MƯỜI MỘT MAHA PARITTA SUTTA (Minh Hộ Kinh)

Trong các loại Kinh bảo hộ, quan trọng nhất là tuyển tập mười một Minh Hộ Kinh ( Paritta Sutta). Những Paritta Sutta này được tụng niệm một mình hoặc tập thể nhiều người. Một số hoặc tất cả những Kinh ( sutta) này được tụng niệm như một phần của những sùng mộ thông thường của Phật tử, nhằm chống lại những hiểm nguy và tai hoạ, dù chúng tự nhiên hay siêu nhiên. Phòng tránh những biến cố không hay đang diễn ra và vô hiệu hoá các rủi ro từng xảy ra là hai mục đích chính của việc tụng niệm trong những dịp đặc biệt.
Một điều quan trọng cần phải lưu ý là mỗi Paritta Sutta có một chức năng đặc trưng, mặc dù bất cứ paritta nào cũng có thể được tụng niệm như một biện pháp bảo hộ thông thường. Do đó, ví dụ như Angulimala paritta phải được tụng trong trường hợp sinh khó; Khandha paritta đề phòng việc rắn cắn và nhiễm độc; Vatta paritta nhằm dập tắt ngọn lửa hung dữ; Mora paritta nhằm giải thoát một người khỏi ngục tù; Bojjhanga paritta nhằm chữa trị các bệnh nhân bị bệnh nguy kịch vv..

Do đó, các Maha- paritta Sutta trở nên không thể thiếu được trong hệ thống bảo hộ của Phật giáo Miến Điện. Nếu không có các nghi thức này thì không thể đương đầu với các cuộc khủng hoảng. Hầu hết các cuộc khủng hoảng khó giải quyết được nói rằng đã được tháo gỡ bằng những cách này. Các tu sĩ Miến Điện chịu trách nhiệm về việc cử hành các nghi thức tụng niệm này nhân danh các cư sĩ. Không thể tưởng tượng được nếu như một tu sĩ của ngôi chùa Phật giáo lại từ chối cử hành nghi lễ Paritta khi Phật tử của ông ta yêu cầu.
Tất cả mười một Paritta Sutta được quy định trong chương trình tu học Truyền thống Miến Điện và những học giả trẻ, những người mới nhập đạo, người mới tu và những người trợ lễ ( Kyaungtha, Pothudaw, Koyin và Upazin) được rèn luyện để ghi nhớ chúng một cách trực tiếp từ nguyên bản Pali. Tất cả những bản văn này được chuyển dịch sang ngôn ngữ bản địa Miến Điện, và mỗi người Miến Điện trưởng thành được coi như đã hiểu tất cả hoặc một số Kinh này khi các nhà tu lớn tuổi tụng niệm chúng bằng tiếng Pali nhân danh những gia chủ trong các buổi lễ của làng. Những thực hành tôn giáo này vẫn còn hợp thời trong xã hội Phật giáo Miến Điện hiện nay.




1. MANGALA SUTTA ( Hạnh phúc kinh)


Tụng ngày chủ nhật. Đôi khi Kinh Hạnh Phúc (Mangala Sutta) được Phật tử rất quý trọng như Mahamangala Sutta- Kinh Đại Cát tường. Người ta nói rằng, Đức Phật đã thuyết giảng những sự cát tường thật sự lý tưởng ra sao cho một vị thần nào đó khẩn cầu giải nghĩa. Cuối cùng Đức Phật mô tả tỉ mỉ 38 điều cát tường được gọi là siêu việt nhất. Đây là Kinh đầu tiên và nổi tiếng nhất trong mười một Minh Hộ Kinh ( paritta sutta) được ấn định trong Phật giáo. 15 câu kệ tiếp bằng tiếng pali được ghi nhớ và tụng niệm không chỉ để bảo vệ tránh khỏi những sự nguy hiểm mà còn là phương tiện nhằm thành tựu mỹ mãn mọi mục đích khó khăn trong phạm vi công việc thế gian và chứng ngộ xuất thế gian. Bài này cũng thường được các tu sĩ tụng niệm ngay sau khi họ được tôn kính và phục vụ chính thức hay không chính thức bởi những cư sĩ. Những Phật tử sùng mộ tin rằng khi lắng nghe tụng niệm bài Kinh những điều cát tường này, họ sẽ không bị thất bại trong mọi lãnh vực và đi lại khắp nơi đều được bình an- bây giờ và mãi mãi- từ lúc này cho đến vĩnh cửu.
Bản Kinh này gồm 15 bài kệ, là một nguồn cảm hứng kiệt xuất vô tận của những Phật tử sùng mộ. Nó gây hứng khởi khuyến khích đạo đức của xã hội và đưa ra những nguyên lý hướng dẫn mà mọi Phật tử đều có thể tuân theo vào những giai đoạn khác nhau của sinh hoạt hàng ngày của họ.




2. RATANA SUTTA (Kinh Linh Bảo)

Trong thời Đức Phật, thành Tỳ Xá Ly ( Vesali) khốn khổ vì nạn đói đã giết chết hàng ngàn gia đình nghèo khó. Bởi có quá nhiều xác chết thối rữa nên những tinh linh xấu ác thường lui tới thành phố và dẫn đến dịch bệnh không thể tránh khỏi. Bị quấy nhiễu bởi ba hiểm hoạ đói kém, ma quỷ và bệnh truyền nhiễm này, cư dân thành Tỳ Xá Ly tìm sự giúp đỡ của Đức Phật, lúc đó Ngài đang ở tại thành Vương Xá (Rajagaha).
Vì lòng từ bi sâu xa, Đức Phật đi đến thành phố bị dịch Tỳ Xá Ly, theo sau là hàng trăm tu sĩ kể cả Đại Đức A Nan (Ananda). Đúng lúc Đức Phật đến thành phố, một cơn mưa xối xả đổ xuống cuốn trôi những xác chết thối rữa. Nhờ đó thành phố được rửa sạch và bầu không khí trở nên thanh tịnh.
Sau đó Đức Phật thuyết tuyên thuyết Kinh Tam Bảo cho Đại Đức A Nan và hướng dẫn ông đi quanh thành phố tụng niệm bài Kinh như một phương tiện bảo vệ cho cư dân thành phố Tỳ Xá Ly.
Đại Đức A Nan tuân lời và rắc nước cam lồ từ bình bát của Đức Phật để trục xuất những tinh linh xấu ác. Nhờ đó, cuối cùng bệnh dịch bị đẩy lùi.
Sau đó Đức A Nan nhanh chóng tường trình sự việc cho Đức Phật, Ngài đang chờ ông tại Hội Trường Thành Tỳ Xá Ly. Rồi Đức Phật tụng bài Kinh này và giảng nghĩa giá trị nền tảng của Kinh cho tập hội đệ tử. Do vậy, việc tụng niệm bài Kinh đã được Đức Thế Tôn và Tăng đoàn tán thành.
Theo bản Dịch mẫu của Miến Điện, bản Kinh này được soạn thảo gồm 21 bài kệ không vần với phần giới thiệu mở đầu. Kinh này thường được xem như sự miễn dịch hay định nghĩa những Đức hạnh của Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.


3. METTA SUTTA (Kinh Từ Bi)

Đức Phật an trú tại thành Xá Vệ (Savatthi) trong vườn của ông cấp cô độc, và một nhóm tu sĩ được Đức Phật cho phép thiền định trong một khu rừng xa trong thời gian nhập hạ của họ. Những vị tăng ẩn náu dưới những tàng cây lớn làm chỗ tạm trú và dấn mình thật mãnh liệt vào thực hành thiền định.
Các thọ thần cứ trú trong khu rừng này không thể trú trên cây ngay trên đầu những tu sĩ, bởi các tu sĩ được thấm nhuần năng lực tâm linh để thiền định, và họ an toạ trên mặt đất. Vì thế các thọ thần rất bực tức và chán nản; và khi họ biết những tu sĩ sẽ ở đó suốt mùa mưa, vào bạn đêm họ cố làm cho những tu sĩ kinh sợ. Mục đích của họ là quấy phá những tu sĩ bằng nhiều cách khác nhau.
Trong những thời gian sống dưới những điều kiện quá quắt như thế, những tu sĩ bị quấy phá việc thiền định vội trở về trình lại với Đức Phật những khó khăn của họ. Do đó Đức Phật dạy họ nên tụng bài Kinh Từ Bi và toả lòng Từ ái đến tất cả chúng sanh. Được sách tấn bởi sự giúp đỡ này, các tu sĩ thiền giả trở lại khu rừng và thực hành những bài nguyện theo giáo huấn của Đức Phật khiến toàn bộ bầu không khí ở đó được thầm đẫm những niệm tưởng từ bi. Các thọ thần rất hài lòng và thấm nhiễm năng lực của lòng từ bi. Từ đó trở về sau họ để yên cho các tu sĩ thiền định mà không quấy phá nữa.
Trong thực tế, bản văn này là giáo lý của Đức Phật về lòng Từ, được coi như phương pháp thực hành gieo rắc lòng Từ nhằm đạt được sự thanh tịnh và anh bình- cuối cùng chứng ngộ được sự giải thoát và viên mãn.



4. KHANDRA PARITTA SUTTA (Uẩn Minh Hộ Kinh)

Khanda paritta này là thần chú của Đạo Phật, hay điều làm vui thích, một điển hình của Phật Giáo cứu khổ ở Miến Điện. Theo tài liệu của Luật Tạng (Vinaya pitaka) trong tiểu phẩm (Cullavagga), điều này được cho là do chính Đức Phật soạn thảo khi một vi tu sĩ ở thành Xá Vệ ( Savatthi) bị rắn cắn chết. Đức Phật bày tỏ rằng điều này sẽ không xảy ra nếu vị tu sĩ đó rải lòng từ đến bốn loài rắn. Và tất cả tu sĩ đều được khuyên hãy tự bảo vệ mình đối với loài rắn bằng phương tiện của lòng từ do tụng niệm Uẩn Minh Hộ Kinh (Khandha paritta) mà Đức Thế Tôn đã soạn cho họ.
Paritta tương tự cũng được đề cập đến trong Bổn sanh truyện ( Jataka) là Khandha Vatta Jataka. Theo truyện, vị Bồ Tát (vị Phật sẽ thành) là một nhà tu khổ hạnh trong một kiếp trước được nghe những người bạn cùng tu khổ hạnh than phiền về những nguy hiểm mà họ gặp từ loài rắn. Do đó Ngài dạy họ niệm thần chú bằng tiếng pali, được gọi là Khandha paritta.
Giờ đây paritta này được tụng niệm để bảo vệ không chỉ chống lại những nguy hiểm của loài rắn như được biên soạn trong nguyên bản, mà thậm chí còn chống lại những sinh vật đáng sợ khác bao gồm loài bò sát, bọ cạp, rết, nhện, thằn lằn, chuột và chuột nhắt.
Tính chất đặc biệt của Kinh này là việc Đức Phật công khai tuyên thuyết năng lực của việc tụng niệm trong việc duy trì sự an lành của cá nhân, sự giữ gìn và bảo vệ cho cá nhân (Parittam). Theo bản dịch của Miến Điện, Paritta sutta này được soạn thảo gồm tám bài kệ bằng tiếng pali.





1. Giống như phép thiêng và thuốc thần, Kinh Ngũ Uẩn này tiêu trừ độc chất và những nguy hiểm khác của tất cả những sinh vật có nhiều độc tố.
2. Trong phạm vi ảnh hưởng của Đức Phật, ở khắp mọi nơi, luôn luôn vì tất cả chúng sanh và bằng mọi phương tiện, Kinh này ngăn ngừa những tai hoạ. Xin hãy đến đây! Chúng ta hãy tụng niệm Kinh bảo hộ này.
3. Cầu mong tôi có tình thương với loài rắn Vurupakkha; cầu mong tôi có tình thương với loài rắn Erapatha. Cầu mong tôi thương yêu loài rắn Chavyaputta. với loài rắn Kanhagotamaka cầu mong tôi cũng thương yêu chúng.
4. Với những loài không chân cầu mong tôi có tình thương. Cầu mong tôi có tình thương với loài hai chân; với loài bốn chân cầu mong tôi có tình thương: Cầu mong tôi có tình thương yêu với loài nhiều chân.
Cầu mong loài không chân đừng làm tổn hai tôi;
Cầu mong loài hai chân không làm tôn hai tôi;
Cầu mong loài bốn chân không làm tổn hại tôi;
Cầu mong loài nhiều chân đừng làm tổn hại tôi.
5. Tất cả sinh vật và mọi loài có hơi thở, tất cả chúng sanh không ngoại trừ ai, cầu mong tất cả có một nhãn quan hạnh phúc, và câu mong họ không rơi vào bất kỳ tội lỗi nào.
6. Đức Phật thì vô biên, vô hạn; Giáo pháp thì vô biên, vô hạn; Tăng Đoàn thì vô biên, vô hạn; những loài bò trườn; rắn, rết, bọ cạp, nhện, thằn lằn và chuột thì hữu hạn và đo lường được.
7. Tôi đã tự trông chừng mình, tôi đã tự bảo vệ mình; Mọi chúng sanh xấu ác hãy lùi xa. Nơi đây, con đón chào Đấng quang vinh và tôn kính Bảy vị Phật.

Kết thúc KHANDRA PARITTA SUTTA (Uẩn Minh Hộ Kinh)

5. MORA SUTTA (Khổng Tước Minh Hộ Kinh)

Câu chuyện về một tái sanh của Đức Phật khi Ngài là một con công vàng đã được đức Thế Tôn kể lại tại kỳ viên tịnh xá (Jetavana) khi ngài được báo là có một tu sĩ đệ tử bị một phụ nữ quyến rũ.
Có một lần Đức Phật sẽ thành của chúng ta sinh ra là một con công vàng, sống trên ngọn đồi vàng Đanaka trong rặng Hy Mã Lạp Sơn. Khi trời rạng sáng, con công vàng thường ngồi trên đỉnh núi ngắm mặt trời mọc, sáng tác một bài cầu nguyện bảo vệ sự an toàn cho chính mình trong lúc ăn cỏ, Sau đó nó tụng niệm những bài nguyện tôn kính những vị Phật trong quá khứ và tất cả những sự quang vinh đức hạnh tuyệt vời của các Ngài. Con công đi ăn trong khi đọc bài nguyện này để tự bảo vệ trước những hiểm nguy.
Vào buổi chiều khi mặt trời lặn, chim bay về đỉnh đồi, ở đó con công ngồi ngắm mặt trời lặn, và nó thiền định, tụng niệm bài nguyện khác để tự bảo vệ khỏi nguy hiểm vào ban đêm. Sau đó nó đi ngủ.
Khi đó một người thợ săn đã tìm thấy con công và kể lại những điều kỳ lạ của nó cho người con trai. Vào lúc đó, Hoàng hậu Khema xứ Ba La Nại (Benares) có một giấc mơ, nó thôi thúc bà thỉnh cầu nhà Vua đem con công vàng đến cung điện. Bà muốn nghe bài thuyết giảng về con công. Nhà vua sai người thợ săn đi bắt công, nhưng bởi năng lực của bài nguyện và phép mầu nên bẫy rập không hoạt động do đó con công không bị bắt. Sau 7 năm trời không thành công người thợ săn chết đi, sau đó Hoàng hậu cũng mất.
Vì vậy, vị vua già tức giận con công và dán yết thị nói rằng bất kỳ ai ăn thịt con công vàng sẽ luôn luôn trẻ trung và bất tử. Do đó 6 vị vua liên tiếp của vương quốc cố gắng bắt cho được con công, nhưng tất cả đều thất bại.
Vị vua thứ 7 sai một người thợ săn lanh lợi, người này có một con công mái rất đẹp có thể hót rất êm dịu. Một buổi sáng sớm, người thợ săn đặt một cái bẫy cùng con công mái hót du dương trước khi con công vàng tụng bài cầu nguyện và phép thuật theo thông lệ. Con công vàng bị lôi cuốn, tiến đến gần công mái và bị sập bẫy. Người thợ săn may mắn túm lấy con công vàng rồi vội vã chạy về cung điện dâng nó lên nhà vua.
Nhà vua vô cùng thích thú khi nhìn thấy vẻ đẹp óng vàng rực rỡ của con công và đặt chú công này trên một cái ngai để nói chuyện với nó.
Con công vàng thuật lại cầu truyện về kiếp trước của nó khi là một vị vua sùng đạo cũng tại quốc vương này và cũng diễn giải cho nhà vua về năng lực của những lời cầu nguyện và phép thuật của nó. Để chứng minh câu chuyện của mình, con công khuyên nhà vua khai quật cỗ xe ngựa bằng vàng trong hồ nước của hoàng cung. Khi tất cả sự thật được phơi bày, con công được thả về ngọn đồi vàng Dandaka. Và câu chuyện kết thúc có hậu.
Và kể từ đó, Mora sutta này được tụng niệm như một phép mầu nhằm bảo vệ con người không bị sập bẫy hoặc được giải thoát an toàn nếu bị kẻ thù giam giữ. Các Phật tử Miến Điện thường nói rằng đây là cách để giúp cho toàn thể gia đình được an lành suốt ngày đêm.

1. Đấng Vĩ Đại ( Đức Phật sẽ thành)
Trong một kếp là con công,
Hoàn tất các phẩm tánh cần thiết để đạt được Giác ngộ,
Và đã sắp xếp tự bảo vệ
nhờ phương tiện là bài Kinh bảo hộ này.

2. Dù cố gắng trong một thời gian dài
những người thợ săn vẫn không thể bắt được Ngài,
Đấng Vĩ Đại
Điều này được Đức Phật mô tả
Như một phép màu cao quý.
Xin hãy đến đây! Chúng ta hãy tụng niệm
Kinh bảo hộ này.

3. Khi mặt trời mọc, vị vua ngàn mắt,
Làm thế gian chói ngời bằng
Ánh sáng vàng của mình
Con tôn thờ Ngài, trên đôi cánh huy hoàng,
với ánh sáng vàng Ngài làm thế gian chói ngời.
con khẩn cầu Ngài che trở con cho tới ngày mai

4. Những vị thánh, bậc đạo đức, bậc hiền minh trong
Toàn thể sự hiểu biết và truyền thuyết linh thánh,
cầu mong các ngài bảo vệ con và con ngưỡng mộ các ngài.
Con tôn kính bậc hiền minh, tôn kính trí tuệ,
Con tôn kính sự giải thoát và những bậc đã đạt được giải thoát.
Đọc bài nguyện bảo hộ này xong, con công bắt đầu đi kiếm thực phẩm.

5. Khi mặt trời lặn, vị vua ngàn mắt,
Làm thế gian chói ngời bằng
Ánh sáng vàng của mình.
Con tôn thờ ngài, trên đôi cánh huy hoàng,
với ánh sáng vàng ngài làm thế gian chói ngời.
con khẩn cầu ngài che chở con cho tới ngày mai.

6. Những vị thánh, bậc đạo đức, bậc hiền minh
Trong toàn thể sự hiểu biết và truyền thuyết linh thánh,
cầu mong các ngài bảo vệ con và con ngưỡng mộ các ngài.
Con tôn kính bậc hiền minh, con tôn kính trí tuệ,
Con tôn kính sự giải thoát và tôn kính những bậc đã đạt được giải thoát.
Đọc bài nguyện bảo hộ này xong,
Con công nghỉ ngơi thật hạnh phúc trong tổ của nó.

Kết thúc MORA SUTTA (Khổng Tước Minh Hộ Kinh)

6. VATTA SUTTA (Kinh hộ trì những nguy hiểm của đám cháy lớn và những trận cháy rừng)

Một lần, Đức Phật đi khi thực vào buổi sáng qua một ngôi làng ở Ma Kiệt Đà (Magadha). Khi trở về sau bữa điểm tâm sáng, cùng với các đệ tử của mình, ngài đến một nơi xảy ra một đám cháy rừng lớn; các đệ tử chạy đến chỗ Đức Phật và tìm thấy Ngài đang đứng tự tại vô sự trước đám cháy dữ dội. Khi họ la lên và tán thán năng lực kỳ diệu của ngài, Đức Phật giảng cho họ rằng đây là năng lực của một “Hành động của chân lý” mà trước đây ngài đã thực hiện khi là một con chim cút trong một kiếp trước. Từ đấy ngài ở nơi đây không xẩy ra đám cháy nào trong suốt thời đại này.
Trong một kiếp trước, khi ngài làm con chim cút nó xẩy ra một vụ cháy rừng. Tất cả các sinh vật, trong đó có cả chim bố và mẹ của chú chim non, đều lo sợ về tính mạng của mình nên chạy trốn để lại trong tổ một mình chú cút con không thể tự lực được. Chú cút con còn quá nhỏ không thể bay nhảy được và bị bỏ lại một mình. Sau đó chú thiền quán về những công hạnh của chư Phật trong quá khứ cũng như những lợi ích của chân lý. Rồi chú phát một thệ nguyện chân lý và ước mong ngọn lửa có thể bị đẩy lùi và dập tắt. Ngọn lửa hung dữ đã dịu xuống và bỏ qua không đốt cháy một khoảnh dài, như thể một ngọn đuốc bị nhúng vào nước. Ngọn lửa bị dập tắt nhờ sự huyền diệu của thệ nguyện được chim cút con nói ra. Vì khoảnh đất này sẽ vẫn vô sự cả một thời đại trước bất kỳ ngọn lửa nào nên phép màu nhiệm này được gọi là phép màu của thời đại.
Do đó Minh Hộ Kinh gồm 6 bài kệ bằng tiếng Pali này được tụng niệm ở Miến điện để bảo vệ và phòng ngừa những nguy hiểm của đám cháy lớn và những trận cháy rừng.



1. Bởi năng lực của bài Kinh này,
Cơn cháy rừng đã bở lơ Đấng Vĩ Đại
( Đức Phật sẽ thành ) mà trong một kiếp khi ngài là
một con chim cút, hoàn thành các phẩm tánh cần thiết
để được giác ngộ.

2. Xin đến đây! Chúng ta hãy tụng niệm bài nguyện này,
Nó đã được Đấng cứu tinh
của thế gian ( Đức Phật) thuyết giảng cho
Trưởng lão Xá lợi Phất, và nó sẽ tồn tại
Trong nhiều thời đại, được phú cho những năng lực mạnh mẽ.

3. Có sự tích luỹ công đức trong thế gian này;
Chân lý, đời sống trong sạch, cũng như lòng bi mẫn,
Theo cách ấy con sẽ thực hiện một hành động của chân lý vô song.

4. Nhớ lại năng lực mạnh mẽ của quy luật, và quán sát
những bậc chiến thắng trong những ngày đã qua,
dựa vào sức mạnh của chân lý, con đã hình thành hành động của chân lý.

5. Con không thể bay bằng đôi cánh, không thể đi bằng đôi chân,
Cha mẹ con đã bỏ đi, con ở đây một mình.
Ôi cơn cháy rừng, xin hãy tàn lụi!

6. Con đã hình thành hành động của chân lý của mình,
Và thêm vào đó
dải lửa cháy đỏ đã bỏ qua không đốt cháy một quãng rộng.
hoàn toàn vô sự- giống như ngọn lửa gặp nước và bị dập tắt.
không gì sáng bằng sự xác quyết chân lý của con.
Đây là sự hoàn thiện chân lý của con


Kết thúc  VATTA SUTTA (Kinh hộ trì những nguy hiểm của đám cháy lớn và những trận cháy rừng)

7. DHAJAGGA SUTTA (Tràng đảng minh hộ kinh)

Tràng Đảng Minh Hộ Kinh được dựa trên câu chuyện Đức Phật thuật lại trong Kinh Tương Ưng A Hàm ( Samyutta Nikaya) thuộc Tương Ưng Sakka. Khi giữa chư Thiên ( deva) và các A tu la (asura) xảy ra một trận chiến, Thiên chủ (Sakka), vua của chư thiên đã khuyến khích những chiến sĩ của mình rằng nếu cảm thấy sợ hãi họ chỉ cần nhìn lên đỉnh ngọn cờ của ông hay các ngọn cờ của ba vị thủ lãnh khác là Pajapati, Varuna và Đại tự tại thiên ( isana). Khi đó họ sẽ khắc phục được những nỗi sợ hãi đang dâng lên, những cảm giác đau đớn trong thân thể. Nhưng hành động này có thể hoặc không thể giúp đỡ được gì, bởi mặc dù là vua của các vị trời nhưng Thiên chủ vẫn còn sợ hãi, hốt hoảng và vẫn chưa giải thoát khỏi tham, sân, si. Vì thế Đức Phật đã dạy các đệ tử của mình phải nhớ tưởng Phật, pháp, tăng theo những đức hạnh được tán thán của mỗi một trong Tam Bảo này. Ngài hữa rằng, nếu các tu sĩ làm như vậy thì bất kỳ nỗi sợ hãi, hốt hoảng và khó chịu nào đang nảy sinh trong thân thể đều được chế ngự. Bởi không như thiên chủ, Đức Phật là đấng giác ngộ tối thượng đã thoát khỏi tham, sân, si. Ngài không có sự e dè, hoảng loạn hay sợ hãi và ngài không trốn chạy.
Paritta (Minh hộ kinh) này trở nên hết sức quan trọng đối với nghi lễ của Phật giáo Miến Điện và những giáo trình của tu viện. Paritta tiêu biểu này gồm những đoạn kinh văn của toàn bộ một chương trình từ Kinh Tương Ưng A Hàm. Thần chú ngắn gọn và nổi tiếng nhất Phật giáo là sự tụng niệm tuyển tập về ba đức hạnh của Phật, Pháp, Tăng, là cốt tuỷ trọng yếu của Paritta này. Những bài kệ (gatha) được Đức Phật kể lại trước tiên sau khi ngài tường thuật một câu chuyện về chiến tranh như đã đề cập vắn tắt ở trên. Nhưng bây giờ chúng được sử dụng như sự bảo hộ trong chiến tranh và trong thời gian chiên tranh.
Ngay cả khi điều trị một bệnh nhân, các bác sĩ địa phương ở Miến Điên cũng tụng những Đức hạnh để gia hộ cho thuốc men được hiệu nghiệm và có kết quả. Một số tội phạm và từ nhân chính trị cũng niệm thần chú này như một cách để được phóng thích. Nhằm phát sinh năng lực tâm linh của chính mình, những Đức hạnh được tụng niệm với suy niệm trong lúc niệm và lần chuỗi.
Trong nguyên bản của Kinh, Đức Phật mô tả công dụng của nó chỉ là một phương tiện để khắc phục nỗi sợ hãi. Ngài hứa hẹn với các tu sĩ rằng nếu bất kỳ đối tượng nào trong Tam Bảo được suy niệm với sự tham khảo những đức hạnh tương ứng, thì khi sự sợ hãi, hoảng hốt, và trạng thái “nổi da gà” phát sinh, chúng sẽ hoàn toàn bị chế ngự. Để có niềm tin tuyệt đối nơi Tam Bảo thì việc tự trang bị cho mình một tín tâm mạnh mẽ và lòng can đảm nhiệt thành trong việc thực hiện những bổn phận và thực hành tôn giáo chính là cốt tủy của bài kinh này.

1. Thâm chí chỉ cần nhớ lại bài kinh này,
những sinh linh sẽ đặt được chân lên ngay cả cõi trời
bằng mọi phương tiện, giống như họ đứng trên mặt đất.

2. Số người đã giải thoát khỏi mạng lưới của mọi hiểm nguy
Gây nên bởi ma quỷ, kẻ trộm cướp
Và những thứ khác thì thật sự rất nhiều.
Xin đến đây! Giờ đây chúng ta hãy tụng niệm bài kinh bảo hộ này.

3. Chính tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở Kỳ Viên tịnh xá (Jeta- Vana)
tại thành xá vệ (savathi)
trong vườn của ông cấp cô độc ( Anathapindika).
Ngay khi ấy ngài giảng cho các đệ tử nghe về sự việc này.

4. Này các tỳ khưu, lâu xa về trước,
một trận chiến đã diễn ra ác liệt giữa chư Thiên và các A tu l a.
Khi ấy Thiên chủ (Sakka), vị cai quản chư thiên nói với các vị trời thứ 33 rằng:
“Quý vị thân mến, khi các ông ra mặt trận, nếu trong lòng các ông phát sinh sự
sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu của thân xác, thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cờ của ta.
Nếu các ông làm như vậy, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể phát sinh trong thân sẽ được khuất phục.

5. Nếu các ông không nhìn lên đỉnh ngọn cờ của ta,
Thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cỏ của Pajapati, vua của chư thiên.
Nếu làm như vậy, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể phát sinh trong thân đều được khắc phục.

6. Nếu các ông không nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Pajapati,
Vua chư thiên,
Thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Varuna, vua của chư thiên.
Nếu các ông làm thế, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể
Phát sinh trong thân thể sẽ được khuất phục.

7. Nếu các ông không nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Vuruna,
Vua của chư thiên,
Thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Isana, vua của chư thiên.
Nếu các ông làm như vậy, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể
Phát sinh trong thân thể sẽ được khuất phục.

8. Nào, các tỳ khưu, hãy nhìn lên
đỉnh ngọn cờ hoặc một trong bốn ngọn cờ này,
bất cứ những sợ hãi, hoảng hốt và khó chịu nào của thân thể mà các ông có thể có, chúng có thể
được khuất phục hoặc có thể không.

9. Và tại sao như vậy? Bởi vì Thiên chủ,
vị cai quản của chư thiên chưa gột rửa được tham, sân, si nên
e dè, bị hoảng loạn, sợ hãi và bỏ chạy.

10. Nhưng các vị tỳ khưu, ta nói điều này với các ông:
Nếu khi các ông đi vào rừng,
tới gốc cây, tới những nơi hoang vắng và nỗi sợ hãi,
hoảng hốt và
trạng thái nổi da gà sẽ xảy ra tới với các ông,
khi đó các ông chỉ cần khẩn cầu ta trong tâm và nghĩ

10. Đức Như Lai Ưng Cúng, Chánh Biến Tri,
Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

11. Này các tỳ khưu, nếu các ông khẩn cầu ta trong tâm,
bất cứ nỗi sợ hãi, hoảng hốt và khó chịu nào của thân thể mà các
ông có thể có sẽ được khắc phục.

12. Và nếu không thể khẩn cầu ta, khi ấy
Hãy kêu cầu Giáo pháp trong tâm và nghĩ:

13. Đức Thế Tôn đã tuyên thuyết rõ ràng rằng
Giáo pháp gắn liền với hiện tại, và
Có kết quả nhanh chóng, thỉnh mới và
Kích thích tất cả, dẫn dắt, lôi cuốn
mỗi người, và bậc hiền minh thì hiểu được.

14. Nếu các ông khẩn cầu Giáo pháp trong tâm,
Thì nỗi sợ hãi, kinh hoàng và khó chịu
Trong thân sẽ biến mất.

15. Và nếu không thể khẩn cầu Giáo pháp
Trong tâm, các ông hãy kêu cầu Tăng đoàn, và nghĩ;

16. Tăng đoàn đệ tử của Đức Thế Tôn
được thực hành kỹ lưỡng trong sự chính trực, trong những phương pháp
trí tuệ, trong chánh hạnh- cùng với bốn cặp, tám nhóm người; đây là
Tăng đoàn đệ tử của Đức Thế Tôn xứng đáng với những sự cúng dường,
những sự ban tặng, tôn kính, chào đón,
ruộng công đức vô song của thế gian.

17. Nếu các ông khẩn cầu Tăng đoàn trong tâm, thì
nỗi sợ hãi, kinh hoàng và khó chịu thân xác sẽ biến mất

18. Và tại sao như thế? Hỡi các đệ tử của ta, đó là vì
Như Lai là bậc A La Hán (Ứng cúng), bậc Toàn Giác, đã gột sạch tham, sân và si, không còn e dè, hoảng hốt hay sợ hãi và chạy trốn nữa.

19. Đức Thế Tôn đã nói như thế và
Ngài lập lại lần nữa-

20. Các tỳ khưu, bất cứ khi nào các ông an trú trong rừng hay
Trong trảng cở rậm rạp, hoặc những nơi hoang vắng và cô tịch,
Hãy khẩn cầu Đấng Giác ngộ trong tâm; các ông sẽ
Không sợ hãi, không còn cảm thấy nguy hiểm.

21. Hoặc nếu các ông không thể nghĩ tưởng về Đức Phật
bậc cao cả nhất thế gian, bậc không ngại khó khăn của con người- khi ấy hãy khẩn cầu Giáo pháp trong tâm,
người dẫn đường đem lại nhiều hiệu quả;

22. Hoặc nếu các ông không thể nghĩ lường về Giáo pháp-
Là giáo lý với những hướng dẫn được giảng dạy rõ ràng
Thì hãy hướng từ tưởng tới Tăng đoàn,
Cánh đồng không gì sánh, nơi người ta có thể
Gieo trồng các thiện hạnh.

23. Nếu các ông quy y Phật, Pháp, Tăng, thì nỗi sợ hãi, hoảng hốt và khó chịu của
Thân sẽ không bao giờ xuất hiện.

Kết thúc Tràng Đảng Minh Hộ Kinh


8.  ATANATIYA SUTTA (A trá nẵng chi minh hộ kinh)

Có lần, Đức Phật ngụ tại Núi Linh Thứu gần thành Vương Xá (Rajagaha). Có bốn đại vương, là những vị trời bảo hộ bốn phương trời, đến thưa với Đức Phật rằng có nhiều ma quỷ trong xứ sở không tin Phật cũng như không tuân theo Ngũ giới, chúng đe doạ và tấn công tu sĩ đệ tử và những các cư sĩ ẩn cư thiền định ở những nơi cô tịch.
Do đó, đại vương Vessavanna ( hay Kuvera) muốn trình kinh A Trá Nẵng Chi Minh Hộ Kinh (Atanatiya sutta) lên Đức Phật để hỏi xem có thể tụng niệm nó khiến cho những ma quỷ bất mãn được hài lòng hơn; nhờ đó tăng ni, cư sĩ có thể được yên ổn, được trông chừng, được bảo hộ và không bị hãm hại.
Đức Phật im lặng cho phép được tụng niệm bài Kinh đã thuyết giảng. Vì thế Vua Vessavanna đọc Minh Hộ Kinh này.
Sau đó bốn đai vương cáo biệt ra về. Khi trời vừa sáng, Đức Phật yêu cầu các tu sĩ ghi nhớ Atanatiya paritta này, thường xuyên sử dụng và luôn luôn giữ nó trong tâm.
Atantiya paritta này gắn liền với hạnh phúc của nhân loại và nhờ nó mà tất cả đệ tử và cư sĩ có thể sống yên ổn, được trông chừng, bảo hộ và không bị hãm hại.
Theo luận giảng, Vua Vessavanna có một thành phố gọi là Atanata, nơi đó bốn đại vương của các cõi trời tụ hội và tụng niệm Paritta này. Do vậy, kinh này được gọi là Atanatiya Sutta ( A Trá Nẵng Chi Minh Hộ Kinh).
Những tu sĩ Miến Điện thời trước thông thạo tiếng pali đã soạn ra 30 bài kệ của Kinh này dựa trên 6 bài kệ trong bản văn gốc được đề cập tới trong Trường Bộ kinh (Digha nikaya), Pathikavaga, Atanata sutta, bao gồm một bài kệ nguyên gốc từ Dhammapada (kinh pháp cú) pali (109)



1. Thâm chí chỉ cần nhớ lại bài kinh này,
những sinh linh sẽ đặt được chân lên ngay cả cõi trời
bằng mọi phương tiện, giống như họ đứng trên mặt đất.

2. Số người đã giải thoát khỏi mạng lưới của mọi hiểm nguy
Gây nên bởi ma quỷ, kẻ trộm cướp
Và những thứ khác thì thật sự rất nhiều.
Xin đến đây! Giờ đây chúng ta hãy tụng niệm bài kinh bảo hộ này.

3. Chính tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở Kỳ Viên tịnh xá (Jeta- Vana)
tại thành xá vệ (savathi)
trong vườn của ông cấp cô độc ( Anathapindika).
Ngay khi ấy ngài giảng cho các đệ tử nghe về sự việc này.

4. Này các tỳ khưu, lâu xa về trước,
một trận chiến đã diễn ra ác liệt giữa chư Thiên và các A tu l a.
Khi ấy Thiên chủ (Sakka), vị cai quản chư thiên nói với các vị trời thứ 33 rằng:
“Quý vị thân mến, khi các ông ra mặt trận, nếu trong lòng các ông phát sinh sự
sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu của thân xác, thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cờ của ta.
Nếu các ông làm như vậy, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể phát sinh trong thân sẽ được khuất phục.

5. Nếu các ông không nhìn lên đỉnh ngọn cờ của ta,
Thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cỏ của Pajapati, vua của chư thiên.
Nếu làm như vậy, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể phát sinh trong thân đều được khắc phục.

6. Nếu các ông không nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Pajapati,
Vua chư thiên,
Thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Varuna, vua của chư thiên.
Nếu các ông làm thế, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể
Phát sinh trong thân thể sẽ được khuất phục.

7. Nếu các ông không nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Vuruna,
Vua của chư thiên,
Thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Isana, vua của chư thiên.
Nếu các ông làm như vậy, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể
Phát sinh trong thân thể sẽ được khuất phục.

8. Nào, các tỳ khưu, hãy nhìn lên
đỉnh ngọn cờ hoặc một trong bốn ngọn cờ này,
bất cứ những sợ hãi, hoảng hốt và khó chịu nào của thân thể mà các ông có thể có, chúng có thể
được khuất phục hoặc có thể không.

9. Và tại sao như vậy? Bởi vì Thiên chủ,
vị cai quản của chư thiên chưa gột rửa được tham, sân, si nên
e dè, bị hoảng loạn, sợ hãi và bỏ chạy.

10. Nhưng các vị tỳ khưu, ta nói điều này với các ông:
Nếu khi các ông đi vào rừng,
tới gốc cây, tới những nơi hoang vắng và nỗi sợ hãi,
hoảng hốt và
trạng thái nổi da gà sẽ xảy ra tới với các ông,
khi đó các ông chỉ cần khẩn cầu ta trong tâm và nghĩ

10. Đức Như Lai Ưng Cúng, Chánh Biến Tri,
Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

11. Này các tỳ khưu, nếu các ông khẩn cầu ta trong tâm,
bất cứ nỗi sợ hãi, hoảng hốt và khó chịu nào của thân thể mà các
ông có thể có sẽ được khắc phục.

12. Và nếu không thể khẩn cầu ta, khi ấy
Hãy kêu cầu Giáo pháp trong tâm và nghĩ:

13. Đức Thế Tôn đã tuyên thuyết rõ ràng rằng
Giáo pháp gắn liền với hiện tại, và
Có kết quả nhanh chóng, thỉnh mới và
Kích thích tất cả, dẫn dắt, lôi cuốn
mỗi người, và bậc hiền minh thì hiểu được.

14. Nếu các ông khẩn cầu Giáo pháp trong tâm,
Thì nỗi sợ hãi, kinh hoàng và khó chịu
Trong thân sẽ biến mất.

15. Và nếu không thể khẩn cầu Giáo pháp
Trong tâm, các ông hãy kêu cầu Tăng đoàn, và nghĩ;

16. Tăng đoàn đệ tử của Đức Thế Tôn
được thực hành kỹ lưỡng trong sự chính trực, trong những phương pháp
trí tuệ, trong chánh hạnh- cùng với bốn cặp, tám nhóm người; đây là
Tăng đoàn đệ tử của Đức Thế Tôn xứng đáng với những sự cúng dường,
những sự ban tặng, tôn kính, chào đón,
ruộng công đức vô song của thế gian.

17. Nếu các ông khẩn cầu Tăng đoàn trong tâm, thì
nỗi sợ hãi, kinh hoàng và khó chịu thân xác sẽ biến mất

18. Và tại sao như thế? Hỡi các đệ tử của ta, đó là vì
Như Lai là bậc A La Hán (Ứng cúng), bậc Toàn Giác, đã gột sạch tham, sân và si, không còn e dè, hoảng hốt hay sợ hãi và chạy trốn nữa.

19. Đức Thế Tôn đã nói như thế và
Ngài lập lại lần nữa-

20. Các tỳ khưu, bất cứ khi nào các ông an trú trong rừng hay
Trong trảng cở rậm rạp, hoặc những nơi hoang vắng và cô tịch,
Hãy khẩn cầu Đấng Giác ngộ trong tâm; các ông sẽ
Không sợ hãi, không còn cảm thấy nguy hiểm.

21. Hoặc nếu các ông không thể nghĩ tưởng về Đức Phật
bậc cao cả nhất thế gian, bậc không ngại khó khăn của con người- khi ấy hãy khẩn cầu Giáo pháp trong tâm,
người dẫn đường đem lại nhiều hiệu quả;

22. Hoặc nếu các ông không thể nghĩ lường về Giáo pháp-
Là giáo lý với những hướng dẫn được giảng dạy rõ ràng
Thì hãy hướng từ tưởng tới Tăng đoàn,
Cánh đồng không gì sánh, nơi người ta có thể
Gieo trồng các thiện hạnh.

23. Nếu các ông quy y Phật, Pháp, Tăng, thì nỗi sợ hãi, hoảng hốt và khó chịu của Thân sẽ không bao giờ xuất hiện.

Kết thúc ATANATIYA SUTTA (A trá nẵng chi minh hộ kinh)

9. ANGULLIMALA SUTTA (Hoạt động chân lý của Angulimala tôn kính Hay Kinh Hộ Trì Sản Phụ)

Ahimsaka Kumara sinh ra trong gia đình Bà la môn- giáo sĩ của Vua Câu Tát (Kosala) – và trong thời niên thiếu ông được gọi là Nam tử của Mantani. Ông được giáo dục tại trường Đại học đức thi la (Taxila). Như là một cách kiểm tra năng lực, vị Hiệu trưởng yêu cầu ông thâu nhập một ngàn ngón tay. Vì thế chàng trai đã giết nhiều người để chặt đứt những ngón tay kết thành một vòng hoa đeo cổ. Từ đó chàng trai trở nên khét tiếng với danh hiêu tên cướp với vòng hoa ngón tay – Angulimala Cora.
Cuối cùng tên cướp đã thu thập gần đủ số ngón tay được yêu cầu, chỉ còn thiếu một ngón. Vì thế hắn quyết định chặt ngón tay cuối cùng của bất cứ ai mà hắn nhìn thấy trong ngày đó. Vua Câu Tát La bố cáo công khai rằng quân triều đình đang tiểu trừ tên cướp. Nghe được tin này, bà Mantani mẹ của tên cướp vội chạy tới gặp con và cảnh báo cho hắn. Nhưng tên cướp kiên quyết đuổi theo mẹ mình để cắt ngón tay bà.
Lúc bấy giờ, Đức Phật từ bi tối thượng cứu mạng của người mẹ tuyệt vọng bằng cách liều mình đứng vào giữa bà mẹ và đứa con.
Khi tên cướp nhìn thấy Đức Phật, hắn quyết định bắt Đức Phật thay thế cho mẹ hắn. Nhưng Đức Phật thực hiện một phép màu khiến tên cướp không thể bắt kịp dù ngài đi chậm rãi. Hoàn toàn bất lực trước vẻ huy hoàng của Đức Phật, tên cướp Angulimala cải tà quy chánh và trở thành một tu sĩ thọ giới. Vì thế ông ta trở thành một đệ tử tên là Angulimala tôn kính, ông tu tập hết sức tinh cần và chẳng bao lâu đắc quả A La Hán (bậc thánh).
Một ngày nọ, A la hán Angulimala gặp một sản phụ khó sinh, ngài trình bày sự việc với Đức Phật. Đức Phật khuyên ngài hãy thực hiện một lời thệ nguyện chân lý bằng cách tuyên bố rằng kể từ lúc trở thành một Aryan tu sĩ (Thánh tu sĩ), ngài đã không còn đủ tâm giết bất kỳ một sinh mạng nào. Đây là phương tiện huyền diệu để cứu mạng người mẹ lẫn đứa trẻ sơ sinh. Ngài đã làm như vậy và sinh mạng của hai người đã được cứu thoát nhờ Minh Hộ Kinh (paritta) này.
Từ đó người dân Miến Điện thường niệm paritta gồm ba bài kệ này để ban phước cho nước và rắc lên đầu những phụ nữ khó sinh. Và thông thường thì việc này rất hiệu nghiệm.

Đây là một chứng cớ hiển nhiên cho thấy Đức Phật bi mẫn có thể cải hoá một tên cướp từng giết hàng trăm người trở thành một vị thánh có thể giúp rất nhiều sinh mạng của những mẹ và trẻ em.


1. Thậm chí nước dùng để rửa toà ngồi
của bậc trưởng lão đã trì tụng bài nguyện bảo hộ này
cũng tẩy sạch mọi nỗi khó khăn
nguy hiểm

2. Chính bài nguyện paritta này
Có năng lực giúp việc sinh nở
được mẹ tròn con vuông.
Đây là bản Minh Hộ Kinh ( paritta) nà Đức Thế Tôn
Đã dạy cho Angulimala Tôn kính,
Năng lực huyền diệu vĩ đại của Kinh này có thể kéo dài
cả một thời đại.
Xin hãy đến đây! Chúng ta hãy trì tụng bài nguyện bảo hộ này.

3. Hỡi các chị em, tôi nhận thức rằng
kể từ khi được sinh trong dòng Thánh (Ariyan)
tôi không có chủ tâm tước đoạt bất kỳ sinh mạng nào.
Nhờ chân lý này cầu mong
Các chị em được an lành,
Và bào thai trong chị em
được khoẻ mạnh và hạnh phúc.


Kết thúc  ANGULLIMALA SUTTA (Hoạt động chân lý của Angulimala tôn kính Hay Kinh Hộ Trì Sản Phụ)


10. BOJJHANGA SUTTA (Kinh thất giác chi)
Kinh này là thuyết giảng hợp nhất về ba sự kiện tương tự được kinh nghiệm bởi Tôn giả Đai Ca Diếp (Maka Kassapa), Tôn giả Mục Kiền liên (Moggallana) và chính Đức Phật. Cả ba vị này bị đau vì nhiễm bệnh nặng. Nhờ hiệu quả trong việc tụng niệm Kinh Thất Giác Chi (Bojjhanga Sutta) mỗi vị đều bình phục, không còn bị bệnh và đau đớn nữa.Có lần, Đức Phật đang an trú tại thành vương xá (Rajagaha), trong rừng trúc (Trúc lâm) là nơi cung cấp thức ăn cho loài sóc đen. Vào lúc đó Tôn giả Đại Ca Diếp đang sống trong Động Pipphali phiền nhiễu bởi một cơn bệnh rất trầm trọng. Đức Phật gọi ngài lại và dạy bài Kinh Thất Giác Chi. Vào lúc cuối buổi thuyết giảng và truyền dạy, Trưởng lão Ca Diếp hồi phục và cơn bệnh biến mất. Đây là trường hợp thứ nhất.
Vào một dịp khác, Đức Thế Tôn ở cùng chỗ tại thành Vương Xá trong rừng Trúc, nơi cung cấp thức ăn cho loài sóc đen. Lúc đó Tôn giả Đại Mục Kiền Liên đang cư trú tại Linh Thứu Sơn (Gijjhakuta) và bị bệnh rất nặng. Vì thế Đức Phật gọi ngài lại và giảng cho ngài cũng bài Kinh Thất Giác Chi đó. Trưởng lão lắng nghe với sự tôn kính và nhờ đó được bình phục. Đây là trường hợp thứ hai.
Lần thứ ba, lúc Đức Phật đang an trú cũng tại Trúc Lâm trong thành Vương Xá thì bản thân ngài cũng bị phiền nhiễu bởi một căn bệnh rất đau đớn. Sau đó Trưởng lão Đại Thuần Đà (Maha Cunda) đến thăm và săn sóc ngài. Đức Phật yêu cầu Trưởng lão Đại Thuần Đà tụng Thất giác chi (Thất bồ đề phần) như chính Phật thường giảng dạy. Vì thế Trưởng lão Thuần Đà vâng lời và cầu nguyện.
Thất Giác Chi này được Đức Thế Tôn giảng dạy rõ ràng, được chứng minh và phát triển đầy đủ. Đó là: Niệm (sự tỉnh giác), Trạch Pháp (Nghiên cứu Giáo Pháp, thấu hiểu rõ ràng), tinh tấn, Kinh an, hỷ, định và xả. Thất Giác Chi này giúp ta hiểu thấu suốt, hoàn toàn chứng ngộ và đạt được niết bàn.
Sau đó, Đức Phật bình phục và không còn đau đớn. Cuối cùng, Đức Phật đã công nhận bài cầu nguyện này.
Ba trường hợp này được đưa ra để trình bày và giới thiệu năng lực chữa lành kỳ diệu của việc tụng niệm các Minh Hộ Kinh và thệ nguyện chân lý. Vì thế các thầy thuốc Miến Điện đã thực hành và tụng niệm bài Kinh Thất Giác Chi này nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và khởi xướng những cách điều trị thành công này.

Trong thực tế thì những bài Kinh nguyên thuỷ được tìm thấy và giảng dạy bằng văn xuôi bởi Đức Phật, trong đại phẩm Tương Ưng (Mahavagga Samyutta) Pali. Tuy nhiên các tu sĩ Miến Điện ngày xưa là những chuyên gia về ngôn ngữ Pali đã soạn lời cầu nguyện kết hợp này thành thi kệ và được gọi là Thất Giác Chi Minh Hộ Kinh (Bojjhanga paritta sutta) gồm mười một đoạn kệ.



1. Bảy bài pháp này là những nhân tố của sự giác ngộ, chúng tiệt trừ mọi đau khổ của chúng sinh đang luân hồi trong giòng chảy chung nhất và là những nhân tố khuất phục đội quân của Thần Chết.

2. Khi chứng ngộ được bảy bài pháp này, những sinh linh đạt được cấp độ Bất tử, Vô úy, Bất sinh bất diệt, và vô bệnh: họ trở nên phi thường và thoát khỏi ba cõi luân hồi. Xin hãy đến đây! Chúng ta hãy tụng niệm giáo lý Thất Giác Chi (Những nhân tố của giác ngộ) này.

3. Có những tính chất như vậy và những đặc tính khác cùng vô vàn phẩm tính, đây chính là một thần chú chữa lành.

4. Những nhân tố của sự giác ngộ là Niệm, Trạch Pháp, Tinh Tấn, Hỷ, Khinh An và những nhân tố khác của sự Giác Ngộ.

5. Nhân tố Định và Xả. Tất cả bảy nhân tố này đã được Đấng Hoàn toàn Thấu Suốt giảng dạy rõ ràng, được thường xuyên nuôi dưỡng và phát triển bởi các bậc Hiền Minh

6. Để thấu suốt sâu xa, để chứng ngộ trí tuệ và đạt được Niết bàn; Do xác quyết của Chân lý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

7. Một thời, Đức Phật thấy Tốn Giả Cá Diếp và Tôn giả Mục Kiền Liên đau đớn và bệnh tật nên Ngài dạy Thất Giác Chi (Bảy Nhân tố của Giác Ngộ)

8. Hai vị Trưởng lao cũng hoan hỷ về sự việc này; và ngày khi đó thoát khỏi bệnh tật. Do xác quyết của Chân ý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

9. Có lần ngay cả chính Đức Phật, bậc Pháp Vương cũng bị phiền nhiễu vì bệnh tật, nên Trưởng lão Thuần Đà được yêu cầu tụng niệm chính bài kinh đó với thẩm quyền thích đáng.

10. Do vậy, Đức Phật hoan hỷ ngồi dậy và khỏi bệnh. Do sự xác quyết của Chân lý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

11. Giống như những Bất tịnh, bị hủy hoại bởi tâm thức – Magga (Tâm đạo) không thể phát sinh trở lại được nữa, trong cùng cách thức ba vị Đại Hiền Minh tiệt trừ được những bệnh tật này. Do sự xác quyết của Chân lý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

Kết thúc BOJJHANGA SUTTA (Kinh thất giác chi)

11. PUBBANHA SUTTA ( Kinh buổi sáng tốt lành)
Kinh bảo hộ này được gọi là Pubbanha- Buổi sáng Tốt lành- khi những bậc thánh trí tuệ thời xưa đã soạn thảo mười chín đoạn kệ đặt nền trên bài kệ trích trong tăng nhứt A Hàm- Kinh buổi sáng tốt lành (Anguttara Nikaya- Pubbanha sutta), và một bài kệ trong Kinh Tập- Tứ Yết Xuất Bảo Kinh (Suttanipata- Ratana sutta).
Này các tu sĩ, vào lúc sáng sớm, buổi trưa và chiều tối bất cứ ai thực hành chánh trực về thân, khẩu và ý, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc, một ngày hạnh phúc và một buổi chiều hạnh phúc….
Minh Hộ Kinh (paritta) này cần tụng niệm để bảo vệ thoát khỏi những nạn dịch bệnh, chiến tranh và đói kém, đặc biệt là thoát khỏi mọi bất hạnh liên hệ với chín hành tinh.
Mặc dù tên của paritta là Buổi sáng tốt lành, nhưng có thể tụng niệm nó vào bất cứ lúc nào – buổi sáng, trưa, hay chiều tối. Là paritta thứ mười một trong quyển Kinh Bảo Hộ này, chúng ta tụng niệm những bài cầu nguyện và mong ước, một cách thức ban rải tình thương- hay lòng từ ái đối với chính mình cũng như đối với tất cả chúng sanh khác.
Sự thông báo như “Xin hãy đến đây! Chúng ta hãy tụng niệm” không có ở đây trong Kinh kết thúc đặc biệt này. Đây có thể là lý do mà một số học giả chỉ coi mười Minh Hộ Kinh là chính thống; và chứng minh rằng phần giới thiệu của Kinh buổi sáng tốt lành này (gồm những bài nguyện) là những gì được xen vào hoặc đúng hơn là những bài kệ không phù hợp với kinh điển.
Toàn bộ những Minh Hộ Kinh được tụng niệm và đôi khi được giải thích rõ ràng dưới dạng nhiệt thành có tính chất Tôn giáo Cứu khổ ở Miến Điện, trông chờ những kết quả tức thì – hoặc những sự ban phước – bây giờ và tại đây, ngay chính cuộc đời này.



1. Nhờ quang vinh của Đức Phật cầu xin tất cả những điềm gở, sự kiện bất tường, tiếng kêu khó chịu của loài chim dữ,
Hành tinh gây ảnh hưởng xấu không mong muốn và ác mộng khốn khổ đều bay đi và biến mất.

2. Nhờ quang vinh của Giáo pháp, cầu xin tất cả
những điềm gở, sự kiện bất tường, tiếng kêu khó chịu của loài chim dữ, hành tinh gây ảnh hưởng xấu không mong muốn và
ác mông khốn khổ đều bay đi và biến mất.

3. Nhờ quang vinh của Tăng đoàn, cầu xin tất cả
những điềm gở, sự kiện bất tường, tiếng kêu khó chịu của loài chim dữ, hành tinh gây ảnh hưởng xấu không mong muốn và
ác mộng khốn khổ đều bay đi và biến mất.

4. Cầu mong mọi chúng sinh đang đau khổ
được cứu giúp và không còn đau khổ nữa;
cầu mong tất cả những kẻ đang sợ hãi được khuyến khích không còn sợ hãi; cầu mong tất cả những ai đang muộn phiền sẽ phần chấn lên và không còn thất vọng.

5. Xét về một chừng mực nào đó, chúng ta đã thành tựu
những hoàn thành đáng ca ngợi.
Cầu mong tất cả chư thiên hoan hỷ với sự thành tưụ này.
Để đạt được tất cả các loại thành tựu,

6. Cầu mong quý vị ban lòng nhân từ với niềm tin
Hoàn toàn sùng kính;
cầu mong quý vị tuân thủ giới luật đạo đức trong mọi thời ;
cầu mong quý vị tự hưởng an bình
trong thiền định.
Và cầu mong mỏi chư thiên hiện diện nơi đây
Hãy trở về trú xứ của các ngài.

7. Có một sức mạnh của trí tuệ – của tất cả chư Phật Hoàn vũ,
tất cả chư Phật Độc giác và các A la hán,
là những vị đã đạt được sức mạnh tối thượng. Bằng năng lực của sức mạnh này, con củng cố sự bảo hộ xung quanh con.

8. Bất kỳ kho báu nào có nơi đây
hoặc bên ngoài thế giới,
bất kỳ châu báu nào trong các cõi trời,
không gì sánh được với Đức Như Lai.
Châu báu này cũng hiện diện nơi Đức Phật.
Nhờ sự xác quyết của chân lý này,
cầu mong quý vị được hạnh phúc.

9. Bất kỳ kho báu nào có ở nơi đây
hoặc bên ngoài thế giới,
bất kỳ châu báu nào trong các cõi trời,
không gì sánh được với Đức Như Lai.
Châu báu này cũng nằm trong giáo pháp.
Nhờ sự xác quyết của chân lý này,
cầu mong quý vị được hạnh phúc.

10. Bất kỳ kho báu nào có ở nơi đây
hoặc bên ngoài thế giới,
bất kỳ châu báu nào trong các cõi trời,
không gì sánh được với Đức Như Lai.
Châu báu này cũng nằm trong Tăng đoàn.
Nhờ sự xác quyết của chân lý này,
cầu mong quý vị được hạnh phúc.

11. Cầu mong quý vị thấy được mọi sự;
Cầu mong chư thiên bảo vệ quý vị;
Nhờ năng lực quang vinh của tất cả Chư Phật, cầu mong
tất cả quý vị được hạnh phúc bây giờ và mãi mãi.

12. Cầu mong quý vị thấy trước mọi sự;
Cầu mong tất cả chư Thiên bảo vệ quý vị;
Nhờ năng lực quang vinh của tất cả giáo pháp,
cầu mong tất cả quý vị được hạnh phúc bây giờ và mãi mãi.

13. Cầu mong quý vị thấy được trước mọi sự;
Cầu mong chư Thiên bảo vệ quý vị;
Nhờ năng lực quang vinh của tất cả Tăng đoàn,
cầu mong tất cả quý vị được hạnh phúc bây giờ và
mãi mãi.

14. Đức Phật bị mẫn tối thượng đã hoàn tất
mọi Viên mãn (Ba la mật) cần có, vì lợi ích của
tất cả chúng sanh và đã đạt được giác ngộ siêu phàm.
Nhờ sự xác quyết chân lý này,
cầu mong tất cả quý vị được hỉ lạc bây giờ và mãi mãi.

15. Giống như Đức Phật, bậc mẫn cảm nhất của
Dòng thích ca đã chiến thắng tại gốc
Bồ Đề, vì thế cầu mong quý vị cũng chiến thằng và
cầu mong quý vị thành công trong mọi cuộc chinh phục tốt lành.

16.Trên ngai Bất bại, trên đỉnh
của trái đất thiêng liêng nhất, được tất cả
chư Phật tôn vinh, Đức Thế Tôn đã đạt
cấp độ tối thượng và sự hỉ lạc.
(Cầu mong quý vị cũng hỉ lạc như vậy)

16. Cầu mong những hành tinh thiện lành, những ân phước tuyệt vời, một bình minh yêu đời, sự tỉnh giác hoan hỷ, những khoảnh khắc tốt lành, những gương mẫu và vật cúng dường hảo hạng và những tặng phẩm vĩ đại đến với các bậc Thánh tôn quý,
cầu mong quý vị cũng được như vậy

17. Cầu mong hành động của thân trở nên linh thánh, hành động thuộc khẩu
Cũng trở nên linh thánh và hành động thuộc về ý trở nên linh thánh
cầu mong quý vị được củng cố trong những điều thiêng liêng này.

18. Khi đã làm những hành động thiêng liêng, cầu mong từ đó quý vị đạt được những thành tưu thiêng liêng; và khi đạt được
những thành tựu thiêng liêng, cầu mong quý vị được hạnh phúc và thành công trong những lời dạy của đức Phật.
cầu mong quý vị cùng với tất cả thân quyến của mình được hạnh phúc và thoát khỏi mọi loại bệnh tật.

Kết thúc PUBBANHA SUTTA ( Kinh buổi sáng tốt lành)

12. ABHAYA-PARITTA-SUTTA - VÔ UÝ HỘ TRÌ KỆ


13. Kinh Tụng Pali: GIRIMÃNANDA SUTTA - KINH GIẢI BỆNH








XUẤT XỨ CỦA NGUYÊN BẢN

Các Phật tử Miến Điện tỏ lòng tôn kính mười một Mahaparitta Sutta này y như họ tôn kính Tam Tạng Kinh ( Tipitaka Pali). Mặc dù sau này có nhiều sự dẫn giải và thêm thắt trong việc soạn thảo Paritta bởi những bậc hiền triết uyên bác thời xưa, tất cả những Sutta này đều chủ yếu được đặt nền trên những kinh điển.

1. Kinh Hạnh Phúc (Mangala sutta) đặt nền trên Tiểu bộ tập ( Khudda- kapatha) và các bản văn Kinh tập ( Sutta- nipata) trong Tiểu A Hàm ( Khuddaka nikaya).

2. Tứ yết xuất bảo kinh ( Ratana sutta) đặt nền trên Tiểu Bộ Tập ( Khudda- kapatha) và bản văn Kinh Tập ( Sutta- nipata) trong Tiểu A Hàm

3. Kinh Từ Bi (Metta sutta) đặt nền trên Tiểu Bộ Tập và bản văn Kinh Tập trong Tiểu A Hàm.

4. Kinh Ngũ Uẩn ( Khandha sutta) được dựa trên Tiểu phẩm thuộc Luật Tạng (Vinaya pitaka Culavagga), những bản văn Bổn sanh truyện (Jataka) và Tăng nhứt A Hàm ( Anguttaranikaya).

5. Khổng Tước Kinh ( Mora sutta) dựa trên Bổn sanh truyện trong Tiểu A Hàm.

6. Luân Hồi Kinh (Vatta sutta) dựa trên Bổn sanh truyện và sở Hành Tạng ( Cariyapitaka) trong Tiểu A Hàm.

7. Tràng Đảng Minh Hộ Kinh ( Dhajagga sutta) dựa trên Tương Ưng A Hàm ( Samyutta nikaya), bản văn Tương Ưng Sakka (Sakka Samyutha).

8. A Sá Nang Chi ( Atanatiya sutta) dựa trên bản văn Pathikavagga thuộc trường Bộ Kinh ( Digha- nikaya- Pathikavagga) và bản văn Kinh Pháp Cú trong Tiểu A Hàm

9. Ương Quật Ma La Kinh ( Angulimala sutta, Vô Não Kinh) dựa trên bản văn Majjhimapannasa trong Trung A Hàm ( Majjhima nikaya- Majjhimapannasa).

10. Kinh Thất Giác Chi ( Bojjhanga sutta) dựa trên bản Tương Ưng A Hàm Đại Phẩm ( Samyutha nikaya Mahavagga Samyutta).

Pubbanha sutta dựa trên Tiểu Bộ Tập ( Khuddaka patha), bản văn kinh tập ( Sutta- nipata) trong các bản Tiểu A Hàm ( Khuddaka nikaya) và Tăng nhứt A Hàm ( Anguttara nikaya)

BẢN MÔ TẢ LỊCH SỬ BAN ĐẦU

Có bằng chứng cho thấy các Paritta đã được tụng niệm ngay từ thời tiền – Pagant sớm nhất ở Miến Điện. Theo lịch sử. Tín ngưỡng Phật giáo ( Sasana- vamsa), Trưởng lão Sona và Trưởng lão Uttara đến Miến Điện, Suvannabhumi, như các nhà truyền giáo Đạo Phật, hay tối thiểu như Dharma- mahamatras được vua Asoka ( A dục) phải đi truyền bá Phật Pháp. Các ngài tụng niệm Kinh Phạm Võng ( Brahmajala Sutta) như Paritta để bảo vệ trẻ em trong xứ khỏi nạn Đạm Tinh quỷ (Passacas) thường ăn thịt trẻ sơ sinh trong xứ đó. Những ma quỷ này bị trục xuất ra biển nhờ năng lực của Paritta. Do vậy từ đó trở đi xứ Miến Điện có tục lệ mời các tu sĩ tới tụng niệm các Minh Hộ Kinh ( Paritta sutta) trong nhà có trẻ sơ sinh.
Trong những ngày đầu Pagan, các thần chú Paritta cũng được sử dụng như phương tiện tẩy sạch hành động tội lỗi. Người ta tin rằng mọi sự sai quấy, tội lỗi có thể được diệt trừ nếu người phạm tội tụng niệm một Paritta thích hợp, hoặc có thể nhờ một vị tu sĩ tụng niệm cho mình, rải nước Paritta trên thân họ để hoàn tất sự bảo vệ.
Ta viện dẫn một ví dụ khác, Vua Kyansitha xứ Pagan xây một cung điện mới trong thành phố và cử hành những nghi lễ phức tạp bằng việc tụng trì các Paritta Sutta. Vào năm 1102 sau công nguyên, Biên niên sử Cung Điện Thuỷ Tinh (Glass Palacel) cho biết dưới sự chủ toạ của Trưởng lão Shin Arahan, 4.108 tu sĩ đã tụng niệm những Paritta, rót nước thiêng Paritta chung quanh cung điện mới xây và rải cát Paritta khắp mọi vị trí. Những sợi chỉ Paritta cũng được buoocj chung quanh các dinh thự cũng như trên chân tay của người dân để bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm vô cớ trong cung điện mới. Kể từ đó, thành tích mang chất lịch sử này đã khiến mọi người đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của việc các nhà sư tụng niệm paritta như một nghi lễ thiết yếu được các hoàng cung ở Miến Điện tuân theo.
Ngay cả đến bây giờ cũng vậy, mỗi gia đình Phật tử Miến Điện đều theo đuổi sự thực hành những nghi lễ tương tự theo cách này. Thông thường thì một ngôi đình được sử dụng để tụng Paritta được xây dựng và một bình nước, một bình bông với lá táo đỏ ( Thabye) và một số loại hoa khác, một cuộn chỉ và một bình cát sạch được sắp đặt gọn gàng trước bàn thờ Phật. Sau đó, sợi chỉ được kéo từ phía trong của ngôi đình này, khúc cuối được quấn quanh bình nước và cột vào những bản kinh viết tay trên lá cọ hoặc bàn thờ Phật. Đôi khi các nhà sư đang tụng niệm cầm đoạn cuối của sợi chỉ. Họ cầm sợi chỉ được kéo dài rồi chuyển cho cử toạ đứng trước bàn thờ Phật. Họ phải giữ sợi chỉ này trong lúc các nhà sư cùng niệm các Paritta.
Khi buổi lễ hoàn tất, người ta tin rằng chất nước bình thường bây giờ đã trở thành nước cam lồ; sợi dây chỉ và cát bình thường đã trở nên linh thiêng, những lá táo đỏ và những bông hoa cũng trở thành vật được ban phước.
Sau đó, nước cam lồ, sợi chỉ thiêng, cát và bông paritta được chia cho những người dự lễ. Nước cam lồ dùng để rắc lên mọi người và những ngôi nhà, cát và hoa linh thiêng được tung rải trên khắp khu vực đó, còn sợi dây chỉ thiêng thì đeo quanh cổ hoặc cổ tay. Những tuân thủ này được coi như năng lực bảo hộ tượng trưng của các Paritta.
Do đó trong Phật giáo Miến Điện, việc được nghe tụng Pháp, giáo lý của Đức Phật để ngăn ngừa những nguy hiểm, phòng tránh ảnh hưởng của chúng sinh ác hại, được bảo vệ và thoát khỏi ma quỷ, và để tăng tiến sức khoẻ, thịnh vượng và hạnh phúc đã trở thành một thực hành đầy vinh dự. Không lễ lạc hay cuộc hội họp nào dù mang tính tôn giáo hay xã hội có thể hoàn tất mà không có nghi lễ Paritta Sutta. Những lễ Quán đảnh và thọ giới không thể kết thúc mà không có mục nghe tụng Paritta. Ngôi đình được xây dựng đặc biệt cho những mục đích này được gọi là “Paritta Mandapa”; có nghĩa là Ngôi Đền để nghe tụng Paritta.
Trong quyển sách những câu hỏi của Vua Mi Lan Đa (Milida) (thế kỷ thứ nhất sau công nguyên) có đề cập tới sáu Paritta sau: Ratana Khandha, Mora, Dhajagga, Atanatiya và Angulimala Paritta. Sự ích lợi của chúng bị nghi ngờ. Vấn đề khó xử phải đối phó là liệu Paritta được đức Phật Quang Vinh truyền bá có giúp người ta thoát khỏi cái chết không, và nếu như thế thì nó đã đi ngược lại với lời dạy của đức Phật rằng một người không thể thoát khỏi cái chết, và nếu lời dạy này đúng thì các paritta này không mang lại lợi ích.
Trong thực tế thì các Minh Hộ Kinh (Paritta Sutta), ví dụ Kinh Ngũ Uẩn (Khandha) đã được Đức Phật Quang Vinh ấn định trong các bản văn về Luật (Vinaya), như sự bảo vệ hay trông chừng cho bản thân ta, để dùng cho tăng đoàn.
Nói chung, cách thức tụng niệm chứa đựng sự biểu lộ tình thương yêu đối với tất cả các sinh loài, một lời cầu nguyện cho hạnh phúc của mọi chúng sanh. Cách biểu lộ đặc biệt của tình thương yêu này không chỉ là ngôn từ hoa mỹ. Nó thấm đẫm những năng lực tâm linh và cảm xúc một cách cao độ.
Sự xác quyết vào chân lý ( saccakiriya) cũng là một khía cạnh của công việc được gán cho các Paritta Sutta. Chính sự kiện chân lý bảo hộ người sùng kính Pháp cho thấy niềm tin Phật giáo nơi việc tụng niệm những Paritta Sutta này. Thật ra, sự tụng niệm paritta là một hình thức tuyên xưng chân lý làm phát sinh năng lực bảo hộ và giải thoát.
Là hoàn toàn tự nhiên khi bám víu vào bất cứ phương tiện nào suy lường được là có thể hữu ích cho việc giải thoát, nhất là vào lúc cực kỳ nguy hiểm. Do vậy, những nghi thức paritta vẫn còn phổ biến ở khắp nơi như một lời kêu cầu giúp đỡ trong những lúc bị tai hoạ, bệnh tật, hay khó khăn.
Các paritta, hay những pháp bảo hộ màu nhiệm này không mâu thuẫn mà hài hoà với giáo lý của Đức Phật. Các nhân tố gây tai hại được ban phước với những lời chúc tốt lành và tràn ngập tình yêu chan chứa. Ngay cả những tinh linh và thú vật đầy ác tâm nhất được coi như có khuynh hướng chịu những sự bất hạnh trong suốt quá trình tiến hoá lâu đời của chúng cũng có thể được chữa lành và làm an dịu bằng năng lực hữu hiệu của tình thương bị mẫn. Chính quan niệm của Phật tử về một trật tự đạo đức chi phối vũ trụ đã biện hộ cho họ việc thực hành paritta của họ.
Chúng ta hãy xem xét trường hợp của một bệnh nhân, các biện pháp chữa trị thông thường của bác sĩ cũng cần thiết như một cách chữa bệnh bằng niềm tin. Những phương pháp khác cũng có thể ích lợi khi Nghiệp của bệnh nhân ấy trong đời này chưa cạn kiệt. Việc tụng niệm Paritta một cách tha thiết như một sự hợp lực của tư tưởng ( năng lực tâm linh) có thể trở thành một phương thuốc hữu hiệu không kém các phương pháp chữa trị vật chất trong y khoa. Chúng được dùng để đọc ra các nhân tố có lợi cho bệnh nhân và giúp họ tránh xa những gì có hại.
Các Paritta có nhiều năng lực để cầu nguyện. Trong các Paritta này, những năng lực và vinh quang phi thường của Đức Phật, chân lý của Pháp và Phẩm hạnh của tất cả các vị thánh (A La Hán) được gọi lại trong tâm ta vì thế đem lại sức mạnh. Trái tim tràn đầy từ bị ái bao la đã biến thù thành bạn, nỗi sợ hãi thành lòng dũng cảm và sự thù hận thành tình thương yêu.
Tuy nhiên, thật sự mà nói, các Paritta không phải là sự bảo hộ dành cho tất cả mọi người. Cũng giống như thuốc men hay thực phẩm có thể giúp cho người ta sống còn, nhưng sẽ giết chết những ai lạm dụng quá nhiều, do đó ngay cả các phương thuốc hay thực phẩm làm hồi sinh cũng có thể trở thành thuốc độc nếu ta quá ham mê chúng. Vì thế cũng có ba lý do khiến Paritta thất bại trong việc bảo hộ một số người, đó là sự cản trỏ của Nghiệp(Kammakkaya, Tận Nghiệp) và kết quả của những hành vi xấu xa (Akusala vipaka) cũng như sự không tin tưởng (Assaddha). Khi ấy Paritta vốn là một sự bảo hộ đối với một số người sẽ mất năng lực của nó bởi những hành vi xấu ác do chính những người phạm tội đó thực hiện. Thay vì giúp đỡ, việc tụng niệm đôi khi cũng hoàn toàn vô tác dụng đối với những người không tin tưởng. Chính vì thế các Paritta phải được tụng niệm hoặc được lắng nghe hết sức tôn kính và hoàn toàn tin tưởng.

https://www.youtube.com/playlist?list=PLz9Y0t82hsPUOaDoFPeAG6p1renwfJ3Iy

Trích: 
CẨM NANG TỤNG NIỆM CỦA PHẬT TỬ MIẾN ĐIỆN
NGUYÊN TÁC: HAND BOOK OF BUDDHIST RECITATION
Published by Dhammikarama Temple Sunday School
Bản dịch việt ngữ
Nhóm Long Chenpa
MƯỜI MỘT MAHA PARITTA SUTTA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét