THIỀN KHÔNG PHẢI KỸ THUẬT LUYỆN TÂM

 "... Bởi vì các đạo sư, thầy tu với các hệ thống tư tưởng hiện đại về thiền, thiền Zen hiện đại, chắc ông biết mọi điều đó, đang ra sức đào tạo nuôi dưỡng thiền... giáo lý này của Phật đã bị hiểu sai và áp dụng sai như một kỹ thuật luyện tâm qua nhiều thế kỷ. Lời dạy của Phật đã được triển khai và biến thành một kỹ thuật luyện tâm, cho nên thay vì giải thoát tâm trí, lại làm tù ngục tâm trí..."




Ngày gửi: 10-09-2020

Câu hỏi: Kính thưa sư ông, con xin phép được chia sẻ bài viết là đoạn trao đổi giữa ngài Krishnamurti và sư Rahula. Nội dung đoạn nói chuyện cũng là những điều sư ông thường khai thị với đại chúng ạ.

THIỀN KHÔNG PHẢI KỸ THUẬT LUYỆN TÂM

Đoạn trích dưới đây, là một phần trao đổi từ Krishnamurti và Sư Rahula, một cao tăng Nam tông, được nhìn nhận là người có uy tín am hiểu về trường phái Phật Giáo Nguyên thủy và Phật Giáo Đại thừa.

Tư liệu của PAD.

W. Rahula: Vipassana là cái thấy của tuệ giác, thấy sâu vào thực tướng, vào thực chất của sự vật, đó là cái thấy chân thật.

Krishnamurti: Nhưng thiền ấy có hệ thống chi không?

W.R: Là một hệ thống đã triển khai.

K: Đó là chỗ tôi muốn hỏi.

W.R : Vâng, nhưng khi ông xem xét giáo lý nguyên thủy của Đức Phật thì...

K: Không có hệ thống.

W.R: Bài pháp tuyệt vời nhất của Phật về thiền tuệ giác được gọi là Satipatthana (Tứ niệm xứ). Không có hệ thống.

K: Tôi đang nghe đây, thưa ngài.

W.R: Và điểm mấu chốt trong đó là Awareness (giác), sati (tiếng Pali), còn tiếng Phạn cổ (Sanskrit) là Smriti. Và Chú Tâm, Giác Tri tất cả mọi sự đang diễn ra, đừng toan tính lẩn tránh cuộc sống, sống trong hang động hoặc rừng già, ngồi như pho tượng v.v... Giác không phải là thế. Và Satipatthana có lúc được diễn dịch là chánh niệm, nhưng nghĩa chính xác của từ này là sự có mặt của giác, giác từng giây từng phút mọi động niệm, mọi hành động, giác tất cả mọi sự vật.

K: Giác này có thể đào tạo nuôi dưỡng không?

W.R: Không có vấn đề đào tạo nuôi dưỡng.

K: Đó là chỗ tôi muốn đề cập. Bởi vì các đạo sư, thầy tu với các hệ thống tư tưởng hiện đại về thiền, thiền Zen hiện đại, chắc ông biết mọi điều đó, đang ra sức đào tạo nuôi dưỡng thiền.

W.R: Vâng, tôi đã viết một tiểu luận nói về thiền Phật giáo đã được xuất bản ở Bỉ bởi sự bảo trợ của Hoàng tử Etienne Lamotte. Trong đó tôi đã nói rằng giáo lý này của Phật đã bị hiểu sai và áp dụng sai như một kỹ thuật luyện tâm qua nhiều thế kỷ. Lời dạy của Phật đã được triển khai và biến thành một kỹ thuật luyện tâm, cho nên thay vì giải thoát tâm trí, lại làm tù ngục tâm trí.

K: Đương nhiên, tất cả mọi loại thiền.

W.R: Nếu thiền biến thành một hệ tư tưởng.

K: Thưa ngài, phải chăng giác là vật gì đó do đào tạo tu dưỡng, trong ý nghĩa là nó được khiển dụng, giữ gìn và tạo ra?

W.R: Không, không phải vậy.

K: Vậy thì thiền phát sinh cách nào?

W.R: Không có việc phát sinh mà ông hãy hành thiền.

K: Khoan, thưa ngài, hãy nghe này. Tôi muốn khám phá, tôi không phê bình chi cả, tôi chỉ muốn khám phá xem thiền Phật giáo là gì. Bởi vì hiện nay có quá nhiều loại thiền Phật giáo khác biệt, thiền Tây Tạng, thiền Ấn Độ, thiền Sufi - trời ơi, chắc ngài biết mà, chúng như nấm mùa mưa mọc khắp nơi. Tôi chỉ muốn hỏi liệu giác có diễn ra thông qua tập trung tư tưởng?

W.R: Không, trong lãnh vực này thì không. Bất cứ ta làm việc gì ở đời đều cần tập trung tư tưởng. Điều đó hiểu được, nhưng ta đừng trộn lẫn Giác với thiền na (dhyana) và định (samadhi).

K: Riêng tôi, tôi không thích các từ này.

W.R: Bởi vì trong cốt lõi, chúng đều dựa vào việc tập trung tư tưởng.

K: Tôi hiểu. Đa số thiền được truyền bá trên khắp thế giới đều dính dáng với việc tập trung.

W.R: Trong thiền Zen và mọi sự tu tập khác biệt trong samadhis và dhyanas Phật giáo hay Ấn Độ giáo, động thái chủ yếu là tập trung tư tưởng.

K: Không có nghĩa lý chi cả, tôi phủ nhận sự tập trung.

W.R: Nhưng trong lời dạy chính xác và thuần túy của Đức Phật, thiền không phải là tập trung.

K: Thiền không phải là tập trung, hãy nói như thế đi. Vậy, giác này là gì, nó phát sinh cách nào?

W.R: Ông giác, giác mọi sự đang diễn ra. Hành động cực kỳ hệ trọng trong Satipatthana (Tứ niệm xứ) là sống trong hành động đang diễn ra trong khoảnh khắc hiện tại."

Con xin tri ân và đảnh lễ sư ông.

Trả lời:

Sādhu lành thay! Thật tuyệt, đó đúng là một đoạn đàm đạo giá trị của các bậc trí đã thật sự thông suốt. Cảm ơn chia sẻ của con.

Nguồn: http://www.trungtamhotong.org/index.php?module=faq

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét