ lý luận chính là một cách khác để hiển bày sự thật như trong thời nguyên thủy Đức Phật đã từng làm. Nhưng tiếc thay người sau không thấy cái thực, mà lại thấy lý luận phá lý luận và đã đưa Trung Quán hoặc Không Luận xuống hàng triết học nên mới có chỗ cho phái Thanh Biện và phái Duy Thức lại một lần nữa nổ ra luận chiến giữa không và hữu. Rồi sau đó thì Thiền Tông ra đời. Sở dĩ Thiền Tông ra đời là vì quá chán ngán cái thời kỳ cả ngàn năm tranh biện này.
Thiền Tông ra đời với một tuyên ngôn sấm sét: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”. Vì sao vậy? Vì không còn tin vào văn tự luận giải bóng bẩy cao vời nặng tính triết học ấy của các học phái nữa. Văn chương chữ nghĩa đã cãi vã nhau ồn ào cả ngàn năm rồi mà cũng chẳng tới đâu. Ngay kinh điển của Phật mà ngài còn dạy là chớ vội tin, huống chi kinh luận của các tông phái đời sau trước tác, vậy thì tốt nhất là hãy lo “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” là đủ rồi, nghĩa là chỉ có việc thấy cái thực mà giác ngộ thôi, chứ không qua kinh luận nữa! Đấy là tuyên ngôn của Thiền Tông. Tuyên ngôn này thực ra cũng không phải mới mẻ mà chính là tuyên ngôn đầu tiên của Đức Phật (mà có dịp chúng ta sẽ nói đến sau).
Do vậy, có điều rất tuyệt vời là Thiền Tông đã thoát qua ngàn năm tranh biện đầy kiến giải văn tự, nặng tính triết học, siêu hình của các luận phái để trở lại tính chất thiết thực(sandiṭṭhiko) trong Giáo Pháp Nguyên Thủy của Đức Phật: kiến tánh thành Phật, tức là lấy cái thực làm đối tượng giác ngộ. Thật là xúc động! Xúc động quá phải không? Vì cả ngàn năm các luận phái chỉ lo tranh biện và xiển dương luận điểm của mình mà vô tình hay cố ý rời xa cái thực để rồi đưa Phật giáo từ Đạo học xuống triết học, từ sống thực xuống tín ngưỡng, khiến cho người sau rơi vào mê hồn trận của ngôn ngữ văn tự, say sưa trong lý giải siêu huyền, không còn biết đâu là cốt lõi đích thực của con đường giác ngộ. Thiền Tông đã đánh thức cơn mộng dài này bằng cách dùng nhiều phương tiện chỉ thẳng vào cái thực để trực ngộ sự lý ngay nơithực tại hiện tiền.
Nói vậy không có nghĩa là kinh luận của chư Tổ trong các thời kỳ phát triển không hay, trái lại quá hay là khác. Tất cả các vị luận sư của các bộ phái, Tiểu Thừa và Đại Thừa, chắc hẳn phải là những bậc thầy trứ danh về lý luận, là các nhà triết gia lỗi lạc. Nhưng chính vì hay quá nên đôi khi các luận sư chỉ dẫn người ta đi vào mê lộ hơn là thấy được cái thực một cách đơn giản và trực tiếp, vậy thì xem ra chẳng bằng tiếng hét hay cú đập của một vị thiền sư mà có thể khiến cho người ta tỉnh ngộ. Đến đây chúng ta có thể hiểu tại sao Thiền Tông phải đứng ngoài kinh điển văn tự. Lý luận dẫu hay thì bờ kia không chạy qua bờ này được. Lý luận dẫu hay mà vô minh, ái dục còn sờ sờ ra đó thì cũng khó mà thấy được thực tánh của pháp.
Trở lại vấn đề, điều mà chúng ta rất mừng là Thiền Tông đã đi lại con đường Nguyên Thủy của Phật giáo, dù phương tiện có khác nhưng Nguyên Thuỷ và Thiền Tông vẫn trực tiếp lấy thực tánh vô ngôn làm cơ sở giác ngộ. Nếu Tiểu Thừa và Đại Thừa có công triển khai rộng rãi giáo pháp Đức Phật để phổ độ đại đa số quần chúng thì các vị Trưởng Lão trong Phật giáo Nguyên Thủy lại có công giữ gìn nguyên vẹn giáo lý uyên nguyên của Đức Phật. Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta vẫn còn đầy đủ Tam Tạng Kinh Điển cổ xưa nhất bằng ngôn ngữ Pàḷi được trùng tuyên trong sáu lần kết tập của chư vị Trưởng Lão Thánh Tăng. May mắn là trước khi phân phái Phật giáo Nguyên Thủy đã truyền qua các nước Sri Lanka (Tích Lan), Myanmar (Miến Điện), nhờ công của vua A-Dục, nên đã thoát khỏi thời kỳ tranh biện dai dẳng và gay gắt giữa các tông phái.
Chúng ta cần xác định một điều này: Thực ra, tất cả những tư tưởng triển khai tốt đẹp nhất và đúng đắn nhất trong thời kỳ Tiểu Thừa, Đại Thừa và Thiền Tông đều có đầy đủ trong Giáo Pháp Nguyên Thủy của Đức Phật.
Nếu quý vị có đọc cuốn “Con Đường Chuyển Hóa” của thầy Nhất Hạnh, ở đó thầy có nêu ra ba bài kinh Tứ Niệm Xứ. Một của Nguyên Thủy, một của Nhất Thiết Hữu Bộ, và một bài khác của Đại Chúng Bộ. Ba bài kinh hoàn toàn không giống nhau. Thầy Nhất Hạnh đã nhận xét rất chính xác về ba bài kinh này và nhìn nhận bài kinh Tứ Niệm Xứ Nguyên Thủy là đúng đắn, đầy đủ và rõ ràng nhất. Như vậy, không nên nhầm lẫn Kinh Điển Nguyên Thủy kết tập bằng ngôn ngữ Pàḷi với Kinh Điển Tiểu Thừa kết tập bằng ngôn ngữ Sanskrit.
Xưa nay, hễ nghe nói “Tứ Niệm Xứ” là nhiều người liền hình dung ra một câu kệ quá cô đọng mà Đại Chúng Bộ đưa ra là:
“Quán thân bất tịnh
Quán thọ thị khổ
Quán tâm vô thường
Quán pháp vô ngã”.
Rồi chúng ta lặp đi lặp lại câu kệ này như một công thức hay một “câu thiều” quá đơn giản đến độ trở thành tầm thường mà không biết rằng Tứ Niệm Xứ chính là cốt lõi của con đường giác ngộ giải thoát. Nếu nghiên cứu và thực hành Thiền Tông một cách đúng đắn chúng ta cũng sẽ dễ dàng thấy rằng Tứ Niệm Xứ chính là nền móng trọng yếu nhất mà các vị thiền sư Đông Độ thiết lập để vận dụng những phương tiện khám phá thực tánh. Điều này có thể đọc thấy khắp nơi trong bất cứ ngữ lục nào nên chúng ta không cần trích dẫn ở đây. Nếu không có Tứ Niệm Xứ làm nền tảng, các phương tiện như công án, thoại đầu, đánh, hét, cơ phong v.v. sẽ dễ dàng trở thành hoang đường quái dị mà thiền tông gọi là đại bệnh. Bởi vì mục đích của các phương tiện này là để kiến tánh, còn ngay từ đầu tánh vừa là phương tiện vừa là cứu cánh của Tứ Niệm Xứ rồi. Đó là lý do vì sao chúng ta nói hàng ngàn năm sau Thiền Tông đã vượt qua thế giới ngôn ngữ nhiêu khê của các vị luận sư thời bấy giờ để trở về với cái thực tại hiện tiền mà Đức Phật đã khéo khai thị (Svākhāto Bhagavatā Dhammo Sandiṭṭhiko) trong thời Nguyên Thủy của Đạo Phật.
[1] 3 tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, Ngài Kassapa triệu tập tăng hội kết tập Tam Tạng lần thứ I.Phật lịch thứ 100, Ngài Yassa mở hội kết tập lần thứ II. Phật lịch 235 (đời vua Asoka) Ngài Moggalliputta mở hội kết tập Tam Tạng III.
Từ khi Đức Phật thành đạo, thuyết pháp, giảng kinh cho đến khi Ngài nhập Niết-bàn, tạm gọi là thời kỳ nguyên thủy I. Thuở ấy giáo pháp được nói từ kim khẩu của Đức Thế Tôn, mà bao giờ cũng nói thẳng, chỉ thẳng, nói bằng một ngôn ngữ đại chúng, phổ biến, giản dị, ai cũng có thể thấy để thực tri, thực hành và thực chứng. Có thể nói giai đoạn này là giọt nước tinh nguyên đầu nguồn của giáo pháp.
Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn kéo dài trên 200 năm, với 3 lần kết tập Tam Tạng[1]giáo pháp vẫn còn giữ được tính chất nguyên thủy của Đạo Phật, mặc dầu bấy giờ đã bắt đầu manh nha một vài kiến giải sai biệt, nên tạm coi đây là thời kỳ nguyên thủy II, tức là một đạo Phật vẫn còn nguyên thủy do các bậc Trưởng lão Thánh Tăng trùng tuyên.
Rồi sau đó là thời kỳ phân phái. Các tông phái đua nhau xuất hiện cùng với những luận điểm sai khác về giáo lý Đức Phật. Phật giáo sử có ghi lại tên tuổi của những học phái này, con số lên đến 18 hoặc có thể là 25. Đó là khái niệm về một thời kỳ muôn hoa đua nở hay là thời kỳ của tư tưởng tràn bờ.
Trong thời kỳ phân phái này có thể ghi nhận 3 khuynh hướng:
- Khuynh hướng duy trì giáo lý nguyên thủy của Đức Phật do các vị trưởng lão chủ trương, nên được gọi là Trưởng Lão Bộ hay Thượng Tọa Bộ (Theravāda).
- Khuynh hướng triển khai một số điểm giáo lý và giới luật của Đức Phật, và vì có nhiều khuynh hướng luận giải bất đồng nên đã hình thành nhiều bộ phái khác nhau như: Nhất Thiết Hữu Bộ(Sabbatthivāda), Tuyết Sơn Bộ (Hemavatika), Pháp Tạng Bộ (Dhammaguttika). Về sau Nhất Thiết Hữu Bộ lại chia ra thành Ca Diếp Bộ hay Quan Ấm Bộ (Kasapika), Thuyết Chuyển Bộ(Sankantika), Kinh Lượng Bộ (Suttavāda), v.v….
- Khuynh hướng triển khai giáo điển một cách rộng rãi hơn, khơi mào cho tư tưởng Đại Thừa sau này, như Đại Chúng Bộ (Mahāsaṅghika), Độc Tử Bộ (Vajjiputtaka), Nhất Thuyết Bộ(Ekabbohārika), Kê Dận Bộ (Gokulika), Pháp Thượng Bộ (Dhammuttarika), Hiền Trụ Bộ(Bhaddayanika), Một Lâm Sơn Bộ (Channagarika), Chánh Lượng Bộ (Sammitiya), Chế Đa Sơn Bộ (Paññattivāda), Đa Văn Bộ (Bahulika), Thuyết Giả Bộ (Cetiyavāda), v.v….
Khuynh hướng đầu do Trưởng Lão Bộ chủ trương có thể xem là thời kỳ nguyên thủy III.
Sau này khi tư tưởng Đại Thừa được thiết lập thì người ta gọi khuynh hướng thứ hai và thứ ba là Tiểu Thừa và nhiều người còn nhầm lẫn hoặc đồng hóa Nguyên Thủy với Tiểu Thừa, hai khuynh hướng có ít nhiều sai khác.
Đến đây thì giọt nước đầu nguồn – tức là tính chất nguyên thủy của giáo pháp – đã lang thang qua rất nhiều sông cái, sông con, ao hồ, khe rãnh v.v... mất rồi! Một đạo Phật như thật – thật tu, thật
chứng – đã biến thành một loại triết học, triết lý để lý luận, biện giải! Hoặc một loại siêu hình học để “hướng ngoại cầu huyền”.
Thời kỳ này kéo dài đến hơn 600 năm sau Đức Phật nhập Niết-bàn, rồi lần lượt ra đời các vị luận sư uyên bác. Đầu tiên là luận sư Mã Minh, tiếp theo là luận sư Long Thọ, sau đó nữa là các luận sư Vô Trước, Thế Thân v.v. Họ đã cùng nhau xiển dương giáo lý Đại Thừa, nên thời kỳ này có thể gọi là thời kỳ Đại Thừa. Thời kỳ Đại Thừa kéo dài từ 600 đến 1.000 năm sau Đức Phật Niết-bàn. Công việc của các vị luận sư Đại Thừa là sau khi tiếp thu có phê phán tất cả tư tưởng giáo lý Tiểu Thừa của tất cả học phái đương thời, họ rạch ròi cái đúng cái sai, viết lại giáo pháp trong những bộ luận của mình, như Ngài Mã Minh thì có bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận. Ngài Long Thọ nổi tiếng với Trung Quán Luận, v.v…. Tuy nhiên luận giải của các Ngài dù chặt chẽ đến đâu cũng không tránh khỏi đưa đến tình trạng mâu thuẫn giữa các luận phái với nhau. Nên khoảng sau Phật lịch 1.000, Đại Thừa lại phân phái! Sách vở còn ghi lại hàng chục phái Đại Thừa khác nhau ra đời, về sau được gọi là thập đại môn phái. Ví dụ: Mật Tông hay Du Già Tông (còn gọi là Kim Cang Thừa), Không Tông, Pháp Tướng Tông, Tịnh Độ Tông, v.v…. Như vậy là, lại một lần nữa ngàn hoa đua nở, lại một lần nữa tư tưởng tràn bờ.
Đến chừng 1.100 năm sau Đức Phật nhập Niết-bàn, Thiền Tông Trung Hoa ra đời với Tổ Bodhi Dharma từ Ấn Độ qua. Đó có thể gọi là thời kỳ Thiền Tông. Sau 6 vị Tổ truyền thừa y bát, Thiền Tông lại chia ra làm 5 phái: Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn và Qui Ngưỡng.
Sự có mặt của Thiền Tông sau giai đoạn Tiểu Thừa và Đại Thừa mang ý nghĩa nào? Giá trị gì? Rồi chúng ta sẽ khảo sát sau.
TÓM LƯỢC CÁC THỜI KỲ
- Thời kỳ Nguyên Thủy I: Từ khi Đức Phật giảng kinh đến khi nhập Niết-bàn (45 năm).
- Thời kỳ Nguyên Thủy II: kéo dài khoảng 200 năm kể từ khi Đức Phật nhập Niết-bàn.
- Thời kỳ phân phái: Có từ 18 đến 25 học phái ra đời chia ra làm 3 khuynh hướng:
* Duy trì Nguyên Thủy, đại biểu là Trưởng Lão Bộ hay Thượng Tọa Bộ (tạm gọi là thời kỳ Nguyên Thủy III).
* Triển khai tư tưởng Tiểu Thừa, đại biểu là Nhất Thiết Hữu Bộ.
* Manh nha tư tưởng Tiền Đại Thừa, đại biểu là Đại Chúng Bộ.
Thời kỳ này kéo dài đến khoảng 600 năm sau Đức Phật nhập Niết-bàn.
- Thời kỳ Đại Thừa: Ra đời các Ngài Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, với các bộ luận xiển dương giáo lý Đại Thừa. Khoảng từ Phật lịch 600 đến Phật lịch thứ1.000. Cũng trong thời kỳ này Đại Thừa tự phân ra nhiều môn phái như Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Không Tông, Pháp Tướng Tông, v.v….
- Thời kỳ Thiền Tông: Khoảng 1.100 sau Đức Phật nhập Niết-bàn, Ngài Bồ-đề Đạt-ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa sáng lập Thiền Tông Đông Độ.
Một vài nhận xét
Vào thời kỳ phân phái đầu tiên, có phái Nhất Thiết Hữu Bộ chủ trương ngã không, pháp hữu. Thế là sau đó có một vị không đồng ý, ấy là luận sư Harivama, đã viết Thành Thật Luận bảo rằng: đồng ý là ngã không nhưng pháp cũng không (ngã không, pháp không). Tưởng thế là yên, ai ngờ có một học phái khác lại bảo cả hai chủ trương trên đều trật, bản ngã là một cái gì rõ ràng có thực thể, vậy thì bản ngã phải là bất diệt trường tồn. Còn thế giới xung quanh ta cũng vậy, cả những sở đắc, sở chứng nữa đều là “có” cả. Vậy nên hiểu ngã hữu, pháp hữumới đúng. Dường như chủ trương ấy là phái Kê Dận Bộ. Chúng ta xem:
– Ngã không, pháp hữu. – Ngã không, pháp không. – Ngã hữu, pháp hữu.
Có lẽ các tông phái này không được nghe Đức Phật dạy trong kinhAggivacchagottasuttamï, bộ Majjhimanikāya của thời nguyên thủy rằng: “Không thể kết luận ngã và pháp (thế giới) là thường hay vô thường, hữu biên hay vô biên, đồng nhất hay dị biệt, có hay không, vừa có vừa không hay không có không không. Tất cả những kết luận một chiều đó đều không áp dụng được, vì rằng đó là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hí luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không nhất hướng yếm ly, ly tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, Niết-bàn”.
Vậy mà các phái vẫn đua nhau tranh cãi mới thật là kỳ. Đấy chỉ mới là một cuộc tranh luận điển hình thường được nhắc đến nhất thôi chứ thật ra còn khá nhiều quan điểm bất đồng. Tất cả những tranh luận khác nhau này, may mắn thay đều được ghi lại trong một bộ luận gọi làDị Bộ Luận (Kathāvatthu) kể ra hầu hết những khác biệt của các tông phái để người sau dễ so sánh đối chiếu.
Vị nổi tiếng nhất thời ấy là luận sư Long Thọ, sau khi thấy rõ những điểm khác biệt của các tông phái nêu trên, ngài đã dùng một pháp luận gọi là Trung Quán Luận để bác bỏ tất cả lý luận của ngoại đạo và tiểu thừa. Chính vì vậy đại thừa mới được xiển dương.
Phá bỏ lý luận chính là một cách khác để hiển bày sự thật như trong thời nguyên thủy Đức Phật đã từng làm. Nhưng tiếc thay người sau không thấy cái thực, mà lại thấy lý luận phá lý luận và đã đưa Trung Quán hoặc Không Luận xuống hàng triết học nên mới có chỗ cho phái Thanh Biện và phái Duy Thức lại một lần nữa nổ ra luận chiến giữa không và hữu. Rồi sau đó thì Thiền Tông ra đời. Sở dĩ Thiền Tông ra đời là vì quá chán ngán cái thời kỳ cả ngàn năm tranh biện này.
Thiền Tông ra đời với một tuyên ngôn sấm sét: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”. Vì sao vậy? Vì không còn tin vào văn tự luận giải bóng bẩy cao vời nặng tính triết học ấy của các học phái nữa. Văn chương chữ nghĩa đã cãi vã nhau ồn ào cả ngàn năm rồi mà cũng chẳng tới đâu. Ngay kinh điển của Phật mà ngài còn dạy là chớ vội tin, huống chi kinh luận của các tông phái đời sau trước tác, vậy thì tốt nhất là hãy lo “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” là đủ rồi, nghĩa là chỉ có việc thấy cái thực mà giác ngộ thôi, chứ không qua kinh luận nữa! Đấy là tuyên ngôn của Thiền Tông. Tuyên ngôn này thực ra cũng không phải mới mẻ mà chính là tuyên ngôn đầu tiên của Đức Phật (mà có dịp chúng ta sẽ nói đến sau).
Do vậy, có điều rất tuyệt vời là Thiền Tông đã thoát qua ngàn năm tranh biện đầy kiến giải văn tự, nặng tính triết học, siêu hình của các luận phái để trở lại tính chất thiết thực(sandiṭṭhiko) trong Giáo Pháp Nguyên Thủy của Đức Phật: kiến tánh thành Phật, tức là lấy cái thực làm đối tượng giác ngộ. Thật là xúc động! Xúc động quá phải không? Vì cả ngàn năm các luận phái chỉ lo tranh biện và xiển dương luận điểm của mình mà vô tình hay cố ý rời xa cái thực để rồi đưa Phật giáo từ Đạo học xuống triết học, từ sống thực xuống tín ngưỡng, khiến cho người sau rơi vào mê hồn trận của ngôn ngữ văn tự, say sưa trong lý giải siêu huyền, không còn biết đâu là cốt lõi đích thực của con đường giác ngộ. Thiền Tông đã đánh thức cơn mộng dài này bằng cách dùng nhiều phương tiện chỉ thẳng vào cái thực để trực ngộ sự lý ngay nơithực tại hiện tiền.
Nói vậy không có nghĩa là kinh luận của chư Tổ trong các thời kỳ phát triển không hay, trái lại quá hay là khác. Tất cả các vị luận sư của các bộ phái, Tiểu Thừa và Đại Thừa, chắc hẳn phải là những bậc thầy trứ danh về lý luận, là các nhà triết gia lỗi lạc. Nhưng chính vì hay quá nên đôi khi các luận sư chỉ dẫn người ta đi vào mê lộ hơn là thấy được cái thực một cách đơn giản và trực tiếp, vậy thì xem ra chẳng bằng tiếng hét hay cú đập của một vị thiền sư mà có thể khiến cho người ta tỉnh ngộ. Đến đây chúng ta có thể hiểu tại sao Thiền Tông phải đứng ngoài kinh điển văn tự. Lý luận dẫu hay thì bờ kia không chạy qua bờ này được. Lý luận dẫu hay mà vô minh, ái dục còn sờ sờ ra đó thì cũng khó mà thấy được thực tánh của pháp.
Trở lại vấn đề, điều mà chúng ta rất mừng là Thiền Tông đã đi lại con đường Nguyên Thủy của Phật giáo, dù phương tiện có khác nhưng Nguyên Thuỷ và Thiền Tông vẫn trực tiếp lấy thực tánh vô ngôn làm cơ sở giác ngộ. Nếu Tiểu Thừa và Đại Thừa có công triển khai rộng rãi giáo pháp Đức Phật để phổ độ đại đa số quần chúng thì các vị Trưởng Lão trong Phật giáo Nguyên Thủy lại có công giữ gìn nguyên vẹn giáo lý uyên nguyên của Đức Phật. Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta vẫn còn đầy đủ Tam Tạng Kinh Điển cổ xưa nhất bằng ngôn ngữ Pàḷi được trùng tuyên trong sáu lần kết tập của chư vị Trưởng Lão Thánh Tăng. May mắn là trước khi phân phái Phật giáo Nguyên Thủy đã truyền qua các nước Sri Lanka (Tích Lan), Myanmar (Miến Điện), nhờ công của vua A-Dục, nên đã thoát khỏi thời kỳ tranh biện dai dẳng và gay gắt giữa các tông phái.
Chúng ta cần xác định một điều này: Thực ra, tất cả những tư tưởng triển khai tốt đẹp nhất và đúng đắn nhất trong thời kỳ Tiểu Thừa, Đại Thừa và Thiền Tông đều có đầy đủ trong Giáo Pháp Nguyên Thủy của Đức Phật.
Nếu quý vị có đọc cuốn “Con Đường Chuyển Hóa” của thầy Nhất Hạnh, ở đó thầy có nêu ra ba bài kinh Tứ Niệm Xứ. Một của Nguyên Thủy, một của Nhất Thiết Hữu Bộ, và một bài khác của Đại Chúng Bộ. Ba bài kinh hoàn toàn không giống nhau. Thầy Nhất Hạnh đã nhận xét rất chính xác về ba bài kinh này và nhìn nhận bài kinh Tứ Niệm Xứ Nguyên Thủy là đúng đắn, đầy đủ và rõ ràng nhất. Như vậy, không nên nhầm lẫn Kinh Điển Nguyên Thủy kết tập bằng ngôn ngữ Pàḷi với Kinh Điển Tiểu Thừa kết tập bằng ngôn ngữ Sanskrit.
Xưa nay, hễ nghe nói “Tứ Niệm Xứ” là nhiều người liền hình dung ra một câu kệ quá cô đọng mà Đại Chúng Bộ đưa ra là:
“Quán thân bất tịnh
Quán thọ thị khổ
Quán tâm vô thường
Quán pháp vô ngã”.
Rồi chúng ta lặp đi lặp lại câu kệ này như một công thức hay một “câu thiều” quá đơn giản đến độ trở thành tầm thường mà không biết rằng Tứ Niệm Xứ chính là cốt lõi của con đường giác ngộ giải thoát. Nếu nghiên cứu và thực hành Thiền Tông một cách đúng đắn chúng ta cũng sẽ dễ dàng thấy rằng Tứ Niệm Xứ chính là nền móng trọng yếu nhất mà các vị thiền sư Đông Độ thiết lập để vận dụng những phương tiện khám phá thực tánh. Điều này có thể đọc thấy khắp nơi trong bất cứ ngữ lục nào nên chúng ta không cần trích dẫn ở đây. Nếu không có Tứ Niệm Xứ làm nền tảng, các phương tiện như công án, thoại đầu, đánh, hét, cơ phong v.v. sẽ dễ dàng trở thành hoang đường quái dị mà thiền tông gọi là đại bệnh. Bởi vì mục đích của các phương tiện này là để kiến tánh, còn ngay từ đầu tánh vừa là phương tiện vừa là cứu cánh của Tứ Niệm Xứ rồi. Đó là lý do vì sao chúng ta nói hàng ngàn năm sau Thiền Tông đã vượt qua thế giới ngôn ngữ nhiêu khê của các vị luận sư thời bấy giờ để trở về với cái thực tại hiện tiền mà Đức Phật đã khéo khai thị (Svākhāto Bhagavatā Dhammo Sandiṭṭhiko) trong thời Nguyên Thủy của Đạo Phật.
[1] 3 tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, Ngài Kassapa triệu tập tăng hội kết tập Tam Tạng lần thứ I.Phật lịch thứ 100, Ngài Yassa mở hội kết tập lần thứ II. Phật lịch 235 (đời vua Asoka) Ngài Moggalliputta mở hội kết tập Tam Tạng III.
Trích: Thực Tại Hiện Tiền
Tác giả: Viên Minh
Tác giả: Viên Minh