Khai mở Pháp nhãn - Đặc tính của quả Dự lưu

Chữ "lưu" (dòng sông) trong từ "Dự lưu" là để ám chỉ nơi mà tất cả tám chi phần của Bát Chánh Đạo cùng hội nhập lại.
-- "Dòng sông, dòng sông", này Sàriputta, được nói đến như vậy. Này Sàriputta, thế nào là dòng sông?

-- Bạch Thế Tôn, đây là dòng sông Thánh đạo Tám ngành. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
-- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, đây là dòng sông Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
-- "Dự lưu, Dự lưu", này Sàriputta, được gọi là như vậy. Này Sàriputta, thế nào là Dự lưu?
-- Bạch Thế Tôn, ai thành tựu Thánh đạo Tám ngành này, người ấy gọi là Dự lưu, vị Tôn giả với tên như vậy, với họ như vậy.
-- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, ai thành tựu Thánh đạo Tám ngành này, người ấy được gọi là bậc Dự lưu, vị Tôn giả với tên như thế này, với họ như thế này.

[Tương Ưng 55.5]

Sự hội nhập của tám chi phần này gọi là "dòng lưu" vì nó chắc chắn đưa đến 2 điều, cũng như các nhánh sông nhỏ sẽ hội nhập vào một con sông chính rồi sẽ chảy ra biển: 1) tức thời, dòng lưu đó đưa đến việc khai mở Pháp nhãn, đó là nhận thức được sự giác ngộ đầu tiên; 2) sau đó, với thời gian - tối đa là 7 kiếp luân hồi, dòng lưu sẽ đưa vị ấy đến giải thoát tối hậu.

Khai mở Pháp nhãn

Pháp nhãn nhìn thấy gì khi sinh khởi?
... Rồi đại đức Assaji đã nói với du sĩ Sārīputta lời dạy này thuộc về Giáo Pháp:

Pháp sanh lên do nhân
Như Lai giảng nhân ấy,
Nhân diệt thời Pháp diệt,
Đại Sa-môn nói vậy.

Rồi khi đã nghe được lời dạy này thuộc về Giáo Pháp thì Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến du sĩ Sārīputta: "Điều gì có bản tánh sanh lên thì toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt."
[Đại phẩm, I.23.5]

 Ba kiết sử đầu tiên

Bốn cấp độ giác ngộ được giải thích qua tiến trình cắt bỏ 10 kiết sử trói buộc chúng ta trong vòng sinh tử luân hồi.
- Này các Tỳ-khưu, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử.
Thế nào là năm hạ phần kiết sử? Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.
Thế nào là năm thượng phần kiết sử? Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Ðây là năm thượng phần kiết sử.
Này các Tỳ-khưu, đây là mười kiết sử.
Tri kiến của bậc Dự Lưu về chân đế Nhân Duyên và về sự Bất Tử, dù chính xác, nhưng không thâm sâu như tri kiến của bậc A-la-hán (...)

Ba kiết sử đầu tiên

Bốn cấp độ giác ngộ được giải thích qua tiến trình cắt bỏ 10 kiết sử trói buộc chúng ta trong vòng sinh tử luân hồi.
- Này các Tỳ-khưu, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử.
Thế nào là năm hạ phần kiết sử? Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.
Thế nào là năm thượng phần kiết sử? Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Ðây là năm thượng phần kiết sử.
Này các Tỳ-khưu, đây là mười kiết sử.

Đặc tính của quả Dự lưu

(...) đặc tính diễn tả vị Thánh Dự Lưu: đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ. Tăng Chi 8.54 diễn tả như là bốn pháp đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc tương lai cho một cư sĩ Phật tử.
"Lòng tin" nơi Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng - ở đây không phải chỉ đơn thuần là sự tin tưởng, sùng tín. Lòng tin ở đây giúp vị Dự Lưu đặt sự tín nhiệm, tin tưởng nơi nguyên lý nghiệp quả - nguyên lý của hành động và hậu quả như vị ấy đã chứng nghiệm khi bắt đầu nhập dòng Thánh.
Thành tựu năm pháp, này các Tỳ-khưu, một cư sĩ là hòn ngọc trong hàng cư sĩ, là hoa sen hồng trong hàng cư sĩ, là hoa sen trắng trong hàng cư sĩ. Thế nào là năm?
Có lòng tin; có giới đức; không tin tưởng vào bùa chú hay nghi lễ đặc biệt; tin tưởng ở nghiệp quả; không tìm kiếm ngoài Tăng chúng người xứng đáng tôn trọng và tại đấy phục vụ trước.
[Tăng Chi 5.175]

"Giới đức" của vị Dự Lưu là kết quả của lòng tin kiên cố nơi luật nghiệp quả và lòng từ bi đối với các chúng sinh khác. Vị Dự Lưu có thể vẫn còn phạm vài học giới nhỏ, nhưng tuệ tri sâu xa của vị ấy đảm bảo sự tuân giữ không thối chuyển của mình đối với các nguyên tắc căn bản của giới đức.

(...)

"Bố thí" thật ra là một đức tính cần có trước khi đắc quả Dự Lưu. 

(...)

Này các Tỳ-khưu, có năm loại bố thí này xứng bậc Chân nhân. Thế nào là năm? Bố thí có lòng tin, bố thí có kính trọng, bố thí đúng thời, bố thí với tâm không gượng ép, bố thí không làm thương tổn mình và người.

[Tăng Chi, 5.148]

Tri kiến của vị Dự Lưu có liên quan trực tiếp đến việc trừ khử kiết sử về thân kiến. Tuy nhiên, điều đó cũng có liên quan đến các khía cạnh khác của chánh kiến. "Thành tựu tri kiến" là một trong những cao điểm của quả Dự Lưu. Tác động của thành tựu tri kiến không những ảnh hưởng đến đời sống trí thức mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình cảm nữa.

(...)

Thành quả
Nhiều đoạn kinh đề cập đến thành quả của bậc Dự Lưu sau khi chết: Vị ấy không bao giờ tái sinh trong các đọa xứ, mà chỉ tái sinh trong cảnh an lạc của cõi chư Thiên hay loài người. Kinh điển có ghi ba hạng Dự Lưu: Thất sinh, Gia gia, và Nhất chủng.
Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc "Thất sanh", tối đa phải sanh lại bảy lần (sattakkhattuparama). Sau khi sanh lại bảy lần, sau khi dong ruỗi, luân chuyển tối đa bảy lần giữa chư Thiên và loài người, liền đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc "Gia gia" (kolankola), dong ruỗi, lưu chuyển trong hai hay ba gia đình, rồi đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc "Nhất chủng" (ekabijin), sau khi phải sanh hiện hữu làm người một lần, rồi đoạn tận khổ đau.
[Tăng Chi 3.86]
(...)
Kinh điển thường đề cập đến tầm quan trọng của trạng thái tâm trong giây phút trước khi chết, vì có ảnh hưởng đến sự tái sinh. Tuy nhiên, tiềm lực của quả Dự Lưu rất mạnh mẽ và có thể vượt thắng trạng thái mê mờ trước khi chết, để bảo đảm vị ấy tái sinh vào nơi tốt đẹp.
(...)
Hơn thống lãnh cõi đất,
Hơn được sanh cõi trờì,
Hơn chủ trì vũ trụ,
Quả Dự Lưu tối thắng.
[Pháp Cú 178]
Rồi Thế Tôn lấy lên một ít bụi trên đầu móng tay rồi gọi các Tỳ-khưu:
-- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỳ-khưu, cái gì nhiều hơn, một ít bụi này Ta lấy lên trên đầu ngón tay, hay là quả đất lớn này?
-- Chính cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là quả đất lớn này. Ít hơn là một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay; không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần có thể sánh bằng, khi so sánh quả đất lớn với một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay.
-- Cũng vậy, này các Tỳ-khưu, đối với vị Thánh đệ tử đã chứng được kiến cụ túc, đối với người đã chứng được minh kiến [*], khổ tàn dư trong tối đa bảy kiếp còn lại quả thật ít hơn, so với toàn bộ khổ uẩn từ trước; không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần, có thể sánh bằng khi so sánh với khổ uẩn từ trước.
Như vậy lợi ích lớn thay, này các Tỳ-khưu, là pháp minh kiến; như vậy lợi ích lớn thay là chứng đắc pháp nhãn [*].
[Tương Ưng 13.1]
[*] Đắc quả Dự lưu.

Trích: 
Quả Dự Lưu (2)
Trích dẫn kinh điển
Tỳ-khưu Thanissaro

Bình Anson biên dịch
Nguyên tác: "Stream Entry - A Study Guide, Part 2: Stream-entry and After",
Bhikkhu Thanissaro, Access to Insight website, www.accesstoinsight.org
Tham khảo đối chiếu: Đại tạng kinh Việt Nam, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét