Trong khoảng thời gian chưa có Đức-Phật Chánh Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, thì chỉ có pháp-hành
thiền-định mà không có pháp-hành thiền-tuệ, mãi cho
đến khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, khi
ấy, mới có pháp-hành thiền-tuệ.
Thật vậy, khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế
gian đồng thời pháp-hành thiền-tuệ cũng xuất hiện cùng
một lúc.
Pháp-hành thiền-tuệ đặc biệt như thế nào?
Trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama chưa xuất hiện trên
thế gian, các hành-giả là bậc thiện-trí thực-hành pháphành-giới, giữ gìn giới cho được trong sạch và trọn vẹn,
tạo dục-giới thiện-nghiệp cho quả an-lạc trong kiếp hiệntại và vô số kiếp vị-lai, trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi
người hoặc 6 cõi trời dục-giới.
Nếu hành-giả nào là hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) nương nhờ nơi giới trong sạch và trọn vẹn,
thực-hành pháp-hành thiền-định, có khả năng chứng
đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắcgiới thiện-tâm, hành-giả hưởng an-lạc khi nhập bậc thiền
trong kiếp hiện-tại. Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn
chỉ có vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền vô-sắcgiới thiện-tâm tột đỉnh cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp
sau (paṭisandhikāla) có phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền
quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta)
làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạmthiên trên tầng trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên
tột đỉnh có tuổi thọ 84.000 đại-kiếp trái đất lâu dài nhất
trong tam-giới.
Vị phạm-thiên hưởng sự an-lạc trên tầng trời này cho
đến khi hết tuổi thọ, rồi dục-giới thiện-nghiệp cho quả
tái-sinh kiếp sau xuống cõi thiện dục-giới là cõi người
hoặc cõi trời dục-giới.
Như vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành-giới tạo dụcgiới thiện-nghiệp, thực-hành pháp-hành thiền-định dù
đã tạo được 5 sắc-giới thiện-nghiệp và 4 vô-sắc-giới
thiện-nghiệp vẫn còn luẩn quẩn trong vòng tử sinh luânhồi trong ba giới bốn loài, chưa giải thoát khổ tử sinh
luân-hồi trong tam-giới.
Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành như thế nào?
Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, Đức-Phật
thuyết dạy pháp-hành tứ-niệm-xứ trong bài kinh Đạiniệm-xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta), đó là con đường duy
nhất dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc
4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, giải thoát khổ tử
sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Tứ-niệm-xứ có 4 pháp:
- Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm
và trí-tuệ tỉnh-giác. Đối-tượng thân thuộc về sắc-pháp.
- Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm và
trí-tuệ tỉnh-giác. Đối-tượng thọ thuộc về danh-pháp.
- Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm và
trí-tuệ tỉnh-giác. Đối-tượng tâm thuộc về danh-pháp.
- Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm và
trí-tuệ tỉnh-giác. Đối-tượng pháp thuộc về sắc-pháp,
danh-pháp.
Thân, thọ, tâm, pháp hoặc sắc-pháp, danh-pháp thuộc
về chân-nghĩa-pháp, không phải là chế-định-pháp.
* Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành có đối-tượng
thiền-tuệ đó là sắc-pháp, danh-pháp trong bài kinh Đạitứ-niệm-xứ, thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), không phải là chế-định-pháp (paññattidhamma).
Như vậy, pháp-hành tứ-niệm-xứ với pháp-hành
thiền-tuệ chỉ có khác nhau về danh từ mà thôi, còn phần
đối-tượng là hoàn toàn giống nhau.
Đối-tượng thiền-tuệ đó là sắc-pháp, danh-pháp thuộc
về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) có thật-tánh
của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp; có sự sinh, sự diệt
của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp; có 3 trạng-tháichung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái
vô-ngã của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới.
Còn chế-định-pháp (paññattidhamma) là pháp do
danh từ ngôn ngữ chế định, sự-thật của chế-định-pháp
do danh từ ngôn ngữ chế định, nên không có thật-tánh,
không có sự sinh, sự diệt, nên không có 3 trạng-thái
chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái
vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.
Cho nên, chế-định-pháp (paññattidhamma) không
phải là đối-tượng thiền-tuệ.
Trước khi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả
nên học hỏi hiểu rõ, phân biệt rõ đối-tượng thuộc về
chế-định-pháp với đối-tượng thuộc về chân-nghĩa-pháp,
bởi vì đối-tượng thuộc về chế-định-pháp không có thậttánh, không có sự sinh, sự diệt; không có 3 trạng-tháichung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái
vô-ngã, không thể làm đối-tượng thiền-tuệ được.
Chỉ có đối-tượng thuộc về chân-nghĩa-pháp mới có
thật-tánh rõ ràng, có sự sinh, sự diệt của sắc-pháp,
danh-pháp; có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vôthường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp,
danh-pháp mà thôi, nên làm đối-tượng thiền-tuệ được.
Hành-giả cần phải hiểu rõ “yonisomanasikāra”bởi
vì đó là pháp hỗ trợ trực tiếp cho pháp-hành thiền-tuệ
được phát triển.
* Yonisomanasikāra nghĩa là gì?
Yoniso+manasi+kāra:
- Yoniso: với trí-tuệ,
- manasi: trong tâm,
- kāra: nghĩa là sự hiểu biết.
Yonisomanasikāra nghĩa là sự hiểu biết ở trong tâm
với trí-tuệ hiểu biết đúng 4 trạng-thái của tất cả mọi sắcpháp, danh-pháp tam-giới là:
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường
(anicca) thì trí-tuệ hiểu biết đúng là vô-thường (anicca).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha) thì
trí-tuệ hiểu biết đúng là khổ (dukkha).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anattā)
thì trí-tuệ hiểu biết đúng là vô-ngã (anattā).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái bất-tịnh (asubha)
thì trí-tuệ hiểu biết đúng là bất-tịnh (asubha).
Yonisomanasikāra nghĩa là sự hiểu biết ở trong tâm
với trí-tuệ hiểu biết đúng 4 trạng-thái: Trạng-thái vôthường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bấttịnh trong tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, làm
nhân-duyên phát sinh chánh-niệm và trí-tuệ tỉnh-giác,
hỗ trợ cho hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn
đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánhđạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Hành-giả là hạng người tam-nhân (tihetukapuggala)
thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có đối-tượng thiền-tuệ
là sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp
(paramatthadhamma), đến khi trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh
thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp; thấy
rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tamgiới; thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vôthường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp,
danh-pháp tam-giới; dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ
Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niếtbàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn
dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt
Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Ayonisomanasikāra nghĩa là gì?
Trái nghĩa với yonisomanasikāra là ayonisomanasikāra
Ayoniso + manasi + kāra:
- Ayoniso: do si-mê,
- manasi: trong tâm,
- kāra: nghĩa là sự biết.
Ayonisomanasikāra nghĩa là sự biết ở trong tâm do
si-mê biết sai lầm 4 trạng-thái của tất cả mọi sắc-pháp,
danh-pháp tam-giới là:
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường (anicca)
thì do si-mê biết sai lầm cho là thường (nicca).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha) thì
do si-mê biết sai lầm cho là lạc (sukha).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anattā)
thì do si-mê biết sai lầm cho là ngã (attā).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái bất-tịnh (asubha)
thì do si-mê biết sai lầm cho là tịnh (subha).
Ayonisomanasikāra nghĩa là sự biết ở trong tâm do
si-mê biết sai lầm trong tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp
tam-giới cho rằng: Thường, lạc, ngã, tịnh, nên làm
nhân-duyên phát sinh pháp đảo-điên (vipallāsa).
* Pháp đảo-điên (vipallāsa)
Thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp tamgiới có 4 trạng-thái: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái
khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh, thì pháp
đảo-điên do si-mê biết sai lầm đảo ngược lại cho là:
thường, lạc, ngã, tịnh.
Pháp đảo-điên (vipallāsa) có 3 loại:
1- Tưởng đảo-điên (saññāvipallāsa): Tưởng sai lầm
nơi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới cho là: thường, lạc,
ngã, tịnh.
2- Tâm đảo-điên (cittavipallāsa): Tâm biết sai lầm
nơi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới cho là: thường, lạc,
ngã, tịnh.
3- Tà-kiến đảo-điên (diṭṭhivipallāsa): Tà-kiến thấy
sai lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới cho là:
Thường, lạc, ngã, tịnh.
Như vậy, 3 pháp đảo-điên nhân với 4 điều sai lầm
(thường, lạc, ngã, tịnh) thành 12 pháp đảo-điên.
12 pháp đảo-điên này làm nhân-duyên phát sinh mọi
tham-ái, mọi phiền-não tùy theo mỗi đối-tượng làm che
phủ thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp tamgiới, nên chỉ có yonisomanasikāra hiểu biết ở trong tâm
với trí-tuệ biết đúng 4 trạng-thái: Trạng-thái vô-thường,
trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh
trong tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, mới ngăn
chặn được 12 pháp đảo-điên này mà thôi.
Pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ
Thánh-đế.
Tứ Thánh-đế đó là 4 sự-thật chân-lý mà chư bậc
Thánh-nhân đã chứng ngộ:
- Khổ Thánh-đế đó là sắc-pháp, danh-pháp là pháp
nên biết bằng trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới và là pháp đã
được biết bằng trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới.
- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái là pháp
nên diệt bằng trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới và là pháp đã
được diệt bằng trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới.
- Diệt khổ Thánh-đế đó là Niết-bàn là pháp nên
chứng ngộ bằng trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới và là pháp đã
được chứng ngộ bằng trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới.
- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế đó là pháphành bát-chánh-đạo là pháp nên tiến hành bằng trí-tuệ
thiền-tuệ tam-giới và là pháp đã được tiến hành bằng
trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới.
Quyển X: Pháp-Hành Thiền-Tuệ này được giảng
giải về các đối-tượng thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp
thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), trình
bày phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-tuệ từ khi
bắt đầu thực-hành cho đến cuối, theo tuần tự trải qua 16
loại trí-tuệ thiền-tuệ, từ trí-tuệ thứ nhất đến trí-tuệ
thiền-tuệ thứ 13 thuộc về trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới
(lokiyavipassanā).
Tiếp theo 2 trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 và
thứ 15, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn.
Cuối cùng, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 16 quán-triệt mỗi
Thánh-đạo, mỗi Thánh-quả và Niết-bàn, phiền-não đã
diệt tận được và phiền-não chưa diệt được.
Thực hành pháp-hành thiền-tuệ
- Hành-giả phàm-nhân nào thuộc hạng người tamnhân (tihetukapuggala) đã từng tích-lũy đầy đủ 10
pháp-hạnh ba-la-mật, từ vô số kiếp quá-khứ, có 5 phápchủ (indriya): Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-phápchủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ.
Kiếp hiện-tại hành-giả ấy là người có pháp-hành-giới
trong sạch làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, thực-hành
pháp-hành thiền-tuệ, có khả năng phát sinh trí-tuệ
thiền-tuệ theo tuần tự trải qua 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ
lần thứ nhất, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo ĐứcPhật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánhquả và Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tàkiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), không còn dư sót,
trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
- Hành-giả bậc Thánh Nhập-lưu nào có đầy đủ 10
pháp-hạnh ba-la-mật, đặc biệt có 5 pháp-chủ: tín-phápchủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệpháp-chủ có nhiều năng thì Bậc Thánh Nhập-lưu ấy
tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng phát
sinh trí-tuệ thiền-tuệ theo tuần tự trải qua 16 loại trí-tuệ
thiền-tuệ lần thứ nhì, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai
Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não
là sân loại thô (dosa) không còn dư sót, trở thành bậc
Thánh Nhất-lai.
- Hành-giả bậc Thánh Nhất-lai nào có đầy đủ 10
pháp-hạnh ba-la-mật, đặc biệt có 5 pháp-chủ: Tín-phápchủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệpháp-chủ có nhiều năng lực thì Bậc Thánh Nhất-lai ấy
tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng
phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ theo tuần tự trải qua 16 loại
trí-tuệ thiền-tuệ lần thứ ba, chứng ngộ chân-lý tứ
Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Bất-lai Thánhđạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại
phiền-não là sân loại vi-tế (dosa) không còn dư sót, trở
thành bậc Thánh Bất-lai.
- Hành-giả bậc Thánh Bất-lai nào có đầy đủ 10
pháp-hạnh ba-la-mật, đặc biệt có 5 pháp-chủ: Tín-phápchủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệpháp-chủ có nhiều năng lực thì Bậc Thánh Bất-lai ấy
tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng
phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ theo tuần tự trải qua 16 loại
trí-tuệ thiền-tuệ lần thứ tư, chứng ngộ chân-lý tứ Thánhđế y theo Đức-Phật, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, Ara-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại
phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha) ngã-mạn
(māna), buồn-chán (thina), phóng-tâm (uddhacca),
không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ
tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót, trở thành bậc
Thánh A-ra-hán cao thượng.
Mỗi bậc Thánh-nhân có khả năng giảm dần kiếp tái
sinh như sau:
* Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, tuyệt đối không
còn tái-sinh trong 4 cõi ác-giới, mà chỉ có đại-thiệnnghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ táisinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là
paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp
sau trong cõi thiện-giới là cõi người, hoặc cõi trời dụcgiới nhiều nhất 7 kiếp mà thôi. Đến kiếp thứ 7, bậc
Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh Ara-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh
luân-hồi trong tam-giới.
* Sau khi bậc Thánh Nhất-lai chết, đại-thiện-nghiệp
trong đại-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp
sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong
cõi thiện-giới là cõi người, hoặc cõi trời dục-giới 1 kiếp
nữa mà thôi. Trong kiếp ấy, bậc Thánh Nhất-lai chắc
chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt
Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Sau khi bậc Thánh Bất-lai chết, không còn tái-sinh
trở lại cõi dục-giới, mà chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp
trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cho quả trong
thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền
sắc-giới quả-tâm ấy gọi là paṭisandhicitta: Sắc-giới táisinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị
phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương
xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy. Vị phạm-thiên
Bất-lai ấy chắc chắn trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi
sẽ tịch diệt Niết-bàn tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên
ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Bậc Thánh A-ra-hán, ngay kiếp hiện-tại đến khi
hết tuổi thọ, đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ
tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Như vậy, pháp-hành thiền-tuệ chỉ có trong Phật-giáo
mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo, hành-giả
thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có
pháp-hành giới trong sạch làm nền tảng, làm nơi nương
nhờ, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng dẫn
đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật,
chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở
thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải
thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Trích: Pháp-Hành Thiền-Tuệ
Tỳ-Khưu Hộ-Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)
(Aggamahāpaṇḍita)
Nguồn: http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/PDF/NenTangPhatGiao/Quyen10Phaphanhthientue.pdf
Xin chào các bạn muốn sống đời ẩn sĩ, yêu thích nơi rừng núi bạt ngàn tĩnh lặng.
Trả lờiXóaMình đang tìm bạn đồng tu vào rừng hành thiền (nam giới). Kế hoạch bước đầu: chuẩn bị đầy đủ mọi thứ (lều, thức ăn, dụng cụ sinh tồn…), đi đến một nơi rừng núi vắng vẻ (nơi mọi người đi trekking), gần suối, ít bóng người, yên tĩnh, dựng lều, ở lại đó khoảng 7 ngày hoặc lâu hơn, hành thiền và trải nghiệm. Liên hệ: nam giới, 30t, ở sài gòn, đt: 036 395 2547, email: bananaalam@gmail.com.vn, papayaalam@gmail.com
“Ðẹp sắc, mây xanh biếc,
Nước mát lạnh, chảy trong,
Kẻ chăn bò Inda,
Che kín cả ngôi rừng,
Những ngôi núi đá ấy,
Làm hân hoan tâm ta”
Xin phép Tác giả của blog cho mình được đăng thông tin này. Xin cảm ơn.