...Tôi không nghĩ thiền tập dạy ta trốn tránh khổ đau, hay để trở thành hoặc đạt được một điều gì đó, mà ngược lại là để ta thật sự có mặt với những gì đang xảy ra. Một ý thức sáng tỏ về khổ đau sẽ giúp tâm từ của mình mở rộng ra và giúp ta thấy được một hạnh phúc lớn...
Thứ Năm
Thứ Năm
I have had my dream - like others -
and it has come to nothing, so that
I remain now carelessly
with feet planted on the ground
and look up at the sky -
feeling my clothes about me,
the weight of my body in my shoes,
the rim of my hat, air passing in and out
at my nose - and decide to dream no more.
and it has come to nothing, so that
I remain now carelessly
with feet planted on the ground
and look up at the sky -
feeling my clothes about me,
the weight of my body in my shoes,
the rim of my hat, air passing in and out
at my nose - and decide to dream no more.
Tôi cũng đã có những mộng mơ - như bao kẻ khác -
và chúng không thành gì cả, vì thế
Tôi bây giờ không lo tính nữa
với bàn chân vững vàng đặt trên đất
và ngước lên nhìn trời cao -
cảm giác quần áo chạm trên người
sức nặng của cơ thể trong đôi giày
vành nón, không khí ra vào
nơi mũi - và tôi quyết định sẽ không còn mơ mộng nữa.
Và rồi bà hỏi mọi người đoán thử xem tựa của bài thơ này là gì? Có người đoán là "Một giấc mơ", có người nói là "Chánh niệm", "Sống trong hiện tại", hoặc là"Không còn mơ mộng nữa"... Bạn nghĩ sao?
Tựa của bài thơ ấy là Thursday. Thật đơn giản, Thứ Năm. Một tựa đề rất bình dị và gần gũi. Ông Williams có được một khám phá, tuệ giác ấy, vào một ngày thứ năm bình thường trong tuần, trong lúc đi dạo. Thời gian và không gian không có gì đặc biệt hết.
Tôi nghĩ bài thơ ấy hay có lẽ một phần cũng nhờ cái tựa đề của nó, nhẹ nhàng như một tiếng chuông thanh thản vang trong không gian, nó khẻ lay ta tỉnh dậy. Trong một ngày thứ năm, tác giả trở về với hơi thở của mình, tiếp xúc với mỗi bước chân và những cảm giác nào đang có mặt trên thân, và ông quyết định sẽ buông thả hết những muộn phiền, suy tư của mình. Ngày hôm ấy có lẽ cũng bình thường như một ngày hôm nay.
Thiền tập là có mặt
Tôi nghĩ một ngày bình thường không phải là một ngày không có những khó khăn. Vì cuộc sống nào mà lại không có những vấn đề của nó, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Và trong một ngày như hôm nay, ta vẫn có thể tiếp xúc được với hạnh phúc, hoặc như ông Williams, có được một tuệ giác nào đó.
Trong lúc này, có thể là một người đang ngồi đọc một bài viết, ngoài kia trời đang mưa, hay ngoài sân hoa đang nở, nắng đang lên tan sương mù, hoặc là có thể ta đang có sự lo lắng, một nỗi sợ, niềm vui hay là một sự bất an nào đó... Nhưng những sự việc ấy cũng chỉ có thể có mặt trong ngày hôm nay mà thôi. Chúng mới là sự thực.
Trong những khóa thiền tập tôi thường nghe người ta đặt câu hỏi rằng, trong lúc ngồi thiền chúng ta có thể chọn một hình ảnh đẹp nào đó, để giúp mang lại cho mình một cảm giác thư giản và an tĩnh không? Ví dụ, ta nghĩ tưởng như mình đang ngồi bên bờ biển với tiếng sóng vỗ rì rào, lắng nghe tiếng mưa rơi, hay quán tưởng rằng có một đóa hoa sen nở trong ta...
Tôi biết có một người bạn hay thích chọn chỗ ngồi thiền của mình gần cửa sổ, vì chị thích nhìn ra bên ngoài có cây cỏ thay đổi theo mỗi mùa rất đẹp. Những kinh nghiệm ấy chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta một cảm giác nhẹ nhàng, an tĩnh trong lúc ngồi, nhưng thật ra tôi nghĩ chúng chưa phải là thiền tập.
Thật ra, trong khi ngồi thiền ta chỉ cần thật sự ngồi nơi chỗ mình đang ngồi, và có mặt với bất cứ những cảm giác, hoặc những gì đang xảy ra. Trong thiền tập ta không suy nghĩ, quán tưởng về hơi thở hay cảm giác trong thân, mà ta biết cảm nhận và trải nghiệm chúng. Đó có thể là những cảm giác an vui, dễ chịu, và cũng có thể là những cái đau hay sự khó chịu trong thân. Ta vẫn có mặt trọn vẹn với tất cả, và ghi nhận chúng. Thiền tập là vậy.
Với sự tự nhiên
Và nếu như ta có khả năng ngồi yên được với chính mình, thì khi ngồi bên bờ biển, hoặc nhìn một đóa hoa đẹp, bên tách cà phê nóng, với ánh trăng bên cửa sổ, ta mới có thể thật sự tiếp xúc được với tất cả. Ta sẽ không lo nghĩ đến việc sắp cần làm, những bận rộn, hay mơ tưởng về một bãi biển, một ngày mưa, hoặc một ánh trăng xa xôi nào khác...
Nếu như một ngày, trong ta có những muộn phiền, tiếc nuối của quá khứ, hoặc lo âu về tương lai, thay vì cứ nghĩ tưởng về chúng, ta hãy trở về tiếp xúc và thật sự có mặt với những cảm xúc của mình. Đó là một sự buông xả tự nhiên. Thái độ buông xả ấy giúp ta trở về có mặt với những gì đang thật sự xảy ra trong ta và chung quanh ta, và nó cũng có một tác dụng chữa thương rất lớn. Buông xả không phải là một thái độ buông xuôi hoặc đè nén, mà ngược lại, khi ta thấy rõ và biết thứ tha, những nỗi đau của mình sẽ có được một khoảng không gian thênh thang để chúng tự chuyển hoá...
Tuệ giác trong một ngày bình thường
Tôi không nghĩ thiền tập dạy ta trốn tránh khổ đau, hay để trở thành hoặc đạt được một điều gì đó, mà ngược lại là để ta thật sự có mặt với những gì đang xảy ra. Một ý thức sáng tỏ về khổ đau sẽ giúp tâm từ của mình mở rộng ra và giúp ta thấy được một hạnh phúc lớn. Như các thiền sư thường nhắc nhở, sự an lạc chân thật chỉ có thể phát xuất từ ý thức khổ đau. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng ta biết có mặt với khổ đau chứ không phải ta sống trong khổ đau. Chất liệu của khổ đau có thể là năng lượng giải thoát, nó giúp ta nhìn sâu hơn và mở ra cho mình những con đường giải thoát mới.
Hôm nay bạn đang làm gì? Có những tiếc nuối hay lo âu gì không? Bạn hãy đặt những bước chân vững vàng trên mặt đất, cảm nhận sự có mặt của hơi thở trong thân, và làm lớn một tình thương. Và trong ngày hôm nay, một ngày thứ năm bình thường, biết đâu có thể ta sẽ khám phá ra rằng mình không cần phải ước mơ, hay phiền muộn và lo âu gì nữa...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét