Hiểu biết sáng tỏ bản chất chân thật của mọi hiện tượng sẽ mở toang cánh cửa hạnh phúc, đó cũng là tột đỉnh của tôn giáo – là chân lý; nhưng muốn nhận ra chân lý này, chúng ta phải chú ý đúng đắn, đơn thuần vào nó, như sự tự diễn tả của tự thân vẻ đẹp và hân hoan, mà không thể được đo lường hay dựa vào bất cứ ý niệm nào.
Ánh sáng của sự thật và ân phước của nó sẽ bị hủy diệt, khi cái trí trở thành là nơi trú ngụ của “cái tôi” – bản ngã. Hiểu rõ chính mình là khởi đầu của tuệ tri ; nếu như không thể hiểu rõ về chính mình, mọi học hỏi đều dẫn đến những mâu thuẩn, tranh chấp và đau khổ.
Sự Xung đột trong tâm trí.
Do có những xung đột mới có thể có tăng trưởng, có tiến bộ. Nó có thể tạo ra những cải thiện, nhưng trong chính bản chất của nó không là một yếu tố của sự hiệp thông. Xung đột không thể bị phủ nhận, nó là một khía cạnh trong đời sống và chúng ta sử dụng nó như một phương tiện tìm dẫn đến một sự kết thúc, mà kết thúc là môi trường đúng đắn cho sự việc. Chúng ta hướng về một mục tiêu nào đó, và sử dụng mọi phương tiện để tạo ra nó. Tham vọng và xung đột, là phương cách của con người, nó có thể được sử dụng hoặc chống lại hoặc ủng hộ chúng ta. Không hề có sự kết thúc của xung đột, qua xung đột chúng ta chuyển động đến những sự việc to tát hơn.
Giữa cái “đã là” và cái “sẽ là”. Cái sẽ là – là phản ứng thêm nữa của cái đã là và cái đang là. Qua xung đột chúng ta có sự đấu tranh giữa hai ý tưởng đối nghịch. Nhưng trong bất kỳ hình thức nào, đối nghịch sẽ khiến cho ta hiểu rõ dễ dàng hơn. Xung đột là đối kháng do bởi sự dốt nát của những sự kiện căn bản nào đó. Qua xung đột ta có tăng trưởng, có tiến bộ, và toàn qui trình này chính là cuộc sống.
Trong bản chất, ý nghĩa của xung đột đã trở thành một yếu tố quan trọng. Do bỡi những ganh đua, tham vọng, nỗ lực “để là” hay “không là”, làm cho ý muốn được thành tựu, vân vân… – tất cả những điều này là bộ phận của xung đột. Chúng ta chấp nhận xung đột như là yếu tố cần thiết cho sự khẳng định hay phủ nhận.
Chính điều này là cốt lõi, bởi vì lúc đó chúng ta sẽ trải nghiệm được sự thật rằng: xung đột trong bất kỳ hình thức nào, đều là hủy diệt mọi sự liên hệ. Cái trí sẽ không yên lặng khi nó đang tìm kiếm, hay đang trở thành. Tất cả kiếm được là xung đột, tất cả trở thành đều là một qui trình của cô lập. Cái trí không yên lặng khi nó bị kỷ luật, bị kiểm soát, và bị kiềm chế; một cái trí như thế là một cái trí chết rồi, nó đang tự cô lập chính nó qua vô số những hình thức của kháng cự, và vì vậy chắc chắn nó tạo ra đau khổ cho chính nó và cho những người khác. Chỉ có hiểu rõ chỉ khi nào cái trí yên lặng; và cái trí sẽ không yên lặng khi nó bị giam cầm trong bất kỳ học thuyết, giáo điều hay niềm tin nào; hay khi nó bị trói buộc vào khuôn mẫu bỡi những trãi nghiệm, những ký ức riêng của nó.
Cái trí chỉ yên lặng khi nó không bị trói buộc trong những suy nghĩ, hay trong chính mạng lưới hoạt động riêng của nó. Khi cái trí yên lặng, đó không phải là được làm cho yên lặng, một yếu tố đúng đắn chỉ là “tự yên” – khi ấy sẽ có tình yêu hiện diện.
Sự An Lặng của tâm trí
Cái trí luôn lang thang giống như con vượn chuyền cành, như thế sẽ không bao giờ có sự an lặng. Nó luôn phóng chiếu ra những hình ảnh, tạo những biến cố, và những cảm xúc trong quá khứ, hoặc nó sẽ suy nghĩ các phương cách để được an lặng vào ngày mai. Nhưng ngày mai không bao giờ đến, và toàn qui trình trở thành giấc mộng. Cũng có thể có những dịp hiếm hoi, cái trí có được sự yên lặng, nhưng chẳng mấy chốc yên lặng đó đã trở thành một ký ức, một sự việc của quá khứ.
Cái gì bị chinh phục phải được chinh phục – được lặp đi lặp lại. Kiềm chế là một hình thức của chinh phục, ham muốn chinh phục sẽ tạo ra xung đột thêm nữa. Như thế, tại sao chúng ta ham muốn chinh phục, ham muốnan bình cái trí?
Tất cả mọi tôn giáo đều nói rằng muốn tìm được Thượng đế, cái trí phải an lặng. Để tìm được Thượng đế, chúng ta kiềm chế cái trí. Như thế có nghĩa là chúng ta có thể mua cái “vĩnh cửu” qua đạo đức, qua sự từ bỏ, hay qua sự hành hạ thân xác? Nếu thực hiện những việc nào đó như luyện tập đạo đức, giữ gìn trong trắng, rút lui khỏi thế giới, chúng ta sẽ có thể đo lường cái không thể đo lường được hay không? Như thế đó chỉ là sự mặc cả, trao đổi!
Đạo đức khi ấy chỉ là một phương tiện dẫn đến kết thúc. Những kỷ luật cần thiết để kiềm chế cái trí chỉ là một phương tiện dẫn đến sự kết thúc, như thế sẽ không có an bình. Và kết thúc là cái “không biết được”. Sự thật là cái không thể biết được; nếu chúng ta có thể đo lường cái không thể đo lường, thì đó không phải là “cái không thể đo lường”. Đo lường là từ ngữ, và từ ngữ không là sự thật. Kỷ luật là phương tiện; nhưng phương tiện và kết quả không là hai sự việc khác biệt. Chắc chắn kết thúc và phương tiện là một; phương tiện là kết thúc, kết thúc duy nhất; không thể có đích đến nếu tách rời khỏi phương tiện. Phương tiện là tất cả vấn đề, chứ không phải kết thúc; kết thúc được khẳng định bởi phương tiện; kết thúc không tách rời khỏi phương tiện.
Chúng ta nói rằng cái trí phải yên lặng, mà lại ham muốn nó vận hành, làm cho yên. Nếu có thể đơn giản trong nhìn ngắm, chúng ta sẽ thấu rõ; nhưng khi tiếp cận, chúng ta lảm cho nó quá phức tạp đến độ ngăn cản nó thấu rõ. Chúng ta thường nói “tâm như con vượn chuyền cành”. Đơn giản là do những suy nghĩ luôn luôn bị cuốn hút từ quyến rũ này sang quyến rũ khác, từ một liên tưởng này sang một liên tưởng khác, và đang bị khuấy động liên tục. Cho nên, nếu muốn kết thúc suy nghĩ. Chúng ta phải nhận thức sáng tỏ cho được “sự tự hành” của suy nghĩ. Lúc này chỉ có suy nghĩ, và do suy nghĩ mà thành ra có người suy nghĩ; suy nghĩ làm cho người suy nghĩ một hình dạng như một thực thể tách rời. Suy nghĩ nuôi dưỡngngười suy nghĩ, như là một thực thể chân thật tách khỏi và không giống chính nó. Sau đó người suy nghĩ vận hành suy nghĩ; người suy nghĩ nói “tôi phải kết thúc suy nghĩ”. Nhưng thật ra chỉ có qui trình của suy nghĩ,không có người suy nghĩ ngoài suy nghĩ. Sựđang trải nghiệm sự thật này là sức sống, nó không phải là sự lặp lại thuần túy của những cụm từ. Chỉ có những “suy nghĩ”, và không có người suy nghĩ, mà suy nghĩ – chỉ là tự vận hành của những suy nghĩ.
Vấn đề của chúng ta là, làm thế nào “suy nghĩ” ấy có thể kết thúc? Bất kỳ hình thức nào của cưỡng bách, có ý thức hay không ý thức, hoàn toàn vô ích, bởi vì nó hàm ý có một con người kiểm soát, một người muốn kỷ luật; và một thực thể như thế là không có thật. Kỷ luật là một qui trình của chỉ trích, so sánh, hay bênh vực; và khi thấy rằng không có thực thể tách rời như người suy nghĩ, vậy thì chỉ có sự tự hành của những suy nghĩ – qui trình của đang suy nghĩ. Đang suy nghĩ là sự phản hồi của ký ức, của trải nghiệm, của quá khứ. Lại nữa, điều này phải được nhận biết không phải trên mức độ từ ngữ, nhưng phải có một “đang trải nghiệm” nó. Vậy là, chỉ có tình trạng nhìn ngắm thụ động mà trong đó người suy nghĩ không hiện diện, một “nhận biết” mà trong đó “người suy nghĩ hoàn toàn vắng mặt”. Cái trí, tổng thể của trải nghiệm, ý thức của “cái tôi” phải trừ dẹp, chỉ có sự yên lặng khi nào nó không đang tự chiếu rọi về chính nó; vì chiếu rọi này thì cũng chỉ là sự ham muốn “để trở thành”.
Cái trí “trống không” khi không còn hoạt động nào cả. Suy nghĩ không thể kết thúc nếu không có nhìn ngắm thụ động về mọi suy nghĩ. Trong “nhận biết” này không có người nhìn ngắm, người kiểm duyệt; nếu không có người kiểm duyệt, thì chỉ có cái “đang trải nghiệm”. Trong đang trải nghiệm không có người trải nghiệm lẫn vật được trải nghiệm. Vật được trải nghiệm là những suy nghĩ, cái tạo ra có người suy nghĩ. Chỉ khi nàocái trí đang trải nghiệm mới có yên lặng, sự yên lặng mà không do tạo ra, không bị sắp xếp vào chung; và chỉ trong yên lặng đó “chân lý của thực hữu” mới có thể hiện diện. Sự thật này thì không thuộc thời gian và không thể đo lường được.
Sự Trống Không
Thật rất cần thiết cho “cái trí” phải tự giải thoát khỏi tất cả những suy nghĩ, phải hoàn toàn “trống không”; nhưng cũng không phải là được làm cho trống không, chỉ đơn giản là rổng không; là sự vắng bặt của tất cả những suy nghĩ, những ký ức của ngày hôm qua, và suy tính sắp đến..! Mọi nỗ lực để hiện diện hay không hiện diện đều không đúng. Vì nỗ lực luôn là ham muốn, và ham muốn có thể chết đi chỉ khi nào cái trí không còn những nổ lực. Đơn giản làm sao khi chỉ sống trong không mong muốn, trong “không là” cái gì cả, trong không lang thang nơi nào đó. Khi cái trí tự loại bỏ khỏi nó tất cả những hoạt động, lúc đó chỉ có sự bất động của sáng tạo.
Sự khó khăn là để cho cái trí bất động; bởi vì cái trí thì luôn luôn lo âu, luôn luôn đang theo đuổi cái gì đó, đang kiếm được hayđang từ chối, đang đi tìm và đang tìm ra… Cái trí không bao giờ ngưng hoạt động, nó luôn chuyển động liên tục. Quá khứ, tỏa bóng lên hiện tại, tạo ra tương lai riêng của nó. Nó là một chuyển động trong thời gian, và không bao giờ có một khoảng ngừng giữa những suy nghĩ. Một suy nghĩ theo sau một suy nghĩ khác mà không có một khoảng ngừng; cái trí luôn luôn khiến cho nó nhạy bén và thế là tự làm kiệt sức chính nó. Nếu một cây bút chì bị gọt hoài, chẳng mấy chốc nó sẽ cụt ngủn; tương tự như thế, cái trí sử dụng chính nó liên tục sẽ cạn kiệt. Cái trí luôn sợ hãi sự kết thúc nhưng nó đang sống trong sự kết thúc từ ngày sang ngày; là đang chết đi tất cả những gì kiếm được, đang chết đi những trải nghiệm, đang chết đi quá khứ.
Trải nghiệm là sự hiểu biết sáng tỏ như chính tự thân của hiện tượng. Vẻ đẹp ở trong tình trạng của đang trải nghiệm không phải là trải nghiệm; bởi vì trải nghiệm luôn luôn thuộc quá khứ, và quá khứ không thuộc đang trải nghiệm, nó không là đang sống. Xóa sạch cái trí là sự yên lặng của con tim, là hiểu biết sáng tạo.
Sự Hiệp Thông giữa “người suy nghĩ” và “những suy nghĩ”
Phỏng đoán và tưởng tượng là một cản trở đến với sự thật. Cái trí phỏng đoán không bao giờ biết được vẻ đẹp của tự thân “cái đang là”; nó bị trói buộc trong mạng lưới của những hình ảnh riêng nó. Dù nó lang thang xa đến chừng nào trong tạo tác những hình ảnh, nó vẫn phải còn ở trong cái bóng thuộc cấu trúc riêng của nó, và không bao giờ có thể thấy cái gì vượt khỏi chính nó. Cái trí nhạy cảm không phải là cái trí tưởng tượng. Chính khả năng tạo tác những hình ảnh đã giới hạn cái trí; một cái trí như thế chắc chắn chỉ hướng về quá khứ, hướng về những hồi tưởng, chỉ khiến cho nó trì trệ thêm. Sự tích lũy trong bất kỳ hình thức nào cũng đều là một gánh nặng. Chỉ cái trí tự do mới nhạy cảm, khoáng đạt. Tưởng tượng và phỏng đoán chỉ làm cản trở cái nhạy cảm và khoáng đạt mà thôi.
Tự do không đợi đến cuối đường; nó phải tại thể hiện ngay khởi đầu. Một cái trí bị kỷ luật, bị kiểm soát, chỉ tự do bên trong khuôn mẫu riêng của nó; không phải là tự do thật sự. Kết thúc của kỷ luật là sự tuân phục; con đường của nó chỉ dẫn đến cái đã được biết, và cái đã được biết không phải là tự do. Phương tiện tạo ra kết thúc! Nếu phương tiện là bắt chước, kết thúc phải là một “bản sao”. Nếu cái trí bị định hình tại ngay khởi đầu, nó cũng phải bị quy định tại kết thúc; và không hề có khi nào một cái trí bị quy định mà có tự do. Chỉ là một ảo tưởng khi suy nghĩ rằng qua một phương tiện sai lầm, sự thật có thể đạt được.
Qua nhận biết và tiếp xúc chúng ta có cáicảm giác; từ điều này nảy sinh những ham muốn. Ham muốn là bắt đầu của đồng hóa, với “cái của tôi” và “cái không của tôi”. Suy nghĩ là cảm giác được từ ngữ hóa; suy nghĩ là phản hồi của ký ức, của từ ngữ, của trải nghiệm. Vì vậy suy nghĩ tạo nên có người suy nghĩ, mà sau đó trở thành như thực thể có thật; con người ấy đảm đương vai trò của người kiểm duyệt, người hướng dẫn, kiểm soát, định hình của suy nghĩ. Thực thể vĩnh cửu ảo tưởng này là sản phẩm của suy nghĩ, của thoáng chốc. Thật ra thực thể này chỉ là suy nghĩ; nếu không có suy nghĩ nó không hiện diện. Người suy nghĩ được tạo thành từ những ý nghĩ và không thể tách khỏi chính nó. Người kiểm soát là vật được kiểm soát, nó đang đùa giỡn một trò chơi lừa dối với nó. Chỉ khi nào cái giả dối được thấy như là cái giả dối, sự thật sẽ hiện diện.
Sự thật không là một cái gì đó mà được nhớ lại, được lưu trữ, hay ghi lại, và sau đó được tạo ra. Cái gì được tích lũy thì không phải là sự thật. Ham muốn tách rời người suy nghĩ khỏi những suy nghĩ của anh ấy; ham muốn “để trở thành”, để là cái gì đó, làm có sự phân chia người trải nghiệm và vật được trải nghiệm. Nhận biết những phương cách của ham muốn là hiểu rõ về chính mình. Hiểu rõ về chính mình là khởi đầu của thiền định.
Hiểu biết sáng tỏ chỉ xảy ra khi nào cái trí hoàn toàn bất động, mà không do cố gắng để được bất động. Bất động này, không phải do người suy nghĩ kết thúc suy nghĩ, mà chỉ khi nào chính suy nghĩ tự kết thúc. Phải có tự do khỏi những phản hồi của tình trạng bị quy định, mọi vấn đề sẽ được giải quyết khi nào ý tưởng, kết luận không còn; những ý tưởng, suy nghĩ, hay kết luận chính là những khuấy động của cái trí.
Cần thiết là phải làm dịu bớt tâm trí bởi sự vận hành tự nhiên, từ đó chúng ta sẽ khám phá rằng: sự thật chỉ hiện diện trong những khoảnh khắc, khi ta không đang mong chờ nó. Hãy khoáng đạt, nhạy cảm, hãy hoàn toàn nhận biết “cái gì là” từ khoảng khắc sang khoảnh khắc. Đừng thiết lập quanh mình bức tường kiên cố của suy nghĩ. Phước lành của sự thật hiện diện khi cái trí không bị bận rộn bởi những hoạt động và những đấu tranh riêng của nó.
Quan Điểm về Sự Bất Động
Bất động không thể được do vun quén, nó không được tạo ra một cách cố ý, nó không được tìm kiếm, không được suy nghĩ, hay do thiền định… Hồi tưởng là ngăn cản chuyển động êm ả của bất động, và cả cái trí bị trói buộc trong trải nghiệm cũng không thể bất động. Thời gian, chuyển động của ngày hôm qua đang trôi chảy vào ngày hôm nay và ngày mai, không phải là bất động. Kết thúc mọi chuyển động này mới có bất động, và chỉ đến lúc đó, cái “không thể đặt tên” sẽ hiện diện.
Mọi vun quén cố ý của bất động chỉ là thưởng thức một vui thú; ham muốn làm bất động cái trí không là gì cả ngoại trừ sự theo đuổi của cái cảm xúc. Bất động như thế chỉ là một hình thức của kháng cự, một sự cô lập dẫn đến sự thoái hóa. Bất động được tạo ra chỉ là một công việc của sự trao đổi mà trong đó có sự ồn ào của những hoạt động.
Quan điểm thì không phải là “sự thật”; chúng ta phải gạt bỏ đi những quan điểm trong nhận thức của mình để khám phá cho được sự thật. Muốn hiểu rõ sự thật, tất cả những ý tưởng, những kết luận, những quan điểm, phải được buông bỏ như những chiếc lá rụng xuống từ một cành cây. Sự thật không thể được khám phá trong những quyển sách, trong sự hiểu biết, trong những kinh nghiệm. Nếu chúng ta đang tìm kiếm những quan điểm, ta sẽ không thể “khám phá” bất kỳ thứ gì ở đấy.
Muốn khám phá sự thật của vấn đề, chúng ta phải tiếp cận nó một cách trong sáng, cùng một cái trí không bị bao bọc bỡi thành kiến. Cái trí tự do không có những kết luận, những thành kiến, hay phỏng đoán về một trừu tượng nào! Một quan điểm về sự thật thì không phải là “sự thật”. Thấy cái giả dối là giả dối là bắt đầu hiểu rõ nó. Chúng ta có thể thấy hoặc sự thật, hoặc giả dối; nếu cái trí của chúng ta bị đúc khuôn trong truyền thống, trong những từ ngữ và trong những giải thích? Với cái trí bị trói buộc vào một niềm tin như thế, chúng ta không thể nào có thể thâm nhập sâu thẳm. Muốn thế, cái trí phải luôn tự do. Tự do không là cái gì đó do kiếm được tại khúc cuối của nỗ lực lâu dài, nó phải tại ngay khởi đầu của cuộc hành trình.
Lắng Nghe
Lắng nghe là chú ý nghe thật trọn vẹn nhưng không có đòi hỏi sự nỗ lực để lắng nghe. Vì khi thực hiện một nỗ lực để lắng nghe, thì chính nỗ lực đó là một xao nhãng làm ngăn cản lắng nghe. Thực hiện một nỗ lực khi ta lắng nghe là một hình thức của ép buộc, là kháng cự, là nuôi dưỡng những vấn đề, vì vậy lắng nghe trở thành là một trong những vấn đề. Chúng ta đã khiến cho lắng nghe trở thành một vấn đề, và vấn đề này đang ngăn cản ta lắng nghe. Mọi thứ chúng ta “chạm đến đều trở thành là một vấn đề”, là một phiền muộn nuôi dưỡng những phiền muộn khác. Nhận biết điều này, chúng ta có thể không nuôi dưỡng những vấn đề, nhưngphải làm thế nào để đạt được tình trạng hạnh phúc đó?
Phương cách “làm thế nào”, lại trở thành một vấn đề khác. Chúng ta muốn đạt được tình trạng của lắng nghe tổng thể; nói cách khác, ta đang không lắng nghe, nhưng muốn đạt được một tình trạng lắng nghe, và ta cần thời gian lẫn hứng thú để kiếm tình trạng ấy. Khi nhận biết nó, chính sự kiện rằng ta không đang lắng nghe và đang có hành động riêng của nó; sự thật của sự kiện đó là hành động, ta đang không hành động vào sự kiện. Nhưng ta muốn hành động vào nó, thay đổi nó, nuôi dưỡng cái đối nghịch của nó, tạo ra một tình trạng ham muốn, vân vân… Nỗ lực để hành động vào sự kiện nuôi dưỡng vấn đề, ngược lại thấy sự thật của sự kiện mang lại hành động giải phóng riêng của nó.
Tất cả điều này cùng tất cả những xung đột và những mâu thuẫn xảy ra bên trong, dường như ta vẫn không thể lắng nghe. Chính lắng nghe là một hành động tổng thể; chính lắng nghe sáng tạo tự do riêng của nó. Chúng ta liên tục đang cố gắng “để là” cái này hay cái kia, để nắm bắt một loại trải nghiệm và lẩn tránh một loại khác, vì vậy cái trí luôn luôn bị bận tâm bởi cái gì đó, nó không bao giờ yên lặng để lắng nghe. Hãy đơn giản, và đừng cố gắng trở thành cái gì đó hay tìm cách nắm bắt trải nghiệm nào đó.
Ý Thức và Nỗ Lực
Vượt trên tất cả đạo đức, là hành động của vô tư, là thiền định. Trong thiền định nó là sự trải nghiệm của đương sự để đạt được những trạng thái khác nhau của ý thức; những trải nghiệm mà không sớm thì muộn tất cả những con người khát vọng đều phải trải qua, những tầm nhìn được thể hiện bởi những con người giác ngộ.
Có những tầm nhìn, những trải nghiệm và quyền năng của những loại khác nhau. Bất hạnh thay, hầu hết những người tìm kiếmđều bị trói buộc trong mạng lưới của suy nghĩ và ham muốn riêng của họ, ngay cả một số người vĩ đại nhất của sự thật. Vì họ có quyền năng chữa trị và khả năng thông suốt những từ ngữ, họ trở thành những tù nhân của những khả năng mà họ đã trải nghiệm.
Trong thâm nhập thiền định, nỗ lực vàngười thực hiện nỗ lực phải được hiểu rõ. Nỗ lực đúng đắn dẫn đến một việc, và nỗ lực sai lầm dẫn đến một việc khác, nhưng cả hai đều là đang bị trói buộc. Cả nỗ lực đúng đắn và sai lầm đều là bị trói buộc, và chính ngục tù này phải được hiểu rõ và được đập tan. Thiền định là phương cách đập tan tất cả ngục tù; nó là một tình trạng của tự do, nhưng không có nhằm thoát khỏi bất kỳ cái gì. Tự do nhằm thoát khỏi “cái gì” thì chỉ là sự vun đắp của kháng cự. Cái ý thức “được tự do” không phải là tự do. Ý thức trải nghiệm tự do hay ngục tù, ý thức đó là người trải nghiệm, người tạo tác nỗ lực. Thiền định là đập tan người nổ lực, người trải nghiệm, điều này không được thực hiện bằng một cách “có ý thức”. Vì khi ấy cũng có một người “đang củng cố ý chí”, đó cũng là mộtbộ phận của ý thức. Vấn đề ấy của chúng ta đã liên quan đến toàn qui trình của ý thức.
Những phương cách của ý thức rất tinh tế, nó luôn mang nặng tính chất dối gạt và mâu thuẫn. Chỉ qua sự quan sát hồn nhiên và thâm nhập thâm sâu thì mớ bòng bong này mới có thể được tháo gỡ và trật tự mới có thể lộ diện.
Nhưng, người tháo gỡ mớ bòng bong vẫn còn hiện diện ở đó; người ta có thể gọi đó là “cái tôi” cao hơn, là đại ngã, vân vân…., và đó vẫn còn là bộ phận của ý thức. Nỗ lực là ham muốn, một ham muốn có thể được khuất phục bởi một ham muốn cao hơn, và ham muốn đó vẫn cần một ham muốn khác, và thế là liên tục. Ham muốn nuôi dưỡng dối gạt, ảo tưởng, mâu thuẫn, và những tầm nhìn của hy vọng. Sự ham muốn tột cùng vì cái tối thượng, hay ý muốn đạt được cái “không tên”, thì vẫn còn là phương cách củaý thức, của người trải nghiệm đang chờ đợi, đang quan sát, đang hy vọng. Khi ý thứckhông còn thuộc một mức độ nào, nó là tổng thể của sự hiện diện của con người.
Cái trí luôn luôn đang tìm kiếm một kết quả, một phương cách để đến được một thành tựu nào đó. Chừng nào cái trí còn năng động, còn chọn lựa, tìm kiếm, còn đang trải nghiệm, là còn có người tạo tác, nỗ lực tạo tác hình ảnh riêng của nó, dù gọi nó bằng những cái tên khác nhau, thì đây cũng là mạng lưới mà suy nghĩ bị trói buộc trong đó.
Chính suy nghĩ tạo tác mạng lưới; suy nghĩ là mạng lưới. Suy nghĩ đang trói buộc; khi ấy, suy nghĩ chỉ có thể dẫn đến sự mở rộng thêm của ý thức, mà trong đó hiểu biết, hành động, đạo đức, có sự quan trọng. Dù tinh tế hay đơn giản, suy nghĩ không thể đập tan tất cả suy nghĩ. Ý thức như người trải nghiệm, người quan sát, người chọn lựa, người kiểm duyệt, ý muốn…, phải kết thúc một cách tự nguyện, mà không có bất kỳ hy vọng của phần thưởng. Người tìm kiếm không còn. Đây là thiền định. Bất động của cái trí không thể được tạo ra qua hành động của ý muốn. Có bất động khi ý muốn không còn. Đây là thiền định. Sự thật không thể được tìm kiếm; nó sẽ tự hiển hiện khi người tìm kiếm không hiện diện. Cái trí là thời gian, và suy nghĩ không thể khám phá được thời gian, cái không thể đo lường.
Thiền Định
Vấn đề không phải là làm thế nào để thiền định. Việc “làm thế nào” chỉ có thể sản sinh một cái mà phương pháp làm ấy trao tặng, nhưng chính sự thâm nhập “thiền định là gì” sẽ mở cửa vào thiền định. Sự thâm nhập không ở bên ngoài, mà là bên trong chuyển động của cái trí.Trong theo đuổi sự thâm nhập đó, điều quan trọng nhất là hiểu rõ người tìm kiếm, chứ không phải “cái mà” anh ấy tìm kiếm. Cái gì anh ấy tìm kiếm chỉ là sự chiếu rọi của khao khát riêng của anh ấy, của những ép buộc, những ham muốn riêng. Khi sự kiện này được nhìn thấy, tất cả tìm kiếm sẽ kết thúc, mà trong chính nó có ý nghĩa lạ thường. Cái trí không còn những nắm bắt, khi tìm kiếm đã hoàn toàn kết thúc, có mộtcái gì đó vượt khỏi chính nó, nó không còn chuyển động hướng ra ngoài. Không thể kết thúc tìm kiếm bởi bất kỳ hành động nào của ý muốn, hay bởi qui trình phức tạp của những kết luận. Không còn tìm kiếm đòi hỏi một sự hiểu biết sáng tỏ. Kết thúc tìm kiếm là khởi đầu của một cái trí bất động.
Một cái trí có thể tập trung mà không nhất thiết là thiền định. Tự quan tâm tạo ra sự tập trung, giống như bất kỳ quan tâm nào khác, nhưng sự tập trung như thế hàm ý có một động cơ, một nguyên nhân, có ý thức hay không ý thức; luôn luôn có một thứ phảikiếm được hay bị gạt đi, một nỗ lực để hiểu rõ, để qua bờ bên kia, vân vân… Sự chú ý có một mục đích sẽ liên quan đến sự tích lũy. Nhưng thiền định chỉ là một chú ý lạ thường mà trong nó không có người tạo tác nỗ lực, không có đích đến hay mục tiêu phải kiếm được. Nỗ lực là bộ phận của qui trình thâu lợi, là kiếm được, là trải nghiệm bởi người trải nghiệm. Người trải nghiệm phải tập trung, chú ý, nhận biết; những khao khát của người trải nghiệm để kiếm được trải nghiệm cũng phải hoàn toàn kết thúc, bởi vì người trải nghiệm chỉ là một tích lũy của những cái đã được biết.
Sự thôi thúc để luyện tập một phương pháp, để thực hiện nỗ lực, kiếm thêm nữa là kết quả của sự đánh giá, và vẫn còn là một qui trình của cái trí. Suy nghĩ không thể được kết thúc bởi luyện tập một phương pháp hay bởi thực hiện một nỗ lực. Tại sao chúng ta thực hiện một nỗ lực? Bởi vì lý do rất đơn giản rằng nếu chúng ta không thực hiện một nỗ lực chúng ta sẽ trì trệ và chết. Mọi vật đều tạo ra một nỗ lực, tất cả thiên nhiên đều luôn đấu tranh để sinh tồn.
Chúng ta muốn là “một cái gì đó”; tức là có sự thôi thúc của tham vọng, của thành tựu, của sợ hãi; định hình đấu tranh của chúng ta bên trong khuôn mẫu đã hiện diện bởi những tham vọng, thành tựu, sợ hãi ấy. Chúng ta thực hiện một nỗ lực để kiếm được hay để tẩu thoát. Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến sự sinh tồn, vậy thì tầm nhìn tổng thể của chúng ta sẽ khác hẳn tại căn bản. Sự nỗ lực luôn hàm ý chọn lựa, so sánh, đánh giá, chỉ trích…, mọi suy nghĩ được tạo thành từ những đấu tranh và những mâu thuẫn này, như thế không thể nào tự làm tự do chính nó, không thể thoát khỏi những rào cản tự tạo liên tục của riêng nó.
Vậy thì, phải có một tác nhân bên ngoài, gọi nó là thần thánh hay bất kỳ cái tên gì mà ta muốn, tác nhân ấy can thiệp và làm kết thúc những phương cách gây khép kín này của cái trí. Cái trí bị trói buộc trong nhà tù của tạo tác riêng nó, của những nỗ lực và những ham muốn riêng nó, và mọi chuyển động nó thực hiện, trong bất kỳ phương hướng nào, đều ở trong nhà tù; nhưng nó không nhận biết điều này, thế là trong đau khổ và xung đột nó cầu nguyện, nó tìm kiếm một tác nhân bên ngoài mà có thể sẽ giải thoát nó. Thông thường nó chỉ tìm được cái gì trong khả năng nó tìm kiếm, nhưng cái gì nó đã tìm được lại là kết quả của chuyển động riêng của nó. Cái trí vẫn còn là một tù nhân, chỉ khác là ở trong một nhà tù mới, có những thỏa mãn hơn.
Hy vọng cũng là một chuyển động khác của suy nghĩ, hy vọng và tuyệt vọng là những từ ngữ làm què quặt cái trí bởi nội dung cảm xúc của chúng, bởi những thôi thúc có vẻ đối nghịch và mâu thuẫn của chúng. Xung đột hiện diện khi cái trí tẩu thoát khỏi trạng thái được gọi là đau khổ, phiền muộn, vào một trạng thái khác được gọi là hy vọng, hạnh phúc. Hiểu rõ trạng thái mà trong nó người ta hiện diện, không phải là chấp nhận nó. Cả chấp nhận và phủ nhận đều ở trong lãnh vực của đánh giá.
Tất cả hành động của ý muốn, ham muốn, của thôi thúc ép buộc, được sinh ra từ cái trí. Nếu cái trí nhận biết sự thật của điều này mà không qua tranh luận, hay niềm tin; chỉ qua sự đơn giản chú ý, mà không hề có những ý niệm gì thì mọi suy nghĩ sẽ kết thúc. Kết thúc suy nghĩ này là một tình trạng hoàn toàn khác hẳn, khi cái trí không còn bất cứ hoạt động nào.
Sự Tầm thường
Cái trí, dù khôn ngoan, hay tài năng đến chừng nào. Nó cũng không thể được biến thành “cái gì đó” khác nó, bởi vì nó sẽ luôn luôn là “cái nó là”. Nó có thể lý luận, phỏng đoán, thiết kế, tính toán vô tận; nhưng dù lan rộng đến cỡ nào, luôn luôn nó vẫn còn trong cùng lãnh vực của nó.
Nhưng cái trí cũng có khả năng cho những hành động kinh ngạc, có thể thăng hoa chính nó bởi ý muốn và nỗ lực riêng của nó. Nếu, chúng ta muốn trở nên sáng tạo, chúng ta vẫn còn đang giải quyết vấn đề một cách hời hợt; nhưng khi sáng tạo là cái gì đó được theo đuổi, một kết quả phải đạt được, ở ngoài cái trí đã bị giam cầm trong quy định riêng của nó. Đây chính là một qui trình mà ta phải thấu hiểu, và không cần phải gắng sức thay đổi những tầm thường ấy thành cái gì khác.
Cái trí đã tạo ra tình trạng hiện diện qua nỗ lực riêng của nó, với những ham muốn, sợ hãi, hy vọng, hân hoan và đau khổ của nó; và bất kỳ mọi nỗ lực nào của nó để thay đổi tình trạng đó vẫn còn ở trong cùng một phương hướng. Một cái trí “tầm thường” đang cố gắng không tầm thường thì vẫn còn tầm thường.
Tuy nhiên ở đây không hàm ý sự phủ nhận, mà là một tình trạng của trống Không. Nếu ta chỉ nghe những từ ngữ mà không nắm bắt được ý nghĩa của chúng, không thử nghiệm và trải nghiệm, vậy thì những kết luận sẽ không có giá trị gì cả. Vì “sáng tạo” không thể được theo đuổi. Nó không phải để được học tập, hay được tạo ra qua bất kỳ hình thức nào của sự ép buộc. Thái độ này được tạo ra bởi sự ham muốn để thay đổi; nhưng chính ham muốn để thay đổi này lại là kết quả của sự tầm thường, thế là cái trí vẫn còn là cái gì “nó đã là” và không thay đổi gì cả.
Trạng thái của cái trí là gì khi nó không đang gắng sức để thay đổi chính nó, để trở thành cái gì đó? Nó chấp nhận “nó là”. Chấp nhận, hàm ý có một thực thể chấp nhận, và chấp nhận này cũng không là một hình thức của nỗ lực với mục đích để kiếm được, để trải nghiệm thêm nữa. Thế là một xung đột của có hai (nhị nguyên) được bắt đầu, mà lại nữa là cùng một vấn đề, bởi vì chính xung đột mới nuôi dưỡng sự tầm thường của cái trí và con tim. Tự do khỏi sự tầm thường là “tình trạng đó” mà nó chỉ có thể hiện diện, khi tất cả những xung đột kết thúc.
Sự Yên Lặng của Cái Trí
Những ý tưởng và kết quả của nó đã trói buộc chúng ta. Tất cả chúng phải rơi rụng, để cho chúng ta một mình. Trong tình trạng một mình này có tình yêu, và chính là tình yêu mới hiệp thông chúng ta lại cùng nhau.
Một cái trí bận tâm không bao giờ là cái trí tự do, dù nó bận tâm bởi những cao quý hay những tầm thường; nó là một sự kiện phải được thấy ngay tức khắc, và sự nhận biếtnày là điều quan trọng.
Cái trí, còn ham muốn, còn tìm kiếm để tự thay đổi chính nó khỏi cái này đến cái kia, tất cả thay đổi đều hời hợt và tầm thường. Ý nghĩa tổng thể của sự kiện này phải được cảm thấy và được hiểu rõ, và chỉ lúc đó mới có thể cho một thay đổi căn bản xảy ra. Chừng nào cái trí còn đang so sánh, đang đánh giá, đang tìm kiếm một kết quả, thì không thể có thay đổi; đó chỉ là một chuỗi của những đấu tranh vô tận mà nó gọi là cuộc sống.
Chúng ta bị trói buộc trong những đấu tranh để thay đổi, để đạt được một kết thúc, để thành tựu một kết quả. Càng đấu tranh chống lại một thói quen nhiều bao nhiêu, người ta càng cho nó nhiều sức mạnh bấy nhiêu. Nhận biết một thói quen mà không chọn lựa và không vun quén một thói quen khác là kết thúc một thói quen, dù những gốc rễ của nó sâu thẳm như thế nào. Cho nên, khi bất động cùng “cái gì là”, không chấp nhận và cũng không phủ nhận nó. Đây là một nhiệm vụ thật to tát, là cách duy nhất nếu muốn có tự do.
Sự so sánh liên tục này của hiện tại với quá khứ và tương lai tạo ra đau khổ và thoái hóa của cái trí. Nó ngăn cản chúng ta không suy nghĩ sự kiện của tình trạng hiện tại. Quá khứ không bao giờ có thể hiện diện lại, và tương lai lại không thể tiên đoán được, vì vậy, ta chỉ có hiện tại. Chúng ta có thể xử lý trọn vẹn hiện tại chỉ khi nào cái trí được tự do khỏi gánh nặng của ký ức quá khứ và hy vọng tương lai. Khi cái trí chú ý đến hiện tại, mà không so sánh, thì có một khả năng cho những sự việc khác xảy ra.
Khi cái trí bị bận tâm bởi những đau khổ, những hy vọng và những sợ hãi riêng của nó, sẽ không có không gian cho tự do khỏi chúng. Sự bận tâm khiến cho cái trí nhỏ nhen, tầm thường, nông cạn. Một cái trí bận tâm không là một cái trí tự do, và bận tâm bởi tự do cũng là vẫn là nuôi dưỡng tầm thường. Cái trí quá tầm thường khi nó bận tâm bởi Thượng đế, bởi đoàn thể, bởi đạo đức, hay bởi cơ thể riêng của nó. Chính mối bận tâm này ngăn cản khả năng nó thích ứng với hiện tại, nó không thể kiếm được sinh lực và chuyển động. Cái tôi, cùng những bận tâm của nó, tạo ra những đau khổ và những vấn đề riêng của nó, và lo lắng về bệnh tật của cơ thể chỉ gây trở ngại cơ thể thêm nữa. Điều này không có nghĩa rằng sức khỏe phải bị lơ là; nhưng sự bận tâm với sức khỏe, giống như bận tâm với sự thật, với những ý tưởng, chỉ củng cố cái trí trong sự tầm thường riêng của nó. Có một khác biệt vô cùng giữa cái trí bận tâm và một cái trí đang sống. Một cái trí đang sống là bất động, nhận biết mà không chọn lựa.
Sự suy nghĩ đang tự phân chia chính nó như cái cao cả và cái thấp hèn, cái vĩnh cửu và cái không vĩnh cửu, những thứ ấy vẫn còn là kết quả của quá khứ, của truyền thống, của thời gian. Trong phân chia này tiềm ẩn sự an toàn riêng của nó. Lúc này suy nghĩ hay ham muốn tìm kiếm sự an toàn trong bất động, và thế là nó xin xỏ một phương pháp hay một hệ thống mà cống hiến điều gì nó muốn. Thay vì những sự việc trần tục lúc này, nó khao khát sự vui thú của bất động, vì vậy nó nuôi dưỡng sự xung đột giữa “cái gì là” và “cái gì nên là”. Với những xung đột như thế, không thể nào có bất động.
Có những khoảnh khắc cái trí được bất động, nhưng những khoảnh khắc này rất hiếm hoi. Không thể có yên lặng nếu vẫn còn có một người tìm kiếm. Có sự yên lặng của một cái trí bất động chỉ khi nào không có người tìm kiếm, không còn có ham muốn.
Phương Cách của Hiểu Biết
Thiền định, không là một phương tiện để sản sinh một kết quả, để tạo ra một trạng thái mà “đã là” hay “có lẽ là”. Nếu thiền định theo cùng ý định, kết quả ham muốn có lẽ sẽ đạt được, nhưng lúc đó nó không là thiền định, nó chỉ là sự thành tựu của ham muốn. Ham muốn không bao giờ được thỏa mãn, không có kết thúc đối với ham muốn. Chính hiểu rõ ham muốn, mà không cố gắng kết thúc hay nuôi dưỡng nó, là sự khởi đầu và sự kết thúc của thiền định. Nhưng có cái gì đó vượt khỏi điều này. Lạ lùng làm sao khi người thiền định cố chấp; anh ấy tìm kiếm một cái gì đó để tiếp tục, anh ấy trở thành là người quan sát, người trải nghiệm, như là một hệ thống tư tưởng đang hồi tưởng, đánh giá, tích lũy, khước từ…
Khi thiền định thuộc người thiền định, nó chỉ củng cố người thiền định, người trải nghiệm. Sự bất động của cái trí là sự vắng mặt của người trải nghiệm, của người quan sát đang nhận biết rằng ấy là bất động. Khi cái trí bất động, có một tình trạng thức giấc.
Chúng ta có thể thức giấc từng chút đối với nhiều thứ, có thể dò dẫm, tìm kiếm, hỏi han, nhưng ấy là những hoạt động của ham muốn, của ý muốn, của công nhận và kiếm được. Cái mà luôn luôn thức giấc thì không là ham muốn và cũng không là sản phẩm của ham muốn.
Dường như chúng ta tưởng rằng bằng cách tích lũy những dữ kiện và thông tin, bằng cách có hiểu biết bách khoa, chúng ta sẽ được tự do khỏi những ngục tù? Điều này không đơn giản. Hận thù, ganh ghét và xung đột sẽ không được kết thúc, mặc dù tất cả chúng ta đều biết chúng lãng phí và hủy diệt. Nhưng dù sao cũng không nhất thiết do hiểu biết ngăn cản những sự việc này; ngược lại, nó có thể kích thích và khuyến khích chúng. Vì vậy điều quan trọng là phải khám phá tại sao chúng ta đang thâu lượm hiểu biết?
Với hầu hết mọi người, hiểu biết là sự tích lũy những từ ngữ hay sự củng cố những thành kiến và những niềm tin của họ. Những từ ngữ, những suy nghĩ, là cái khung mà trong đó khái niệm của cái tôi hiện diện. Khái niệm này co lại hay trải rộng qua trải nghiệm và hiểu biết, nhưng cái tâm điểm cứng cỏi củacái tôi vẫn còn y nguyên, và hiểu biết hay học hành thuần túy không bao giờ có thể xóa sạch nó. Cách mạng là xóa sạch một cách tự nguyện cái tâm điểm này – ý tưởng của “cái tôi” này; ngược lại hành động được sinh ra của hiểu biết đang tự tiếp tục dẫn đến đau khổ và hủy diệt to tát hơn.
Suy nghĩ không bao giờ có thể khám phá được nó, cái trí không bao giờ có thể khám phá nó. Nếu không khám phá nó, ta chỉ thâu lượm nhiều hiểu biết hơn, nhiều học hành hơn, sẽ chỉ hành động như một rào cản thêm nữa cho sự hiện diện của tình trạng đó. Hiểu biết luôn luôn thuộc quá khứ. Củng cố quá khứ là phương cách của quá khứ, và hiểu biết của ta chỉ là sự tích lũy của quá khứ nên không thể đo lường “cái mới mẻ”, cái không biết được.
“Cái tôi” là quá khứ, khả năng để tích lũy những sự việc, những đạo đức, những ý tưởng. Sự suy nghĩ là kết quả của tình trạng bị quy định của ngày hôm qua, và với dụng cụ này chúng ta đang cố gắng khám phá cái không biết được. Điều này không thể được. Hiểu biết phải kết thúc cho cái khác lạ hiện diện.
Thực hành một phương pháp chỉ là quy định cái trí thêm nữa, bởi vì lúc đó ta tìm kiếm được một kết quả, không phải nhận được một cái trí mà được tự do khỏi hiểu biết, khỏi “cái tôi”. Không có phương cách, khi ấy chỉ có nhận biết thụ động về sự thật liên quan đến hiểu biết.
Niềm Tin và Giấc Mộng
Tưởng tượng là một việc, và nhận biết “cái gì là” là một việc khác, nhưng cả hai đều đang trói buộc. Dễ dàng nhận biết cái gì là, nhưng được tự do khỏi nó là một vấn đề khác; bởi vìsự nhận biết luôn bị phủ đầy nhận xét, so sánh, ham muốn. Khó khăn lắm mới nhận biết mà không có sự can thiệp của người kiểm duyệt. Sự tưởng tượng dựng lên hình ảnh của “cái tôi”, và tiếp theo suy nghĩ vận hành bên trong những cái bóng của nó. Từ ý tưởng của cái Tôi này phát triển sự xung đột giữa “cái gì là” và “cái gì nên là”, sự xung đột trong phân hai (nhị nguyên). Nhận biết sự kiện và ý tưởng về sự kiện là hai tình trạng hoàn toàn khác hẳn, và chỉ với một cái trí không bị trói buộc bởi những quan điểm, bởi những giá trị tương đối, mới có thể nhận biết cái gì là “sự thật”.
Nếu có tình yêu, liệu sẽ có những niềm tin cố định, tách rời khỏi trói buộc này? Có lẽ không, nhưng lúc này nó đã vượt khỏi tình trạng của tình yêu; những niềm tin đã trở thành thách thức. Trong quá khứ, có những tôn giáo đã vận dụng điều này như là phương cách dẫn đến Thượng đế, và hiện nay họ vẫn còn vận dụng như những đe dọa, những đe dọa của địa ngục đời đời, vân vân… Họ đã tìm kiếm sự hy vọng trong những nhà thờ, trong những ý tưởng, trong những người thầy cõi trên, trong những đạo sư, tất cả những việc đó chỉ dẫn đến đau khổ và thoái hóa thêm nữa.
Trong chính con người, chúng ta phải được tự do khỏi thái độ cố chấp này; bởi vì những ý tưởng, dù vĩ đại, dù tinh tế và thuyết phục, đều là ảo tưởng, chúng gây tách rời và hủy diệt. Khi cái trí không còn bị trói buộc trong mạng lưới của những ý tưởng, những quan điểm, những niềm tin, vậy là có “cái gì đó” hoàn toàn khác hẳn với những chiếu rọi của cái trí. Cái trí không là nơi nương dựa cuối cùng của chúng ta trong việc giải quyết những vấn đề của chúng ta; trái lại, nó chính là kẻ tạo tác những vấn đề.
Chúng ta phải sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, thâu nhận mọi sự việc khi chúng đến và quên bẵng chính mình. Cái trí đã tự chiếu rọi chính nó vào tương lai, đang tạo ra một vấn đề – chính là bản chất của “cái tôi”, với quá khứ và tương lai là sự nuôi dưỡng của nó. Chúng ta có lẽ đang ao ước xóa sạch sự sợ hãi, như vậy thì “làm thế nào”, phương pháp trở thành là quan trọng, và chúng ta có một vấn đề mới cũng như vấn đề cũ. Thế là chúng ta chuyển động từ vấn đề sang vấn đề và không bao giờ được tự do khỏi chúng. Nhưng lúc này chúng ta đang nói về một “cái gì đó” hoàn toàn khác hẳn. Chúng ta không quan tâm đến sự thay thế một vấn đề cho một vấn đề khác, vấn đề thực sự là có được một cái trí bất động.
Có được một mục tiêu mới, sự bất động của cái trí, chúng ta bắt đầu tìm kiếm những phương cách và những phương tiện để có được nó, thế là ta có một vấn đề khác nũa phải giải quyết. Cho nên, chỉ cần nhận biết sự cần thiết và sự quan trọng tuyệt đối của một cái trí bất động. Đừng đấu tranh đuổi theo sự bất động, đừng hành hạ chính mình bằng kỷ luật với mục đích kiếm được nó, đừng vun quén hay luyện tập nó. Tất cả những nỗ lực đều sản sinh một kết quả, và cái kết quả ấy không là bất động. Đừng tìm kiếm sự tiếp tục của bất động. Bất động phải được trải nghiệm từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc; nó không thể được thâu lượm.
Đánh Giá
Thiền định là một hành động rất quan trọng nó có ý nghĩa sâu thẳm và vĩ đại nhất. Nó là hương thơm không thể được nắm bắt; nó không được đánh đổi qua đấu tranh và sự luyện tập. Một hệ thống chỉ có thể sản sinh hoa quả mà nó trao tặng, một phương pháp, được đặt nền tảng là không có bất cứ hoạt động nào của cái trí.
Thiền định không liên quan đến hiến dâng; chúng ta có lẽ không đến van xin bằng hai bàn tay chắp lại. Nó không cứu thoát chúng ta khỏi bất kỳ đau khổ nào. Nó chỉ khiến cho những sự việc càng rõ ràng sáng tỏ và đơn giản hơn; nhưng muốn nhận biết đơn giản này, cái trí phải làm tự do chính nó, mà không có bất kỳ nguyên nhân hay động cơ nào, khỏi tất cả những sự việc mà nó đã kiếm được qua nguyên nhân và động cơ. Đây là toàn chủ đề trong thiền định.
Thiền định là xóa sạch cái “đã biết”. Theo đuổi cái đã biết trong những hình thức khác nhau chỉ là một trò chơi của tự dối gạt; và lúc đó người thiền định là ông chủ, không phải hành động đơn giản của thiền định. Người thiền định thì chỉ “có thể hành động” trong lãnh vực của cái “đã biết”; người ấy phải “không còn hành động” để cho cái không biết được hiện diện. Cái không thể biết đượckhông mời mọc, và chúng ta không thể mời mọc nó. Nó đến và đi như cơn gió, không thể chộp bắt nó và giam cầm nó cho những lợi lộc. Nó không có giá trị thực tế, nhưng nếu không có nó cuộc sống trở nên trống rỗng.
Kiểm Soát Suy Nghĩ
Kềm chế và tuân phục không là phương cách dẫn đến tự do. Bước đầu tiên hướng về tự do là phải hiểu rõ về ngục tù. Kỷ luật định hình và uốn nắn suy nghĩ vào khuôn mẫu của ham muốn, nhưng nếu không có hiểu rõ ham muốn, kiểm soát hay kỷ luật chỉ làm biến dạng những suy nghĩ. Trái lại, khi có một nhận biết rỏ những phương cách của ham muốn, nhận biết đó mang lại sự sáng tỏ rỏ ràng và trật tự.
Sự hiểu rõ bằng từ ngữ, là một nắm bắt thuộc trí năng, những điều gì được nghe, chẳng có giá trị bao nhiêu. Yếu tố giải thoát không bao giờ là một hiểu rõ bằng từ ngữ thuần túy nhưng là một nhận biết về sự thậthay sự giả dối của vấn đề. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ những hàm ý của “tập trung” và thấy “cái giả dối” như “cái giả dối”, vậy thì có tự do khỏi những ham muốn để thành tựu, để trải nghiệm, để trở thành. Từ điều này sự chú ý hiện diện, nó hoàn toàn khác hẳn sự tập trung.
Tất cả những luyện tập và những kỷ luật chỉ nhằm củng cố cái tôi, và lúc đó đạo đức là một tảng đá khác mà trên đó cái tôi có thể xây dựng một ngôi nhà của quan trọng và kính trọng. Cái trí phải “trống không” với cái “đã được biết”, để cho cái “chưa biết” được hiện diện. Nếu không hiểu rõ những phương cách của “cái tôi”, đạo đức bắt đầu tự khoát vào nó sự quan trọng. Mọi chuyển động của cái tôi, với ham muốn và ý chí của nó, sự tìm kiếm và tích lũy của nó, phải hoàn toàn kết thúc. Chỉ đến lúc đó cái không thời gian mới có thể hiện diện.
Sau nhiều năm khổ hạnh, kỷ luật và tự hành hạ bản thân, chúng ta sẽ nhận ra rằng cái trí luôn bị giam cầm trong nhà tù, tạo tác riêng của nó. Và rằng những bức tường của nhà tù này cần phải được đập tan. Làm thế nào người ta sẽ khởi sự nó đây?
Chỉ cần nhận biết rằng chúng phải được đập tan là đủ rồi. Bất kỳ hành động nào nhằm để đập tan chúng đều là chuyển động của ham muốn: để kiếm được, để thành tựu, và đó là hiện diện xung đột nhị nguyên, người trải nghiệm và vật được trải nghiệm, người tìm kiếm và vật được tìm kiếm. Cho nên, chỉ cần “thấy” cái giả dối như cái giả dối trong chính nó là đủ rồi, bởi vì chính cái “nhận biết” đó làm tự do cái trí khỏi cái giả dối.
Có suy nghĩ sâu thẳm
Cái trí không chỉ có hoạt động bề mặt, mà còn những chuyển động ẩn khuất giấu giếm của nhiều thế kỷ. Những chuyển động này làm ảnh hưởng thay đổi hay kiểm soát hoạt động bên ngoài, vì vậy cái trí tự phát triển xung đột phân hai “nhị nguyên” riêng của nó. Không thể có một cái trí tổng thể nguyên vẹn, nó bị vỡ vụn thành nhiều mảnh, mổi một mảnh đối nghịch với một mảnh khác. Cái trí đi tìm kiếm để hòa hợp, hiệp thông, hay để phối hợp chính nó, nhưng không thể tạo ra hòa bình giữa nhiều mảnh vỡ. Cái trí mà được làm cho tổng thể bởi những suy nghĩ, hiểu biết, trải nghiệm, thì vẫn còn là kết quả của thời gian và vẫn còn là một vật riêng lẽ của những hoàn cảnh.
Chúng ta đang tiếp cận vấn đề của tổng thể này một cách sai lầm. Mảnh không bao giờ có thể trở thành tổng thể. Qua mảnh, tổng thể không thể được thành tựu, nhưng chúng ta không thấy điều này. Điều gì chúng ta thấy là sự mở rộng sự riêng biệt của chính nó để chứa đựng nhiều mảnh; nhưng mang nhiều mảnh lại cùng nhau không tạo nên tổng thể; nó không có ý nghĩa gì lắm, khi có sự hòa hợp giữa những mảnh khác nhau. Không phải sự hòa hợp hay sự hiệp thông mới có tầm quan trọng, bởi vì có thể sáng tạo điều này bởi do sự quan tâm và chú ý; điều có tầm quan trọng nhất là thả cho “cái không biết” được hiện diện. Cái “đã được biết” không bao giờ có thể thâu nhận cái “không biết được”. Cái trí luôn luôn tìm kiếm để sống hạnh phúc trong vũng lầy của sự hòa hợp tự tạo, nhưng điều này sẽ không tạo ra sự sáng tạo của cái không biết được.
Tại cốt lõi, tự hoàn thiện không là gì cả ngoại trừ là sự tầm thường. Tự hoàn thiện qua đạo đức, qua đồng hóa cùng khả năng, hay qua bất kỳ hình thức nào của an toàn tích cực hay tiêu cực, nó chỉ là một qui trình tự khép kín dù được mở rộng đến chừng nào. Tham vọng luôn nuôi dưỡng sự tầm thường, bởi vì tham vọng là sự thành tựu của “cái tôi” qua hành động, qua ý tưởng. Cái tôi là trung tâm của tất cả cái đã được biết, nó là quá khứ đang chuyển động qua hiện tại đến tương lai, và tất cả hoạt động trong lãnh vực của cái “đã biết” tạo ra sự nông cạn của cái trí. Cái trí không bao giờ có thể vĩ đại, bởi vì cái gì vĩ đại thì không thể đo lường được. Cái đã được biết có thể đo lường được, và tất cả những hoạt động của cái đã được biết chỉ có thể tạo ra đau khổ.
Khoãng Trống Bao La
Cái Trí – dường như bao phủ không gian bao la và những khoảng cách vô tận; hay nói khác đi, cái trí dường như lan rộng mà không có một kết thúc, và vượt khỏi cái trí có cái gì đó mà ôm trọn tất cả những thứ này trong nó. Cái trí đấu tranh một cách mơ hồ để công nhận và ghi nhớ cái không thuộc chính nó, và thế là nó ngừng hoạt động thông thường; nhưng nó không thể nắm bắt cái gì không thuộc bản chất riêng của nó, và chẳng mấy chốc tất cả những sự việc, bao gồm cái trí được ôm trọn trong cái bao la đó. Nó không thể được suy nghĩ về bất cứ gì và thế là không có gì được trải nghiệm bởi cái trí.
Nhưng, vậy thì, cái gì nhận biết và ý thức cái đó hoàn toàn khác biệt những chiếu rọi của cái trí? Cái bao la đó không được sinh ra bởi qui trình của cái trí, vậy thì cái gì nhận biết nó? Khi ấy, cái trí không đang vận hành; nó tỉnh táo và thụ động, và dù nhận biết cơn gió đang đùa giỡn giữa những chiếc lá, không có chuyển động của bất kỳ loại nào trong chính nó. Không có người quan sát đo lường sự vật được quan sát. Chỉ có cái đó, và cái đó tự nhận biết chính nó mà không có đo lường. Nó không có khởi đầu và không ngôn từ. Cái trí nhận biết rằng: nếu bằng trải nghiệm và ngôn từ, nó không thể nắm bắtcái đó, cái luôn luôn ngự trị, không có thời gian và không thể đo lường.
Krishnamurti