Ra khỏi bánh xe

...Thực tại là ở đây và bây giờ. Nó chưa bao giờ là quá khứ và chưa bao giờ là tương lai; nó bao giờ cũng trong hiện tại. Bây giờ là khoảnh khắc duy nhất. Bây giờ là thời điểm duy nhất. Nó chẳng bao giờ đi qua. Bây giờ là vĩnh hằng. Nó bao giờ cũng ở đây, nhưng chúng ta không ở đây. Cho nên là người tìm kiếm tâm linh nghĩa là ở đây. Bạn có thể gọi nó là thiền, bạn có thể gọi nó là yoga, bạn có thể gọi nó là cầu nguyện. Bất kì tên nào được trao cho nó cũng chẳng có gì khác biệt, tâm trí phải không có đó. Và tâm trí chỉ tồn tại khi có quá khứ hay tương lai, nếu không thì không có tâm trí. Tôi mới nói với ai đó hôm qua. Bạn không thể nghĩ trong hiện tại, tôi đã bảo người đó. Khoảnh khắc bạn nghĩ, nó trở thành quá khứ. Cho nên tâm trí không thể nào tồn tại trong hiện tại được. Nó chỉ tồn tại trong kí ức về quá khứ, hay nó phóng chiếu vào tương lai.

Nó chưa bao giờ tới trong tiếp xúc với hiện tại - nó không thể tới được, điều đó là không thể được. Cho nên nếu không có suy nghĩ thì không có tâm trí. Vô trí này là thiền. Thế thì bạn ở đây và bây giờ. Thế thì bạn bùng nổ trong thực tại. Thế thì thực tại bùng nổ trong bạn. Tìm kiếm tâm linh không phải là tìm moksha, cứu rỗi sau cái chết. Lần nữa, đấy là ham muốn, thậm chí còn thèm khát hơn ham muốn của cải, ham muốn danh vọng, ham muốn quyền lực. Ham muốn moksha thậm chí còn thèm khát hơn, vì nó còn vượt ra sau cái chết. Tìm kiếm tâm linh không phải là tìm kiếm Thượng đế, vì lần nữa đấy lại là thèm khát. Nếu bạn đang tìm kiếm Thượng đế, thế thì lần nữa tâm trí bạn lại thèm khát. Bạn phải tìm kiếm Thượng đế về cái gì đó. Tuy nhiên sâu bên trong và còn chưa hiểu được với bạn và còn vô ý thức với bạn, bạn phải tìm kiếm Thượng đế về điều gì đó. Nhưng tôi không ngụ ý qua điều này rằng khi việc tìm kiếm tâm linh đi tới mãn nguyện, thì không có Thượng đế. Tôi không nói rằng khi bạn đã tới thiền và tâm trí không có đó, moksha không có. Moksha vẫn có đó. Bạn có giải thoát nhưng đấy không phải là ham muốn của bạn. Nó chỉ là hậu quả của việc biết thực tại như nó vẫn đấy. Thượng đế có đó, nhưng lại không có bởi ham muốn của bạn. Ngài là thực tại. Cho nên khi bạn biết thực tại thì bạn biết đó là điều thiêng liêng. Thực tại là điều thiêng liêng. Nhưng việc tìm kiếm thì không phải là về Thượng đế hay moksha hay phúc lạc, vì bất kì khi nào có ham muốn, bạn sẽ phóng chiếu lần nữa vào tương lai. Việc tìm kiếm tâm linh là làm vỡ mộng về tương lai và vẫn còn lại trong hiện tại, đang trong hiện tại, sẵn sàng đương đầu với bất kì cái gì tới ở đây và bây giờ. Điều thiêng liêng bùng nổ, tự do tới, nhưng đây không phải là đối tượng của bạn. Chúng là hậu quả, là hình bóng của việc hiểu cái thực. Cho nên trước hết nhận biết về toàn bộ quá trình của cuộc sống là thất vọng đi. Không một ảo tưởng nào nên có đó, nếu không thì bạn sẽ bị cột chặt vào nó. Đi sâu vào trong từng chứng nghiệm của cuộc sống. Đừng trốn thoát khỏi nó. Biết nó sâu sắc đến mức bạn biết cả vỡ mộng về nó. Đừng trốn chạy; đừng từ bỏ. Chỉ thế thì phần này mới hoàn tất, và bạn có thể cất bước nhảy vào trong cái ở đây và bây giờ. Nếu bạn đã trở nên nhận biết rằng tương lai là nguyên nhân gốc rễ của tất cả những cái vô nghĩa mà tâm trí con người tạo ra, thế thì bạn đã tiến được một bước cơ bản; bạn đã di chuyển. Bây giờ bạn có thể sẵn sàng nhận biết cái đang đấy. Trong phần thứ nhất, phần tiêu cực, cuộc sống giúp nhiều lắm. Cho nên đi tới mọi chứng nghiệm, tới mọi ham muốn đi; biết nó đi. Đừng bao giờ từ bỏ khi chưa chín muồi. Điều này xảy ra: bạn không thực sự thất vọng với cuộc sống, nhưng bạn đã trở nên thèm khát những hứa hẹn tôn giáo. Bạn đã không biết rằng cuộc sống là điều thiêng liêng, nhưng bạn đã trở nên bị say mê với các thiên đường tôn giáo. Thế thì mọi thứ sẽ khó khăn, vì bạn vẫn chưa đi qua phần thứ nhất. Phần thứ hai sẽ rất khó khăn. Cho nên đi qua phần thứ nhất và phần thứ hai sẽ rất dễ dàng. Phần thứ hai chỉ khó khi phần thứ nhất chưa được đi qua hoàn toàn. Thế thì bạn hỏi, “Làm sao thiền?” Thế thì bạn nói, “Tâm trí cứ vận hành.” Thế thì bạn nói, “Quá trình suy nghĩ vẫn cứ tiếp tục. Nó không thể nào dừng lại được. Làm sao dừng nó lại được?” Ham muốn vẫn còn có đó, cho nên ham muốn sẽ cứ tạo ra suy nghĩ. Phần thứ nhất vẫn còn chưa được hoàn tất. Người tìm kiếm tâm linh chín muồi là người đã đi mà không sợ hãi gì trong cuộc sống, và biết mọi xó xỉnh. Người đó biết nó nhiều đến mức chẳng cái gì còn lại mà không được biết cả. Thế thì thiền là dễ dàng, vì không có ai tạo ra suy nghĩ, không có ai tạo ra ham muốn. Chỉ bằng việc hô lên Hu! là bạn đã trong hiện tại. Bất kì một phương sách đơn giản nào cũng làm cho bạn tĩnh lặng lại. Chiếc thiền trượng của các thiền sư vừa đưa lên là bạn đã trong hiện tại. Thậm chí một phương sách đơn giản đến thế cũng có ích nếu phần thứ nhất được hoàn thành. Một hôm thiền sư Rinzai đang nói trong một ngôi đền. Ông ấy đã đi vào trong buổi lễ nhưng ai đó vẫn còn quấy rối ông ấy ở đó. Cho nên Rinzai dừng lại và hỏi, “Việc gì thế?” Người ấy đứng dậy và nói, “Linh hồn là gì?” Rinzai cần chiếc thiền trượng và yêu cầu mọi người tránh đường cho ông. Người kia bắt đầu run rẩy. Người đó chưa bao giờ trông đợi rằng điều như thế lại là câu trả lời. Rinzai tới chỗ người đó, túm lấy cổ người đó bằng cả hai tay và siết chặt. Mắt người này lồi ra. Ông cứ tiếp tục bóp và hỏi, “Anh là ai? Nhắm mắt lại!” Người này nhắm mắt lại. Rinzai lại tiếp tục hỏi, “Anh là ai?” Người này mở mắt ra và cười rồi cúi lậy. Người đó nói, “Tôi biết thầy đã thực sự trả lời linh hồn là gì!” Một phương sách đơn giản đến thế! Nhưng người này đã sẵn sàng. Ai đó hỏi Rinzai, “Thầy có làm cùng việc ấy khi bất kì ai hỏi không?” Ông ấy nói, “Người đó đã sẵn sàng. Người đó không hỏi chỉ vì câu hỏi, người đó đã sẵn sàng. Phần thứ nhất đã hoàn thành; người đó đã thực sự hỏi. Đây là câu hỏi sống chết cho người đó: ‘Linh hồn là gì?’ Phần thứ nhất đã hoàn toàn được đáp ứng. Người đó đã vỡ mộng hoàn toàn về cuộc sống, và người đó đang hỏi, ‘Linh hồn là gì?’ Cuộc sống này đã chứng tỏ chỉ là cái chết cho người đó; bây giờ người đó đang hỏi, ‘Cuộc sống là gì?’ Cho nên không một câu trả lời nào từ tôi còn có nghĩa cả. Ta đã giúp người đó chỉ vẫn đứng tĩnh lặng trong hiện tại.” Tất nhiên, khi ai đó đang bóp cổ bạn, ngấp nghé giết chết bạn, bạn không thể có trong tương lai, bạn không thể có trong quá khứ. Bạn sẽ ở đây và bây giờ. Điều nguy hiểm là bỏ lỡ khoảnh khắc này. Nếu bạn chỉ nói với người như thế, “Đi sâu nữa và biết bạn là ai,” thì người này trở nên được biến đổi. Người đó đi vào trong samadhi; người đó đứng tĩnh lặng trong khoảnh khắc đó. Nếu bạn đang trong hiện tại, thậm chí chỉ một khoảnh khắc, bạn đã biết, bạn đã gặp, và bạn sẽ chẳng bao giờ có thể mất dấu vết được nữa. Cảm giác tâm linh là để biết cái đang đấy - cái gì là tất cả cái này. Không phải là, cái này. Cái gì là tất cả cái này - cái này tôi nói, cái này bạn nghe, cái toàn thể này? Cái này là cái gì? Cứ đứng đấy, chìm sâu vào cái này. Để cho nó mở ra cho bạn, và để cho bản thân bạn mở ra cho nó. Thế thì có gặp gỡ. Gặp gỡ đó là việc tìm kiếm. Gặp gỡ đó là toàn bộ tìm kiếm. Đó là lí do tại sao chúng ta đã gọi nó là yoga. Yoga có nghĩa là gặp gỡ. Chính từ yoga mang nghĩa gặp gỡ - nối lại, trở thành một lần nữa. Nhưng cái gọi là những người tìm kiếm tâm linh chẳng tìm kiếm bất kì cái tâm linh nào cả. Họ chỉ phóng chiếu ham muốn của mình theo chiều mới. Và không ham muốn nào có thể được phóng chiếu theo chiều hướng tâm linh này, vì chiều hướng tâm linh này chỉ mở ra cho những người không ham muốn. Cho nên những người ham cứ tiếp tục tạo ra những ảo tưởng mới, giấc mơ mới. Trước hết biết rằng ham muốn chỉ là việc chạy đuổi và đạt tới chỗ không đâu cả. Thế rồi đứng tĩnh lặng lại và biết cái gì đang đấy. Mọi thứ đều cởi mở. Chỉ chúng ta là đóng lại trong ham muốn của mình. Toàn bộ sự tồn tại là cởi mở. Tất cả mọi cánh cửa đều mở, nhưng chúng ta đang chạy với tốc độ mà ta không thể thấy được. Và chúng ta càng trở nên thất vọng, chúng ta càng tăng tốc độ, vì tâm trí nói, “Đằng ấy chạy vẫn chưa đủ nhanh. Đấy là lí do tại sao đằng ấy chưa tới. Cho nên phải chạy nhanh hơn. Những người chạy nhanh hơn họ đang tới.” Và cứ hỏi những người chạy nhanh hơn mà xem. Tâm trí họ đang nói cùng điều ấy, “Phải chạy nhanh hơn. Những người đã chạy họ đều đang tới.” Chẳng ai tới được cả, nhưng bao giờ ai đó cũng ở phía trước bạn và ai đó tụt lại sau bạn. Bạn đã đi lên trước ai đó, nhưng dù bạn ở đâu, ai đó vẫn cứ ở trước bạn. Sao vậy? Vì ham muốn chạy theo vòng tròn. Chúng ta đang chạy trong vòng tròn. Cho nên nếu bạn chạy rất nhanh, thậm chí người đang ở sau lại có thể ở phía trước bạn. Vì chúng ta đang chạy trong vòng tròn, ai đó bao giờ cũng ở phía trước, và cảm giác sẽ có đó rằng bạn chưa chạy đủ nhanh, rằng ai đó khác đang đạt tới còn bạn thì đang thua. Chúng ta trên mảnh đất này đều biết tới bao nhiêu chân lí. Chúng ta gọi thế giới này là samsara, luân hồi. Luân hồi có nghĩa là bánh xe - không chỉ bạn đang chạy, mà bản thân bánh xe cũng đang chạy. Nó không phải là một vòng tròn tĩnh tại. Cho dù bạn đứng lại, bánh xe vẫn cứ chạy. Cho nên người ta phải không chỉ dừng lại, mà còn phải bước ra khỏi bánh xe. Việc bước ra này là sannyas. Việc dừng lại vẫn chưa đủ. Bạn phải bước ra khỏi bánh xe, bởi vì cho dù bạn không chạy, bánh xe vẫn cứ quay. Và nó là bánh xe lớn thế, với lực lớn đến nỗi bạn sẽ vẫn cứ chạy cho dù là bạn đang đứng tại một chỗ. Bước ra có nghĩa là sannyas - không chỉ dừng chạy mà còn bước ra. Đừng ở trên bánh xe. Bước ra khỏi đường mòn đi. Chứng kiến nó. Chỉ thế thì bạn mới biết bánh xe này được làm bằng gì, tại sao nó cứ chạy ngay cả khi bạn không chạy. Bánh xe này được tạo ra bởi vô vàn ham muốn, bởi tất cả mọi ham muốn đã từng tồn tại, đang có trong sự tồn tại ngày nay - tất cả ham muốn của tất cả mọi người, của tất cả những con người đã từng tồn tại. Bạn sẽ chết, nhưng ham muốn của bạn đã tạo ra những lớp sóng sẽ còn tiếp tục. Bạn sẽ không có đây, nhưng ham muốn của bạn đã tạo ra những gợn sóng. Bạn sẽ không có đây, nhưng tôi đã nói điều gì đó; những lời này, những âm này, sẽ cứ tiếp tục rung động vô hạn. Dù bạn ham muốn bất kì cái gì - được mãn nguyện, không mãn nguyện, cũng chẳng có gì khác biệt cả - khoảnh khắc ham muốn tới trong tâm trí bạn, trong tim bạn, là bạn đã tạo ra những gợn sóng, lớp sóng. Chúng sẽ tiếp tục. Bánh xe này, luân hồi này, được thiết lập nên từ tất cả những ham muốn mà đã từng tồn tại và tất cả những ham muốn đang trong sự tồn tại. Đây là lực lớn lắm, của tất cả những người đã chết và người đang sống, lớn đến mức bạn không thể nào đứng tĩnh lặng được. Chúng sẽ xô đẩy bạn, bạn phải chạy. Cũng hệt như đám đông. Khi toàn bộ đám đông đang chạy, bạn không thể nào đứng im được. Bạn bị xô đẩy phải chạy. Bạn an toàn nếu bạn đang chạy; nếu bạn không chạy bạn sẽ bị giết chết. Không phải là năng lượng của bạn là cần cho việc chạy. Nếu bạn không nỗ lực, đám đông sẽ xô đẩy bạn. Đây là bánh xe - bánh xe của ham muốn. Bạn phải đã thấy bức tranh Tây Tạng về bánh xe này. Nó được vẽ đẹp làm sao - toàn bộ bánh xe ham muốn. Việc bước ra khỏi bánh xe là sannyas. Bạn chỉ bước ra khỏi đám đông. Bạn chỉ bước ra thôi. Bạn chỉ ngồi bên cạnh đường, bạn nói tạm biệt. Chỉ thế thì bạn mới biết hiện tượng bánh xe là gì. Chỉ thế thì bạn mới biết rằng một số người đang chạy trong vòng tròn, họ sẽ vượt qua bạn nhiều lần lắm - thế thì bạn biết rằng đây là bánh xe. Một Phật, một Mahavira, cũng có thể gọi thế giới này là luân hồi, là bánh xe, vì họ đã biết rằng nó là bánh xe khi họ bước sang bên. Không phải là bạn đang chạy trong một đường thẳng, nó là vòng tròn - lặp lại cùng ham muốn, cùng ngày, cùng đêm, cùng vỡ mộng - và cứ thế trong cơn xoáy lốc. Bị đẩy từ sau, bị kéo từ trước, bạn cứ thế tiếp tiễn. Sannyas nghĩa là bước sang bên, bước ra. Đây là phần thứ hai của sannyas. Sannyas có hai phần. Phần thứ nhất là biết cái thất vọng, biết cái đau khổ. Đây là điều mầu nhiệm: một khi bạn biết rằng thế giới là đau khổ, thế giới là thất vọng, bạn không thất vọng chút nào. Thất vọng tới vì bạn nghĩ thế giới là không làm thất vọng. Đau khổ tới là vì bạn hi vọng ngay cả khi bạn biết là nó vô vọng. Hi vọng đó là vô nghĩa. Khi bạn biết điều này, thế thì bạn không cảm thấy vô vọng chút nào nữa. Thế thì không cần phải cảm thấy như vậy. Thế thì chẳng có gì để mà cảm thấy vô vọng cả. - có điều không hi vọng. Đó là lí do tại sao người ta không thể hiểu được Phật giáo. Tâm trí phương Tây chỉ diễn giải nó như bi quan. Đó chỉ là ý kiến sai lầm tự nhiên. Phật giáo không bi quan. Nhưng với tâm trí phương Tây nó dường như bi quan, vì việc nói rằng thế giới là việc làm thất vọng, thế giới là dukkha - khổ. Điều này làm cho bạn bi quan. Nhưng điều này không phải thế. Thế gian chưa từng biết tới một người hạnh phúc thế, phúc lạc thế như Phật, hay nó mới biết rất ít người như vậy. Ông ấy không bi quan chút nào. Cho nên điều bí mật là cái gì? Bí mật là thế này: nếu bạn biết thế giới này là dukkha, thế thì bạn không trông đợi điều gì ngoại trừ dukkha. Trông đợi chỉ tạo ra bi quan. Khi không có trông đợi, thế thì không cần phải trong khổ. Một khi cuộc sống được biết như phép mầu, bạn sẽ chẳng bao giờ trong khổ cả, bạn sẽ ra ngoài nó. Cho nên sannyasin không phải là người thất vọng. Sannyasin là người đã biết thế giới như việc gây ra thất vọng. Người đó không thất vọng, người đó nhiều nhất cũng chỉ thấy dễ dàng. Không cái gì làm người đó thất vọng. Mọi thứ xảy ra, người đó biết nó xảy ra như vậy. Ngay cả cái chết cũng không đau khổ đối với người đó, vì cái chết là điều chắc chắn. Một khi bạn biết bản chất của bánh xe xoay tít này - của thế gian này, của cái gọi là cuộc sống này, của cái vòng luẩn quẩn lặp lại này - thế thì bạn sẽ trở thành người im lặng và phúc lạc. Bây giờ bạn không hi vọng, cho nên không có cảm giác về vô hi vọng. Bạn thấy dễ dàng, bình tĩnh. Bạn càng cảm thấy dễ dàng, bạn càng cảm thấy bình tĩnh. Bạn càng trong khoảnh khắc này thì bạn càng không vẩn vơ, càng tĩnh lặng. Trong chính khoảnh khắc này, ở đây và bây giờ, tất cả mọi điều đều được biết tới và được hiểu - moksha, Thượng đế, thực tại - trong khoảnh khắc này. Cho nên theo một cách nào đó, tìm kiếm tâm linh không phải là về cái gì đó. Nó không phải là về đối tượng nào đó. Nó là việc biết cái đang đấy, và việc biết này xảy tới một khi bạn đang trong khoảnh khắc này. Ở trong khoảnh khắc này là cánh cửa bí mật, hay bạn có thể nói bí mật để mở. Ở trong khoảnh khắc này là bí mật để hiện hữu.

Trích: Tôi là lối cổng
Osho

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét