... Và nhớ, con người đã không biết một thứ! Mọi điều chúng ta đã thu thập đều chỉ là rác rưởi. Điều tối hậu vẫn còn bên ngoài việc hiểu thấu. Cái chúng ta thu thập chỉ là sự kiện, chân lí vẫn còn không được động tới bởi nỗ lực của chúng ta. Và đó là kinh nghiệm không chỉ của Phật, Krishna, Krishnamurti và Ramana; đó là kinh nghiệm ngay cả của Edison, Newton, Albert Einstein. Đó là kinh nghiệm của các nhà thơ, hoạ sĩ, vũ công.
Mọi người thông minh của thế giới - họ có thể là nhà huyền bí, họ có thể là nhà thơ, họ có thể là nhà khoa học - tuyệt đối đồng ý về một điều: rằng chúng ta càng biết nhiều, chúng ta càng hiểu rằng sự sống là điều huyền bí tuyệt đối. Tri thức của chúng ta không phá huỷ được điều huyền bí của nó. Chỉ người ngu nghĩ rằng vì họ biết một chút ít, bây giờ không còn điều huyền bí nào trong sự sống. Chính duy nhất tâm trí xoàng xĩnh trở nên quá gắn bó với tri thức; tâm trí thông minh vẫn còn ở trên tri thức. Người đó dùng nó, chắc chắn dùng nó - nó là hữu dụng, nó là tiện ích - nhưng người đó biết hoàn toàn rõ rằng mọi cái là thực bị giấu kín, vẫn còn bị giấu kín. Chúng ta có thể liên tục biết và biết, nhưng Thượng đế vẫn còn không được vét cạn.
Lắng nghe với sáng suốt, chú ý, toàn bộ. Và trong chính cái nhìn đó bạn sẽ thấy cái gì đó, và việc thấy đó làm thay đổi bạn. Bạn không hỏi làm sao nữa.
Đó là nghĩa khi Krishnamurti nói, “Phủ định là im lặng.” Sáng suốt phủ định. Và khi cái gì đó bị phủ định và không cái gì được đặt vào thay thế, cái gì đó đã bị phá huỷ đi và không cái gì được đặt vào, được thay thế vào chỗ của nó, thế thì có im lặng - vì có không gian. Có im lặng vì cái cũ đã bị vứt đi và cái mới chưa được đem vào. Im lặng đó Phật gọi là shunyata. Im lặng đó là trống rỗng, hư không. Và chỉ hư không đó có thể vận hành trong thế giới của chân lí.
Ý nghĩ không thể vận hành ở đó. Ý nghĩ chỉ làm việc trong thế giới các vật, vì ý nghĩ cũng là vật - tinh tế, nhưng nó cũng là vật chất. Đó là lí do tại sao ý nghĩ có thể được ghi lại, đó là lí do tại sao ý nghĩ có thể được chuyển tiếp, được truyền đạt. Tôi có thể ném ý nghĩ vào bạn; bạn có thể bắt giữ nó, bạn có thể có nó. Nó có thể được cho và nhận, nó là chuyển trao được, vì nó là vật. Nó là hiện tượng vật chất.
Trống rỗng không thể được cho, trống rỗng không thể bị ném vào bạn. Bạn có thể tham gia vào nó, bạn có thể đi vào trong nó, nhưng không ai có thể trao nó cho bạn. Nó là không chuyển trao được. Và duy nhất trống rỗng vận hành trong thế giới của chân lí. Chân lí chỉ được biết tới khi tâm trí không có đó. Để biết chân lí tâm trí phải dừng lại, nó phải chấm dứt hoạt động. Nó phải yên tĩnh, tĩnh lặng, bất động.
Ý nghĩ không thể vận hành trong chân lí, nhưng chân lí có thể vận hành qua ý nghĩ. Bạn không thể đạt tới chân lí bằng suy nghĩ, nhưng khi bạn đã đạt tới nó bạn có thể dùng suy nghĩ trong phục vụ của nó. Đó là điều tôi đang làm, đó là điều Phật đã làm, đó là điều mọi thầy đã làm.
Điều tôi đang nói là ý nghĩ, nhưng đằng sau ý nghĩ này là trống rỗng. Trống rỗng đó không được ý nghĩ tạo ra, cái trống rỗng đó ở bên ngoài ý nghĩ. Ý nghĩ không thể chạm tới nó, ý nghĩ thậm chí không thể nhìn vào nó.
Bạn có quan sát một hiện tượng không? - rằng bạn không thể nghĩ được về trống rỗng, bạn không thể làm trống rỗng thành ý nghĩ được. Bạn không thể nghĩ về nó, nó là không thể nghĩ được. Nếu bạn có thể nghĩ về nó, nó sẽ không là trống rỗng chút nào. Ý nghĩ phải ra đi để cho trống rỗng tới; chúng không bao giờ gặp nhau. Một khi trống rỗng tới, nó có thể dùng mọi loại phương cách để diễn đạt bản thân nó.
Sáng suốt là trạng thái của vô ý nghĩ. Bất kì khi nào bạn thấy cái gì đó, bạn bao giờ cũng thấy khi không có ý nghĩ. Ở đây cũng vậy, lắng nghe tôi, hiện hữu cùng tôi, đôi khi bạn thấy. Nhưng những khoảnh khắc đó là kẽ hở, khoảng hở. Ý nghĩ này đã qua, ý nghĩ khác chưa tới, và có kẽ hở; và trong kẽ hở đó cái gì đó nhoáng lên, cái gì đó bắt đầu rung động. Điều đó giống như ai đó đánh trống: trống là trống rỗng bên trong, đó là lí do tại sao nó có thể được đánh lên. Trống rỗng đó rung động. Âm thanh hay đó được phát ra là được tạo ra từ trống rỗng. Khi bạn hiện hữu, không ý nghĩ, thế thì cái gì đó là có thể, ngay lập tức có thể. Thế thì bạn có thể thấy điều tôi đang nói. Thế thì nó sẽ không chỉ là lời nói được nghe, thế thì nó sẽ trở thành trực giác, sáng suốt, cái nhìn. Bạn đã nhìn vào trong nó, bạn đã chia sẻ nó với tôi.
Sáng suốt là trạng thái vô suy nghĩ, vô ý nghĩ. Nó là kẽ hở, khoảng hở trong quá trình suy nghĩ, và trong kẽ hở đó là cái thoáng nhìn, chân lí.
Từ tiếng Anh empty-trống rỗng bắt nguồn từ một gốc có nghĩa là giải trí, nhàn rỗi. Nó là từ hay nếu bạn đi tới rễ. Rễ là rất hàm chứa: nó có nghĩa là giải trí, nhàn rỗi. Bất kì khi nào bạn nhàn rỗi, giải trí, bạn đều trống rỗng. Và nhớ, câu ngạn ngữ nói rằng tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của quỉ chỉ là vô nghĩa. Chính cái đối lập là chân lí: tâm trí bận rộn là xưởng thợ của quỉ. Tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của Thượng đế, không phải là của quỉ. Nhưng bạn phải hiểu điều tôi ngụ ý bởi ‘trống rỗng’ - giải trí, thảnh thơi, không căng thẳng, không chuyển động, không ham muốn, không đi bất kì đâu, chỉ ở đây, hoàn toàn ở đây. Tâm trí trống rỗng là sự hiện diện thanh tịnh. Và tất cả là có thể trong sự hiện diện thanh tịnh đó, vì toàn thể sự tồn tại bắt nguồn từ sự hiện diện thanh tịnh đó.
Những cây này trưởng thành lên từ sự hiện diện thanh tịnh đó, những sao này được sinh ra từ sự hiện diện thanh tịnh này; chúng ta đang ở đây - mọi chư phật đã bắt nguồn từ sự hiện diện thanh tịnh này. Trong sự hiện diện thanh tịnh đó bạn ở trong Thượng đế, bạn là Thượng đế. Bận rộn, bạn sa ngã; bận rộn, bạn phải bị trục xuất ra khỏi vườn Eden. Nhàn rỗi bạn quay trở lại vườn này, nhàn rỗi bạn quay trở về nhà.
Khi tâm trí không bị bận rộn bởi thực tại, bởi mọi vật, bởi ý nghĩ, thế thì có cái đang đấy. Và cái đang đấy là chân lí. Chỉ trong trống rỗng có gặp gỡ, hội nhập. Chỉ trong trống rỗng bạn cởi mở với chân lí và chân lí đi vào trong bạn. Chỉ trong trống rỗng bạn trở nên hàm chứa chân lí.
Từ « Tâm kinh »
Nguồn : Oshovietnam.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét