Một thời hay một đời!
Liễu Ngộ
Bất chợt, một cơn gió thoảng qua làm tôi cảm thấy dễ chịu với cái nóng oi oi của một buổi chiều cuối Hạ nơi bờ rừng Hói Mít, bên cạnh là con suối lúc nào nước cũng trong xanh, ngoại trừ những ngày mưa đến. Hói Mít, địa danh nghe rất lạ tai, mang âm hưởng của miền trung xứ Huế, pha lẫn một chút khó khăn của sự khô cằn lam lủ, và quả thật nó là như vậy.
Hói Mít nằm về phía Bắc đèo Hải Vân hồi đó đường vào Hói Mít phải nương theo đường rây xe lửa, chứ không có đường dành cho xe hơi. Ngọn gió cho tôi biết thời tiết đã đến lúc giao mùa. Thu đến rồi. Lúc này mặt trời đã xuống thấp, sao giờ này mà Sư vẫn chưa về nhỉ? Hôm nay là ngày Huyền Không có vị thiện tín nào đó trai Tăng nên Sư phải về dự.
Huyền Không là ngôi chùa tranh nằm trên một ngọn đồi lưng chừng không cao lắm dưới chân đèo Hải Vân, do Thầy Viên Minh khai Sơn lập chùa vào năm 1973. Khung cảnh nơi đây thật tuyệt vời! Trước mặt là biển, sau lưng núi cao quanh năm mây trắng trải dài, như ngọn núi tuyết trên dãy Hy Mã Lạp Sơn ngăn cách Ấn Độ và Tây Tạng vậy, nhìn xéo về phía trước, gần một tí là chiếc cầu bắt qua cái đầm lớn từ Hải Vân đến chân đèo Phú Gia. Làng chài Lăng Cô bao bọc bởi những hàng dừa xanh trước khi ra biển lớn. Bên hông chùa là một con suối đầy đá, quanh năm nước từ thượng nguồn đổ về. Những ai đã từng đến đây sẽ khó quên được cái yên bình tĩnh lặng của không gian rừng núi giữa biển trời.
Buổi sáng ra ngồi trên bờ đá ngắm bình minh trên biển, những con sóng lao xao như mảnh vỡ kim cương lấp lánh, hương lan rừng thoảng trong gió bay khắp từ hậu viên đến Chánh điện, mùi hương bạch đàn len lỏi vào từng ngõ ngách không tên, khi chiếc phong linh theo gió kêu leng keng êm dịu. Chiều về lại được ngắm hoàng hôn trên vịnh Lăng Cô trải dài cho đến chân đèo Phú Gia đi qua Hói Dừa, Hói Mít. Ở đây không phải là cái tĩnh mịch trong thâm Sơn cùng cốc mà là cái đẹp tự nhiên của đất trời và biển cả.
Từ chùa Huyền Không đến Hói Mít khoảng cách chừng 6 km và phải đi bộ. Trước khi đi, Sư có hỏi tôi có theo Sư về chùa không? Tôi trả lời không, vì tôi muốn nằm ở nhà đọc sách. Thế là hôm nay Sư không đi khất thực, và như vậy là trưa này tôi phải để cái bụng trống rỗng, không có bất cứ một thứ gì để đưa vào đó, ngoài miếng nước chè xanh trong ấm còn sót lại đêm qua. Nói là nhà, chứ thật ra chỉ 1 cái cốc lá không có tấm che nào chung quanh, chỉ treo 2 chiếc võng nilon cho hai Thầy trò.
Thường ngày buổi sáng khoảng 8 giờ, Sư ôm bình bát lên đường khất thực, xuống cái xóm nhỏ nghèo nàn bên dưới, người ta nghèo quá, cơm không có để ăn thì lấy đâu ra mà đặt bát cho nhà Sư. Sư đi qua 3 - 4 căn nhà, có được 3 - 4 củ khoai hay sắn là Sư quay về, thỉnh thoảng cũng có vài trái chuối. Thầy trò chúng tôi độ nhật qua ngày như vậy đó, mặc dù thực phẩm có bấy nhiêu nhưng chúng tôi luôn nhường ra chút đỉnh để cho đàn cá dưới con suối mà chúng tôi cư ngụ. Thật vui khi chúng nó xúm lại dành giựt những miếng mồi khi chúng tôi bóp nhỏ ra để thả xuống ao cho chúng.
Tôi nằm đọc sách trên chiếc võng, thỉnh thoảng nhìn xuống bên dưới bìa rừng để ngóng chờ Sư. Cuối cùng, xa xa chiếc y vàng cũng hiện ra, khi những tia nắng cuối cùng khuất chìm sau dãy núi, và lòng tôi tự nhiên cảm thấy vui vui. Tôi vội đi xuống, đón lấy cái túi nilon trên tay Sư. Hôm nay chùa trai Tăng, nên huynh đệ của Sư đã để dành cho tôi một vài món ăn để mang về, một gói cơm trắng, một gói bún xào, một bịch canh bí đỏ, 1/2 bánh đường đen, và một gói trà Thái Nguyên, những vật thực này ở thời điểm đó là cả một trời cao sang.
Thầy trò tôi cư ngụ nơi đây. Vào những đêm trăng, chúng tôi nhóm bếp lửa hồng, thêm một số Phật tử dưới xóm tham gia hỏi đạo và để nghe Sư nói Pháp. Khi ấy, chúng tôi nấu nước chè xanh, thêm 1 cục gừng đập dập, còn gì bằng uống nước chè xanh, thơm gừng và cắn 1 miếng đường đen, cộng thêm một hơi thuốc Lào Quỳnh Lâm là nhất.
Tháng ngày trôi qua thầm lặng, lòng tôi nhẹ nhàng, trống rỗng, không phiền não, vô tư lự. Có lẽ đây là thời gian êm đềm nhất của cái tuổi gọi là thành niên của tôi. Tôi yêu trời trăng mây nước, yêu thiên nhiên cây cỏ, yêu những con người bình dị nông thôn nghèo nàn khốn khổ, yêu tấm lòng chân thật chất phát đúng nghĩa của dân quê, mưu sinh nơi đây chủ yếu là làm ruộng, rẫy, và đi rừng đốn củi, làm lụng đủ ăn, không bon chen, không làm hại lẫn nhau vì miếng cơm manh áo, tôi thật sự hạnh phúc với những tháng ngày này.
Tôi có tuổi thơ vất vả, không học hành không đến trường, tôi từng là đứa trẻ sống lăn lóc giữa chợ đời. Nhưng không hiểu vì sao tôi yêu cuộc đời này chi lạ, có lẽ lúc đó tôi sống bằng bản năng đói ăn, khát uống. Tôi chỉ cần có cái no bụng là được, ăn no rồi lăn ra ngủ. Vỉa hè, lề đường những đêm mưa lạnh ướt hết áo quần nhưng cũng chẳng sao cả, tôi bằng lòng, bằng lòng với hiện thực.
Cho đến sau này nhờ ơn Thầy Viên Minh khai thị tôi mới ngộ ra một điều là khi con người sống mà không bị lệ thuộc bởi cuộc đời là hạnh phúc biết bao. Có một điều lạ nữa là tôi không đến trường để học, chưa qua hết tiểu học trường làng, nhưng tôi lại thích đọc những tác phẩm văn chương triết học của những văn hào thế giới, như F. Nietzsche, Krishnamurti, Hermann Hesse, Rabinranas Tagore, Ernest Hemingway, Lev Tolstoy. Đọc mà không hiểu một tí gì hết, chẳng biết họ nói điều gì? Tôi chỉ thích đọc vậy thôi, có phải là tôi đọc để cho qua thời gian chăng? Hay đọc để trau dồi kiến thức? Không, thực sự là không, bởi vì căn bản là tôi đã không có cái kiến thức chữ nghĩa văn chương để hiểu họ nói gì? Tôi đang ở trong rừng mà, đâu phải ngồi trong quán cà phê nơi phố thị để nói là khoe mẽ cho các em nghe, để dương dương tự đắc mình cũng là người trí thức cho các em chú ý. Sở dĩ tôi nói điều này vì giữa thập niên 60 - 70 rất nhiều người trẻ như tôi lúc bấy giờ khi vào quán cà phê nghe nhạc, ngồi đồng để ngắm mấy bông hoa đẹp biết nói, trên tay cầm những cuốn sách triết do Phạm công Thiện hay Nguyễn Mạnh Thác dịch.
Thu nhẹ nhàng đi qua, màu lá đã rực vàng cả một vùng trời cho đông vừa đến. Chúng tôi phải rời nơi đây vì căn chòi của chúng tôi không đủ che những hạt mưa lạnh lùng trút xuống. Hơn nữa Sư cũng phải đi xa để nhận nhiệm vụ hoằng pháp cho một ngôi chùa đang thiếu vị trụ trì. Ngôi chùa nằm ở thành phố lớn của miền trung mà Thầy của Sư giao phó. Tôi trở lại với công việc kiếm cơm qua ngày, cũng thuận tiện cho tôi được gần gũi với những vị Sư mà tôi hằng quý mến. Ban ngày tôi đi làm, đêm về vào chùa để ngủ, cũng như được nghe những bài pháp của các Sư đàm đạo. Tôi cũng không biết là mình đã học được những gì qua những bài kinh. Thú thật, một chữ Kinh tôi cũng không thuộc, nhưng tôi rất thích và cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng lắng đọng khi nghe quý sư tụng kinh bằng tiếng Pali. Có lẽ tôi cảm nhận được tất cả ấm lạnh ngọt bùi lan tỏa tình thương từ các vị trong tinh thần Huyền Không man mác...
Tôi có tuổi thơ vất vả, không học hành không đến trường, tôi từng là đứa trẻ sống lăn lóc giữa chợ đời. Nhưng không hiểu vì sao tôi yêu cuộc đời này chi lạ, có lẽ lúc đó tôi sống bằng bản năng đói ăn, khát uống. Tôi chỉ cần có cái no bụng là được, ăn no rồi lăn ra ngủ. Vỉa hè, lề đường những đêm mưa lạnh ướt hết áo quần nhưng cũng chẳng sao cả, tôi bằng lòng, bằng lòng với hiện thực.
Cho đến sau này nhờ ơn Thầy Viên Minh khai thị tôi mới ngộ ra một điều là khi con người sống mà không bị lệ thuộc bởi cuộc đời là hạnh phúc biết bao. Có một điều lạ nữa là tôi không đến trường để học, chưa qua hết tiểu học trường làng, nhưng tôi lại thích đọc những tác phẩm văn chương triết học của những văn hào thế giới, như F. Nietzsche, Krishnamurti, Hermann Hesse, Rabinranas Tagore, Ernest Hemingway, Lev Tolstoy. Đọc mà không hiểu một tí gì hết, chẳng biết họ nói điều gì? Tôi chỉ thích đọc vậy thôi, có phải là tôi đọc để cho qua thời gian chăng? Hay đọc để trau dồi kiến thức? Không, thực sự là không, bởi vì căn bản là tôi đã không có cái kiến thức chữ nghĩa văn chương để hiểu họ nói gì? Tôi đang ở trong rừng mà, đâu phải ngồi trong quán cà phê nơi phố thị để nói là khoe mẽ cho các em nghe, để dương dương tự đắc mình cũng là người trí thức cho các em chú ý. Sở dĩ tôi nói điều này vì giữa thập niên 60 - 70 rất nhiều người trẻ như tôi lúc bấy giờ khi vào quán cà phê nghe nhạc, ngồi đồng để ngắm mấy bông hoa đẹp biết nói, trên tay cầm những cuốn sách triết do Phạm công Thiện hay Nguyễn Mạnh Thác dịch.
Thu nhẹ nhàng đi qua, màu lá đã rực vàng cả một vùng trời cho đông vừa đến. Chúng tôi phải rời nơi đây vì căn chòi của chúng tôi không đủ che những hạt mưa lạnh lùng trút xuống. Hơn nữa Sư cũng phải đi xa để nhận nhiệm vụ hoằng pháp cho một ngôi chùa đang thiếu vị trụ trì. Ngôi chùa nằm ở thành phố lớn của miền trung mà Thầy của Sư giao phó. Tôi trở lại với công việc kiếm cơm qua ngày, cũng thuận tiện cho tôi được gần gũi với những vị Sư mà tôi hằng quý mến. Ban ngày tôi đi làm, đêm về vào chùa để ngủ, cũng như được nghe những bài pháp của các Sư đàm đạo. Tôi cũng không biết là mình đã học được những gì qua những bài kinh. Thú thật, một chữ Kinh tôi cũng không thuộc, nhưng tôi rất thích và cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng lắng đọng khi nghe quý sư tụng kinh bằng tiếng Pali. Có lẽ tôi cảm nhận được tất cả ấm lạnh ngọt bùi lan tỏa tình thương từ các vị trong tinh thần Huyền Không man mác...
Khe Sư!
Đó là cái tên người dân Hói Mít đặt cho con suối mà thầy trò tôi đến ở.
Câu chuyện đã trải qua 43 năm về trước, cái tên gọi Khe Sư vẫn còn tồn tại với thời gian và người dân nơi này, nhưng cuộc đời của tôi và Sư thì trải qua nhiều ngã rẽ. Sư mang sứ mệnh của Như Lai là cũng cố lại Đức tin cho những người con Phật trong thời kỳ mạt pháp, lúc xã hội đang khó khăn về mọi mặt. Tôi không phải là nhà văn, nên văn phong trình bày có phần thô thiển, tôi chỉ kể lại câu chuyện một thời của Sư và tôi thôi, như một hoài niệm tưởng nhớ đến người Thầy, người anh cũng là người bạn mà tôi kính trọng và yêu thương nhất. Tôi cũng là người thất học, chữ nghĩa nghèo nàn, tôi có được hôm nay đó là nhờ ân đức của Sư chỉ dạy.
Tôi theo chân Sư lúc Sư chưa xuất gia, tôi nhớ rất rõ, lúc đó tôi mới 8 tuổi, Sư hơn tôi 3 tuổi, Sư cũng là người anh ruột của tôi. Gia đình tôi rất đông anh em, riêng mẹ tôi đã có đến 9 người con, và còn thêm 4 người con riêng của Ba tôi nữa, vì vậy khi gặp cơ hội là Ba cho anh em tôi đi xa. Tôi và anh đến Sài Gòn, sống nhờ ơn nuôi dưỡng của bá tánh, ít nhất lúc bấy giờ nhà tôi cũng đỡ đi được 2 miệng ăn. Hơn thế nữa, theo tôi nghĩ, Ba cũng hy vọng là chúng tôi sẽ có được một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, ít ra cũng có được miếng ăn, được cắp sách đến trường. Khi đến Sài Gòn, anh tôi được tiếp tục đi học, còn tôi thì đã mất căn bản từ đầu nên không học được, và từ đó tôi trở thành đứa trẻ bụi đời giữa thành phố Sài Gòn hoa lệ.
Anh tôi rất thông minh, lại chăm học, ít năm sau anh tôi xuất gia làm tu sĩ thuộc hệ phái Nam tông. Xuất gia được ít năm thì anh cũng bị động viên vào lính, sau khi ra trường anh tôi về nghành truyền tin cho đến ngày đứt phim 75. Trong thời gian này anh em chúng tôi có dịp trở về quê, nhưng Ba tôi đã qua đời trước đó 1 năm rồi, chúng tôi còn Mẹ. Cuối năm 75 trong một đêm có nhiều bạn bè thân hữu tụ tập nhau để văn nghệ bỏ túi, và đó cũng là đêm cuối cùng, anh tôi quyết định trở lại con đường làm tu sĩ mà đã dang dở năm nào bằng 4 câu thơ như sau:
Cuộc đời này không thật
Vĩnh biệt em tôi đi
Vì sao kia còn vỡ
Cuộc tình này bàn chi...
Sư đến Đà Nẵng, nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Tam Bảo, ngôi chùa mà Ngài đại trưởng lão HT Giới Nghiêm thuộc hệ phái Nam tông khai sáng, lúc ấy Phật giáo nguyên thủy do Ngài sơ tổ Hộ Tông gầy dựng ở Việt Nam, và Ngài là người đưa tinh thần Phật giáo nguyên thủy ra miền trung. Như mọi người đã biết, thời kỳ 1976 là thời gian khó khăn nhất, xã hội bất ổn, kinh tế người dân quá nghèo nàn, sinh hoạt tôn giáo có quá nhiều trắc trở, mọi sinh hoạt đều nằm trong tầm nhắm (nghi ngờ) của chính quyền, nên đạo hữu lúc bấy giờ ít người đến chùa. Chùa to Phật lớn, công đức của quý ngài cùng toàn thể phật tử đã xây dựng nên, mà giờ đây nhìn ảm đạm thê lương quá.
Cuộc đời này không thật
Vĩnh biệt em tôi đi
Vì sao kia còn vỡ
Cuộc tình này bàn chi...
Sư đến Đà Nẵng, nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Tam Bảo, ngôi chùa mà Ngài đại trưởng lão HT Giới Nghiêm thuộc hệ phái Nam tông khai sáng, lúc ấy Phật giáo nguyên thủy do Ngài sơ tổ Hộ Tông gầy dựng ở Việt Nam, và Ngài là người đưa tinh thần Phật giáo nguyên thủy ra miền trung. Như mọi người đã biết, thời kỳ 1976 là thời gian khó khăn nhất, xã hội bất ổn, kinh tế người dân quá nghèo nàn, sinh hoạt tôn giáo có quá nhiều trắc trở, mọi sinh hoạt đều nằm trong tầm nhắm (nghi ngờ) của chính quyền, nên đạo hữu lúc bấy giờ ít người đến chùa. Chùa to Phật lớn, công đức của quý ngài cùng toàn thể phật tử đã xây dựng nên, mà giờ đây nhìn ảm đạm thê lương quá.
Sư đến chùa lúc đó là gần Tết âm lịch 76, đã vực dậy không khí sinh hoạt ở chùa nhộn nhịp hơn, Phật tử đến chùa nhiều hơn. Những buổi thuyết pháp rất đông người đến nghe, cho dù kinh tế rất khó khăn lúc bấy giờ, nhưng những vị đại thí chủ thuận thành lúc nào cũng sốt sắng lo cho Phật sự, nhất là những ngày có lễ lớn. Thịnh rồi suy, phước rồi họa, đó cũng là duyên nghiệp thường tình trong sự vận hành của Pháp, lẽ đời cây cao thì dễ ngã, tiếng nói được nhiều người nghe thế nào cũng bị đố kị ghét ganh, lại nằm trong giai đoạn nhạy cảm nên việc hành pháp không được thuận lợi cho lắm. Khó khăn là vậy đó, bạn dốt thì không ai để ý đến bạn, nhưng bạn giỏi thì phải coi chừng nguy hiểm lúc nào cũng cận kề bên bạn. Thời vàng son chỉ được hơn một năm là Sư gặp nạn, mặc dầu Sư chỉ là bậc chân tu, lấy chánh pháp để dẫn đường cho những người con Phật, kể từ đó Sư phải rời xa ngôi chùa ấy.
Sư lang thang hết chùa này đến chùa khác, nhưng không có ngôi chùa nào Sư ở được lâu, cuối cùng chiếc hoàng y trên thân Sư cũng phải xả ra, để trở lại với cuộc sống đời thường, ắt cũng là cái duyên làm tu sĩ của anh tôi đến ngang đây là kết thúc. Như Nikos Kazantzaki đã nói “mảnh đất bình an chỉ có trong tâm hồn bạn” nên Sư đã an nhiên xả Hoàng y.
Cuộc đời ai cũng có một thời để nhớ, nhưng với tôi, về anh thì để nhớ hết cả một đời, vì đến thời điểm này anh đã bỏ cuộc đời 19 năm về trước. Và tôi, vẫn còn ngồi đây để nhớ về anh.
Đêm qua trong giấc ngủ
Em mơ thấy anh về
Huyền Không chùa tranh cũ
Hương lan rừng, nhớ ghê...
Anh em mình bỏ quê
Đi tìm miền đất hứa
Dẫu biết đời nhiêu khê
Á mà, ta chọn lựa...
Giờ mình em ở lại
Anh về miền viễn phương
Biệt ly anh vô ngại
Sao em còn luyến thương...
Florida, tháng tư 2020
Liễu Ngộ
Theo lời tác giả, bài tự sự “Một thời hay một đời!” tưởng nhớ đến người anh người Thầy mà anh vô cùng thương kính, là câu chuyện có thật 100% về cuộc đời giữa anh và Sư Tâm Đức. Dưới đây là những hình ảnh tác giả đã gởi cho chúng tôi.
Cuộc đời ai cũng có một thời để nhớ, nhưng với tôi, về anh thì để nhớ hết cả một đời, vì đến thời điểm này anh đã bỏ cuộc đời 19 năm về trước. Và tôi, vẫn còn ngồi đây để nhớ về anh.
Đêm qua trong giấc ngủ
Em mơ thấy anh về
Huyền Không chùa tranh cũ
Hương lan rừng, nhớ ghê...
Anh em mình bỏ quê
Đi tìm miền đất hứa
Dẫu biết đời nhiêu khê
Á mà, ta chọn lựa...
Giờ mình em ở lại
Anh về miền viễn phương
Biệt ly anh vô ngại
Sao em còn luyến thương...
Florida, tháng tư 2020
Liễu Ngộ
Theo lời tác giả, bài tự sự “Một thời hay một đời!” tưởng nhớ đến người anh người Thầy mà anh vô cùng thương kính, là câu chuyện có thật 100% về cuộc đời giữa anh và Sư Tâm Đức. Dưới đây là những hình ảnh tác giả đã gởi cho chúng tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét