Tâm hồn nhiên thấy pháp vẫn hồn nhiên.



Thầy ơi!

Hà Nội nhớ nơi Thầy đã đến,
Đã cho con những pháp vị ngọt ngào,
Pháp thế gian thì muôn đời vẫn vậy,
Có ngọt ngào nhưng có cả nồng cay.


Nhớ buổi chiều ở sân bay náo nhiệt, Thầy đưa tay tạm biệt chúng con, như nhắc nhở chúng con hãy giữ tròn năm giới, lúc đó đôi mắt con cay xè. Sự cảm nhận đó lại luôn vận hành mỗi lúc con ngồi thiền, con quan sát thấy nó như đang là, là đề mục quan sát. Con làm như vậy là đúng hay sai, mong thầy chỉ bảo cho con.

Trả lời:


Đúng hay sai con vẫn cần thấy rõ,
Pháp duyên sinh như chính nó đang là.
Đối tượng nào mà không do duyên khởi,
Tâm hồn nhiên thấy pháp vẫn hồn nhiên.


                                    


Chẳng cái gì có giá trị thực có thể bị mất bởi việc là đơn giản. Thực tế, bằng việc là đơn giản và hồn nhiên cái thực mới được đạt tới. Vâng, bằng tinh ranh bạn có thể đạt tới quyền lực, tới tiền bạc, tới danh vọng, nhưng phỏng có ích gì mà đạt tới tất cả những cái đó? Cái chết nhất định lấy đi mọi thứ khỏi bạn. Và bạn không thể thấy những người có quyền đó sao? Họ có hạnh phúc không? Bạn có thấy niềm vui nào trong cuộc sống của họ không? Bạn không thể quan sát những người giầu sao? Họ sống cuộc sống của chó, trong khổ sở hoàn toàn!
Alexander Đại đế nói với Diogenes, "Nếu ta mà được sinh ra lần nữa ta không muốn lại là Alexander đâu. Ta muốn là Diogenes."
Diogenes là nhà huyền môn trần trụi, chẳng có gì, thậm chí không có tới bát ăn xin.
Alexander nghe nói về niềm vui của Diogenes và ông ta tới gặp ông này, và ông ta cực kì có ấn tượng. Ông ta chưa bao giờ gặp một người như vậy! Và với Diogenes ông ta nói, "Lần sau, nếu Thượng đế mà phái ta lần nữa vào thế giới này, ta sẽ tới như Diogenes.


***
Diogenes nói, "Chúng tôi có thể làm gì khác được? Ông nói điều vô nghĩa thế! Nếu ông muốn là Diogenes, quên tất cả về chinh phục thế giới đi và ở đây! Ta sống trên bờ sông này, và nó là bờ sông lớn. Chúng ta cả hai có thể sống ở đây, không có vấn đề gì. Sao lại đợi tới kiếp sau? Và sao trong khi đó vẫn khổ?"
Alexander nói, "Ta không thể trả lời được điều đó. Ta hiểu - ông đúng - nhưng ta có đầu tư của ta, ý tưởng riêng của ta phải hoàn thành trước đã. Ta phải chinh phục thế giới! Một khi ta đã chinh phục xong nó, ta có thể từ bỏ nó nhưng không trước điều đó."
Diogenes nói, "Ông sẽ chẳng bao giờ chinh phục được nó đâu, bởi vì không ai có thể chinh phục được toàn thế giới. Và cho dù ông có chinh phục được nó, ông sẽ chẳng bao giờ từ bỏ nó, bởi vì thế thì ông sẽ nói, 'Ta đã đổ nhiều năng lượng thế vào trong nó và ta đã phí hoài cả đời mình rồi. Sao ta phải từ bỏ nó?'"
Alexander chết trong khổ sở; Diogenes chết trong phúc lạc. Một cách tình cờ, cả hai người chết vào cùng ngày, và khi họ bắt gặp nhau trên dòng sông phân chia thế giới này và thế giới kia, Alexander đi trước, Diogenes đi sau vài bước. Alexander nhìn, cảm thấy rất xấu hổ bởi vì ông ta trần trụi. Diogenes không xấu hổ chút nào bởi vì Phật đã ở trần cả đời rồi. Chỉ để che giấu xấu hổ của mình Alexander cười - cái cười nông cạn - và nói với Diogenes, "Điều kì lạ là hoàng đế và ăn xin gặp nhau trên đường biên của hai thế giới này. Nó có thể đã không xảy ra trước đây, nó có thể không xảy ra lần nữa."
Diogenes có tiếng cười thực - tiếng cười bụng. Phật nói, "Ông đúng đấy - hoàng đế và ăn xin gặp nhau trên biên giới này là hiện tượng hi hữu - nhưng về một điểm ông lại sai. Ông không biết ai là hoàng đế và ai là ăn xin. Hoàng đế ở sau còn ăn xin đi trước!"
Và Diogenes là đúng.

Phật nhấn mạnh rằng bằng việc tinh ranh bạn có thể tích luỹ của cải - nhưng phỏng có ích gì về nó nếu nó chỉ mang tới khổ sở, lo âu, phiền não? Bằng việc hồn nhiên bạn có thể bị lừa, bạn có thể bị mất ưu thế, nhưng cái gì có đó để mất?

***
 Bạn hãy hồn nhiên và làm mất mọi cái mà nhất định bị mất bởi việc vứt bỏ tinh ranh. Và bạn sẽ không là người mất, nhớ lấy.
Hồn nhiên sẽ cho bạn kho báu thực, vương quốc của Thượng đế. Được phúc lạc là người hồn nhiên, vì vương quốc của Thượng đế là của họ.

Trích: "Con đường của Phật" tập 8 - Osho -