Ngày xưa đức Yên Dương hỏi Triệu Châu, "Lúc một vật chẳng đem đến thì thế nào?"
Châu nói, "Buông xuống đi." Yên Dương nói, "Vì không một vật nào được đem tới, buông cái gì xuống?" Châu nói, "Nếu ông không thể buông nó xuống, nhặt nó lên." Với những lời này, Yên Dương đại ngộ.
Yên Dương hỏi Triệu Châu, "Lúc một vật chẳng đem đến thì thế nào?" Nó chỉ là theo phong tục. Cả hai đều là người tinh thông - một người đã trở nên chứng ngộ, người kia ở ngay trên bờ - và chính sự kính trọng đem tới cái gì đó như món quà cho thầy.
Nhưng Yên Dương hỏi, "Lúc một vật chẳng đem đến thì thế nào?" Ông ấy đã không mang bất kì món quà nào tới cho thầy, và ông ấy hỏi bản thân thầy, "Nó giống cái gì, nó cảm thấy thế nào, khi thầy tới người thầy mà không có một thứ gì làm quà?" Châu nói, "Buông xuống đi."
Về logic điều đó là câu trả lời tuyệt đối ngớ ngẩn. Khi bạn đã không mang cái gì tới, cái gì có đó mà buông xuống? Nhưng có cái gì đó, và nó không ngớ ngẩn. Yên Dương đã hỏi, "Nó giống cái gì, nó cảm thấy thế nào, khi không một vật nào được đem tới?" Và khi Châu nói "Buông xuống đi," ông ấy đang nói buông xuống bất kì cái gì nó cảm thấy thích. Ông ấy không nói buông bất kì cái gì xuống; chừng ấy là được hiểu giữa hai người này. Làm sao bạn có thể buông xuông cái gì đó mà bạn đã không mang? Nhưng bạn đang cảm thấy cái gì đó - buông cảm giác đó xuống, loại bỏ nó đi.
Vì mọi thứ là hình dạng trống rỗng, bạn không bao giờ mang bất kì cái gì, dù bạn mang chúng hay không. Nó bao giờ cũng là hư không - hoặc hư không tiềm năng hoặc hư không thực tại, nhưng nó là hư không. Cho nên đừng bận tâm về nó. Dù cảm giác của bạn là bất kì cái gì, không cần thảo luận về nó; bạn chỉ buông nó xuống, được tự do với nó.
Yên Dương nói, "Vì không một vật nào được đem tới, buông cái gì xuống?" Không phải là ông ấy đã không hiểu; nó không phải là loại câu hỏi của bạn mà ông ấy hỏi. Ông ấy là con người của thiền, và ông ấy hiểu đích xác điều Châu ngụ ý khi ông này nói, "Buông nó xuống." Nhưng ông ấy đang đùa thầy; ông ấy muốn thầy nói cái gì đó không đúng, để cho ông ấy có thể bắt giữ nơi cổ thầy.
Ông ấy đã nêu ra một câu hỏi mà bất kì ai cũng có thể bị bắt. Đây là vui đùa cổ theo truyền thống Thiền. Vì không một thứ gì được đem tới, buông cái gì xuống? Ông ấy đang làm ra một phát biểu logic, biết hoàn toàn rõ điều thầy ngụ ý khi thầy nói, "Buông nó xuống." Nhưng bạn không thể đánh bại thầy được.
Châu nói, "Nếu ông không thể buông nó xuống, nhặt nó lên." - nhưng ông ấy vẫn còn trong trạng thái hư không thuần khiết. Ông ấy không chuyển động chút xíu nào. Mặc dầu đệ tử đang cố di chuyển ông ấy nói cái gì đó sai, người chứng ngộ, tâm thức thức tỉnh không thể bị lừa vào bất kì cái gì. Bạn có thể thử điều đó từ mọi góc - và có hàng nghìn câu chuyện trong đó đệ tử đã từng cố kéo chân thầy. Nhưng không người nào đã bao giờ thành công. Nếu ai đó thành công, điều đó có nghĩa là thầy chưa phải là thầy, thầy là người giả vờ.
Cho nên khi ông ấy hỏi, "Buông cái gì xuống?" ông ấy đang làm một phát biểu logic, và ông ấy đang thử chứng minh rằng điều thầy nói là ngớ ngẩn. Nhưng thầy không thể bị chuyển ra khỏi trạng thái hiện hữu của thầy. Thầy nói, "Được, nếu ông không thể buông được nó xuống, nhặt nó lên đi."
Tình huống vẫn còn như cũ. Cùng câu hỏi đó có thể được hỏi lại: "Nếu tôi đã không mang tới cái gì, làm sao tôi có thể nhặt được nó lên?" Nhưng Yên Dương đã hiểu điều đó là đủ. Bạn không thể lừa thầy vào làm ra một phát biểu mà không tương ứng với kinh nghiệm của thầy về hư không. Không có gì để nhặt lên và không có gì để buông xuống, ngoài cảm giác mà ông đang mang. Hoặc buông nó xuống... hoặc, nếu bạn không thể buông nó xuống được, thế thì nhặt nó lên. Cái gì khác có thể được nói?
Phát biểu ngớ ngẩn này, mà có vẻ ngớ ngẩn cho bất kì người ngoài nào, đột nhiên lẩy cò trong đệ tử người ở ngay bên bờ chứng ngộ, cùng ánh sáng đó, cùng hiểu biết rằng không cái gì để mang, không cái gì để buông xuống, không cái gì để nhặt lên, cùng ánh sáng đó, cùng hiểu biết rằng không có cái gì để mang, không cái gì để buông, không cái gì để nhặt - rằng bạn chỉ là nhận biết thuần khiết trong đại dương của hư không.
Lắng nghe nó từ thầy Châu, nó đi thẳng như mũi tên vào bản thể ông ấy. Với những lời này, Yên Dương đại ngộ.
Châu đang nói, "Đừng mang bất kì căng thẳng nào. Nếu ông đã không mang cái gì, chẳng thành vấn đề. Khi ông đem cái gì đó tới, thế nữa cũng không thành vấn đề. Cho nên buông nó xuống. Toàn thể cảm giác này rằng ông đã không mang cái gì, toàn thể mặc cảm này, toàn thể bối rối này - buông nó xuống."
Nhưng khi Yên Dương nói, "Khi tôi đã không mang cái gì, làm sao tôi có thể buông nó xuống được?" Thế thì Châu nói, "Điều đó là tuỳ ông. Nhặt nó lên." Vào chính khoảnh khắc đó, như cú sét bất thần, Yên Dương có thể thấy điều ông ấy ngụ ý: ông ấy không nói về bất kì cái gì; ông ấy đang nói về tâm trí căng thẳng. Hoặc buông nó xuống, hoặc nếu ông không thể làm được - nó là buồn, nhưng nó là được - nhặt nó lên.
Một hiểu biết tức khắc nảy sinh trong ông ấy. Yên Dương đại ngộ.
Nếu bạn có thể thấy toàn thể bối cảnh - cách thiền vận hành, cách các thầy thiền đã vận hành.... Và nhớ lấy, Châu chắc đã không nói điều này cho bất kì người nào hay cho mọi người. Chắc chắn chính trạng thái của Yên Dương là rõ ràng cho Châu. Khi bạn tới trước thầy, thầy biết bạn ở đâu. Thấy rằng chỉ một ý nghĩ nhỏ đang ngăn cản ông ấy chưa đi vào hư không lớn lao, thầy đã trả lời theo cách này - bằng không chắc thầy đã không trả lời. Nếu một giáo sư tới thăm, một nhà khoa học, một nhà logic, ông ấy chắc đã không nói điều đó. Việc đó chắc đã là lạc lõng; người kia chắc không sẵn sàng cho nó.
Từ "Thiền sư lớn Đại Huệ"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét