NHẤT THIẾT PHÁP VÔ NGÃ

Có ông bạn thời Trung-học, nguyên là kỹ-sư, đã về hưu nhiều năm, nay cuối đời chỉ chuyên tâm một việc là nghiên cứu Phật pháp và tu hành. Ông bạn già gởi thư bộc bạch về việc tu học của mình, đồng thời hỏi người viết hai câu, yêu cầu giải thích, xin được tóm tắt đại ý như sau:
"-Thứ nhất, vì sao trong các kinh Đại-thừa, đức Phật thường dạy "Nhất thiết pháp vô ngã - tất thảy pháp vô ngã", hoặc những câu có ý nghĩa tương tự, tức là các pháp tướng không phải thật có, trong khi trước mắt, thấy cái gì cũng đều thật có cả.

 -Thứ hai, vì sao chỉ một câu tuyên thuyết đầu tiên của đức Phật"Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" mà có lắm người giảng giải, đôi khi ý tứ trái ngược nhau đến trăm tám mươi độ, khiến người cầu đạo hoang mang, nghi ngờ, không biết phải hiểu như thế nào mới là nghĩa đích thực, là ý chỉ mà đức Phậtmuốn gởi gắm trong tám chữ đó?"
Đáp. Hai câu hỏi của ông bạn thật hay. Câu thứ nhất thể hiện tư duy và tầm nhìn sâu rộng về Phật pháp. Điều ấy chứng tỏ ông bạn đã công phu nghiên cứu và tích lũy nhiều kinh nghiệmhiểu biết về giáo lý Đại-thừa của Phật giáo. Bên cạnh đó nó cũng nói lên sự khát khao thể nhập ánh sáng giải thoát đích thực, nhưng tự thân lại chưa thể bứt tách ra được khỏi ảnh hưởng của xung đột lẫn trói buộc từ hai cực nội tâm và ngoại tại, khiến chưa có thể cũng như không biết làm sao để có thể thấy biết như thật thật tướng vô tướng của các pháp, như lời dạy của đức Phật..
Ở câu hỏi thứ hai, dường như ông bạn lại ôm ấp một nỗi niềm, mà, nếu không lầm thì đó là sự âu lo cho tính trong sáng của câu tuyên ngôn đầu tiên của đức PhậtHay nói thật lòng ông, rõ ràng trong lá thư dài, không những ông chỉ trăn trở cho tính thanh tịnh, vô vi vô ngã của một câu nói trên của đức Phật bị xuyên tạc không thôi, mà ông còn âu lo cho cả ba cỗ xe giáo pháp của Như-lai nói chung, đã và đang bị con người bóp méo, làm vẩn đục, làm sanh tử hóa bằng giòng thức biết của nhị nguyên chấp tướng, bị cố tìnhlái đi lệch hướng, không ngoài mục đích phàm tìnhvị ngãtrói buộc của ma quỉQuả thật, điều trăn trở ấy chẳng phải chỉ riêng ông, mà đa phần những người tu Phật chân chính đều không khỏi ưu tưlo lắng.
Không biết tôi nói như vậy có đúng như ý nghĩ của ông bạn không?.  
Ông bạn thân mến !
Đối với diệu lý cao sâu, mầu nhiệm không thể nghĩ bàn của Phật pháp, thì tôi tự nhận mình cũng chỉ là một Phật tử sơ cơ, đang mày mò trên con đường cầu đạo như ông bạn già của mình và như những đạo hữukhác của chúng ta mà thôi. Tôi tự biết, sở học Phật ít ỏi của một kẻ thiểu trí, đang còn ngu mê như tôi đây, thì cái sự hiểu biết đó ví với biển pháp mênh mông không ngằn mé của Phật đạo, chẳng khác gì một mảy bọt nước nhỏ nhoi trên đại dương bao la, một chiếc lá bé xíu trong rừng cây sâm rậm, một chút sáng của con đom đóm dưới ánh trăng rằm. Đó là chưa dám nghĩ đến cái chỗ thâm sâu,huyền mầu, siêu việt của lý đạo mà miệng mồm, tri thức, nghĩ nghị còn không thể vói tới.
Tuy nhiên, vì ông bạn đã tin tưởng mà hỏi thì tôi cũng hoan hỉ và thành tâm trao đổi với bạn những hiểu biếtmà mình đã tích góp được từ sự trải nghiệm qua con đường tu học, cũng như cố gắng vận dụng khả năng ngôn ngữ trong chừng mực có thể để cái đích cùng nhắm tới được chuyển tải, thông lưu nhau giữa chúng ta. Còn những chỗ sâu xa, kín nhiệm, chỉ có thể cảm nhận bằng kinh nghiệm tâm linh, bằng trực giác của mỗi người, nhưng vẫn có bạn biết nương vượt lên trên hình tướng của ngôn ngữ để tự khám phá, tự sáng tỏthể nhập “một” cái chỗ "tuyệt đối", tâm cảnh nhứt như, vạn pháp vô ngã như ý chỉ của Thế tôn đã dạy, thì đó là phước duyên hy hữu của từng mỗi người trong đời này vậy.
Vẫn biết rằng với tính chân thật của lẽ đạo, bằng cái thấy biết từ con mắt tuệ nhãnpháp nhãn của các bậc thánh trí, thì thế giới mà chúng ta đang sống, đang sinh hoạt đây là thế giới của chiêm baothế giới của vọng tưởnghuyễn hóahư ảo,không phải thật có, là nhất thiết pháp vô ngã, là vạn pháp do duyên khởiduyên sanh, khơng có tự tánh riêng. Thế nhưng, có ai trong chúng ta thật dự tin hay đồng ý là mình cùng vạn phápchúng sanh, đang hít thở, sinh hoạt, đi lại, tu hành vv... trong chiêm bao đâu. Cũng như có được mấy người thấy biết như thật và công nhận các pháp đến đi, xảy sanh trước mắt là không phải thật có, là hư huyễn, mộng mị, là như ánh chớp, dù trong chỗ cùng tột của lý đạo, bằng con mắt của thánh trí, thì điều đó là lẽ thật trăm phần, khơng hề ngoa dối.
Đây là chỗ ách yếu, là trọng tâm của vấn đề mà chúng ta sẽ trao đổi để mong sáng tỏ chân lý “nhất thiết pháp vô ngã” của đức Phật, mà ông bạn đã đề cập trong thư.   
Do mọi người trong chúng ta ai ai cũng đều đang thấy, nghe, hay, biết bằng  ngũ căn vật lý, bằng con mắt nhục nhãn phàm tình, tức cái thấy biết lầm lạc, trụ chấp vào tứ tướng sanh diệt làm thật có, nên tự trói buộc, tuông chảy vào giòng sanh tử mà không hề hay biết. Cũng do cái tưởng biết mê mờ lầm lạc thâm căn cố đế, trói buộc từ vô thỉ nhẫn đến đời này, từ thuở còn trong bụng mẹ cho tới khi mở mắt chào đời đã tưởng lầm, biết lầm, rồi chấp chặt vào cái lầm tưởng thấy biết ấy, cho cảnh giới trước mắt, trong đó có ta, người, những chúng sanh khác loài, những sự vật khác, cùng với thọ mệnh lâu mau, dài ngắn của bốn pháp tướng trên (ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giã) làm thật có, nên cứ phải vô tình lặn ngụp, sống chếtchết sốnglưu chuyển vô cùng trong biển mê luân hồi sanh tử, không sao thoát ra được.    
Vì lòng từ bi thương xót chúng sanh, thấy chúng sanh chu lưu thọ khổ, do cái tội tưởng lầm, thấy lầm, biết lầm, cũng là tội vô minh từ vô thỉ, nên ba đời chư Phật thường thị hiện các cõi, không ngoài mục đích dùng những phương tiện thiện xảo của trí huệ Phật mà chỉ bày, dẫn dắt, đánh thức tuệ giác của chúng sanh, khiến họ thoát khỏi nghiệp thức mê mờ, lầm lạc.
Từ xưa tới nay, những người con Phật nhờ biết áp dụng phương tiện tối thắng của Phật, đồng thời tự giácchân chính tu hành, một khi hốt nhiên nhận ra cái chỗ mình đã từng tưởng lầm, thấy lầm, biết lầm, thì, chỉ trong sát na, một khoảnh khắc chưa đầy một phần trăm của một giây, một phần trăm của một cái chớp mắt, liền trực tỉnh, hết lầm, tức ngay đó cũng là cái thấy biết chơn thật hiện tiền, là ngộ. Ngộ là ngộ cái gì? Ngộ chính bổn tánh thường hằngtự tại, phi sanh diệt của mình, ngộ tánh thấy biết chơn thật, nguyên ủy, tuyệt đối, cũng là Tánh Phật-chúng sanh. Ngộ, chợt ngay đó, trước mắt, liền biết như thật “nhất thiết pháp vô ngã”, không phải thật có; biết như thật thật tướng của tất thảy các pháp tướng là không một tướng nào, là vô tướng; ngay đó mọi trật tựđịnh kiến, sự đặt tên lên các pháp tướng hư huyễn, do cái thấy lầm, biết lầm, chia cắt, phân biệt từ vô thỉ tới đời này cho đến một sát na ngay trước mắt trở về trước, tất thảy liền vỡ vụn, rơi rụng, tan biến, tuông đổ... nhường chỗ lại cho cái thấy biết xuyên suốt, tự tạituyệt đốivô sanh.  Chợt ngộ, tâm Phật, tâm chúng sanh đồng một thể, nhứt như, nói không thể tới. 
Qua những giòng chữ này mà tôi đang cùng bạn mình trao đổi, thật tình  chẳng khác như người trong chiêm bao cùng nói chuyện với nhau, cũng nói, cũng nghe, cũng hiểu nhưng mà là nói, nghe, hiểu, biết trong phạm vi cảnh giới chiêm baocảnh giới của vọng thức kiến chấp “ngã-pháp”, của vọng tâm phân biệt, tức hiểu biết bằng tri thức sanh diệthiểu biết chỉ trên bề mặt của pháp tướngtrói buộc với nhị nguyênnhơn quả.
Thấy, nghe, hay, biết (kiến, văn, giác, tri) đó là cái thấy biết mê mờ, lầm lạc tự trói buộc theo nghiệp thức, biến hiện, mất còn, đến đi, sanh tửhệ lụy thời gian và không gianhoàn toàn không phải là trạng thái tỉnh thức trong cái thấy biết “một”toàn phần, tuyệt đối, không đến đi, không tăng giảm, vượt quá không gian và thời gian, trong đây không năng không sở.
Tuy nhiêngiả như người trong chiêm bao là chúng ta đây, nói chuyện Phật pháp với nhau, mà có người hữu duyên hữu hạnh, hốt nhiên trực tỉnh, thoắt vụt ra khỏi cơn mê dài trói buộc của giấc chiêm bao trường lưu sanh tử, thì đó quả thật là phúc đức hy hữu cho người đĩ vậy.
Thế nên, để không còn cứ phải sống, chết liên miên bất tận trong chiêm bao nữa, để biết như thật, sống như thật trong trạng thái tỉnh thức, vượt lìa khổ đau của nghiệp thức mê lầm, thì chúng ta không có cách nào khác hơn là phải biết mượn phương tiện là pháp Phật để áp dụng tu và hành, dẫn đến tự chứng tánh biết, cũng là ngộ bản thể nguyên ủy vô sanhVô sanh thì vô diệt vậy.
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thị hiện thế gian, thuyết hằng vạn pháp môn để tùy duyên cứu độ chúng sanh.  Mong rằng, mỗi Phật tử chúng ta nên sáng suốt tự lựa chọn cho mình một pháp tu thích hợp với căn cơtrí tuệphúc đức của mỗi người để việc tu hành được kết quả viên mãn, như nguyện.  
Mong rằng, nhờ chút duyên lành thí pháp nhỏ nhoi nơi đây mà kẻ học Phật đang cịn mê nhiều hơn tỉnh này, có thể đáp đền phần nào trong muôn một đại ân đại đức của ba đời chư Phật và Bồ tát dành cho cõi này, đời này và hết thảy chúng sanh cùng tôi đang sống. Chư Phật đã ban phát diệu pháp giải thoát cho chúng sanh khắp các cõi, trong đó có mảnh thức biết mê lầm từ vô thỉ đã lìa bỏ Phật tâm thanh tịnh, tự lưu xuất, tuông chảy, kết buộc vọng nghiệp tử sanh, phải chịu luân hồi nhơn quả, cũng là cái "tôi" bây giờ đây, mong được cùng khắp pháp giới chúng sanh, ai ai cũng đều hữu duyênrốt ráo tỉnh giấc mê dài.
*
I.  Trả lời câu hỏi thứ nhất. Lời dạy của đức Phật, cũng là chân lý của Phật đạo “Nhất thiết pháp vô ngã” cùng những câu có ý nghĩa tương tựxuất hiện khá nhiều trong các kinh Đại thừa Phương đẳng. Riêng người viết do đang hành trì Kim-cang kinh, nên xin trích dẫn một đoạn ngắn trong bổn kinh này mà đức Phật đã dạy Tôn-giả Tu-bồ đề và đại chúng trong pháp hội Kim-cang Bát nhã để các bạn đạo chúng tacó thể dễ dàng truy cứu gốc tích và tham khảo thêm.
Tại phần thứ 17, phẩm “Cứu cánh vô ngã” của bổn kinh Kim-cang (bổn phổ thông nhất hiện tại do ngài Tam-tạng Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán tự) có đoạn đức Phật dạy ngài Tu-bồ đề: “Thị cố, Phật thuyếtnhất thiết pháp vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanhvô thọ giả - Cho nên Phật nói tất thảy pháp không có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Và trong suốt bộ kinh, ý chính của hầu hết những lời dẫn dắt của Thế-tôn đều xoáy vào trọng tâm là phá chấp “ngã và pháp”. Tuy nhiên chúng tôi chỉ nêu lên đây một câu tiêu biểu mà thôi. Còn những ai muốn phát tâm hành trì hay nghiên cứu sâu rộngcặn kẽ hơn thì có thể tìm đọc tụng trọn bộ 32 phần của bộ kinh này. 
*
Tự thỉ uyên nguyên, Phật và chúng sanh đồng một tâm, là cái "Tâm Biết" tuyệt đối, chơn thường như nhứt, không thiếu không dư, không tăng không giảm, không sạch không nhơ, không sanh không diệt. Tự thể của tâm biết vô tướng, tức không một tướng nào, là "Như". Nĩi “như”, cũng chỉ là cách mượn phương tiện ngôn ngữ để khái niệm hay hình dung trạng thái của tâm, tạm hiểu như hư như thật, như có như không, rổng rang, vắng lặng, không sáng cũng không tối, không đến cũng không đi, không mê cũng không ngộ.
“Như”, tạm ví như hư không, không phải có cũng chẳng phải không, không đến cũng không đi, không còn cũng không mất. Tự thể của hư không, không sáng cũng không tối. Có sáng hay có tối, đó là do ánh sáng của mặt trăngmặt trời xuất hiện hay biến mất trong hư không, còn tự thể của hư không thì không đến đi, không sáng tối, không biến không hiện, không giảm không tăng, nên nói tạm mượn hư không làm ví dụ là vậy. 
Tự tánh của tâm biết tuyệt đối là "không-biết", là "Vô", là vô-tri, vô-tâm, là không có đối tượng để biết, tức không có gì không biết.
Nói đồng một tâm, cũng tức là chỉ cái thể tánh ban sơ, nguyên ủy trọn thanh tịnh của tâm Phật-chúng sanh, khơng phải một, khơng phải hai, cũng chẳng phải khác, là chơn tâm, chơn ngã, gọi sao cũng được, cũng chỉ một nó, mà trong đây một chút pháp "có" cũng không, một chút pháp "không" cũng không thể được, trong trẻotuyệt đối, không gì có thể là hai, là khác.
Tâm Phật-chúng sanh, nguyên ủy, tuyệt đối, chơn thường, rỗng lặng mà cực linh cực diệu, hay sanh muôn pháp. Thế nào là hay sanh các pháp? Chỉ một niệm thức tâm máy động (Tâm Phật-chúng sanh ngay đó không còn nhứt như mà là hai, là khác) thì muôn pháp huyễn hóa tuông sanh, thế giới hiện tượng tuông chảy trùng trùng điệp điệp, khiến chúng-sanh-tâm hệ lụy vào thời và không, tự khắc có cái thấy biết mê lầm, chấp tứ tướng huyễn hóa (ta, người, chúng sanhthọ mệnh) của cảnh giới hư ảo trước mắt làm thật có. Từ chỗ vọng chấp tứ tướng làm thật có, khiến thức tâm vọng khởi phân biệt, chia cắt, đối đãi nên thấy có ta người, đến đi, sướng khổ, lớn nhỏ, sáng tối, mất còn, sống chết.... Một niệm chân chính, một niệm vô phân biệt được điều chỉnh, tức khắc các huyễn pháp thâu nhiếp trở về “bổn tánh chơn không”, cũng tức là tự rụng rơi, tan biến không vết tích, nhường chỗ lại cho sự trong sángtuyệt đối, chơn thường, nhứt như của tâm Phật-chúng sanh, chẳng khác mây đen bay qua, tan biến, nhường chỗ cho bầu trời thênh thênh trong sáng.    
Tự thỉ trong đây, không một pháp có thể gọi rằng được hay không được, vì tự tâm Phật-chúng sanh vốn rỗng lặng, trong sángtuyệt đối.
Nói thường hằng là tạm mượn từ ngữ để chỉ thể tánh tự tại, không đến đi, khơng tăng giảm, không sanh diệt của tâm Phật-chúng sanh. Nói nhứt như là chỉ tâm Phật, tâm chúng sanh chưa từng rời lìa nhau. Nói chơn không, cũng chỉ là một cách nói, một cách miễn cưỡng mượn tính khái niệm của ngôn ngữ cùng ý thức nhị nguyên sanh diệt của loài người để hình dung,  tạm hiểu, tạm đặt tên, tạm diễn tả hay chỉ trỏ về một cái gì đó bên ngồi cái “ta của ý thức”, không hình tướng, chơn thường, rỗng lặng, không đến không đi, không thêm không bớt, mà chúng sanh hữu tình ai ai cũng tự sẵn có, ai ai cũng tự gồm chứa, nhưng lại hoàn toàn không thể "biết" được, không thể tiếp cận được, vì nó không phải là đối tượng để có thể hiểu biết.  
Không ai có thể biết được "nó". Vì “nó là như vậy”, là “như thị”, là tuyệt đối. Nói “biết nó” thì ngay đó với nó đã là sai khác, là hai, là đối đãi, là nó chẳng còn chơn thật như-chính-nó nữa. Thật nó thì không ai có thể nói “biết”. Còn đã thật sự biết nó thì không thể mở miệng, vì kẻ biết kia chính thiệt là nó, là một, là tuyệt đốitịch tĩnhvô ngôn. Thí như hư không tuyệt nhiên không thể mở miệng, chỉ trỏ về nó.
Cái chỗ “hoàn toàn không biết nó” ở đây của tánh Phật-chúng sanh, cũng chẳng khác cái chỗ mà đức Lão-tử muốn đề cập về chơn đạo của Ngài, được thể hiện ngay trong phần mở đầu của quyển Lão-tử Đạo-đức kinh, rằng : “Đạo khả đạo, phi thường đạo. Danh khả danh, phi thường danh”  – Tạm diễn dịch “Đạo mà có thể nói tới được thì chẳng phải là chơn đạo, chẳng phải là đạo thường hằngtuyệt đối. Tên mà có thể đặt ra để gọi, thì chẳng phải là tên chơn thật, thường hằng, như-thật- nó- là”.  
Tự thể “Nó”, "cái đó" cùng với thức tâm phân biệtlăng xăng, thường biến, có đến đi, sống chếtcủa mỗi chúng sanh, trong từng mỗi giây phút, trong từng mỗi nhứt cử nhứt động, tự vào ra thông lưu nhau vô ngại, nhưng lại thiệt chẳng phải một, chẳng phải hai, cũng không phải khác, vì thế không ai có thể nĩi biết được nó. Tạm thí dụ như con mắt và cái thấy. Cái thấy không phải ở trong, ở ngoài hay ở giữa con mắt. Cái thấy thông lưu vô ngại cùng con mắt, nhưng con mắt và cái thấy không thể bảo là một, nhưng cũng chẳng phải thiệt hai, cũng không phải là cái gì khác. Con mắt thấy tất cả những gì ngoài chính nó. Mọi sự vật ngồi con mắt đều là đối tượng để nĩ cĩ thể nhìn thấy, trừ chính nĩ ra, nĩ khơng thể thấy. Cái thấy khơng thể thấy chính nĩ. Cịn về mặt tương đối của pháp tướng, nếu ta dùng phương tiện là gương soi thì con mắt cũng có thể thấy cái bóng ảo bên ngoài của nó, chỉ bên mặt ngoài của cái bóng ảo thôi, mà không thể thấy cái tánh thấy của chính nó.
Còn ở đây chúng ta đang dùng tri thứcngôn ngữ để nói về “nó” cũng vậy; nó, tức tánh biết tuyệt đối cùng với tâm thức sanh diệt của mỗi người chúng ta thông lưu vô ngại nhau, nhưng không thể nói là một, cũng không phải hai, cũng không phải khác. Bỡi nếu là một thì cái một kia hoàn toàn không thể mở miệng, chỉ trỏ, vì nó không có đối tượng để biết, nó là tuyệt đối. Thế nên khi chúng ta nói về nó thì cũng chỉ có tính cách mượn khái niệm để hình dung mà tạm chỉ trỏ, mường tượng, hiểu biết về nó một cách tương đối, như mượn gương soi để thấy mắt mà không thật sự thấy được cái tánh thấy của con mắt.  
Thức tâm của mỗi chúng sanh, cũng là thức biết, là tướng huyễn hóa xuất sanh từ cái tâm biết tuyệt đối, cực linh, cựcdiệu, cũng là Phật tánh. Thức biết này cĩ trọn đủ tánh linh diệu của tâm biết tuyệt đối; nĩ biến hiện vô thường, có thể biết nhiều thứ rất khó biết, trừ ra chính cái tánh "biết" nguyên ủy mà nĩ thường ra vào, thơng lưu vơ ngại nhau, thì nó lạikhông thể biết. Bỡi một khi cái tánh biết, cũng là cái tâm biết tuyệt đối của tâm Phật-chúng sanh được biết như thật, như-chính-nĩ-là, thì cái biết vọng (thức tâm) và cái được biết kia (tánh biết nguyên ủy) liền là một,  nhứt như, tuyệt đối, là như bóng “thể nhập một” với hình, ngay sát na đó cũng chính là sự trở về nguồn cội, trở về với cái “tâm biết uyên nguyên” của dòng thức biết huyễn hoá đã lưu lãng vô định từ lâu đời lâu kiếp theo nghiệp thức vô minh.
Thức biết ấy không là gì khác, mà chính là bóng dáng huyễn hoặc của cái tâm biết tuyệt đối cực linh, cực diệu biến sanh.Những mảnh thức tâm kia, từ thuở bất giác trùng trùng duyên khởi từ tánh biết, nhờ không mất tính linh diệu bổn lai, đã tự kết buộc với thế giới huyễn hoặc, vọng sanh vọng diệt do chính thức biết ấy vọng lập, tạo tác. Không có thức biết này thì sẽ không có thế giới chúng sanh, không có vọng nghiệp nhơn quả. Sơn hà, đại địahàm linh hữu tình, vô tình, …vv, tất thảy mọi pháp tướng sanh diệt, biến hiện đều từ một thức biết này vọng lập, biến sanh, pháp pháp trùng trùng, đầy khắp các cõi. Không có thức biết này, tất thảy đều không, là chơn không, chơn ngã, là thể tánh tuyệt đốithanh tịnh,không một pháp có thể được, là tịch tịnh Niết-bàn. Những mảnh thức biết ấy, bôn ba lưu lãng, tự trói buộc vọng cảnh, vọng nghiệp nhơn quả, mê mờ quên mất đường về lại cái tâm biết tuyệt đối, cũng là cái tâm không biết, Vơ, Vơ tri. Một khi chợt ngộ bổn tâm nguyên ủy, tức thể nhập bản thể chơn thường như nhứt, thì không còn gì có thể là hai là khác trong đây nữa, mà là tự "một" với tánh biết ban sơ. Tánh nguyên uỷ ban sơ cũng là tánh "không biết", cũng là cái tâm "vô", vô trivô ngônvô ngãvô tâmvô sanhthường hằngtuyệt đốilinh diệu, hay sanh các pháp.
Một khi chợt biết như thật tâm biết tuyệt đối, thì ngay đó tánh “năng-biết” liền tự "một" cái tâm biết, trở nên tuyệt đốivắng lặng. Tới chỗ thể nhập “một” này, như uống nước nóng lạnh tự biết mà không thể nói năng, mô tả một cách đúng như thật cái cảm nhận nóng lạnh. Nên nói, không ai có thể biết được "nó" là vậy. Còn những gì chúng ta đang nói về…"nó" đây, cũng chỉ mang tính khái niệm, đăït tên, chỉ trỏ, đối đãihoàn toàn không phải như thật "như-chính-nó-là". 
Nguồn cội này chính là chỗ mà đức Phật đã dành trọn bốn mươi chín năm, bằng với tất cả mọi phương tiện thiện xảo có thể được, để quyền biến chỉ đường cho chúng sanh tỏ ngộ một nó. Nhưng vì nó là cái toàn thể tuyệt đối, không gì không phải là chính nó, nên không ai có thể biết được nó. Mọi quan năng, tình tưởng, tri thức không thể với tới nó, không thể tiếp cận được nó, nên không ít lần đức Phật đã nói xa, nói gần để dẫn dắt trong một chừng mực nào đó mà ngôn ngữ loài người có thể làm được, về cái chỗ bất khả thuyếtbất khả tư nghị ấy: "Suốt bốn mươi chín năm thuyết pháp mà môi ta chưa hề động". Hoặc là "Người nào nói ta có thuyết pháp là kẻ ấy chê Phật". Vv...
Ý chỉ của đức Phật thầm hé lộ về chỗ không gốc gác, thâm sâu, cao viễn, cũng là nguồn cội vô sanh, giải thốt sanh tử, ẩnchứa trong những lời trên cùng những lời tương tự khác, chính thiệt là kho tàng vô giá, không gì có thể sánh được mà Ngài cũng như những vị Phật khác trong vô lượng kiếp trước đó đã ân cầngởi gắm lại cho thế gian.
Chúng sanh còn một chút thức biết, một chút vọng thấy, vọng biết vướng mắc khái niệm nhơn quả nhị nguyên, cịn vọng tâm phân biệt trĩi buộc pháp tướng trước mắt, thì không làm sao thể nhập một, thật biết được "nó". Một khi tự chặt đứt được mọi vướng mắc dây mơ rễ má với cái tâm vọng lập, hệ lụy nhị nguyên, cũng là làm cùn mòn thức biết, tức  vọng tâm phân biệt thì tự thể trong đây liền rổng rang, vắng lặng, không một pháp có thể được, ngay đó là mỏm cuối cùng của đầu sào trăm trượng, chỉ cần buông tay bước một bước là hốt nhiên thể nhập cội nguồn nguyên uỷ vô sanh. Đây là ranh giới mỏng manh nhứt, là chỗ thuận lợi nhứt, là con đường ngắn nhứt để thức biết sanh diệt trở vềthể nhập làm một cùng tâm biết tuyệt đối, cũng là chúng sanh tâm ngộ nhập Phật tâm.
Nói chơn, nói không, nhẫn đến nói không không, thì cũng chỉ là việc tạm mượn từ ngữ trong cảnh giớinghiệp thức để khái niệm thể tánh chơn thật một cách tương đối mà thôi. Với nĩ, tri thức, tình tưởng, ngôn ngữ hoàn toàn không có khả năng tiếp cận, để "biết" như thật "như-tánh-nó-là", vì tự thể nó đối với tri kiếnloài người thì nó là "vô", là như thật như hư, như không như có, không một tướng nào, là phi đối đãi, là vô ngônbất khả thuyếtbất khả tư nghị. Cho nên sự nói năng, nghĩ tưởng, thấy, nghe, hay, biết (kiến, văn, giác, tri) của hữu tình đề cập về "nó" hoàn toàn có tính cách tương đối, rất giới hạn, như gãi ngứa ngoài giày mà thôi. 
Tự thỉ uyên nguyên, Phật và chúng sanh đều chẳng hề có tên gọi, vì ngoài tự thể trong trẻotuyệt đốivắng lặng thì hoàn toàn chẳng có chút gì có thể lập thành trong đây. Một chút khái niệm mong manh như mỏm đầu nhỏ nhất của sợi tóc măng còn chẳng thể được, thì làm sao có thể có, dù chỉ là một chút ý tưởngthoáng hiện để có thể phân biệt là hai, là khác, là đối đãi, là gì gì trong đây. Thế nên không ai có thể biết được nó.
Tự thỉ uyên nguyên, tâm chúng-sanh đương thể như nhưbất động là Phật tâm, cũng là cái tâm biết chơn thật, thường hằng, tịch lặng, không sanh, không diệt. Hốt nhiên vào một thuở xa xăm nào đó (người viết tạm mượn từ ngữ "thuở xa xăm" có tính cách chỉ thời gian lâu xa để chúng ta dễ hiểu mà thôi, chứ tự tánh vô sanh, bất biến và chơn thật, thì tự thỉ chí chung, chỉ gồm trong một niệm chơn chánh, không quá sát-na, khơng hệ lụy thời gian và khơng gian) vô cớ trongđây bất giác động tâm, niệm khởi, cũng là tánh biết tuyệt đối của Phật tâm bị dấy động, tức thì pháp pháp huyễn hoá từ tánh biết cực linh, cực diệu duyên sanhbiến thành thế giới vọng thức trùng trùng, và từng mỗi pháp là từng mỗi thức tâm hư huyễn, chu lưu biến khắp pháp giới. Những thức tâm này cũng chính là thức biết, nhưng mà là vọng biết, vọng sanh, vọng diệt, chẳng phải thật có. Vì là những vọng pháp huyễn ảo, không phải thật có, không có tự tánh riêng biệt, nên nói tất thảy pháp vô ngã. Thí như tự nghịch ngợm nhấn mắt, thì liền thấy có hoa đóm xảy sanh trong không, muôn hình muôn tướng, và chúng ta biết là những hoa đóm ấy không phải thật có. Thế nhưng tự trong cảnh giới của hoa đóm, từng mỗi hoa đóm lại mê mờ, lầm chấp từng mỗi cá thể hoa đóm và các hoa đóm khác tương quan, tương tác là thật có. Cho nên nói, tất thảy pháp trước mắt chẳng phải thật không, cũng chẳng phải thật có, là vậy. Chúng sanh trong cảnh giới vọng thức, vọng nghiệp nhơn quả này cũng như thế, chẳng phải thật chúng sanh, mà chỉ tạm gọi là chúng sanh mà thôi. Cả sơn hà đại địa, cả thế giớinày cũng vậy, đều là tướng huyễn hoá biến sanh từ thức tâm, chẳng phải thật có. Thế nhưng vẫn gọi đó là chúng sanh, vẫn gọi đó là thế giới, vì chúng ta đang sống trong trạng thái chiêm bao, trong cảnh giới chiêm bao, tưởng rằng mọi thứ đều thật cĩ.
Có nghĩa là, nếu được ngắm nhìn từ góc độ chơn thật của cái tâm biết, thì những chúng sanh đó chính là các thức tâm huyễn vọng, là những bóng hình ảo hóa duyên khởi từ trong tánh biết bị dấy động mà tuông sanh. Chúng sanh huyễn sanh, huyễn diệt, không có tự tánh, nên nói không thật có, là phải. Thế nhưng, nếu những chúng sanh kia được ngắm nhìn từ bỡi chính những chúng sanh ấy trong cảnh giới chúng sanh, cũng là những thức biết biến sanh, trong cảnh giới nhị nguyên do chính thức biết vọng biết, vọng lập, như chúng ta đang nói chuyện đây, thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận là chúng ta không phải chúng sanh, hay chúng sanh ấy kể cả cái “ta” không phải thật có được. Cho nên mới nói, chúng sanh đó cũng chẳng phải thật không. Chỉ có điều, nếu từ trong tánh biết chơn thật mà nhìn, thế giới chúng ta đang sống chẳng khác cảnh giới trong mơ của những kẻ mê ngủ, chiêm bao, mộng mị.
Trong kinh Kim-Cang Bát-nhã Ba-la-mậtđức Phật đã chỉ dạy một cách rõ ràng, chơn thật:Đĩ chẳng phải là chúng sanh, cũng chẳng phải là khơng phải chúng sanhChúng sanhchúng sanh đó, Như-lai nói chẳng phải chúng sanh, chỉ tạm gọi là chúng sanh mà thôi- Bỉ phi chúng sanh, phi bất chúng sanhChúng sanhchúng sanh giả, Như lai thuyết phi chúng sanh, thị danh chúng sanh" cũng là nghĩa lý, do từ hai cái thấy biết khác nhau của thánh trí và phàm tình.  
Có nghĩa là, bằng với cái thấy biết của nhục nhãn thường tình, tức thấy biết chấp thủ pháp tướng, do mê mờ nhơn quả, chấp có thật ngã, thật pháp, nên nói là chúng sanh, vì tưởng chúng sanh là thật pháp. Còn với con mắt của  Phật nhãn, cái thấy biết của chơn linh trí huệtỏ rõ sáng suốt, lìa tất thảy tướng, biết như thật thật tướng chúng sanh huyễn hóakhông thật có, vô ngã, nhưng vì để tuần tự phương tiện dẫn dắt độ ngườiđức Phật mới dạy rằng, những pháp tướng mà chúng ta cho là chúng sanh đó, không phải chúng sanh, cũng không phải không phải chúng sanh, mả chỉ tạm gọi là chúng sanh. Vì sao đức Thế tôn dạy là không phải chúng sanh, cũng không phải là không phải chúng sanh? Tại sao Ngài biết như thật, rằng đó không phải thiệt chúng sanh mà chỉ là các pháp hư huyễn, vọng sanh của tâm thức, nhưng ngài lại không phủ nhận ngay, mà lại nói tạm gọi là chúng sanh mà thôi? Bỡi vì ngài tránh, không để cho chúng ta rơi vào kiến chấp nhị biên, tức trói buộc với hai pháp thường kiến và đoạn diệt, tức có-không, thường-đoạn hệ lụynhơn quả.
Không thể công nhận kia là chúng sanh (chấp thường), cũng không thể gọi kia là chẳng phải chúng sanh(chấp đoạn), mà chỉ tạm gọi là chúng sanh mà thôi, là Thế tôn dẫn dắt chúng ta đi vào con đường giữa, con đường không thường cũng chẳng chấp đoạn, cũng là Trung-đạo. Và phương tiện hy hữu này là con đường tối thắng, là chiếc bè trí tuệ có thể đưa dắt chúng sanh trót lọt sang bờ kia.
Tạm gọi là chúng sanh, tạm gọi là thế giới, tạm gọi là tất thảy tướng vv…vì những pháp tướng đó đều là huyễn hóa, do duyên hợp thành, hết duyên thì tiêu tán, không phải thật có, nên đức Phật mới tùy thuậnnhơn duyên phá cái tâm lầm chấp ngã chấp pháp lần lần của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta sáng tỏ bổn tâm, thì tự khắc biết như thật lời chơn thiệt của Như-lai.   
Từ cái thấy biết chơn thật của bổn tánh, cái thấy biết toàn thểvô phân biệt, thì vạn pháp trước mắt đều là huyễn hĩa, khơng thật cĩ, nên đức Phật mới dạy là chúng sanh đĩ chẳng phải chúng sanh. Từ cái thấy biết của thức ý sanh diệt, tức cái thấy biết của tâm phân biệtchấp thủ pháp tướng, thì vạn pháp trước mắt rõ ràng là sai biệt nhau, nên đức Phật mới dạy tạm cưỡng gọi là chúng sanh để tùy thuận nhơn duyên mà khai thị lần lần vậy.
Những mảnh thức tâm kia rất linh diệu, cĩ tất cả mọi đặc tính của tánh biết nguyên ủy, hay sanh các pháp; nĩ như một thợ vẽ đại tài, vẽ đủ mọi thứ nĩ muốn vẽ, tức thường hay vọng niệm, tạo tác thế giới vọng nghiệp, vọng lập khái niệm để phân biệt, đặt tên đối tượng bỉ thử hệ lụy theo nhị nguyên nhơn quả, vọng chấp chính nó cùng thế giới chúng sanh trong vọng thức (ngã, pháp) làm thật có, tự ràng buộc nhau, nên mê mờ quên mất bổn tánh uyên nguyên. Từ chỗ lầm chấp ngã-pháp làm thật có nên liền có tứ tướnghuyễn hoặc, sanh diệt hiện tiền (tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng), những mảnh thức tâm kia tự buộc chặt  vào cảnh giới nghiệp thức nhơn quả. Chúng sanh cứ thế sống chếtchết sốngliên tục theo vọng nghiệp. Chúng sanh đĩ, cũng là những mảnh thức tâm, là bóng hình của chơn tâm biến sanh, ngày càng tự xa lìatự cách biệt chơn tâm xa vời sâu thẳm hơn, cũng là vơ minh tơ đắp ngày càng dày hơn.
Từ vô thỉ nhẫn đến nay, những mảnh tâm thức ấy, cũng là bóng dáng huyễn hoá sanh diệtliên tục tạo tác, lặn ngụp trong cảnh giới vọng nghiệp nhơn quả, chịu khổ đau bất tận vì tự trĩi buộc theo vọng nghiệp sanh tử. Thí như người ngủ mê thấy chiêm bao, chấp cảnh trong chiêm bao làm thật có khiến thấy có vui buồn, khổ sướng, đến đi, sống chết liên tục trong vọng cảnh đó.
Tới đây thì có lẽ ông bạn cũng đã phần nào sáng tỏ lời dạy của đức Phật rằng: “Nhất thiết pháp vô ngã”. Tất thảy các pháp tướng đều không phải thật có, là huyễn giả, hư vọng, nên trong kinh Kim-cang, đức Phậtđã chỉ ra rằng,  ngay đến ba mươi hai tướng quí của Ngài, cũng đừng xem đó là Như-lai, đừng lấy âm thinh mà Ngài đang thuyết pháp trên tòa mà cho đó là Phật thật. Pháp thân chơn thật của Như-lai, phải hiểu là nghĩa “Như” của các pháp, là không từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu, là lìa tất thảy các pháp tướng. Bỡi thế Ngài mới dạy: bằng lấy sắc thấy ta, lấy âm thinh cầu ta, kẻ ấy hành tà đạo, chẳng tỏ rõ Như-lai.
Cuối thời kinh, Ngài đã khuyên nhủ và cảnh giác đại chúng phải biết nhìn vạn pháp bằng cái tâm như như bất động, coi các pháp hữu vi như mộng mị, bọt bèo, như lằn chớp, như bóng ảnh, như sương, như điện, không trụ chấp vào tất thảy các pháp tướng, thì mới mong nhận chân được thật tướng vô tướng của các pháp, cũng là tự sáng tỏ tánh biết, là không lầm nhân quả, là tự vượt thoát vọng nghiệp sanh tử.
Theo tôi nghĩ, những ai có đầy đủ tín lực, tin vững chắc, không gì lay chuyển nổi đối với sự hy hữu, nhiệm mầu của pháp Phật, tự xét thấy mình có gồm đủ phước duyên, trí tuệ và sự dõng mãnh của tự thân, thì hãy nên hành trì Kim-cang kinh. Hãy biết mượn trí tuệ của những lời dạy trong kinh để phá nát cái lầm biết, lầm thấy đã ăn sâu, mọc rễ trong ta từ bao đời bao kiếp nào. Hãy biết nương mượn vào con thuyền Bát-nhã này để tự vượt qua biển nghiệp thức mê mờ vì vô minh trói buộc.  
Mong rằng qua lá thư nhỏ này, ông bạn sẽ tháo gỡ được sự vướng mắc của tự thân đối với các pháp tướng hư ảo, huyễn vọng mà từ lâu đã thấy lầm, biết lầm, cũng như hệ lụy khắn khít vào nó không sao lìa được. Nhận ra được chỗ này thì từ đó, tự thân lần lần bóc tách, cởi bỏ tất thảy những gì mà mình xưa naytự buộc lấy mình, thể nhập Trung-đạo, biết như thật thật tướng các pháp là hư huyễn, giả dối, không một tướng nào. Rồi tiếp theo dùng bổn tâm rổng rang, trong sángchân thật “vô ngã, vô nhơn, vô chúng, vô thọmạng” mà  hành trì Phật pháp, làm tất thảy các pháp lành có thể làm được trong đời này để độ người, nhưng không trụ chấp, vướng mắc vào các pháp lành đó, cũng là thực hành hạnh bố thí vô tướng của Bồ-tát vậy.
Mong thay!                  
*
II. Trả lời câu hỏi thứ hai. Tự trong vọng nghiệp nhân quả, tức cảnh giới chúng ta đang sống, đang hít thở, chúng sanh hữu tình ai ai cũng tự sẵn chứa tánh Phật nguyên ủy, nhưng không ai có thể biết được nó. Bỡi cớ sao? Vì nó là tánh chơn linh tuyệt đối, không phải là đối tượng để cho các dòng vọng tưởng huyễn hoặc, sanh tử, thường biến của thức tâm này có thể tiếp cận, cĩ thể vói tới, hay hiểu biết, trừ khi chúng sanh ấy biết mượn pháp Phật, rồi chân chính tu hành mà tự chuyển thức tâm mình thể nhập làm “một” ngay đĩ với nĩ.
Pháp Phật linh diệu nhiệm mầu, không giấy bút nào, ngôn ngữ nào có thể nói ra, có thể nghĩ tưởng được. Tuỳ tâm tạo tác nghiệp quả thiện ác nặng nhẹ, tuỳ căn cơ trí tuệ, duyên phần, tội phước của từng mỗi chúng sanh mà đức Phật đã tùy duyên thuyết pháp hằng vạn pháp môn, chứa đựng trong mười hai phần giáo điển, cao thấp có ba Thừa, lâu mau có Giáo, có Tông, trí ngu có đốn, có tiệm, chậm lụt hay linh lợi có tiệm tu tiệm ngộ, có đốn ngộ tiệm tu vv…. và vv.
Trong khuôn khổ một lá thư ngắn, ở đây người viết chỉ xin nói lướt qua để các bạn hiểu một cách đại lược mà thơi. Còn về phần thực hành hay nghiên cứu sâu xa thì mỗi người tự biết tuỳ thuận căn cơ, duyên phước, trí tuệ của từng người mà chọn cho mình một pháp tu thích hợpTuy nhiên, dẫu chọn pháp mơn nào đi nữa thì đích tối hậu của người tu cũngkhơng ngồi cứu cánh là giải thoátsự trói buộc của thức tâm sanh tử, thường biến, do thấy lầm, biết lầm từ vơ thỉ, cũng là sáng tỏ bổn tánh chơn thật, tuyệt đối, cũng là trở về làm "một" Phật tâm nguyên ủy vô sanh. Khơng cĩ nhân sanh thì làm sao cĩ quả diệt. Nên vô sanh thì vô diệt. Vô sanh vô diệt là tịch tịnh Niết-bàn.  
Chơn tâm sẵn có trong từng mỗi chúng sanh, tự thỉ chí chung "nhứt như", là "đồng một" Phật tâm không khác. Gọi "cái đó" là chơn tâm cũng chỉ là một cách nói, để biện biệt với chúng sanh tâm mà thôi, chứ bổn thể "nó" tuyệt đối, không tên, không tuổi, không hình, không tướng, không đến, không đi, không sanh, không diệt, tịch nhiên, rổng lặng, nhưng lại hay khéo duyên, xuất sanh các pháp. Vì bổn tánh của tâm chơn nguyên cực linh cực diệu hay sanh muôn pháp, biến khắp pháp giới, nên từ vô thỉ, chỉ vì một niệm bất giáccủa chúng sanh trong đây dấy động, mà hốt nhiên biến sanh trùng trùng pháp giới, khiến chúng sanh (cũng là những mảnh tâm thức - thức biết) mê mờ bổn tánh thường hằng thanh tịnh, tự tuông chảy vào biển vọng thức, tự trói buộc cảnh giới vọng nghiệp do từ chính vọng thức tạo tác, biến sanh. Do mịt mờ chơn tánh, cũng là tự quên mất tánh biết bổn lai, nên chúng sanh lầm chấp bóng hình biến sanh từ vọng thức làm thật có, vọng khởi chấp ngã chấp pháp, vọng lập năng biết sở biết, vọng khởi phân biệt,ï trói buộc nhị nguyênmê lầm nhơn quả huyễn hoặc khiến phải tiếp nối tử sanh trong vô lượng kiếp vọng, kết buộc vào sáu đườngba cõi, chín loài chúng sanh theo nghiệp báo, không biết đường trở về lại bổn tánh nguyên uỷ vô sanh.
Bổn tâm chơn nguyên phi sanh diệt, hay là chơn tâmPhật tâmPhật tánh, tánh biết bổn lai, vv…. đều là sự mượn từ ngữ để tạm đặt tên, gọi thế nào cũng chỉ một nó, cũng đều có tính cách biểu thị theo khái niệm, còn thật tánh của nó, cũng là đệ nhất nghĩa, thì bất khả thuyếtbất khả tư nghị, mà ngôn ngữtri thức, tình tưởng chẳng thể vói tới.  Cho nên, chợt khi nói về "nó", biết về nó, thì đối với người nói, người biết kia, nó tức khắc trở thành một pháp tương đối, không phải đúng như thật tánh "tuyệt-đối-nó-là". Một khi thật biết nó thì liền cùng nó không hai không khác, là tuyệt một, nên không thể mở miệng được. Chợt mở miệng hay động tịnh, nghĩ suy thì ngay sát na đó, liền cùng nó chia lìa, là ngàn trùng cách biệt
Thế nên, khi vừa mới giáng sanh trong cõi này để thực hành đại nguyện từ bi cứu độ, tánh chơn linh đã được đặt vào miệng của bậc anh nhi Đại-Thánh-trí. Nghĩa là, theo truyền thuyết, vừa mới sanh ra từ hông mẹ, bậc Đại-Thánh-trí đã biết đi, biết nói. Vừa bước đi bảy bước trên bảy đoá hoa sen từ chơn không hiện ra nâng đỡ đôi chân, anh-nhi Tất-Đạt-Đa một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, dõng dạt tuyên bốtrước trời người trên mặt đất: "Thiên-thượng, Thiên-hạ, duy Ngã độc tôn - Trên trời, dưới trời (dưới đất) chỉ có "Ngã" là độc nhất tối tôn, tối thượng".
Cái từ "Ngã" được Ứng-Hoá thân của một vị Đại Bồ-tát vừa mới giáng sanh cõi này để làm Phật, mà cũng là vị Thiên, Nhơn Sư đại từ-bi, đại trí-huệ của hiền kiếp này đề cập trong tám chữ trên, chính là "Chơn-Ngã", là Phật tâm uyên nguyên, cực linh cực diệu, cũng là cái tâm biết không từng sanh diệt, là chơn tâm, chơn tánh, tối tôn, tối thượngbất khả thuyếtbất khả tư nghị mà chúng sanh ai ai cũng tự sẵn cĩ, nhưng khơng ai biết được nĩ, cũng như nĩi khơng thể tới.
Do mê mờ theo nghiệp thức nhơn quả vô minh từ lâu đời  lâu kiếp mà chúng sanh hữu tình đã tự xa lìa, tự quên mất chơn-ngã, cũng là tánh biết bổn lai, khiến tự trói buộc khổ đau trong luân hồi sanh tử theo dòng thức biết biến hiện không phút giây ngưng nghỉ.
Vì lòng từ thương xót chúng sanhĐức Phật thị hiện trong cõi này không ngoài việc dùng mọi phương tiện thiện xảo để quyền biến chỉ đường cho chúng sanh ngộ nhập Chơn-Ngã, cũng là Phật tâm, cũng là tánh biết bổn lai phi sanh diệt. Không sanh không diệt cũng tức là viễn ly nghiệp quả chúng sanhthân chứngNiết-bàn tịch tịnh.
 Tám chữ trên của bậc anh-nhi Đại-Thánh-trí, là lời nói chân thật, là nghĩa lý chân thật, là cứu cánh giải thoát chân thật, không gì có thể sai khác được. Thế nhưng ngày nay, như ông bạn của mình đã ca thán, có không hiếm người, hoặc vô tình vì thiểu trí, không thấu hiểu nổi ý nghĩa chơn chánh câu tuyên ngôn bất hủ trên của đức Phật, hoặc cố ý xuyên tạc, diễn sai câu nói để huỷ báng chánh pháp, đã giảng giải câu trên rằng "trên trời dưới đất chỉ có Ta (tức Ngã-ngôi thứ nhất, nhân xưng đại-danh từ, tức chỉ đức Phật) là duy nhất tối tôn tối thượng". Thậm chí có vị còn đi xa hơn, thêm mắm, thêm muối, tô đậm thêm hơn tính sailạc có chủ ýgiảng giải rằng "trên trời dưới đất chỉ có "Ta-Ngã" (đức Phật) là tối tôn, tối thượng, hơn hẵn tất thảy mọi giáo chủ của các tôn giáo khác".
Than ôi ! Một việc làm đáng chê trách thay! Đó là những lời rao giảng xằng bậyhoàn toàn không khế hợp ý chỉ của đức Phậtnếu không muốn nói là đi ngược lại chân lý nhứt thiết pháp vô ngã mà Ngài đã dạy dỗ để dẫn dắt chúng sanh trở về cội nguồn nguyên uỷ vô sanh.
Những lời rao giảng sai lạc như vừa nêu ở trên là tuỳ tiện, chủ quancố tình bóp méo một chân lý, là bôi nhọ tính trong sáng lời khai thị đầu tiên của bậc Đại-Thánh-trí dành cho loài người ngay khi đến cõi này, là xuyên tạc với ý đồ xấu xa và đầy tội lỗi của ma quỉ. Hơn thế nữa những lời ấy còn mang tính chất kích động, dễ gây hiềm khíchhiểu lầmmâu thuẫn đối với các tôn giáo khác.
Đức Phật là đấng toàn giáctam thân của Ngài (báo thân, ứng hoá thân và pháp thân) đều là chơn linh của trí huệ; Ngài thị hiện cõi này là để tuỳ thuận nhơn duyên giảng giải chơn lý vô ngã, giúp chúng sanh tự chặt đứt mọi kiến chấp trói buộc sanh tửcứu cánh vô sanh, thì làm sao những lời khai thị đầu tiên từ tánh trí chơn linh ấy, được xem như những lời sấm, lại có thể đi ngược chơn lý giải thoát mà Ngài muốn dạy cho thế gian ư? Làm gì có đạo lý ấy được. Thế thì, chỉ có những người vì thiểu trí mà vô tình, hay vì cố tình ác ý rao giảng như trên để vì một mục đích vị ngã nào đó, mới là những người có cái tâm ma quỉ, đen tối, nặng chấp ngã chấp pháp, tự cao tự đại, hoàn toàn đi ngược lại chủ trương phá chấp, cũng là đề cao chân lý nhứt thiết pháp vô ngã của đức Phật.
Rất mong những ai vô tình vì kém hiểu biết hay cố ý vì ác tâm, có chủ đích, đã và đang nói ngược, làm ngược lại chơn lý và bản hoài của Thế tôn, hãy nên sớm biết dừng lại để tự sám hối nghiệp tội vô minh, may ra còn chưa muộn, để pháp Phật luôn luôn được trong sáng, lúc nào cũng biểu hiện được tánh vô ngã vàbình đẳng, hầu đem lại hòa bình, an lạc cho mọi chúng sanh trong cõi này, vốn dĩ đã phải chịu dẫy đầy nhiễu nhương, đau khổ rồi. 

Nhuận Bảo