Nietzsche xưa kia từng nói: “Cuộc sống chỉ đáng giá khi nó là công cụ cho NHẬN THỨC, cho sự hiểu biết…” (La vie ne qu’en tant que instrument de connaissance).
Vậy thì chúng ta, mang cái xác thân phù du này, cưỡi trên con ngựa Vô thường, rong ruổi dạo chơi giữa cái vũ trụ lúc nào cũng nửa-sanh-nửa-diệt này, ta cần phải HIỂU BIẾT cái gì?
Hiểu biết về computer chăng, về electronics chăng, về bom trung-hoa tử, hay về management cùng business, hay về sự vận hành của thị-trường chứng-khoán New York,… hay về vật lý học cực vi cùng phân-tâm-học, hay là về các trường phái triết học thế gian chăng? Hay là hiểu biết về sự khám phá mặt trăng cùng 1,2 hành tinh lân cận chăng??
Hiểu biết về những cái đó, dĩ nhiên cũng là một điều tốt, vì nó có thể đem lại cho con người ít nhiều quyền năng đối với cái vũ trụ thể-chất này. Nhưng nó cũng là một con dao hai lưỡi, vừa có thể cắt miếng thịt bò để ăn, lại vừa có thể cắt dứt ngón tay của mình được. Cũng tương tự như chiếc dây thừng, vừa có thể cột vật, lại có thể cột mình được…Vì sao? Là vì những cái đó chưa phải là sự hiểu biết rốt ráo, chưa liễu nghĩa. Nó có thể mang lại sự an bình của tâm hồn không, có thể soi sáng cái mystery về thân phận con người, về kiếp sống, về vũ trụ không?...Tỷ dụ như bây giờ, con người có thể đặt chân lên Hỏa tinh và khám phá thêm một vài dữ kiện mới lạ nữa, nhưng rồi sau đó thì sao? Sau đó, thì lại còn vô lượng những hành tinh khác cần phải khám phá vô cùng vô tận, và cái mistery của kiếp sống vũ trụ vẫn thăm thẳm trùng trùng man mác…Sau đó, thì con người có thể khoác thêm một chút ảo ảnh vinh quang nữa, nhưng ảo ảnh ấy cũng sẽ làm bộc phát lòng ngã-mạn và lòng tham tới một mức độ kinh hoàng, rồi loài người tự lao mình vào một cơn mê sảng cực độ của những ngày Tận thế…..
Xét cho kỹ thì sẽ thấy rằng cái mystery của ngàn đời, cả kiếp sống cùng vũ trụ… không phải là mystery của ngoại vật, mà chính là mystery của TÂM THỨC. Tâm thức của con người hay của chúng sanh. Nếu ta lọt được vào Tâm thức ấy, dùng ngay cái hư-minh le lói của tâm thức để chiếu soi những đáy tầng mịt mùng của Tâm thức, nếu chiếu soi thấy rõ những luồng BA ĐỘNG VẬN HÀNH cực kỳ vi-tế và cực kỳ mau lẹ của những ánh tâm thức ấy, thì ta sẽ hiểu cái mystery u ẩn của tâm thức. Và tự nhiên sẽ hiểu cái bí-ẩn của ngoại vật cùng pháp giới…Đó là con đường nhận thức, tuy gian nan khó khăn, nhưng thẳng tắt. Trong khi con đường của thế gian trí là con đường đi vòng ra phía ngoại vật, nên dài xa và chìm nổi vô tận….Hiểu được tâm thức rồi, thì sẽ hiểu được cội-nguồn-tinh-lực-uyên-nguyên, sẽ chuyển được Vật, tạo được vật, cũng như chuyển được pháp giới.
Xét cho kỹ về những nghành học thế gian, thì cũng sẽ thấy rằng: thần tượng computer chẳng hạn, chẳng qua chỉ là một kỹ thuật để sử dụng một vài thứ cực-vi hay quang minh của Vật, khiến cho computer cũng có một thứ memory của nó. Song những cực-vi này, so với những cực-vi của quang minh Tâm thức, thì còn quá thô kệch. Vả lại, sử dụng những cực-vi của Vật, mà chưa thể hiểu bản thểcủa vật là gì, thường chỉ mang lại sự hoang mang giao động cho tâm hồn, và chưa thể đem lại sự an bình.
Hiểu biết về thị-trường chứng khoán cũng vậy, chẳng qua cũng chỉ là sự hiểu biết về lề lối vận hành của một cái (tạm coi là vô hình) gọi là lòng tham không đáy của con người, nó luôn luôn bập bềnh chìm nổi. Và sự hiểu biết ấy chỉ có thể giúp ta, nhiều lắm là kiếm thêm một mớ tiền bạc.
Còn như biết về vật-lý-học, thì ngày nay nền vật-lý hiện đương bàng hoàng ngơ ngẩn trước các cực-vi. Nhà vật-lý hiện băn khoăn, không hiểu những cực-vi ấy là thứ quái gì, nó là ba-động (onde) hay là lượng tử? Vả lại, nhiều khi chúng biến ảo chập chùng, có lúc lại tan biến mịt mùng tăm tích, nên họ chưa biết cách nào mà giả thiết hay nắm bắt…Thêm nữa, nhà khoa học cũng là nạn nhân của những kiến-chấp, kiêu hãnh tự coi mình là thuần-lý, khư khư kiến thủ rằng chỉ có Vật là hiện hữu, chỉ biết nghiên cứu những tương quan phương-trình giữa Vật với Vật. Ít khi ngờ rằng Tinh-lực có thể biến thànhVật, và cái Biển tinh-lực uyên-nguyên lại chính là cái Tâm vô hình vô tướng. Và trong cái pháp giới này, Tâm lực liên miên bất tuyệt chuyển hóa thành Vật, còn những cực-vi của Vật cũng liên miên tan biến để trở về Chân-không tức là cái biển Diệu Tâm.
Sự hiểu biết về phân-tâm học cũng rứa, nghĩa là quá thô kệch. Nhà phân-tâm học cũng là một phàm phu tục tử như nhiều người khác, luôn luôn ôm chặt lấy cái ý-thức của mình (tức thức thứ 6) để phân biệt giả thiết lập luận. Ít khi ngờ rằng cái ý-thức ấy chưa phải là đáy tầng của tâm thức, và cái cỗi-nguồn-sinh-cơ của con người cùng pháp giới lại nằm trong tiềm-thức (tức thức thứ 7) và Vô thức (tức thức thứ 8 trong Duy thức học)…Ngày nay, nhà phân-tâm đã biết cách gắn những sợi dây điện vào bộ não của người hay súc vật, để làm hiển lộ những luồng ba động điện tử phát ra từ não bộ. Họ cũng bắt đầu nghiên cứu về giấc ngủ cùng mộng-mị. Nhưng chưa có cách gì để quan sát và nhận định về những ba-động cực kỳ vi-tế, về những ánh-biến-hiện của tiềm thức và Vô thức. Vì chưa lọt vào được, nên quờ quạng ngẩn ngơ.
Còn các triết thuyết thế gian thì sao? Các triết gia thế gian phần đông cũng vậy, chỉ có nhiều chất xám não tủy hơn kẻ thế nhân một chút thôi. Nghĩa là vẫn luôn luôn trụ ở bình diện ý-thức, chưa lọt nổi vào bình diện của tiềm thức cùng Vô thức. Chưa lọt nổi vào những bình diện ấy, chưa hóa giải nổi sắc-ấm lưu ngại, chưa hóa giải nổi Thọ-ấm tức là những cảm xúc hư minh chiêu dụ con người chạy theo trần cảnh, chưa hóa giải nổi Tưởng-ấm tức là những lâu đài mộng tưởng đẹp đẽ sáng lạn huyễn khởi lên bởi vọng thức của ý-thức, chưa hóa giải nổi Hành-ấm tức là cái Sức khởi vọng của những chủng-tử chấp ngã từ vô thủy…thì làm sao có thể lọt vài nơi Vô thức để nhìn thấy cái biển Ba-động-vi-tế nó làm huyễn khởi lên thân căn chúng sanh cùng pháp giới này….Đã không nhìn thấy, thì làm sao dựng lập Chân-lý?...Bởi thế, nên các vị đó thường chỉ sử dụng chất não đến cùng cực, và dùng những ngôn từ sáng choang chiêu dụm rồi thiết lập một mê-đồ-vọng-thức hoặc lâu-đài vọng thức làm chói mắt điên đầu kẻ thế nhân mà thôi. Nên nhà Phật gọi là thế luận hay hý luận. Hý luận là còn móng niệm. Móng niệm thì không ôm sát Thực tại được….
Bởi vậy, nên nếu chúng ta muốn hiểu về cái bí-ẩn của kiếp sống, muốn hiểu: Ta là gì? Vật là gì? Pháp giới là gì? Ta từ đâu đến, rồi đi đến đâu?....thì cần phải hiểu cái mystery của cái Tâm. Hiểu cái Tâm ấy nó NỞ thành Vật, chuyển thành vật ra làm sao, rồi Vật ấy lại trở về Tâm ra làm sao.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Vương cùng Duy thức học của ngài Di Lặc chính là nhằm lý giải cái Vòng huyễn-hiện ấy. Và giáo lý của Chư Phật Thế Tôn cũng chỉ là cốt dạy chúng ta phương thức đưa cái Hư-minh-le-lói-Thấy-nghe-hay-biết của mình LỌT được vào bình diện Vô thức, để NHÌN RÕ bằng Tâm nhãn những ba-động-cực-kỳ vi-tế của Tâm thức, vì chính những ánh-biến-hiện ấy nó DỆT nên thân căn cùng pháp giới….
A. Tầm mức quan hệ của cái Vô Tướng Mạo, của những cái Vi-Tế:
Trước khi đi vào cái biển mịt mùng của tâm thức hay của lời Kinh, thiết tưởng chúng ta cần gột sạch bớt những kiến chấp trong tập quán nhận thức. Tập quán từ vô thủy này thường thiên trọng, và bám chặt lấy những cái gì THÔ KỆCH, có hình tướng, có thể trông thấy hay sờ mó được…Tập quán này là một sai lầm trầm trọng, và chính nó khiến ta trôi-lăn-lưu-chuyển trong biển phiền não.
Vậy nay cần ý-hội rõ rệt, và nhập tâm về tầm mức quan hệ vượt bực của những cái ít tướng mạo hay vô-tướng-mạo, của những cái vi-tế.
Thói thường là chúng ta hay lưu tâm nhất, và trọng vọng nhất những cái thô kệch, có hình tướng, có vẻ chắc nịch, ù lỳ, cố định. Tỷ dụ như miếng thịt bò, bao gạo…..và tiền. Vì tiền có thể giúp chúng ta có những thứ đó.
Những thứ đó dĩ nhiên là có lợi ích, vì chúng thường giúp ta làm tiếp-nối được cái mạng-căn mong manh này, và tiếp nối theo ý muốn…Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, thì ta sẽ thấy rằng tầm mức quan hệ của chúng còn ở một mức độ thấp, ở một vòng ngoài, chưa phải là tối quan hệ.
Là vì nếu ta không có đồ ăn, phải nhịn đói…thì cũng phải vào khoảng 20 ngày hay 1 tháng mới ngủm được.
Nay nói đến nước lã để uống. Nước không mất tiền mua, hoặc mua ít tiền, nên chúng ta ít lưu tâm đến nó hơn là miếng thịt. Nó cũng có vẻ ù lỳ, ít chắc nịch hơn miếng thịt. Nó cũng thường có nhiều, nghĩa là chu biến hơn miếng thịt, nên ta ít trọng vọng nó…Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, thì thấy rằng: đối với mạng-căn ta, nước hình như quan thiết hơn miếng thịt.
Là vì nếu ta nhịn uống trong khoảng 10 hay 15 ngày, thì mạng căn sẽ chấm dứt.
Không khí lại vô hình tướng hơn nước. Nó chu biến hơn nước, lại không mất tiền mua, nên ta chẳng lưu tâm gì đến nó, mặc dầu mạng-căn ta lúc nào cũng cần nó. Vì nếu ai bịt mũi cùng miệng ta trong 3 hay 5 phút,là ta chết rồi.
Hư không lại còn vô tướng mạo hơn không khí, còn vi-tế hơn. Nó cũng chu biến hơn nước, và tuyệt nhiên không mất tiền mua, nên chẳng ai thèm lưu tâm gì đến nó, mặc dù mạng-căn ta lúc nào cũng cần có. Vì nếu ai bịt mũi cùng miệng ta trong 3 phút hay 5 phút, là ta chết rồi.
Hư không lại còn vô tướng mạo hơn không khí, còn vi-tế hơn. Nó cũng chu biến hơn, và tuyệt nhiênkhông mất tiền mua, nên chẳng ai thèm lưu tâm, và thường khi là quên tịt. Tuy nhiên, trong thân ta, trong các tế bào, các đường gân, các giọt máu…phần chiếm ngụ của hư-không rất lớn so với phần chắc nịch ấy, vẫn có hư-không len lỏi vào….Cũng tương tự như trong một hạt nguyên tử, thì có 1 hạt nhân, cùng 1 số âm điện-tử xoay quanh trên những quỹ đạo riêng biệt, còn ngoài ra là hư-không cả. Và hư-không chiếm ngụ 1999/2000 phần trong khoảng không gian của nguyên-tử….Thân ta cũng vậy, gần như toàn là hư-không cả. Vì sao vậy? Chỉ là vì nếu không có hư-không, thì thân ta cùng mạng căn không thể thành lập được, không thể an lập, không có chỗ nương về…Tỷ dụ như nếu hư-không thôi hiện hữutrong một sát na thôi, thì thân ta cũng tan tành hoặc tan biến ngay…Ngoài ra, cũng cần có hư-không, thì những cực-vi của tế bào trong thân mới nhảy múa được, mới tiếp diễn những màn vũ-điệu lắt lay muôn hình vạn trạng của chúng, mới sinh sôi nẩy nở tàn lụi tăng trưởng…Bởi thế, nên ngài Lão tử cũng nói rằng: cái bánh xe bò làm bằng gỗ thì chắc nịch, nhưng cũng cần có cái Lỗ trống ở giữa bánh xe, để lắp cái trục xe vào, thì bánh xe mới trôi lăn sống động được.
Ấy thế mà chúng ta thường quên lãng hẳn hư-không.
Lên CAO hơn nữa, hoặc vào SÂU hơn nữa, là cái mà Kinh Lăng Nghiêm gọi là CÁI THẤY, hoặc Kiến đại…Nó vô tướng mạo hơn hư-không, vì tâm trí ta khó mường tượng, khó nhận thấy NÓ hơn là hư-không. Nó có thể cũng chu biến và thường hằng hơn hư-không, là vì ở những cảnh giới Thường-tịch-quang mà Chư Phật thường trú, có thể là Không-gian hoặc hư-không đã bị hóa giải rồi, trong khi Cái thấy vẫn thường hằng hoặc chuyển sang một hình thái chiếu soi hồn nhiên hơn ….
Cái thấy cũng chính là sự phát-hiện của Tâm thức ta.Vì Tâm thức chúng sanh có cái khả năng kỳ diệu, là chiếu soi hoặc TỰ CHIẾU SOI mình được. Trong khi một tấm gương sáng có thể chiếu soi sự vật, nhưng không thể tự-chiếu-soi nó được…Cho nên, Kinh dạy rằng:”Cái thấy ấy gần với Diệu Tâm, nó là cái bóng mờ của Diệu-Tâm, tương tự như mặt-trăng-thứ-hai mà ta nhìn thấy khi ta ấn ngón tay vào mí mắt rồi ngước nhìn mặt trăng. Nó là con đường để trở về Diệu-Tâm, và chính là con đường mà ngài Đại Thế Chí đã noi theo để diện-kiến Đức A Di Đà và chứng nhập Diệu-Tâm.
Thông thường, phần đông chúng ta đọc Kinh Lăng Nghiêm, đến đoạn Phật chỉ cái THẤY, thì đều ngớ người ra (kẻ viết này cũng vậy), bồi hồi suy ngẫm, rồi tự hỏi: “Phật Ngài đã 7 lần bác bỏ lời ngài A Nan chỉ tâm, vậy thì cái Tâm ấy nó ở chỗ nào, tại sao Ngài không chỉ cho biết? Mà rồi tại sao Ngài không chỉ thẳng vào cái Chân Tâm để giảng giải ngọn ngành cho mình hiểu, mà Ngài chỉ nhắc nhở, nhắc đi nhắc lại về Cái thấy?! Mà Cái thấy này là cái gì vậy cà? Sao từ trước đến nay, mình chưa thấy ai nhắc đến nó? Nó có phải là cái ý-thức của mình không, có phải là cái Thức không, hay không phải….?!” Rồi có khi phải vò đầu vò tai, lắt tay suy ngẫm, hoặc vài ngày vài tháng vài năm, mới bắt đầu nhận thấy là đúng.
Phật đã dùng biện chứng phủ-định, bác bỏ lời của ngài A Nan “Thất xứ trưng tâm", nhưng rồi Ngài cũng chẳng chỉ rõ Tâm ở chỗ nào. Là vì cái Tâm ấy nó chu biến khắp cả pháp giới, nên không có phương hướng xứ sở thì làm sao chỉ xứ sở?! Và Ngài cũng không nói rõ ra điều đó, là vì lời kinh thường là chỉ hé mở, và buộc chúng ta suy nghĩ. Vì có suy nghĩ thì mới thấm được.
Rồi Ngài cũng không giảng giải rõ rệt về cái Chân tâm ấy, chỉ nói rằng: “Pháp giới này là từ cái Chân tâm ấy mà lưu xuất ra đấy…” Ngài không giải rõ rệt, là vì Chân tâm ấy nó lìa ngôn thuyết, lìa ý niệm, chẳng phải Being cũng chẳng Not Being, chẳng thường chẳng đoạn chẳng trước chẳng sau, chẳng thứ-đệ chẳng đồng thời, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng khứ chẳng lai, mà cũng chẳng phải là Ngẫu nhiên hay Tự nhiên mà như vậy. Nó chỉ là NHƯ THỊ, là NHƯ NHƯ…Đem bất cứ một ý-niệm nào, một phạm trù thế luận nào, mà gán ghép cho nó, cũng đều là lệch lạc, và như thế, tâm hành giả vẫn còn GỢN sóng, còn móng niệm nên chưa chứng nhập được nhiều….Chúng ta vốn quen sống với thế giới sai biệt, sống với tâm tưởng, với ý-niệm của ý thức, chưa hề mường tượng đến cái Thực tại vô sai biệt, nên dĩ nhiên là ngớ người ra….Nhưng tuy Phật không giải bằng ngôn-từ, Ngài lại giải bằng một cách cụ thểhơn rất nhiều, để chỉ rõ và trực nhận. Ngài lại chỉ bằng Quang minh, bằng Phóng quang. Phóng quangkhiến chúng hội NHÌN thấy những cảnh-giới mà nhãn lực lúc thường không nhìn thấy, tức là Ngài muốn bảo rằng:” Đấy, cái Diệu-tâm ấy nó biến hiện như thế đấy.”. Phóng quang tức là chỉ thẳng chân lý tối thượng Duy tâm sở hiện….Cho nên, hầu hết kinh Đại thừa là phóng quang, là nói Pháp lớn, nói Tự tâmbiến hiện.
Phóng quang chỉ thẳng rồi, Ngài lại khởi từ-tâm, dùng ngôn từ để chỉ vào Cái thấy. Vì cái thấy là con đường, cần bám lấy để trở về chứng nhập Diệu-tâm…Sở dĩ chúng ta ít tế nhận được cái thấy, một phần chính là vì nó HIỂN NHIÊN SỜ SỜ ngay ra đấy. Nhưng cái gì hiển nhiên sờ sờ, thì ta thường không nhận thấy. Ta lại thường dùng đến nó trong mỗi sát na, nên lại càng mờ mịt không nhận ra nó…NÓ chính là chỗ nương về của thân và tâm tưởng ta, và nếu tỷ dụ nó ngừng hiện hữu một sát na, thì chắc là thân tâm ta sẽ rơi rớt lả tả, trở thành bụi, cực-vi, vô biểu sắc hoặc quang minh.
Nó chính là cái THẤY-NGHE-HAY-BIẾT chiếu soi HỒN NHIÊN, không dụng tâm mà hầu như không tác-ý, của thân tâm ta. Tương tự như 1 ngọn đèn, lúc nào cũng le lói chiếu soi không hề ngừng nghỉ. Vì hồn nhiên, nên thường hằng và không lay động, như một tấm gương có thể sáng ít hay nhiều nhưng không lay động. Như mặt nước hồ thu ĐỨNG LẶNG, phản chiếu cả trời xanh cùng đàn én bay qua….Có thể tạm gọi Nó là cái Thần quang, cái Hư-minh le lói chiếu soi trong thân tâm. Hư-minh là vì nó là cái bóng mờ của cái Diệu-tâm chói sáng, và Diệu-tâm này, khi PHỔ vào những lớp thể chất lưu-ngại của pháp giới cùng thân tâm chúng sanh, đã CHUYỂN HIỆN ra nó.
Nên nó chiếu soi hoài hoài, không ngừng nghỉ, qua các kiếp nhiều như vi trần. Các luồng ba-động quang minh của nó, không ngừng nghỉ, luôn luôn qua lại nơi sáu căn, qua lại pháp giới, của vật, để tạo dựng nên đủ mọi thứ ảnh tượng, mọi ảnh hiện (miroitement)…Nên chúng ta luôn luôn THẤY, không thể không thấy được. Như con mắt ta chẳng hạn, luôn luôn thấy, hầu như bị bao vây bởi Vật, luôn luôn thấy những ảnh tượng tạm gọi là Vật. Khi mở mắt thì thấy phố xá nhà cửa, chán rồi nhìn lên trời lại thấy trời xanh thăm thẳm. Chán nữa, nhắm mắt lại, thì lại thấy tối, và tối cũng là một ảnh tượng, cũng là Vật. Chán hơn nữa thì đi ngủ. Nhưng ngủ cũng thấy mộng mị ảnh-tượng lăng xăng. Và ngay trong giấc ngủ không mông mị chăng nữa, thì cái giòng Thấy vẫn tiếp diễn một cách rất VI-TẾ, và chúng ta, vốn quen trụ tâm thức trên bình diện nông cạn của ý-thức, nên không nhớ và không tế nhận ra đấy thôi.
Cho nên, cái THẤY-NGHE-HAY-BIẾT chiếu soi hoài hoài, những ảnh tượng sự vật thô kệch hay vi-tế cũng khởi lên hoài hoài, tương tự như 1 màng lưới thiên la võng, không thoát ra khỏi….Là vì sao? Là vì ảnh-tượng Vật và pháp giới cũng là do Tâm biến hiện, mà ta cũng là do Tâm biến hiện, thì làm sao mà không đắm nhiễm thu hút lẫn nhau, làm sao mà không gắn-bó, làm sao có thể Lìa nhau được?!....Chỉ có một cách thoát khỏi màng thiên-la-võng đắm nhiễm ấy, là tu tập Như-huyễn tam ma đề của Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Tụ tập đến mức hóa giả được Sắc-Thọ-Tưởng-Hành ấm rồi, đi qua tiềm thức chấp Ngã, lọt vào Tạng thức, thì sẽ thấy rằng Tạng thức của mình dung thông với khắp pháp giới. Thấy rõ cái đó rồi, thì có thể gột nốt những đắm nhiễm cùng kiến chấp vi tế và trở thành tự tại đối với màng thiên la võng đó.
Cái Thấy là một điểm quan trọng, cần nhận định rõ rang mới có thể đi vào thế giới mịt mùng của Lăng Nghiêm.
Vậy cái Thấy ấy là sự chuyển-hiện của Diệu-tâm khi PHỔ vào thân tâm con người hoặc chúng hữu tình.
Nhưng khi phổ vào những lớp thể-chất đặc sệt lưu ngại của những vật tạm gọi là vô tri, thì Diệu tâm ấy chuyển hiện ra sao?
Cần hiểu rằng theo giáo lý Phật, làn ranh giới giữa Hữu tình và Vô tình là 1 ranh giới di động, tùy thuộcvào mức độ nghiệp lực tức mức độ nhãn-lực của chúng sanh đứng nhìn. Tỷ dụ như đối với người thì hiện nay, làn ranh giới ấy thường ngừng ở mấy con vi-khuẩn hoặc tế bào sinh cơ. Con người tự nhủ: đến đây là có tri giác là hữu tình đấy, và vượt qua mức này thì là vô tri đấy. Nhưng đối với chư thiên thì làn mức ấy lại khác: vì có thiên nhãn thông nhìn thấy những thứ vi-tế hơn mắt người, nên chư thiên biết rằng có những cây cổ thụ hoặc núi đá lâu năm cũng thành tinh, tạo dựng nên những thực thể sống độngrất linh hoạt, có khi còn hơn người nữa. Cho nên, Kinh thường nhắc đến vô lượng những vị thọ-thần, hoặc thần coi cây Bồ-đề, hoặc đạo-tràng-thần hoặc sơn-thần… Những vị này thường là do sự tu luyệnlâu nằm mà thành tựu, hoặc là một vị quỷ thần sẵn có, nhưng do nguyện-lực hay là được bổ nhiệm tới coi giữ cây đó, núi đó. Bổ nhiệm bởi những vị Quỷ vương, tỷ dụ như 4 ngài Tứ thiên vương, vì các Hộ thế thiên vương này thường cai quản đám quỷ thần cỡ trung bình hoặc nhỏ ở tiểu thế giới này.
Khi lên đến 1 bậc Đại Bồ Tát, thì làn ranh giới giữa hữu tình và Vô tình hầu như biến mất. Bậc đó có gần đủ Ngũ nhãn, nên khi nhìn thấy pháp giới thì chẳng có gì là hữu tình hay vô tình hết, toàn thể đều là Giác tánh, đều là Tự tâm biến hiện. Bởi thế, nên đối với Ngài, THÂN là CÕI, và cõi là thân. Pháp giớinày cũng là diệu-sắc-thân của ngài, và cũng là cõi của ngài, và các chúng sanh vẩn lổm ngổm lăng xăngdạo chơi hoặc tạo nghiệp ở trong đó….Đến bình diện vô sai biệt này, là tột-bờ-mé rồi.
Cho nên, đối với người hay chúng sanh còn ngụp lặn trong biển nghiệp, thì sức nghiệp LÓE lên, tạo dựng thành vọng tưởng rằng: đây là hữu tình, kia là vô tình….Vậy thì đối với những vật tạm gọi là vô tri, Diệu tâm ấy vẫn phổ vào những lớp thể chất thô kệch và rất lưu ngại ấy, và chuyển hiện thành 1 thứ thức giác rất thô sơ, mà nhà Phật gọi là Phi-tình-thần-thức. Nó chỉ kém thức giác của loài tạm gọi là hữu tình ở chỗ mức độ thăng hoa thôi, chứ không thua ở bản chất….Ngày nay, khoa học cũng nhận rằng cây cỏ cũng có 1 thức giác rất đơn sơ để nhận định hoàn cảnh một cách lù mù hạn hẹp. Và ngay những loại kim khí cũng có một lối ứng-phó của nó (responsiveness). Bởi thế nên giới luật nhà Phật cũng cấm các tỳ-kheo không được bứt cỏ non cùng cây là một cách vô tội vạ…..
Trên đây đã nói cái Thấy rồi, tức là KIẾN ĐẠI. Nay nói đến THỨC ĐẠI. Hai đại-chủng này là ở trong 7 đại, và là 2 đại-chủng bí hiểm, khó hiểu. Và cần phải phân biệt rõ ràng giữa Kiến đại và Thức đại.
Vì một đằng (Kiến-đại) là đầu mối trở về Chân, còn một đằng (Thức-đại) là con đường đi vào Vọng. Tuy nhiên, cũng chỉ sai lệch nhau ½ hào ly thôi. Sai lệch ở chỗ MÓNG NIỆM và DỤNG TÂM…Cho nên, Bồ Tát phải giữ cái tâm vô công dụng, để làm những thứ hạnh vô công dụng. Nghĩa là vẫn khởi đủ mọi thứ tâm-niệm thiện xảo để độ sanh, vẫn làm đủ mọi thi-vi tạo tác để độ sanh, mà vẫn hiểu vẫn coi tất cả những cái đó như huyễn như hóa. Không hề móng khởi một ly tình-nhiễm ưa ghét, vui buồn. Vẫn nhỏ những giọt lệ Đại bi mà tâm không hề ủ rũ buồn rầu. Vẫn hớn hở vui mừng để tùy-hỷ những công hạnhlành của kẻ khác, nhưng tâm vẫn lặng lẽ tịch nhiên, an trụ trong niềm vui thanh thoát tuyệt vời của cái Vui-không-Thọ. Do đó, vẫn giữ tâm mình ở trong trạng thái hồn-nhiên-chiếu-soi của cái Thấy để trở vềDiệu tâm.
Chữ THỨC trong nhà Phật (theo lối dịch Hán văn) là một chữ bí-hiểm và phiền toái. Đọc Kinh lâu rồi, mới hơi hiểu được nó, và lúc đầu thường là chới với lầm mạc. Là vì sao? Chỉ là vì chữ THỨC hàm chứa khá nhiều nghĩa, và địa-bàn hoạt dụng của nó lại rất bao quát rộng lớn cũng như rất vi-tế, rộng lớn và vi-tế cũng như pháp giới vậy. Lại nữa, Thức vốn là một TRƯỜNG BIẾN HIỆN, và trong diễn trình biến hiện, Nó lại kinh qua mấy tầng lớp VỌNG HIỆN. Và ở mỗi tầng lớp vọng hiện, nó thường làm phát hiện nhiều thứ ảnh-tượng, và những ảnh-tượng này, tuy vẫn là Thức cả, nhưng vẫn đượm nhiều vẻ sai biệt. Vì thế, ý nghĩa của nó rất phiền mật.
Người học Phật cần lưu tâm nhất tới thời điểm này: là thân-tâm chúng ta và cả pháp giới này chỉ là một TRƯỜNG BIẾN HIỆN, một trường-lực-cực-mênh-mang-cũng-như-cực-vi-tế luôn luôn biến hiện của vô vàn những thiên-la-võng quang minh tâm thức, xen lẫn thẩm thấu và lồng vào nhau mà thôi. Cũng tương tự như 1 thứ Đại-ảo-thành dựng nên bởi 1 Đại-yêu-huyễn thôi…..Có điều là chúng ta, bọ trôi lăn xô đẩy quá lâu trong giòng sanh tử, quá quen thuộc với những tập quán sống say chết ngủ y cứ vào ngoại vật cùng thân căn, nên ta thường lười biếng chẳng muốn nghĩ đến nữa….Đạo Phật chính là chỉ nhằm dạy chúng ta biết phóng cái tầm nhìn, trở lại nhận định những thiên la võng vừa mênh mang vừa vi tế ấy. Và Kinh vẫn thường nhắc tới “những màng lưới báu hào quang xen lẫn lồng nhau…” Ngồi thiềnquán chiếu là để làm gì? Trì giới để làm gì, niệm Phật trì chú tụng kinh là để làm gì? Chỉ là để cho thân tâm mình, ngày càng thanh tịnh vi-tế nhỏ nhiệm, có thể hé mở Tâm nhãn NHÌN rõ thấy những luồng ba-động vi-tế của cái trường-lực ấy. Siêng năng hành trì, tức là bồi đắp cho cái cội gốc vi-tế ấy.
Vậy thì cái Thức ấy, nó chu biến cực kỳ vi-tế, và nó biến hiện. Biển tâm uyên-nguyên vô tướng mạo vàsáng ngời, do 1 niệm mê-mờ vô thủy nào đó (ở sau sẽ trình bày rõ), bèn chuyển thành thức. Kinh Lăng Già mệnh danh Biển tâm kia là Chơn thức, và gọi Thức này là Hiện thức. HIện thức là vì nó bắt đầu hiện tướng, nhưng tướng mạo rất vi-tế. Có thể gọi cái Thức đó là Thức căn nguyên, thức căn bản, và nó là Tàng thức, là thức thứ 8, là thức Sơ-năng-biến trong Duy thức học. Kinh Lăng Già cũng dạy rằng bình diện này rất là hư-vô-vi-tế, không thể lấy óc mà biết được. Chỉ biết rằng (do thánh ngôn lượng của Kinh) Tạng thức ấy hầu như phi dung-lượng nhưng lại bao gồm tất cả những chủng-tử toàn vọng toàn chân. Chủng-tử vọng tức là những tập khí huân tập từ vô thủy, có thể mường tượng hình dung như những cơn-lốc-ba-động-quang-minh, những trường-lực xoáy tròn không ngừng nghỉ.
Thức hư-vô-vi-tế này không ngừng lại ở đó. Trải qua những kiếp vô thủy, do sức hiện hành của nhữngchủng tử vọng, nó lại qua mấy tầng vọng hiện nữa, và làm phát hiện nên 7 thức kia. Tức là từ nhãn thức cho đến ý-thức và Mạt na thức. Kinh Lăng Già mệnh danh 7 thức này là Chuyển thức, vì chúng được chuyển hiện từ Thức căn nguyên kia. Bảy thức này thì cũng vẫn là Thức, vì thể của nó vẫn là cái hư-minh le lói chiếu soi, nhưng những hoạt dụng thì lại khác. Chúng cũng thô kệch hơn, vì đã trải thêm một hay mấy tầng vọng hóa. Do đó, nên so với Thức căn nguyên kia, chúng vẫn là một, mà vẫn là khác.
Bảy chuyển thức này, so với Thức căn nguyên, thì vẫn là một, là vì chúng vẫn là quang minh, vẫn là cái hư-minh le lói chiếu soi, vẫn là hư huyễn biến hiện. Nhưng chúng vẫn là khác. Vì sao? Là vì càng ngày chúng càng trở thành ít vi-tế nhỏ nhiệm hơn, thô kệch hơn, lưu ngại hơn, ít mầu nhiệm hơn nhưng vẫn luôn luôn biến hiện….Và tùy theo nghiệp lực của chúng sanh, chúng đã làm NỞ ra, LÓE ra, biến hiện thành tất cả những sắc tướng thô kệch của pháp giới này, tất cả những vô-biểu-sắc hoặc cực-lược-sắc, tất cả những căn hoặc thô phù hoặc tịnh-sắc-căn, tất cả những cảnh-giới, cùng các thứ cảm xúc hư-minh, các thứ tâm tưởng hay vọng tưởng dung thông, các loại tình nhiễm, các thứ tâm sở….tạo thành 1 thứ lâu đài ảo vọng của chiêm bao, nhưng lung linh luôn màu muôn sắc…Và tất cả cũng đều là thức biến cả, nhưng tầng lớp ảo vọng có khác, và cũng đều là do cái sức hành-nghiệp của Vô minh huyễn-khởi….
Khi chúng ta tưới vườn, tay cầm vòi nước sịt một làn-mưa-bụi-nước vào cây cỏ, và nếu có ánh dương xuyên qua làn mưa bụi đó, thì sẽ làm phát hiện lên một ảnh-tượng chiếc cầu-vồng có 5 màu hoặc 7 màu. Và kkhi ánh dương xuyên qua 1 lăng kính thủy tinh hình tam giác thì cũng thế…Ánh mặt trời vốn trắng, không màu sắc và hầu như không tướng mạo, nhưng xuyên qua cái màn sương lưu ngại, cũng lóe lên thành màu sắc cùng tướng mạo.
Những quang minh chói ngời và vô tướng mạo của Diệu-tâm cũng vậy, khi chúng Phổ vào cái màn sương mù đầy vọng tưởng cùng tình nhiễm của Vô minh, thì chúng chuyển hiện thành cái biển Tàng thức vi-tế, rồi làm LÓE (miroitemment) lên những thân căn chúng sanh cùng pháp giới muôn hình muôn sắc này…Đó là cái diễn trình từ MỘT biến thành VÔ LƯỢNG.
Về cái Vòng-huyễn-hiện của vọng thức này, chương 2 sẽ trình bày kỹ càng và chi tiết hơn. Ở đoạn này, chỉ tạm trình bày như vậy, để hiểu Thức đại là cái gì. Và điều cần thiết ở đây là phân biệt giữa THỨC ĐẠI và KIẾN ĐẠI thì mới dễ hiểu Kinh Lăng Nghiêm được.
Vậy thì Kiến đại có khác Thức-đại không? Nếu mọi vật trong pháp giới này đều là Thức biến, cũng là thức mà cũng là chẳng phải thức vì đã chuyển biến rồi, thì Kiến-đại cũng như vậy. Nghĩa là cũng là Thức, mà cũng chẳng là thức. Vì hoạt dụng khác nhau, mức độ vọng-hóa cũng khác nhau.
Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng:” Kiến-đại hay cái Thấy tức là cái Tinh-minh của Bản giác, của cái Diệu-tâm….” Diệu-tâm thì “chiêu chiêu bất muội”, nghĩa là rở-rỡ chẳng tối, sáng ngời và luôn luôn chiếu soi. Vậy thì cái Thấy-nghe-hay-biết tức là cái bóng mờ của Tinh-minh của Bản giác, nó cũng là quang minh, là cái hư-minh luôn le lói chiếu soi….Còn Thức thì cũng là ở cái Diệu-tâm, ở Tinh-minh sáng ngời ấy mà ra, và cũng là quang minh le lói biến hiện.
Vậy khác nhau ở chỗ nào?
Khác ở chỗ: Kiến-đại là cái phần KHINH THANH, ít ô nhiễm của cái Thức sơ năng-biến, nên nó thường ĐỨNG LẶNG, lặng lẽ chiếu soi một cách hồn nhiên, không móng niệm và hầu như cũng không tác ý. Cho nên, nó dễ trực nhận được Tánh cảnh (tức Bản thể) của sự vật, và là đầu mối kẻ hành giả có thể lên đường trở về Diệu tâm.
Còn Thức-đại là cái phần TRỌNG TRƯỢC, nhiều ô nhiễm, hay DAO ĐỘNG do sự móng niệm cùng tác ý muốn chiếu soi, hay tự chiếu soi để phân biệt đến vô cùng vô tận và khởi các vọng tưởng cùng vọng tình…Nên nó là con đường dẫn sâu vào lâu đài vọng thức.
Kiến đại cũng tương tự như nước, có thể chiếu soi hoặc phản chiếu được. Nhưng là mặt nước ĐỨNG LẶNG, như nước hồ thu hoặc nước biển không song. Chiếu soi hoặc phản chiếu rõ rệt hình ảnh mặt trăng. Từ mặt trăng này, ta có thể mường tượng về mặt trăng trên trời một cách không sai lầm lắm. Hoặc tương tự như tấm gương đứng lặng.
Còn Thức đại thì cũng là nước, nhưng mặt nước GỢN SÓNG nhấp nhô, vì sự móng niệm liên miên và tình nhiễm ưa ghét. Nên nó luôn DAO ĐỘNG. Và khi mặt trăng ảnh hiện vào đó, thì hình ảnh trăng bị tan vỡ chia cắt thành muôn vàng những ánh-bạc-lăn-tăn…Đó cũng là diễn trình của Một biến thành Vô lượng….Tuy nó là con đường vọng, thế mà xưa kia, ngài Phổ hiền đã sử dụng ngay nó (vì Ngài tu quánNhĩ thức, tức là lấy Nhĩ-thức làm cảnh sở quán) để lên đường trở về Diệu tâm. Xem thế thì đủ biết Chân và Vọng chỉ sai lệch có ½ hào ly thôi. Sai lệch ở chỗ móng niệm hay không móng niệm thôi.
Vượt lên trên Không đại, Kiến-đại cùng Thức-đại là 2 thứ chủng-đại siêu xuất, gần như vô tướng mạo, chu biến cùng khắp, và cực kỳ cốt thiết cho sự hiện hữu của thân tâm cùng pháp giới….
Trong một bài tụng của Bát thức Quy củ tụng, ngài Huyền Trang có viết: “Ngu giả nan phân Thức giữ Căn…” Có nghĩa là: kẻ phàm phu còn ít trí huệ, nên khó phân biệt giữa Thức và Căn. Thức tức là Thức-đại, còn Căn là Căn-đại, tức là Kiến-đại, tức là Kiến-đại tức là Cái thấy hồn nhiên.
Về các thứ đại-chủng hoặc thô kệch hoặc vi-tế này, trong bộ Đại trí độ luận, ngài Long Thọ cũng nhắc rằng: ”Các đại-chủng, càng vi-tế bao nhiêu, lại càng mãnh liệt mầu nhiệm ngần ấy…..” Muốn mường tượng về điểm này, thiết tưởng cần nhớ lại mấy quả bom nguyên tử rơi xuống đất Nhật: năng lượngthoát ra do sự tan vỡ dây chuyền (désintégration en chaine) của những cực-vi của mấy kí Uranium cũng đã đủ để san thành bình địa một thành phố. Uranium là một vật thô kệch, và những cực-vi của nó còn là ở mức ranh giới giữa vật và hư-không, mà đã có năng lực như vậy. Nói chi đến năng lực của những quang-minh tâm thức, khi mà kẻ hành giả đã biết tuyệt-kỹ tập họp và sử dụng các thứ quang minhấy?!....
Vượt lên trên Thức-đại cùng Kiến-đại, lên cao hơn nữa hay sâu hơn nữa, là nơi Tột-bờ-mé của Chân tâm hay Diệu-tâm, hay Như-lai-tạng Chân như nhiệm mầu, theo danh từ của Kinh Lăng Nghiêm.
Nơi đây là bình diện Bất nhị, vô sai biệt, bất tư nghì, bất khả thuyết, lìa ý niệm cùng ngôn từ. Nên khó có thể dùng trí thức sai biệt cùng ngôn từ thường nghiệm để diễn tả….May ra chỉ có thể nương theo thánh ngôn lượng để mường tượng ít điều mà thôi….
Chương 2 sau đây, sẽ cố gắng diễn tả về Biển Diệu tâm cùng cái niệm-mê-mờ-vô-thủy….
THUYẾT SÁT NA của NHÀ PHẬT:
... Những lời Kinh làm y cứ cho thuyết này, thường là như sau:
- Phật thường nhắc đi nhắc lại rằng: các pháp đều Vô-thường, NIỆM-NIỆM-SANH-DIỆT, vừa sanh ra đã diệt ngay.
- Trong Kinh Kim Cang, Phật đã đưa ra 6 chữ: Mộng-Ảo-Bào-Ảnh-Lộ-ĐIỂN, để thâu tóm giáo lý Như-Huyễn. Trong 6 chữ này, thì chữ ĐIỂN là quan hệ hơn cả, vì điển nói về thuyết sát-na. ĐIỂN có nghĩa là tia-chớp-nháng.
- Ngài Di-Lặc là giáo chủ của Duy thức học, cũng dạy rằng: “Trong 1 đờn chỉ, có 32 ngàn ức niệm, mỗi niệm là một hình-tướng. Nếu người nào có thể bớt đi 1 niệm thực thì tức là bớt đi 1 hình tướng, và đối với người đó ngày thanh tịnh có thể hẹn được…” (Lời dạy này không biết xuất xứ từ Kinh nào, nhưng được ghi trong bộ Nhị khóa giải của ngài Quán Nguyệt).
-Ngoài ra, kệ nhà Phật cũng nói:
Phật pháp như đại hải
Còn rộng cà sâu hơn;
Chẳng có gì thoát khỏi
Thiên-la-địa-võng này…
Mọi vật đến từ đó
ĐỘT hiện rồi ĐỘT tan,
Tương tự như bào ảnh
Chẳng khác một giấc mơ….
- Kinh Đại Bát Niết Bàn, trang 231, dạy: ”Những tâm như vậy, dầu niệm niệm diệt, nhưng vẫn tương-tợ-tương-tục chẳng dứt…Như ngọn đèn niệm niệm diệt, ngọn trước diệt chẳng bảo ngọn sau sanh, nhưng tuy niệm niệm diệt, mà vẫn có ánh sáng trừ bóng tối…” Lời dạy này thật là rõ ràng….
- Ngoài ra, Kinh nhà Phật cũng thường nói đến chữ Đẳng-vô-gián-duyên…Và thứ duyên này, thì cần phải dùng chữ Điển của Kinh Kim-Cang mới có thể lý giải được….
Vậy những lời kinh và kệ trên bao hàm ý nghĩa ra sao?
Thiết tưởng có thể trả lời thẳng tắt như sau: do sức HÀNH huyễn-khởi của những chủng-tử của Nghiệp lực, những quang minh ấy đột khởi lên từ nơi Biển Diệu tâm hay Chân không, dưới hình tướng cực kỳ vi-tế là những TIA-chớp-nháng (ĐIỂN). Những tia-chớp-nháng ấy cũng là NIỆM, vừa sanh ra đã diệt ngay, nên niệm-niệm-sanh-diệt. Nhưng trong khoảng sát-na A ấy, hàng loạt những tia-chớp-nháng đồng khởi lên, đã dựng nên những ẢNH-TƯỢNG sự vật tương ưng với sự chiêu cảm của Nghiệp-lực…Rồi đến sát-na kế tiếp B, hàng loạt những tia-chớp-nháng khác lại đột khởi lên, nhưng TƯƠNG-TỢ-TƯƠNG-TỤC với loạt trước (danh từ tương-tợ-tương-tục là danh từ của Kinh). Vì tương-tợ-tương-tục nên chúng lại dựng nên những ảnh-tượng sự vật tương-tợ-tương-tục với ảnh-tượng trước.
Cũng bởi thế, nên những giác quan thô kệch của chúng sanh hay của con người, thường không nhìn thấy những ba-động vi-tế ấy, và lầm nhận rằng những ảnh-tượng ấy là sự vật thật có, là cố định, là có ngã, là thường còn trong một thời gian, là có tự-thể, là có cái này sanh ra cái kia, là cái này là của tôi, rồi sanh đủ thứ phiền não mê sảng…Kỳ thực, chúng chỉ là sự huyễn-hiện của hàng loạt những tia-chớp-nháng xuất hiện tương-tợ-tương-tục, do sự suy động của nghiệp-lực. Chứng cớ là cùng một giòng sông, loài người thì thấy là nước uống được, nhưng loài quỷ lại thấy là lửa, còn loài rồng lại thấy là điện đài lầu các có thể ăn ngủ nơi đó.
Xuất hiện tương-tợ-tương-tục, cũng giống như ngày nay, trong những phim hoạt họa, sự tiếp nối tương-tợ-tương-tục của hàng loạt những bức hình vẽ, đã tạo nên những ảnh tượng linh hoạt.
Bởi thế, nên xưa kia ngài Vạn Hạnh thiền sư mới thở dài, than rằng:”Thân như điện chớp, có hoàn không…”
Cái khổ nhất, vướng mắc nhất, của con người là hay quá tin tưởng ở XÚC GIÁC, cũng tương tự như ông thánh Thomas bên Thiên Chúa Giáo. Nghĩa là tin vào những cái thô kệch, có thể sờ mó được, và cầm thì thấy nặng….Không hiểu rằng cái cảm giác Nặng (le tangible) cũng chỉ là 1 cảm giác, nghĩa là cũng như mây khói. Không hiểu rằng Vật nặng chính là do những vọng-tưởng-kiên-cố lâu ngày tích lũyrồi dệt nên, và Vật chính là những tâm tưởng thô kệch, còn Tâm chính là những sắc-tướng vi-tế hoặc vô tướng mạo…Và khi những vọng-tưởng kiên cố kết đọng lại, thì chúng làm huyễn-hiện lên cái cảm giácnặng của trọng lượng.
Tỷ dụ như hành giả tu Mật tông, ngồi trong hang đá nhiều năm, để quán chiếu hình tượng 1 vị Thần linh. Lúc đầu thì hình tượng mờ ảo, chợt mờ chợt tỏ, là vô-biểu-sắc, vì quang minh tâm thức còn đứt nối tán loạn…Lần lần, trải qua nhiều năm, thì đến ĐỊNH-QUẢ-SẮC, thấy hình tướng rõ rệt, linh hoạt, có thể nói và nghe được…Quán chiếu lâu hơn nữa, cao hơn nữa, thì hình tượng định-quả-sắc sẽ kết đọng hơn, thành một hình-tướng Diệu định quả sắc mà người chung quanh có thể nhìn thấy. Tỷ dụ như trong Kinh Lăng Nghiêm, ngài Nguyệt quang đồng tử ngồi quán nước, thì nước xuất hiện, và đệ-tử ở ngoài nhìn vào cũng thấy là nước…
Khi mức quán chiếu của hành giả lên đến mức tuyệt vời như 1 bậc Đại Bồ Tát, thì những quang minhtâm thức được kết hợp mau lẹ và vững chai, và hình tướng định quả sắc trở thành mãnh liệt kiên cố, linh hoạt như một hình tướng thực vậy. Có thể sinh hoạt nói năng, có thể sờ mó được, có đủ tri giáccùng tâm linh để làm mọi Phật sự, vì Bồ Tát đã chuyển sức tâm linh để làm mọi Phật sự, vì Bồ Tát đã chuyển sức tâm linh vào người huyễn ấy…Tóm lại, thì hình tướng trong định quả sắc là 1 hư ảnh, nhưng hình tượng Vật ở ngoài cũng chỉ là hư ảnh. Chỉ khác nhau ở mức độ Vọng-hóa tích lũy mà thôi, nghĩa là được dệt nên bởi những vọng tưởng Kiên-cố hoặc Hư-minh….
Để hiểu thêm về thuyết Sát-na hay chữ Điển này, hãy lấy thí dụ 1 ngọn nến đang cháy.
Nhìn ngọn nến cháy, ta thường cho đó là 1 ngọn lửa, là 1 VẬT. Nhưng suy ngẫm kỹ, thì sẽ thấy rằng: Vật ấy chẳng phải là đơn-thuần, và được tạo dựng nên bởi vô lượng vô số những Tia-chớp-nháng phụt ra, do sự đốt cháy của những Cực-vi của sáp ong cùng cực-vi của không khí…Trong một sát na A, hàng loạt những tia-chớp-nháng ấy phụt lên, tạo thành 1 TỔNG-TƯỚNG-ẢNH-TƯỢNG đối với mắt con người, và được gọi là ngọn nến. Tới sát na kế tiếp B, lại có hàng loạt những tia-chớp-nháng phụt lên, Tương-tợ-tương-tục, nên tổng-tướng-ảnh-tượng vẫn tiếp diễn. Và ta tưởng ngọn nến là có thực. Kỳ thực nó chỉ được dệt nên bằng vô lượng những tia-chớp-nháng mà thôi.
Hãy suy ngẫm sâu hơn nữa, quán chiếu sâu hơn nữa….Những tia-chớp-nháng ấy là cái gì? Chúng phát hiện ra do sự Đốt cháy những Cực-vi…Vậy thế nào là đốt cháy, và thế nào là Cực-vi?
Đây là 2 câu hỏi rất quan hệ, nó cũng là sự lầm lạc lớn của nền Vật-lý học hiện nay, và chỉ có Kinh Phật mới lý giải nổi….Đốt cháy có nghĩa là: có những loại quang-minh vi-tế nào đó mà chúng ta chưa biết rõ, khi chúng rung chuyển theo 1 tần-số hay 1 nhịp điệu nào, thì làm phát hiện 1 ảo-ảnh gọi là SỨC NÓNG, và ảo-ảnh này có khả năng tương-sanh-tương-duyên, khiến cho những cực-vi kia (tức là của sáp ong) không thể TÁI-XUẤT-HIỆN dưới hình tướng cực-vi sáp ong nữa, mà phải chuyển hiện sang những hình thái khác, vi-tế hơn.
Còn Cực-vi thì cũng tương tự như vậy. Điều nhầm lẫn lớn của các nhà khoa học là do tập quán nhận thức sai biệt nhị-biên quá sâu nặng, lúc nào cũng khư khư nhất định muốn coi những cực-vi là Vật. Kỳ thực thì Vật chỉ là 1 huyền-thoại nhận thức của Vọng thức phân biệt, vì không có cái gì tuyệt đối và nhất định là Vật thuần túy (matière pure) cả. Và pháp giới hay vũ trụ này chỉ là một trường BIẾN HIỆN, luôn luôn thẩm thấu và di động giữa 2 hình thái cực-độ của Vọng thức phân biệt: là Tâm hay Tinh-lực vô tướng mạo, và Vật thô kệch có tướng mạo….Bởi thế, nên nhà khoa học, khi đi sâu vào cực-vi, thì thấy nó biến ảo: có lúc là lượng tử, có lúc là ba động, có lúc lại tan biến mất…Tỷ dụ như hạt neutrino thường chỉ tồn tại 13 giây đồng hồ. Và nhiều hạt tử hay phản hạt tử khác lại chỉ tồn tại 1/10 tỷ giây…Chúng phù du biến ảo như vậy, nếu không phải là Flashs của chữ ĐIỂN, thì còn là cái gì?!?
Những cực-vi, đối với nhận thức con người, là đứng ở mức độ RANH GIỚI của sự chuyển-hiện giữa cái Vô tướng mạo và cái có tướng mạo. Chúng đâu phải có nhất định là Vật, vì chúng đều là quang minhcả, đều là những ảnh-biến-hiện của vô số vô lượng những quang minh mà ta chưa biết rõ…Một hạt nguyên-tử thường chứa đựng 1 hạt nhân cùng mấy âm-điện-tử, còn toàn là hư không cả. Hạt nhân cùng âm điện tử cũng chỉ là hiện-tướng của quang-minh biến hiện chập chùng. Nếu nhà khoa học biết cách chia chẻ chúng ra, thì chúng lại tan thành nhiều cực-vi khác vi-tế hơn, hoặc tan biến đi mất tung tích. Và cứ thế chập chùng hoài hoài, không cùng tận…Nên Kinh Lăng Già mới dạy rằng: ”Cho đến cực-vi, phân tích tìm cầu TRỌN KHÔNG THỂ ĐƯỢC.” Có nghĩa là: nếu ta muốn phân tích tìm cầu, kiếm lấy một thứ cực-vi chắc nịch, để dựng nó nên làm viên-gạch-cơ-bản để xây dựng pháp giới này, thì trọn không thể được.
Là vì sao?
Là vì pháp giới này không phải là Vật, trọn không thể xây dựng bằng Vật như một chiếc máy đồng hồ hay một cái ô-tô được. Nó là 1 trường biến hiện do nghiệp-lực và nhãn lực chiêu cảm nó là do quang minh biến hiện, do THỨC biến hiện, dệt nên bởi vô vàn vô-lượng những tâm-niệm chúng sanh tích lũytừ vô thủy, cũng như bởi những tâm niệm vô niệm của Chư Phật cùng Đại Bồ Tát.
Cho nên, Phật cùng chúng sanh chúng ta đều là những người THỢ DỆT. Tu hành cùng hành trì chỉ là ngồi DỆT tâm niệm. Dệt những tâm niệm cao cả nhẹ nhàng thì sẽ lần lần làm phát hiện những tấm thảm Ba tư, những ngọc ngà châu báu, những thân căn trang nghiêm cùng những quốc độ sáng ngời, có Bồ Tát ngồi đầy khắp…Dệt những tâm niệm lẩm cẩm, thì sẽ làm phát hiện những thân căn tật nguyền, chỉ có mảnh vải che thân, và lọt vào những quốc độ thành vách đen sì, thân mình cũng tối đen¸và cũng chẳng có mặt trời mặt trăng để soi sáng đường đi….
Nói rộng ra hơn nữa, thì thân căn chúng ta, cùng các vật chung quanh, như vây cam, tảng đá…cũngtương tự như Ngọn nến cháy ấy thôi.
Nghĩa là: trong 1 sát-na A, do sức suy động Hành nghiệp của những chủng tử nở ra, có hàng loạt vô vàn những tia-chớp-nháng đột khởi lên, tạo thành một tổng-tướng-ảnh-tượng, gọi là thân căn ta. Những tia-chớp-nháng thô kệch, nặng nề, nhiều tình nhiễm, thì chuyển động lần lần chậm hơn, cuộn lại rồi kết thành những tế bào của thân. Còn những tia-chớp-nháng vi tế hơn, khinh thanh hơn, linh minh hơn, thì chuyển động lẹ hơn, nhưng cũng vẫn cuồn cuộn lại và kết thành Thọ-ấm, Tưởng-ấm cùng Hành-ấm của tâm thức….
Rồi đến sát-na B kế tiếp, lại có hàng loạt vô vàn những tia-chớp-nháng khác đột khởi lên, nhưng tương-tợ-tương-tục và tạo thành những tổng-tướng-ảnh-tượng tượng tợ tương tục…Nhịp điệu rung chuyển của những quang minh ấy thực là vi tế và cực kỳ thần tốc, nên mắt thịt của người cùng những dụng cụ khoa học chưa thể có cách gì nhận định nổi. Ngay cho đến những quang minh thấp kém thô kệch như quang tuyến X hay Gamma chẳng hạn, mà đã đạt tới những tần-số khủng khiếp là rung chuyển hàng triệu hoặc hàng tỷ lần trong 1 giây rồi. Huống hồ là sự rung chuyển của những quang minh rất vi-tế?! Và cũng vì thế nên Phật mới bảo rằng cảnh giới đó là Bất-khả-thuyết….Và phải có thiên-nhãn, huệ-nhãn hay pháp-nhãn mới có thể thấy được phần nào…Và chính là mật-độ (densité), cùng sự chuyển động chậm lại và cô đọng của những vọng-tưởng-kiên-cố, nó khiến cho Trọng-lượng được phát hiện trong thân căn ta cũng như trong sự vật.
Cũng như thân căn ta, những sự vật bên ngoài như cây cam, tảng đá hoặc tinh tú… cũng vậy thôi. Nghĩa là được dệt nên bởi vô vàn những tia-chớp-nháng, rồi được kế tiếp tương-tợ-tương-tục…Lấy tỷ dụ một vì tinh tú thì đủ hiểu. Từ đâu mà có những vòng đai khí-quyển (anneaux de Neptune chẳng hạn) thường bao bọc các hành tinh hay tinh tú? Từ đâu mà các tinh tú cứ đốt cháy cùng chiếu sáng hoài hoài vậy được? Từ đâu mà có loại động vật hoặc loài người xuất hiện trên các hành tinh? Con động vật đầu tiên hay con người đầu tiên là ở đâu mà xuất hiện?
Sở dĩ có những vòng đai khí quyển, là vì chúng là những dấu-tích rớt lại của những cơn-lốc phong-luân mênh mang của quang minh trong thời kỳ hình thành một tiểu thế-giới. Vì sự vật nào cũng được dệt nên bởi những tia-chớp-nháng xuất hiện tương-tợ-tương-tục, và chuyển động theo hình-chôn-ốc…Còn về điểm các tinh tú thường cứ đốt cháy chiếu sáng hoài hoài rất lâu, thì nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do sự đốt cháy (combustion) liên tục của một số chất hơi hóa học như hydrogène hay helium chẳng hạn. Trả lời như vậy thì Không phải hoàn toàn sai, nhưng mới chỉ là đứng ở mức độ nhìn những nhân-duyên nông cạn và bề mặt mà thôi. Và chưa thể nào hiểu nổi cái bản chất linh hoạt và sống động của vũ trụ này. Thực ra, thì các tinh tú cũng như mọi sự vật, đều bắt nguồn ở cái Biển quang-minh-uyên-nguyên ấy cả, do sức nghiệp huyễn khởi nên thành quốc-độ y-báo. Nên các tinh tú đều là những thực thể linh động, và đều hàm chứa một Đà-sống nội-tại, do sức Hành huyễn khỏi của nghiệp báo. Nên cứ phụt lên như cây pháo bông, cháy hoài cho đến khi hết sức nghiệp mới nguội…
Vì thế, nên trong kinh Phật, mặt trời mặt trăng đều có những vị trời trị vì ở đó, gọi là Nhật cung thiên tử, hay Nguyệt cung thiên tử. Nhưng đôi mắt thịt cùng dụng cụ khoa học chưa thể nào làm hiển lộ nổi.
Chư Phật Thế tôn, xuất hiện nơi đời nhiều như vi-trần, dùng Phật nhãn NHÌN RÕ mọi then chốt sinh cơ của pháp giới, rồi luôn luôn nhắc nhở chúng sanh về cái Nguồn sinh cơ ba-động-vi-tế ấy tức là Diệu tâm. Nhưng phần lớn chúng sanh đều không chịu tin. Là do ám chướng quá sâu dầy, do tập quán nhận thức thô-kệch và sai biệt từ vô thủy quá sâu nặng….
Sự vật là như vậy, là những tia-chớp-nháng kế tiếp nối nhau, gần như không có kẻ hở. Vì thế, kinh Phật thường nói đến một thứ duyên kỳ dị, gọi là Đẳng-vô-gián-duyên…Nghĩa là tia-chớp-nháng trước, khởi lên rồi biến đi, làm duyên cho tia-chớp-nháng kế tiếp khởi lên cái diễn trình huyễn-khởi của sức Nghiệp. Khi 1 hành giả tu hành, vào được diệt-thọ-tưởng-định, thì những tia-chớp-nháng ấy mới ngưng đột khởi, nhưng chỉ mới ngưng về phần THÔ mà thôi….Chân lý là như thị, bí-ẩn của pháp giới này là những tia-chớp-nháng của quang minh. Mới nghe thì khó tin khó nhận, nhưng nghĩ lâu thì thấy rằng có lẽ Chân lýkhông thể khác được….
Vậy thì những tia-chớp-nháng hay quang minh ấy, chúng hằng không ngừng nghỉ đột-khởi từ nơi Biển Chân-không, do sức Hành huyễn khởi của những chủng-tử Nghiệp lực NỞ XÒE ra. Đôi mắt thịt củachúng ta thì không có cách gì nhận định thấy những chủng tử ấy. Nhưng những bậc tu hành có Thiên nhãn, Huệ nhãn hay Pháp nhãn thì có thể nhìn thấy các chủng tử, có lẽ dưới hình thái nhũng cơn-lốc-ba-động quang minh, tuy vi tế nhưng cực kỳ thần tốc mãnh liệt.
Nghĩa là chúng phát khởi từ vô vàn những trung-tâm khởi vọng gọi là Chúng sanh, cũng như vi-trần-số những trung-tâm (foyer) khởi Diệu-dụng gọi là Chư Phật và Đại Bồ Tát, và cũng gọi là Chúng sanhLớn…Mỗi chúng sanh, do những tâm niệm cùng thi-vi tạo tác (thi-vi tạo tác cũng là do tâm niệm) từ vô thủy triền-miên, nên tạo dựng nên 1 thứ thiên-la-võng quang minh gần như riêng biệt của mình. Chư Phật cùng Bồ Tát cũng vậy, do thần-lực cùng nguyện-lực nhiếp độ, cũng tạo dựng nên những thiên-la-võng quang minh vi-tế và tuyệt nhiên không tình nhiễm….Và vô lượng vô vàn, vô cùng tận những thiên-la-võng ấy đều huyễn-khởi trùng-trùng, đều chập chùng xen lẫn lồng vào với nhau, đều thẩm thấu trùng-trùng, tương-duyên-tương-sanh biến ảo không cùng tận. Tuy thẩm thấu xen lẫn trùng trùng, nhưng vẫn giữ được những khía cạnh đặc-thù riêng biệt.
Và tất cả những màng lưới thiên-la-võng quang minh ấy, có thể coi gần như Bản-lai-diện-mục của pháp giới này. Vì những quang minh căn-nguyên (radiations originelles) lại lần lần làm phát hiện nên vô lượngnhững quang minh quyến-thuộc, thấp kém và thô kệch hơn, để kết tập thành những cảnh giới có hình tướng của pháp giới…Do đó, mỗi chúng sanh thường chiêu-cảm lấy 1 ảnh-tượng riêng biệt về pháp giới, tùy theo mức độ cộng-nghiệp cùng biệt-nghiệp của mình, tức là mức độ khởi vọng.
Và cũng bởi thế, nên Kinh Hoa Nghiêm mới dạy rằng: “Hoa-tạng thế giới Tỳ-lô tánh hải này, được dựng lập nên là do Nghiệp-lực-hải của chúng sanh, và do Thần-lực-hải của Chư Phật, cũng như là do Nguyện-lực-hải của chư Đại Bồ Tát…” Cả 3 thứ Hải đó đều là bất-tư-nghì, nhưng pháp giới được AN LẬP, có chỗ nương về, có chỗ trụ là ở nơi Quang-minh-võng của Chư Phật.
Ở nơi gần tột-bờ-mé của bình diện Bản-lai diện lục ấy, thì chỉ là vậy thôi, đều là quang minh vi tế, vàngoài ra không có một Vật. Vật chỉ là ảnh-tượng chiêu cảm…Kẻ viết trộm nghĩ rằng: nếu hành giả nào, trong mỗi giây mỗi phút, có thể giác quán miên tục được sự NHÁNG lên của những tâm niệm, và hiểu rằng chính những tia-chớp-nháng ấy dệt nên pháp giới này, thì kẻ đó đã bắt đầu SỐNG VỚI TÁNH rồi…, tức là bắt đầu Đi-trong-ánh-sáng của Diệu tâm….
Cần nói thêm ít giòng về sự Khởi lên của những tâm niệm, của những tia-chớp-nháng ấy.
Chúng ta thường coi những tâm niệm là hoàn toàn vô tướng mạo, và vô hình chất. Và từ vô thủy, đều mắc phải tập quán nhận thức lệch lạc, coi những tâm niệm vô-hình-chất ấy gần như hoàn toàn khác biệt với cái thân-căn hữu hình và hữu chất này.
Trong Kinh Lăng Nghiêm (trang 1061, bản dịch của cư sĩ Tâm Minh), Phật đã cảnh tĩnh chúng ta về sự lầm lạc này. Trên đại cương, Ngài dạy rằng:”Nếu Tâm tưởng và Thân không phải là cùng 1 THỂ và hoàn toàn khác biệt nhau, thì làm sao những tâm niệm lại có thể thẩm thấu vào thân,và sai khiến thân được? Làm sao khi thân đau ốm, tâm lại bị buồn rầu lo lắng được?....Vậy nên biết rằng 2 cái là cùng một thể, cùng là hư vọng, chỉ khác nhau ở mức độ sai biệt về vọng-hóa mà thôi….” Và cũng bởi thế, nên Kinh mới mệnh danh những tâm-tưởng của ý-thức là DUNG THÔNG vọng tưởng. Dung thông có nghĩa là, một mặt chúng có thể thấm thấu vào những vọng tưởng kiên cố tức là thân-căn, cùng những hư-minh vọng tưởng của sự cảm thọ của 5 thức trước, mặt khác chúng cũng có thể thấm thấu vào những vọng tưởng u-ẩn hoặc rất vi-tế của thức thứ 7 và thứ 8.
Vậy thì mỗi khi 1 tâm niệm khởi lên, hoặc từ Mạt-na thức chấp ngã, hoặc từ Tàng thức chấp pháp, hoặc từ Chân-không của Diệu Tâm…., tức là nó mở 1 cuộc hành trình CHUYỂN HIỆN từ chỗ vô-hình-chất xuống những lớp có hình-chất. Tâm niệm của chúng ta thường là tâm niệm chúng sanh, nên đều hàm chứa tình-nhiễm (ưa ghét vui buồn). Nên quang minh của tâm niệm lần lần trở thành nặng nề, chuyển động chậm lại rồi xoáy tròn chon-ốc. Và trong cuộc diễn trình này của tâm niệm, thì bao giờ cũng có PHƯƠNG-THỜI-THẾ-TỐC và SỐ nổi lên theo nó.
Phương Thời Thế Tốc và Số tức là 4 Bất-tương-ưng hành pháp trong hệ thống Duy thức. Phương là Không-gian, Thời là thời-gian, Thế-tốc là sự chuyển động mau hay chậm, còn Số là những ảnh-tượng sai biệt muôn hình vạn trạng…Nghĩa là: khi 1 tâm niệm khởi lên, và chuyển hiện vào những lớp có hình-chất lưu ngại, thì bao giờ nó cũng TRẢI ra trên không gian và thời gian, do đó hàm chứa 1 thế-tốc tương đối rồi biến hiện thành nhiều thứ ảnh tượng sai biệt. Tức là nó chuyển hiện từ cái MỘT vô sai biệt, phi không gian và thời gian, từ cái cực kỳ thần-tốc lập tức ứng-hiện….sang cái NHIỀU (Multiple, Many) có sai biệt vô cùng vô tận, có không gian có thời gian, cũng như có 1 thế tốc tương đối…Kỳ thực, thì cả Không lẫn Thời ấy, cả Thế tốc và Số ấy cũng chỉ đều là vọng-tưởng, là huyễn hiện tương ưng mà thôi…Và không gian cùng thời gian bao giờ cũng dính liền và tương ưng với thế tốc của quang minh tâm niệm(xin xem cuốn Lăng Kính Đại Thừa…)
Như thế là giáo lý Nhà phật, nhất là Kinh Lăng Nghiêm và Duy thức học, đã diễn giải khá rõ rệt về diễn-trình chuyển hiện từ cái vô-hình-chất tới cái có-hình-chất, tức là từ Tâm đến Vật. Lời diễn giải này dĩ nhiên là không có phương-trình toán số ( equations mathématiques ), vì mục tiêu của giáo lý là chỉ dạy hành giả đi tới chỗ thực-chứng và xóa bỏ mọi đo lường phân biệt…Phật nhìn thấy rõ những cảnh giớivi-tế ấy, rồi dạy ta cách thức đi tới đó rồi tự mình nhìn nhận lấy, tức là vượt qua cái sai-biệt-trí để nhìn bằng vô- sai-biệt-trí…Trong khi khoa học ngày nay vẫn còn lòng dòng ở nơi sai-biệt-trí để đo lường phân biệt 1 số Sắc pháp mà thôi. Về những sắc-pháp này, khoa học thực ra mới chỉ nghiên cứu tạm kỹ càng về sắc-trần và thanh-trần. Còn về hương-trần, vị-trần, xúc-trần cùng pháp-trần….cũng chưanghiên cứu mấy nổi… Ngoài ra, về sự nghiên cứu những tâm-pháp, thì ngành phân-tâm-học hầu như chỉ mới manh nha, vì các nhà khoa học vẫn khư khư muốn ôm lấy cái kiến chấp cố hữu về Vật, và chưa hiểu Tâm là cái gì. Họ luôn luôn suốt ngày dùng đến tâm-thức, mà vẫn không hiểu Tâm. Còn về những Bất tương ưng hành pháp, thì nhà khoa học mới chỉ nghiên cứu 1 cách nông cạn máy móc về Không-Thời cùng Thế tốc mà thôi. Và phải đợi đến Einstein, mới đưa ra được những lối nhìn khá sâu sắc, những vẫn chưa liễu nghĩa về Không-Thời cùng Thế tốc….
Cũng cần ghi thêm rằng: về sự Chuyển động, thì giáo lý nhà Phật dạy rằng mọi thứ lay-động hay chuyển-động đều chỉ là vọng-hiện, tùy theo mức độ tâm thức của chúng sanh đứng nhìn. Đây là đứng về phương diện Chân-đế vô sai biệt mà nói….Còn đứng về Tục-đế sai biệt mà nói, thì cũng có thể nhận định rằng: pháp-giới này có lẽ bao gồm 2 hình thái chuyển động. Một hình thái chuyển động căn nguyên (movement original) còn ít bị vọng hóa, là sự phụt lên, khởi lên của những tia-chớp-nháng quang minh, rồi lần lần xoay tròn cực kỳ mau lẹ theo hình chôn-ốc (movement en spirale). Và một hình thái chuyển động khác có thể tạm gọi là sự lay động hoặc chuyển động lăng-xăng-ngang-dọc (movement tangential et latéral): tức là khi những quang minh đã chuyển hiện qua nhiều lớp vọng-hóa sâu dày rồi, và kết tậpthành chúng sanh, thì các chúng sanh này, do sức suy động của ảo-tưởng Ngả-giả, tri-giả, giác-giả… lại dùng thủ đoạn nhân-vi để tạo nên nhiều thứ chuyển động lăng-xăng đi ngang đi dọc…Có lẽ là như vậy, vì trong Kinh không thấy nói rõ về điểm này…Thực ra thì nhưng thể-thức (modalités) rung chuyển hay chuyển-động hay chấn-động của những quang minh vi-tế này đều là bất-tư-nghì, khó thể nghĩ bàn. Và sự cố gắng mường-tượng hình-dung những thể thức ấy, chẳng qua chỉ là cốt làm rõ rệt thêm được phần nào thì hay phần ấy mà thôi.
Về sự vọng-hiện của mọi chuyễn động hay khứ-lai này, thiết tưởng cần nhắc tới lời nói bất hủ của Tổ Di-Đá-Ca, vị Tổ thứ 6 của phái Thiền tông Ấn Độ:
“Trong lúc đi du hóa, có người hỏi:
- Tôn giả từ phương nào đến, và muốn đi đâu?
- Ta từ Tâm mình đến, muốn đi không có chỗ…”
Cho nên, khi chúng ta còn ôm khư khư lấy chấp Ngã, thì cái Ngã cũng tương tự như tấm lăng kính hay tấm gương có vô vàn những GỢN tình nhiễm lăn tăn, và những gợn đó làm ảnh-hiện nên mọi ảnh-tượng cùng chuyển động. Nhưng khi Ngã đã chìm tiêu vào Biểu Diệu tâm rồi, thì thấy rằng ảnh-tượng cùng chuyển động chỉ là vọng hiện…Cũng tương tự như mặt trăng vẫn treo bất động ở trên không, nhưng vì mặt nước hồ lăn tăn gợn sóng, nên ảnh-hiện thành muôn vàn đốm vàng lăn tăn lay động. Tới khi mặt nước đứng lặng, thì thấy rằng trăng-đáy-nước giống như trăng trên không, vẫn chỉ là một và an nhiên bất động….
3 - Pháp giới mênh mang là một màng Thiên-La-Võng tương sanh tương duyên, trong đó các sự vật đều trùng-trùng-huyễn-khởi-tương-ưng:
Sở dĩ như vậy, là vì pháp-giới đều lưu xuất ra từ Biển Diệu-tâm, và hết thảy mọi ảnh-tượng, dù là sự hay là vật, cũng đều được dệt nên do vô vàn những màng lưới quang minh phát hiện từ Diệu tâm rồi trùng-trùng thẫm thấu và trùng-trùng biến hiện.
Từ dữ kiện căn bản này, có thể suy diễn ra mấy điểm thiết yếu sau đây:
a) - Mọi sự vật đều GẮN BÓ lẫn nhau, ĐẮM NHIỄM lẫn nhau, thâu hút lẫn nhau, đều không thể lìa nhau được, đều không phải là MỘT cũng chẳng phải là KHÁC:
Tỷ dụ như Căn thì thường gắn bó với Trần, đắm nhiễm với Trần, thâu hút bởi Trần, khó thể lìa nhau được. Vì những tập quán từ vô thủy, và cũng vì đều xuất phát từ cái Một tức là Thức Sơ năng biến hay từ Diệu tâm…Cho nên, con mắt thường gắn bó với sắc-trần, đắm-nhiễm bởi sắc-trần, bao vây bởi sắc-trần, khó thể lìa nhau được, không phải là một cũng không phải khác…Căn và Trần đã như vậy, thì Thức cũng vậy….Về điểm gắn bó giữa Căn-Trần-Thức này, chương 3 và 4 khi nói về Vòng huyễn-hiện của Thức biến, sẽ trình bày kỹ càng hơn, vì đây là 1 điểm quan yếu để hiểu Kinh Lăng Nghiêm.
Sự vật cũng vậy, cũng đều gắn bó với nhau để tương-sanh-tương-duyên, không thể lìa nhau được, vì mọi vật đều là sở-duyên-duyên cho một vật, và ngược lại…Vật A chẳng phải một cũng chẳng phải khác vật B. Chẳng phải một vì có ảnh-tượng cùng hoạt dụng khác nhau, nhưng cũng chẳng phải khác vì A dính mắc với B và cần có B mới hiện hữu được…và cả 2 cùng khởi lên từ Diệu tâm.
b)- Mọi sự vật đều lưu xuất từ Diệu tâm, nên đều hàm chứa GIÁC TÁNH, chỉ khác nhau ở mức độ-nghiệp lực hay mức độ THĂNG HOA của thức-giác mà thôi….Do đó, những kiến chấp về GIÁC GIẢ hay TRI GIẢ đều chỉ là vọng tưởng:
Trong pháp giới này, thực ra chẳng có gì thực là hữu-tình hay có tri giác cả, và cũng chẳng có gì thực là vô-tình hoặc vô-tri cả. Phân chia ra hữu-tình cùng vô-tình đều là tùy theo mức độ nhãn-lực cùng vọng-thức chấp ngã rồi khởi phân biệt.
Vì Diệu-tâm là Giác tánh, và Giác tánh chu biến cùng khắp, cái Hư-minh le lói cũng cùng khắp, nên cái HAY BIẾT cũng cùng khắp. Cho nên, ngay ở những thứ như cây cỏ, núi đá…cũng vẫn có một thứ thức giác hay biết thô sơ của nó, mà nhà Phật gọi là Phi-tình thần thức. Và mọi vật đều là 1 tấm gương, hoặc bằng phẳng, hoặc lồi lõm gồ ghề, hoặc trong sáng, hoặc mờ bụi…và phản ảnh lại pháp-giới. Vì mức độ Thăng hoa có sai biệt, nên sự phản ảnh hoặc tỏ, hoặc mờ, hoặc tối om. Nhưng tối om cũng vẫn là phản ánh.
Loài người chúng ta vốn là 1 loài có thức-giác được thăng hoa khá cao độ, do nghiệp-lực chiêu cảm…Nên thường khi, đem so sánh đối-đãi mình với những vật khác kém thăng hoa, đều dễ khởi những kiến chấp về Ngã-giả, về Giác-giả, về Tri-giả…mà kinh Đại Bát nhã hay nhắc tới. Tự cho rằng mình là 1 loài tôn quý và có tri giác cao sâu, còn những thứ kia đều là vật vô-tri. Đó là 1 lớp vọng.
Rồi lại khởi 1 lớp vọng nữa: tự cho mình là kẻ thông minh tài trí nghiêng đời, còn những kẻ kia là bọn ngu dốt tối tăm, và chỉ có mình mới có thể nghĩ ra những ý-nghĩ cao siêu được.
Như thế là bước từ vọng đến vọng, chồng chất vọng không thôi.
Cho nên, khi ta nghĩ rằng: “TÔI thấy, tôi nghe, tôi hay, tôi biết, tôi cảm xúc, tôi tư tưởng…”, nghĩ như vậy là LẦM LẠC lớn…Vì thực ra, không phải là Tôi thấy, mà chính là cái Giác-tánh trong sáng ấy nó thấy, vì nó vốn trong sáng và vốn thấy, và cũng chính Giác-tánh ấy nó nghe, nó hay, nó biết, nó cảm thọ, nó tư tưởng. Giác tánh ấy phổ vào thân tâm ta, rồi tùy theo mức độ nghiệp-lực, làm phát-hiện những thấy-nghe cùng tư tưởng ấy.
Cho nên, khi ta thấy-nghe-hay-biết mà giữ được trạng thái hồn-nhiên, gột được những kiến chấp của Ngã, thì cái tâm thấy-nghe ấy ĐỨNG LẶNG và trong sáng, phản chiếu rõ rệt Tánh cảnh tức là bản-tánh của sự vật. Và nhà Phật gọi là cái tâm thấy-nghe ấy là KIẾN ĐẠI, và nó là con đường trở về Diệu tâm.
Còn khi ta thấy-nghe-hay-biết, mà tâm thức vẫn lao xao rì rào dao động lăn tăn bởi những niệm chấp trước hoặc dụng tâm của Ngã, thì cái biển thức tâm vẫn lao xao song vỗ, nên chỉ phản chiếu những ảnh-tượng lệch lạc méo mó của sự vật. Và nhà Phật gọi thức-tâm thấy-nghe ấy là THỨC ĐẠI, và nó là con đường xa lìa Diệu tâm, đi sâu vào Vọng và trôi-lăn-lưu-chuyển…..
Về các sự hành động thi-vi tức là nghiệp-báo cũng vậy, khi ta còn khư khư ôm lấy những kiến-chấp về Ngã và Pháp, thì Nghiệp vẫn theo ta như hình với bóng….Nếu tu hành buông bỏ được những kiến chấpấy rồi, thì nghiệp tự tiêu tan…
Nên xưa kia, khi Tổ Di Đà Ca đi du hóa, có 1 vị tới hỏi ngài:
- Tôn giả biết tôi chăng?
Tổ đáp:
- Tôi là CHẲNG BIẾT, biết là CHẲNG TÔI…
Là ý ngài muốn dạy rằng: khi ta còn ôm khư khư lấy cái ngã hay cái tôi, thì cái tôi ấy tạo thành 1 tấm lăng kính làm lệch lạc cái Giác tánh siêu việt, và sự hay-biết ấy chỉ là méo mó không thể thấu nổi bán tánh sự vật, nên gọi là Chẳng biết…Khi bỏ được cái lăng kính Tôi đi rồi, thì cái hay-biết mới thực trong sáng thấu triệt, nên gọi là Chẳng tôi….
Vọng-tưởng về Giác-giả hay Tri-giả này là một vọng tưởng lớn và sâu nặng….Nếu kẻ hành giả quán chiếu được luôn luôn về điểm này, thì sớm dẹp trừ được tâm ngã-mạn cùng chấp ngã, và tiến nhanh trên đường tu tập…Vì thế, nên Kinh Đại Bát Nhã hay nhắc tới cái vọng tưởng vừa lớn vừa vi-tế này….
c)- Về tinh chất LƯU NGẠI hay KHÔNG LƯU NGẠI của sự vật:
Các sự vật đều là những ảnh-tượng dệt nên bởi vô vàn những quang minh của nghiệp lực. Nghiệp lựcthì có thô có tế, nên các quang minh cũng vậy, hoặc là thô kệch nặng nề chậm chạp, hoặc là vi-tế nhẹ nhàng…(chữ chậm chạp ở đây chỉ có ý nghĩa rất tương đối, vì thực ra, quang minh nào cũng có thế tốckinh khủng mà trí óc ta khó mường tượng).
Đối với những ảnh-tượng quang minh này, tính chất lưu-ngại hay không lưu ngại là 1 vấn đề khó biện biệt. Nhưng nương theo lời kinh, có thể tạm nhận định như sau:
Những ảnh tượng hay sự vật, ở cùng 1 mức-độ nghiệp lực quang minh, thì thường lưu-ngại lẫn nhau….Tỷ dụ như các sự vật thường trông thấy như thân căn, cái bàn, cây cam, vì chúng đều được dệt nên bởi những vọng tưởng KIÊN CỐ của chúng sanh (danh từ này là của kinh Lăng Nghiêm), nên chúng lưu ngại, và thân ta không thể đi qua cái bàn được…Những cảm thọ của người là những vọng tưởng HƯ MINH, còn những tâm-tưởng là những vọng tưởng DUNG THÔNG. Vì ở cùng 1 mức-độ nghiệp lực, nên những cảm xúc cùng tâm tưởng của ông A thường cũng lưu ngại những cảm xúc cùng tâm tưởng của ông B. Tỷ dụ như khi ta đi vào 1 buổi hội đông người, mỗi người đều phát thanh 1 cách và tranh luận rầm rĩ, thì tâm thức ta thường xốn xang dao động…
Trái lại, những ảnh-tượng hay sự vật ở khác mức độ nghiệp-lực quang minh, thì thường không lưu-ngại lẫn nhau….Tỷ dụ như có những loại quỷ thần có thể đi qua thân căn của ta được mà ta không hay biết. Vì thân căn của quỷ thần đó được dệt bằng 1 thứ quang minh vi-tế hơn quang minh của thân ta. Hoặc tỷ dụ như ngày nay, quang-tuyến Gamma có thể xuyên qua một tấm chì được. Là vì quang-tuyến ấy là 1 thứ quang minh vi-tế hơn những nguyên-tử của chất chì…
Còn như nếu tu hành tới bực A La Hán hay Đại Bồ Tát, thì những nghiệp-hoặc thô lậu đều hết sạch, và các ảnh-tượng sự vật đều không còn lưu ngại được nữa. Những quang minh của thân căn đều trở thành thanh tịnh vi-tế, nên bậc A La Hán thường đi qua núi đá như đi trong hư không vậy. Nên thân của các ngài có thể gọi là Diệu hữu, vì không còn lưu-ngại….
d) - CAO nhìn thấy THẤP, còn THẤP không nhìn thấy CAO:
Trên đại để, thì các chúng sanh ở mức-độ tâm thức hay đạo-lực cao (tức là nghiệp-lực nhẹ) thường cónhiều thần thông du hí hơn, và thường nhìn thấy các loài chúng sanh ở mức độ tâm thức thấp hơn…Trái lại, các chúng sanh ở mức độ thấp, thường không nhìn thấy chúng sanh ở mức độ cao.
Tỷ dụ như loài trời nhìn thấy người, nhưng người khó thể nhìn thấy loải trời, trừ phi tu luyện cao thì các thiên tử sẽ tự hiện đến cúng dường…Là vì các quang minh thân căn của loài trời vi-tế hơn. Như các ngài Tứ Thiên Vương vẫn đi tuần trên không trung và nhìn thấy mọi người, nhưng chúng ta không hề nhìn thấy các ngài.
Các vị thiên tử ở những tầng trời thấp, cũng không nhìn thấy những vị ở tầng trời cao hơn.
Trong các kinh Đại Thừa, có rất nhiều vụ trong đó, có Đại Bồ Tát ở cõi khác sang Ta bà nghe kinh. Nhưng vì đạo lực của ngài quá cao, quang minh của diệu-sắc-thân vi tế, nên phần đông tứ chúng đều không nhìn thấy ngài. Nên phải cầu Phật dùng thần lực gia trì cho mới nhìn thấy.
Vì thế, nên trong Kinh Lăng Nghiêm (trang 915) Phật mới dạy rằng: “Này A Nan! Những vị A Na Hàm cư ngụ ở 5 tầng trời Bất hoàn thiên đó, thì chỉ riêng có 4 vị Thiên-vương Tứ thiền được nghe thấy nói, nhưng không thể thấy biết được. Cũng như hiện nay, có những đạo tràng nơi rừng sâu do những vị A La Hán trụ trì, nhưng người thế giam thô thiển không thể thấy được….”
e) - Ở mỗi mức-độ tâm thức, hay mức-độ ĐẠO LỰC, NGHIỆP LỰC, NHÃN LỰC, thì cái LĂNG KÍNH kiến-chấp gợn-sóng-lăn-tăn của mỗi chúng sanh lại làm LÓE lên những ảnh-tượng sự vật có vẻ khác biệt:
Đó là do nghiệp lực chiêu cảm, mà Kinh Lăng Nghiêm luôn luôn nhắc nhở….Đó cũng là lẽ Trong-ứng-Ngoài-hợp. Vì khi một chủng-tử trong Tàng thức ta hiện hành và nở xòe ra, thì những ngoại duyên cũng làm phát hiện những ảnh-tượng TƯƠNG ƯNG với nghiệp lực….Thường khi, trong cuộc sống, ta hay gặp những cảnh nghịch duyên trái ý, khiến ta rất khổ sở khó chịu mà vẫn không sao làm thay đổi được. Song những cảnh nghịch duyên ấy đều là tương-ưng với những chủng-tử nghiệp nở ra trong Tàng-thức ta. Và cũng vì ta thường chỉ sống ở mức độ ý-thức, chưa thòng nổi sợi dây tâm thức lọt qua được tiềm-thức chấp Ngã, để lọt được vào Tàng thức nên ta vẫn chưa chuyển nổi những chủng-tử nghiệp, và do đó chưa chuyển nổi những chủng tử nghịch duyên…Khi nào tu hành tới mức lọt được vào Tàng thức, thì sẽ chuyển nổi nghiệp, và do đó chuyển được nghịch duyên.
Cũng bởi vậy, nên cũng cùng 1 dòng sông thôi, mà mỗi loài chúng sanh lại tiếp nhận 1 ảnh tượng khác. Loài người có nghiệp lực trung bình, không tốt không xấu quá thì nhìn thấy dòng sông, có thể là nước uống và tắm rửa được. Loài ngạ quỷ thì thấy là 1 dòng lửa đốt cháy….Chư thiên có nhiều phước báo thì thấy là ngọc lưu ly..Loài rồng có trí huệ kém hơn người nhưng phước báo lớn hơn, nên thấy đó là cung điện lầu các có thể ăn uống ngủ nghỉ được. Tính cách chập-chùng biến hiện của pháp giới này là như vậy…Nhưng suy nghĩ kỹ, thì thấy rằng không thể có một chân lý nào khác được, để lý giải cái pháp giớinày.
Đối với một loài khác như loài chim chẳng hạn, thì cũng vậy. Đối với mức-độ nghiệp lực cùng nhãn lựccủa chúng, thì chắc rằng pháp-giới thường xuất hiện dưới những ảnh-tượng lù mù hạn hẹp hơn là những ảnh-tượng đối với người.
Rồi đối với 1 vị Đại Bồ Tát chẳng hạn, thì pháp-giới lại xuất hiện khác hẳn, vừa bao la vi tế nhỏ nhiệm. Nên ngài có thể nhìn thấy vi-trần-số-cõi, rồi các cõi lại kết lại thành những cánh hoa, rồi thành 1 bông Đại-bửu-liên-hoa tức hoa tạng thế giới.
Đại để là vậy.
f) - Khi kẻ hành giả, tu hành tới mức phá dẹp được HÀNH ẤM tức là Thức thứ 7 chấp Ngã rồi, thì LỌT vào được Tàng-thức, tức là phạm vi của THỨC ẤM, và thấy rõ những ba-động quang minh vi-tế của Thức biến….Lúc đó, sẽ nhìn thấy rõ 1 số những màng thiên-la-võng quang minh chu biến bao trùm khắppháp giới. Sẽ thấy rằng thân căn cùng sinh mạng của mình, dung thông và dính mắc với thân căn sinh mạng của tất cả chúng sanh, cũng như dính mắc chằng chịt với khắp pháp-giới. Vì pháp-giới chính là nằm trong Tàng-thức của mình, chính là Tàng-thức của mình, nhưng từ vô lượng kiếp trót mải mê đuổi theo ngoại vật nên ta thường quên mất điều đó. Quên rằng ngoại vật chính là những ảnh-tượng phát hiện từ nơi Tàng thức của mình. Cũng như anh chàng Diễn nhã đạt đa, soi gương thấy hình mạo 1 người nhưng lại lê sảng cho đó là một người khác, không biết rằng đó chính là hình bóng của mình….
Về điểm Tàng thức chu biến khắp pháp giới này, Kinh Lăng Nghiêm từ trang 1035, có giảng dạy kỹ càng…
Cũng vì chúng sanh cùng pháp-giới đều nằm trong Tàng thức của mình, nên Đại Bồ Tát không thể nào bỏ chúng sanh cùng pháp giới được. Vì nếu bỏ, thì sự thành tựu của chính mình cũng không được tròn đầy viên mãn…Đó là trường hợp của những bậc A La Hán, mà kinh gọi là Độn căn,và mắc bệnh Triền-không. Nghĩa là lọt được vào tàng thức rồi, nhưng tự mãn nguyện chỉ muốn dừng chân ở đó, không dám phát đại tâm ôm trọn pháp-giới, để thanh tịnh hóa hoàn toàn Tàng thức, và chuyển thành Bạch-tịnh-thức…
Người tu hành pháp môn Tịnh Độ, khi tới mức niệm Phật hoặc quán tưởng khá thuần thục rồi, thì trong một khoảnh khắc nào đó hoặc lúc lâm chung, có thể lọt được vào Tàng thức. Tâm-nhãn được mở, có thể được thấy Đức A Đà, Đức Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, hoặc thấy hoa sen, tràng phan, hoặc thấy chim bạch hạc hay khổng tước…Nếu kẻ hành giả là người rất cao, trụ trong niệm-Phật-tam-muội được mấy ngày liền, vào đến tột-bờ-mé vô sai biệt của Tàng thức, thì người đó sẽ tự hiểu rằng Ba vị Đại thánh Tây phương đều là những ảnh tượng phát hiện từ nơi Tàng-thức của mình. Và riêng đối với người đó, thì đương-xứ Ta bà này tức là tịnh-độ...Nhưng còn với tối đại đa số người tu niệm Phật, thường vẫn còn nhiều tập-khí nhận thức nhị nguyên sai biệt, thì vẫn có một Đức A Đi Đà THỰC SỰ để cầu tiếp dẫn, cùng một Cực lạc THỰC SỰ để cầu vãng sanh.
Còn như người tu trì kinh Pháp hoa, hoặc cầu Pháp hoa tam muội, khi tới mức khá thuần thục rồi, thì trong một khoảnh khắc nào đó, hoặc lúc lâm chung, cũng có thể tạm thời 6 căn thanh tịnh và lọt vào Tàng thức….Thấy những chư thiên đến đón rước mình, thấy thiên-nữ múa hát, và thấy mình đội mão 7 báu, thong dong rong chơi khoái lạc, như trong phẩm 28 của kinh Pháp hoa có nói rõ…
Và những vị tu hành Tịnh độ cũng cần lưu tâm, biết phân biệt giữa 2 cảnh: cảnh trời và cảnh Cực lạc….Cảnh trời thì thường có thiên-nữ, cảnh Cực lạc thì không có người nữ, thuần là trượng phu thân sắc vàng chói. Trái lại, cảnh Cực lạc có nhiều thứ chim do Đức A Di Đà hóa hiện ra, còn cảnh trời thì tuyệt nhiên không có chim…Trong cuốn Đường về Cực lạc, xưa kia, có mấy vị cao tăng được Chư thiêntới rước, nhưng từ khước không đi theo. Rồi nhiếp tâm niệm Phật, chờ các vị Đại thánh Tây phương tới mới chịu đi theo….
Tóm lại, chân lý Duy Tâm sở hiện bao trùm các Kinh Đại Thừa cùng những bộ Đại luận tuyệt tác như Đại trí độ luận hay Trung luận….Giáo lý nhà Phật đều tuân theo và triển khai theo LÝ NHẤT QUÁN của Tự tâm Biến hiện ấy. Nếu ý hội được phần nào chân lý ấy, thì người đọc kinh sẽ ít bị lạc bước.
Suy tư rồi Quán chiếu lâu dài về Chân lý biến ảo ấy, là công phu tối cần thiết của kẻ hành giả…Trong bộ Đại thừa Khởi tín, ngài Mã minh dạy rằng: ”Suy tư cùng quán chiếu về Lý Tự tâm biến hiện là Chánh niệm bậc nhất!”... Nếu lúc lâm chung mà hành giả có thể giữ được tâm thần không điên đảo để quán chiếu Duy tâm sở hiện, thì sẽ cực kỳ tốt lành cho sự thọ sanh hoặc vãng sanh. Vì lúc lâm chung là một giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ. Nhưng muốn được vậy, thì lúc bình thường cần phải luôn luôn quán chiếu.
Quán chiếu lâu rồi, thì sẽ nhận thấy rằng Thông-điệp vi-mật của Chư Phật 10 phương 3 đời: “Pháp-giới này được treo trên đầu 1 TÂM NIỆM” thực là Chân lý tối thắng, và Chân lý không thể khác được.
Suy tư cùng quán chiếu lâu rồi, thì những NÚT hoặc lậu trong tâm thức sẽ tự cởi dần. Những nút hoặc lậu vi-tế ấy cởi, thì 6 căn cũng cởi và trở thành thanh tịnh, không còn dính mắc ô nhiễm bởi khách-trần nữa…Và thân-tâm lần lần trở thành 1 tạng quang minh Bảo-giác-viên-dung, tương tự như con tằm đã thoát khỏi cái kén hoặc lậu thô kệch, để thoát ra thành một loài bướm quý….Nơi đây, là bình diện của Lý Sự vô ngại, của Tự Tha vô ngại…độ người cũng như độ mình và mọi động-tác thi-vi cũng đều như huyễn hóa.
Trong phẩm Đề bà Đạt da (phẩm 12)) của kinh Pháp Hoa, trong 1 tiền thân, Đức Phật đã từ bỏ ngôi vua, đi theo nhà thiện tri thức Đề bà Đạt da…Đem thân mình hầu hạ thiện tri thức, lấy thân làm giường ngồi cho thiện tri thức để HỌC Kinh Pháp Hoa….Kinh không thấy nói rõ vị thiện tri thức đã dạy Pháp hoa như thế nào?...Nhưng trộm nghĩ rằng: có lẽ vị thiện tri thức cũng chỉ dạy Phật về phép quán chiếu Diệu tâmmà thôi. Luôn luôn quán chiếu rằng: mình nói, mình thở, mình chau mày mình nhướng mắt,mình giơ tay cất chân....tất cả mọi tâm niệm động-tác-thi-vi cũng đều khởi lên từ nơi Diệu tâm ấy, tương tự như những vết-chim-bay, rồi lại tan biến bay đi để trở về Diệu-tâm…Lối quán chiếu miên tục như vậy, nhà Thiền Đốn ngộ gọi là sống không lìa Tánh….
Những nết đại cương đã nói rồi, nay chuyển sang Biển Chân tâm cùng sự khởi Vọng…..
Trước khi đi vào cái biển mịt mùng của tâm thức hay của lời Kinh, thiết tưởng chúng ta cần gột sạch bớt những kiến chấp trong tập quán nhận thức. Tập quán từ vô thủy này thường thiên trọng, và bám chặt lấy những cái gì THÔ KỆCH, có hình tướng, có thể trông thấy hay sờ mó được…Tập quán này là một sai lầm trầm trọng, và chính nó khiến ta trôi-lăn-lưu-chuyển trong biển phiền não.
Vậy nay cần ý-hội rõ rệt, và nhập tâm về tầm mức quan hệ vượt bực của những cái ít tướng mạo hay vô-tướng-mạo, của những cái vi-tế.
Thói thường là chúng ta hay lưu tâm nhất, và trọng vọng nhất những cái thô kệch, có hình tướng, có vẻ chắc nịch, ù lỳ, cố định. Tỷ dụ như miếng thịt bò, bao gạo…..và tiền. Vì tiền có thể giúp chúng ta có những thứ đó.
Những thứ đó dĩ nhiên là có lợi ích, vì chúng thường giúp ta làm tiếp-nối được cái mạng-căn mong manh này, và tiếp nối theo ý muốn…Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, thì ta sẽ thấy rằng tầm mức quan hệ của chúng còn ở một mức độ thấp, ở một vòng ngoài, chưa phải là tối quan hệ.
Là vì nếu ta không có đồ ăn, phải nhịn đói…thì cũng phải vào khoảng 20 ngày hay 1 tháng mới ngủm được.
Nay nói đến nước lã để uống. Nước không mất tiền mua, hoặc mua ít tiền, nên chúng ta ít lưu tâm đến nó hơn là miếng thịt. Nó cũng có vẻ ù lỳ, ít chắc nịch hơn miếng thịt. Nó cũng thường có nhiều, nghĩa là chu biến hơn miếng thịt, nên ta ít trọng vọng nó…Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, thì thấy rằng: đối với mạng-căn ta, nước hình như quan thiết hơn miếng thịt.
Là vì nếu ta nhịn uống trong khoảng 10 hay 15 ngày, thì mạng căn sẽ chấm dứt.
Không khí lại vô hình tướng hơn nước. Nó chu biến hơn nước, lại không mất tiền mua, nên ta chẳng lưu tâm gì đến nó, mặc dầu mạng-căn ta lúc nào cũng cần nó. Vì nếu ai bịt mũi cùng miệng ta trong 3 hay 5 phút,là ta chết rồi.
Hư không lại còn vô tướng mạo hơn không khí, còn vi-tế hơn. Nó cũng chu biến hơn nước, và tuyệt nhiên không mất tiền mua, nên chẳng ai thèm lưu tâm gì đến nó, mặc dù mạng-căn ta lúc nào cũng cần có. Vì nếu ai bịt mũi cùng miệng ta trong 3 phút hay 5 phút, là ta chết rồi.
Hư không lại còn vô tướng mạo hơn không khí, còn vi-tế hơn. Nó cũng chu biến hơn, và tuyệt nhiênkhông mất tiền mua, nên chẳng ai thèm lưu tâm, và thường khi là quên tịt. Tuy nhiên, trong thân ta, trong các tế bào, các đường gân, các giọt máu…phần chiếm ngụ của hư-không rất lớn so với phần chắc nịch ấy, vẫn có hư-không len lỏi vào….Cũng tương tự như trong một hạt nguyên tử, thì có 1 hạt nhân, cùng 1 số âm điện-tử xoay quanh trên những quỹ đạo riêng biệt, còn ngoài ra là hư-không cả. Và hư-không chiếm ngụ 1999/2000 phần trong khoảng không gian của nguyên-tử….Thân ta cũng vậy, gần như toàn là hư-không cả. Vì sao vậy? Chỉ là vì nếu không có hư-không, thì thân ta cùng mạng căn không thể thành lập được, không thể an lập, không có chỗ nương về…Tỷ dụ như nếu hư-không thôi hiện hữutrong một sát na thôi, thì thân ta cũng tan tành hoặc tan biến ngay…Ngoài ra, cũng cần có hư-không, thì những cực-vi của tế bào trong thân mới nhảy múa được, mới tiếp diễn những màn vũ-điệu lắt lay muôn hình vạn trạng của chúng, mới sinh sôi nẩy nở tàn lụi tăng trưởng…Bởi thế, nên ngài Lão tử cũng nói rằng: cái bánh xe bò làm bằng gỗ thì chắc nịch, nhưng cũng cần có cái Lỗ trống ở giữa bánh xe, để lắp cái trục xe vào, thì bánh xe mới trôi lăn sống động được.
Ấy thế mà chúng ta thường quên lãng hẳn hư-không.
Lên CAO hơn nữa, hoặc vào SÂU hơn nữa, là cái mà Kinh Lăng Nghiêm gọi là CÁI THẤY, hoặc Kiến đại…Nó vô tướng mạo hơn hư-không, vì tâm trí ta khó mường tượng, khó nhận thấy NÓ hơn là hư-không. Nó có thể cũng chu biến và thường hằng hơn hư-không, là vì ở những cảnh giới Thường-tịch-quang mà Chư Phật thường trú, có thể là Không-gian hoặc hư-không đã bị hóa giải rồi, trong khi Cái thấy vẫn thường hằng hoặc chuyển sang một hình thái chiếu soi hồn nhiên hơn ….
Cái thấy cũng chính là sự phát-hiện của Tâm thức ta.Vì Tâm thức chúng sanh có cái khả năng kỳ diệu, là chiếu soi hoặc TỰ CHIẾU SOI mình được. Trong khi một tấm gương sáng có thể chiếu soi sự vật, nhưng không thể tự-chiếu-soi nó được…Cho nên, Kinh dạy rằng:”Cái thấy ấy gần với Diệu Tâm, nó là cái bóng mờ của Diệu-Tâm, tương tự như mặt-trăng-thứ-hai mà ta nhìn thấy khi ta ấn ngón tay vào mí mắt rồi ngước nhìn mặt trăng. Nó là con đường để trở về Diệu-Tâm, và chính là con đường mà ngài Đại Thế Chí đã noi theo để diện-kiến Đức A Di Đà và chứng nhập Diệu-Tâm.
Thông thường, phần đông chúng ta đọc Kinh Lăng Nghiêm, đến đoạn Phật chỉ cái THẤY, thì đều ngớ người ra (kẻ viết này cũng vậy), bồi hồi suy ngẫm, rồi tự hỏi: “Phật Ngài đã 7 lần bác bỏ lời ngài A Nan chỉ tâm, vậy thì cái Tâm ấy nó ở chỗ nào, tại sao Ngài không chỉ cho biết? Mà rồi tại sao Ngài không chỉ thẳng vào cái Chân Tâm để giảng giải ngọn ngành cho mình hiểu, mà Ngài chỉ nhắc nhở, nhắc đi nhắc lại về Cái thấy?! Mà Cái thấy này là cái gì vậy cà? Sao từ trước đến nay, mình chưa thấy ai nhắc đến nó? Nó có phải là cái ý-thức của mình không, có phải là cái Thức không, hay không phải….?!” Rồi có khi phải vò đầu vò tai, lắt tay suy ngẫm, hoặc vài ngày vài tháng vài năm, mới bắt đầu nhận thấy là đúng.
Phật đã dùng biện chứng phủ-định, bác bỏ lời của ngài A Nan “Thất xứ trưng tâm", nhưng rồi Ngài cũng chẳng chỉ rõ Tâm ở chỗ nào. Là vì cái Tâm ấy nó chu biến khắp cả pháp giới, nên không có phương hướng xứ sở thì làm sao chỉ xứ sở?! Và Ngài cũng không nói rõ ra điều đó, là vì lời kinh thường là chỉ hé mở, và buộc chúng ta suy nghĩ. Vì có suy nghĩ thì mới thấm được.
Rồi Ngài cũng không giảng giải rõ rệt về cái Chân tâm ấy, chỉ nói rằng: “Pháp giới này là từ cái Chân tâm ấy mà lưu xuất ra đấy…” Ngài không giải rõ rệt, là vì Chân tâm ấy nó lìa ngôn thuyết, lìa ý niệm, chẳng phải Being cũng chẳng Not Being, chẳng thường chẳng đoạn chẳng trước chẳng sau, chẳng thứ-đệ chẳng đồng thời, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng khứ chẳng lai, mà cũng chẳng phải là Ngẫu nhiên hay Tự nhiên mà như vậy. Nó chỉ là NHƯ THỊ, là NHƯ NHƯ…Đem bất cứ một ý-niệm nào, một phạm trù thế luận nào, mà gán ghép cho nó, cũng đều là lệch lạc, và như thế, tâm hành giả vẫn còn GỢN sóng, còn móng niệm nên chưa chứng nhập được nhiều….Chúng ta vốn quen sống với thế giới sai biệt, sống với tâm tưởng, với ý-niệm của ý thức, chưa hề mường tượng đến cái Thực tại vô sai biệt, nên dĩ nhiên là ngớ người ra….Nhưng tuy Phật không giải bằng ngôn-từ, Ngài lại giải bằng một cách cụ thểhơn rất nhiều, để chỉ rõ và trực nhận. Ngài lại chỉ bằng Quang minh, bằng Phóng quang. Phóng quangkhiến chúng hội NHÌN thấy những cảnh-giới mà nhãn lực lúc thường không nhìn thấy, tức là Ngài muốn bảo rằng:” Đấy, cái Diệu-tâm ấy nó biến hiện như thế đấy.”. Phóng quang tức là chỉ thẳng chân lý tối thượng Duy tâm sở hiện….Cho nên, hầu hết kinh Đại thừa là phóng quang, là nói Pháp lớn, nói Tự tâmbiến hiện.
Phóng quang chỉ thẳng rồi, Ngài lại khởi từ-tâm, dùng ngôn từ để chỉ vào Cái thấy. Vì cái thấy là con đường, cần bám lấy để trở về chứng nhập Diệu-tâm…Sở dĩ chúng ta ít tế nhận được cái thấy, một phần chính là vì nó HIỂN NHIÊN SỜ SỜ ngay ra đấy. Nhưng cái gì hiển nhiên sờ sờ, thì ta thường không nhận thấy. Ta lại thường dùng đến nó trong mỗi sát na, nên lại càng mờ mịt không nhận ra nó…NÓ chính là chỗ nương về của thân và tâm tưởng ta, và nếu tỷ dụ nó ngừng hiện hữu một sát na, thì chắc là thân tâm ta sẽ rơi rớt lả tả, trở thành bụi, cực-vi, vô biểu sắc hoặc quang minh.
Nó chính là cái THẤY-NGHE-HAY-BIẾT chiếu soi HỒN NHIÊN, không dụng tâm mà hầu như không tác-ý, của thân tâm ta. Tương tự như 1 ngọn đèn, lúc nào cũng le lói chiếu soi không hề ngừng nghỉ. Vì hồn nhiên, nên thường hằng và không lay động, như một tấm gương có thể sáng ít hay nhiều nhưng không lay động. Như mặt nước hồ thu ĐỨNG LẶNG, phản chiếu cả trời xanh cùng đàn én bay qua….Có thể tạm gọi Nó là cái Thần quang, cái Hư-minh le lói chiếu soi trong thân tâm. Hư-minh là vì nó là cái bóng mờ của cái Diệu-tâm chói sáng, và Diệu-tâm này, khi PHỔ vào những lớp thể chất lưu-ngại của pháp giới cùng thân tâm chúng sanh, đã CHUYỂN HIỆN ra nó.
Nên nó chiếu soi hoài hoài, không ngừng nghỉ, qua các kiếp nhiều như vi trần. Các luồng ba-động quang minh của nó, không ngừng nghỉ, luôn luôn qua lại nơi sáu căn, qua lại pháp giới, của vật, để tạo dựng nên đủ mọi thứ ảnh tượng, mọi ảnh hiện (miroitement)…Nên chúng ta luôn luôn THẤY, không thể không thấy được. Như con mắt ta chẳng hạn, luôn luôn thấy, hầu như bị bao vây bởi Vật, luôn luôn thấy những ảnh tượng tạm gọi là Vật. Khi mở mắt thì thấy phố xá nhà cửa, chán rồi nhìn lên trời lại thấy trời xanh thăm thẳm. Chán nữa, nhắm mắt lại, thì lại thấy tối, và tối cũng là một ảnh tượng, cũng là Vật. Chán hơn nữa thì đi ngủ. Nhưng ngủ cũng thấy mộng mị ảnh-tượng lăng xăng. Và ngay trong giấc ngủ không mông mị chăng nữa, thì cái giòng Thấy vẫn tiếp diễn một cách rất VI-TẾ, và chúng ta, vốn quen trụ tâm thức trên bình diện nông cạn của ý-thức, nên không nhớ và không tế nhận ra đấy thôi.
Cho nên, cái THẤY-NGHE-HAY-BIẾT chiếu soi hoài hoài, những ảnh tượng sự vật thô kệch hay vi-tế cũng khởi lên hoài hoài, tương tự như 1 màng lưới thiên la võng, không thoát ra khỏi….Là vì sao? Là vì ảnh-tượng Vật và pháp giới cũng là do Tâm biến hiện, mà ta cũng là do Tâm biến hiện, thì làm sao mà không đắm nhiễm thu hút lẫn nhau, làm sao mà không gắn-bó, làm sao có thể Lìa nhau được?!....Chỉ có một cách thoát khỏi màng thiên-la-võng đắm nhiễm ấy, là tu tập Như-huyễn tam ma đề của Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Tụ tập đến mức hóa giả được Sắc-Thọ-Tưởng-Hành ấm rồi, đi qua tiềm thức chấp Ngã, lọt vào Tạng thức, thì sẽ thấy rằng Tạng thức của mình dung thông với khắp pháp giới. Thấy rõ cái đó rồi, thì có thể gột nốt những đắm nhiễm cùng kiến chấp vi tế và trở thành tự tại đối với màng thiên la võng đó.
Cái Thấy là một điểm quan trọng, cần nhận định rõ rang mới có thể đi vào thế giới mịt mùng của Lăng Nghiêm.
Vậy cái Thấy ấy là sự chuyển-hiện của Diệu-tâm khi PHỔ vào thân tâm con người hoặc chúng hữu tình.
Nhưng khi phổ vào những lớp thể-chất đặc sệt lưu ngại của những vật tạm gọi là vô tri, thì Diệu tâm ấy chuyển hiện ra sao?
Cần hiểu rằng theo giáo lý Phật, làn ranh giới giữa Hữu tình và Vô tình là 1 ranh giới di động, tùy thuộcvào mức độ nghiệp lực tức mức độ nhãn-lực của chúng sanh đứng nhìn. Tỷ dụ như đối với người thì hiện nay, làn ranh giới ấy thường ngừng ở mấy con vi-khuẩn hoặc tế bào sinh cơ. Con người tự nhủ: đến đây là có tri giác là hữu tình đấy, và vượt qua mức này thì là vô tri đấy. Nhưng đối với chư thiên thì làn mức ấy lại khác: vì có thiên nhãn thông nhìn thấy những thứ vi-tế hơn mắt người, nên chư thiên biết rằng có những cây cổ thụ hoặc núi đá lâu năm cũng thành tinh, tạo dựng nên những thực thể sống độngrất linh hoạt, có khi còn hơn người nữa. Cho nên, Kinh thường nhắc đến vô lượng những vị thọ-thần, hoặc thần coi cây Bồ-đề, hoặc đạo-tràng-thần hoặc sơn-thần… Những vị này thường là do sự tu luyệnlâu nằm mà thành tựu, hoặc là một vị quỷ thần sẵn có, nhưng do nguyện-lực hay là được bổ nhiệm tới coi giữ cây đó, núi đó. Bổ nhiệm bởi những vị Quỷ vương, tỷ dụ như 4 ngài Tứ thiên vương, vì các Hộ thế thiên vương này thường cai quản đám quỷ thần cỡ trung bình hoặc nhỏ ở tiểu thế giới này.
Khi lên đến 1 bậc Đại Bồ Tát, thì làn ranh giới giữa hữu tình và Vô tình hầu như biến mất. Bậc đó có gần đủ Ngũ nhãn, nên khi nhìn thấy pháp giới thì chẳng có gì là hữu tình hay vô tình hết, toàn thể đều là Giác tánh, đều là Tự tâm biến hiện. Bởi thế, nên đối với Ngài, THÂN là CÕI, và cõi là thân. Pháp giớinày cũng là diệu-sắc-thân của ngài, và cũng là cõi của ngài, và các chúng sanh vẩn lổm ngổm lăng xăngdạo chơi hoặc tạo nghiệp ở trong đó….Đến bình diện vô sai biệt này, là tột-bờ-mé rồi.
Cho nên, đối với người hay chúng sanh còn ngụp lặn trong biển nghiệp, thì sức nghiệp LÓE lên, tạo dựng thành vọng tưởng rằng: đây là hữu tình, kia là vô tình….Vậy thì đối với những vật tạm gọi là vô tri, Diệu tâm ấy vẫn phổ vào những lớp thể chất thô kệch và rất lưu ngại ấy, và chuyển hiện thành 1 thứ thức giác rất thô sơ, mà nhà Phật gọi là Phi-tình-thần-thức. Nó chỉ kém thức giác của loài tạm gọi là hữu tình ở chỗ mức độ thăng hoa thôi, chứ không thua ở bản chất….Ngày nay, khoa học cũng nhận rằng cây cỏ cũng có 1 thức giác rất đơn sơ để nhận định hoàn cảnh một cách lù mù hạn hẹp. Và ngay những loại kim khí cũng có một lối ứng-phó của nó (responsiveness). Bởi thế nên giới luật nhà Phật cũng cấm các tỳ-kheo không được bứt cỏ non cùng cây là một cách vô tội vạ…..
Trên đây đã nói cái Thấy rồi, tức là KIẾN ĐẠI. Nay nói đến THỨC ĐẠI. Hai đại-chủng này là ở trong 7 đại, và là 2 đại-chủng bí hiểm, khó hiểu. Và cần phải phân biệt rõ ràng giữa Kiến đại và Thức đại.
Vì một đằng (Kiến-đại) là đầu mối trở về Chân, còn một đằng (Thức-đại) là con đường đi vào Vọng. Tuy nhiên, cũng chỉ sai lệch nhau ½ hào ly thôi. Sai lệch ở chỗ MÓNG NIỆM và DỤNG TÂM…Cho nên, Bồ Tát phải giữ cái tâm vô công dụng, để làm những thứ hạnh vô công dụng. Nghĩa là vẫn khởi đủ mọi thứ tâm-niệm thiện xảo để độ sanh, vẫn làm đủ mọi thi-vi tạo tác để độ sanh, mà vẫn hiểu vẫn coi tất cả những cái đó như huyễn như hóa. Không hề móng khởi một ly tình-nhiễm ưa ghét, vui buồn. Vẫn nhỏ những giọt lệ Đại bi mà tâm không hề ủ rũ buồn rầu. Vẫn hớn hở vui mừng để tùy-hỷ những công hạnhlành của kẻ khác, nhưng tâm vẫn lặng lẽ tịch nhiên, an trụ trong niềm vui thanh thoát tuyệt vời của cái Vui-không-Thọ. Do đó, vẫn giữ tâm mình ở trong trạng thái hồn-nhiên-chiếu-soi của cái Thấy để trở vềDiệu tâm.
Chữ THỨC trong nhà Phật (theo lối dịch Hán văn) là một chữ bí-hiểm và phiền toái. Đọc Kinh lâu rồi, mới hơi hiểu được nó, và lúc đầu thường là chới với lầm mạc. Là vì sao? Chỉ là vì chữ THỨC hàm chứa khá nhiều nghĩa, và địa-bàn hoạt dụng của nó lại rất bao quát rộng lớn cũng như rất vi-tế, rộng lớn và vi-tế cũng như pháp giới vậy. Lại nữa, Thức vốn là một TRƯỜNG BIẾN HIỆN, và trong diễn trình biến hiện, Nó lại kinh qua mấy tầng lớp VỌNG HIỆN. Và ở mỗi tầng lớp vọng hiện, nó thường làm phát hiện nhiều thứ ảnh-tượng, và những ảnh-tượng này, tuy vẫn là Thức cả, nhưng vẫn đượm nhiều vẻ sai biệt. Vì thế, ý nghĩa của nó rất phiền mật.
Người học Phật cần lưu tâm nhất tới thời điểm này: là thân-tâm chúng ta và cả pháp giới này chỉ là một TRƯỜNG BIẾN HIỆN, một trường-lực-cực-mênh-mang-cũng-như-cực-vi-tế luôn luôn biến hiện của vô vàn những thiên-la-võng quang minh tâm thức, xen lẫn thẩm thấu và lồng vào nhau mà thôi. Cũng tương tự như 1 thứ Đại-ảo-thành dựng nên bởi 1 Đại-yêu-huyễn thôi…..Có điều là chúng ta, bọ trôi lăn xô đẩy quá lâu trong giòng sanh tử, quá quen thuộc với những tập quán sống say chết ngủ y cứ vào ngoại vật cùng thân căn, nên ta thường lười biếng chẳng muốn nghĩ đến nữa….Đạo Phật chính là chỉ nhằm dạy chúng ta biết phóng cái tầm nhìn, trở lại nhận định những thiên la võng vừa mênh mang vừa vi tế ấy. Và Kinh vẫn thường nhắc tới “những màng lưới báu hào quang xen lẫn lồng nhau…” Ngồi thiềnquán chiếu là để làm gì? Trì giới để làm gì, niệm Phật trì chú tụng kinh là để làm gì? Chỉ là để cho thân tâm mình, ngày càng thanh tịnh vi-tế nhỏ nhiệm, có thể hé mở Tâm nhãn NHÌN rõ thấy những luồng ba-động vi-tế của cái trường-lực ấy. Siêng năng hành trì, tức là bồi đắp cho cái cội gốc vi-tế ấy.
Vậy thì cái Thức ấy, nó chu biến cực kỳ vi-tế, và nó biến hiện. Biển tâm uyên-nguyên vô tướng mạo vàsáng ngời, do 1 niệm mê-mờ vô thủy nào đó (ở sau sẽ trình bày rõ), bèn chuyển thành thức. Kinh Lăng Già mệnh danh Biển tâm kia là Chơn thức, và gọi Thức này là Hiện thức. HIện thức là vì nó bắt đầu hiện tướng, nhưng tướng mạo rất vi-tế. Có thể gọi cái Thức đó là Thức căn nguyên, thức căn bản, và nó là Tàng thức, là thức thứ 8, là thức Sơ-năng-biến trong Duy thức học. Kinh Lăng Già cũng dạy rằng bình diện này rất là hư-vô-vi-tế, không thể lấy óc mà biết được. Chỉ biết rằng (do thánh ngôn lượng của Kinh) Tạng thức ấy hầu như phi dung-lượng nhưng lại bao gồm tất cả những chủng-tử toàn vọng toàn chân. Chủng-tử vọng tức là những tập khí huân tập từ vô thủy, có thể mường tượng hình dung như những cơn-lốc-ba-động-quang-minh, những trường-lực xoáy tròn không ngừng nghỉ.
Thức hư-vô-vi-tế này không ngừng lại ở đó. Trải qua những kiếp vô thủy, do sức hiện hành của nhữngchủng tử vọng, nó lại qua mấy tầng vọng hiện nữa, và làm phát hiện nên 7 thức kia. Tức là từ nhãn thức cho đến ý-thức và Mạt na thức. Kinh Lăng Già mệnh danh 7 thức này là Chuyển thức, vì chúng được chuyển hiện từ Thức căn nguyên kia. Bảy thức này thì cũng vẫn là Thức, vì thể của nó vẫn là cái hư-minh le lói chiếu soi, nhưng những hoạt dụng thì lại khác. Chúng cũng thô kệch hơn, vì đã trải thêm một hay mấy tầng vọng hóa. Do đó, nên so với Thức căn nguyên kia, chúng vẫn là một, mà vẫn là khác.
Bảy chuyển thức này, so với Thức căn nguyên, thì vẫn là một, là vì chúng vẫn là quang minh, vẫn là cái hư-minh le lói chiếu soi, vẫn là hư huyễn biến hiện. Nhưng chúng vẫn là khác. Vì sao? Là vì càng ngày chúng càng trở thành ít vi-tế nhỏ nhiệm hơn, thô kệch hơn, lưu ngại hơn, ít mầu nhiệm hơn nhưng vẫn luôn luôn biến hiện….Và tùy theo nghiệp lực của chúng sanh, chúng đã làm NỞ ra, LÓE ra, biến hiện thành tất cả những sắc tướng thô kệch của pháp giới này, tất cả những vô-biểu-sắc hoặc cực-lược-sắc, tất cả những căn hoặc thô phù hoặc tịnh-sắc-căn, tất cả những cảnh-giới, cùng các thứ cảm xúc hư-minh, các thứ tâm tưởng hay vọng tưởng dung thông, các loại tình nhiễm, các thứ tâm sở….tạo thành 1 thứ lâu đài ảo vọng của chiêm bao, nhưng lung linh luôn màu muôn sắc…Và tất cả cũng đều là thức biến cả, nhưng tầng lớp ảo vọng có khác, và cũng đều là do cái sức hành-nghiệp của Vô minh huyễn-khởi….
Khi chúng ta tưới vườn, tay cầm vòi nước sịt một làn-mưa-bụi-nước vào cây cỏ, và nếu có ánh dương xuyên qua làn mưa bụi đó, thì sẽ làm phát hiện lên một ảnh-tượng chiếc cầu-vồng có 5 màu hoặc 7 màu. Và kkhi ánh dương xuyên qua 1 lăng kính thủy tinh hình tam giác thì cũng thế…Ánh mặt trời vốn trắng, không màu sắc và hầu như không tướng mạo, nhưng xuyên qua cái màn sương lưu ngại, cũng lóe lên thành màu sắc cùng tướng mạo.
Những quang minh chói ngời và vô tướng mạo của Diệu-tâm cũng vậy, khi chúng Phổ vào cái màn sương mù đầy vọng tưởng cùng tình nhiễm của Vô minh, thì chúng chuyển hiện thành cái biển Tàng thức vi-tế, rồi làm LÓE (miroitemment) lên những thân căn chúng sanh cùng pháp giới muôn hình muôn sắc này…Đó là cái diễn trình từ MỘT biến thành VÔ LƯỢNG.
Về cái Vòng-huyễn-hiện của vọng thức này, chương 2 sẽ trình bày kỹ càng và chi tiết hơn. Ở đoạn này, chỉ tạm trình bày như vậy, để hiểu Thức đại là cái gì. Và điều cần thiết ở đây là phân biệt giữa THỨC ĐẠI và KIẾN ĐẠI thì mới dễ hiểu Kinh Lăng Nghiêm được.
Vậy thì Kiến đại có khác Thức-đại không? Nếu mọi vật trong pháp giới này đều là Thức biến, cũng là thức mà cũng là chẳng phải thức vì đã chuyển biến rồi, thì Kiến-đại cũng như vậy. Nghĩa là cũng là Thức, mà cũng chẳng là thức. Vì hoạt dụng khác nhau, mức độ vọng-hóa cũng khác nhau.
Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng:” Kiến-đại hay cái Thấy tức là cái Tinh-minh của Bản giác, của cái Diệu-tâm….” Diệu-tâm thì “chiêu chiêu bất muội”, nghĩa là rở-rỡ chẳng tối, sáng ngời và luôn luôn chiếu soi. Vậy thì cái Thấy-nghe-hay-biết tức là cái bóng mờ của Tinh-minh của Bản giác, nó cũng là quang minh, là cái hư-minh luôn le lói chiếu soi….Còn Thức thì cũng là ở cái Diệu-tâm, ở Tinh-minh sáng ngời ấy mà ra, và cũng là quang minh le lói biến hiện.
Vậy khác nhau ở chỗ nào?
Khác ở chỗ: Kiến-đại là cái phần KHINH THANH, ít ô nhiễm của cái Thức sơ năng-biến, nên nó thường ĐỨNG LẶNG, lặng lẽ chiếu soi một cách hồn nhiên, không móng niệm và hầu như cũng không tác ý. Cho nên, nó dễ trực nhận được Tánh cảnh (tức Bản thể) của sự vật, và là đầu mối kẻ hành giả có thể lên đường trở về Diệu tâm.
Còn Thức-đại là cái phần TRỌNG TRƯỢC, nhiều ô nhiễm, hay DAO ĐỘNG do sự móng niệm cùng tác ý muốn chiếu soi, hay tự chiếu soi để phân biệt đến vô cùng vô tận và khởi các vọng tưởng cùng vọng tình…Nên nó là con đường dẫn sâu vào lâu đài vọng thức.
Kiến đại cũng tương tự như nước, có thể chiếu soi hoặc phản chiếu được. Nhưng là mặt nước ĐỨNG LẶNG, như nước hồ thu hoặc nước biển không song. Chiếu soi hoặc phản chiếu rõ rệt hình ảnh mặt trăng. Từ mặt trăng này, ta có thể mường tượng về mặt trăng trên trời một cách không sai lầm lắm. Hoặc tương tự như tấm gương đứng lặng.
Còn Thức đại thì cũng là nước, nhưng mặt nước GỢN SÓNG nhấp nhô, vì sự móng niệm liên miên và tình nhiễm ưa ghét. Nên nó luôn DAO ĐỘNG. Và khi mặt trăng ảnh hiện vào đó, thì hình ảnh trăng bị tan vỡ chia cắt thành muôn vàng những ánh-bạc-lăn-tăn…Đó cũng là diễn trình của Một biến thành Vô lượng….Tuy nó là con đường vọng, thế mà xưa kia, ngài Phổ hiền đã sử dụng ngay nó (vì Ngài tu quánNhĩ thức, tức là lấy Nhĩ-thức làm cảnh sở quán) để lên đường trở về Diệu tâm. Xem thế thì đủ biết Chân và Vọng chỉ sai lệch có ½ hào ly thôi. Sai lệch ở chỗ móng niệm hay không móng niệm thôi.
Vượt lên trên Không đại, Kiến-đại cùng Thức-đại là 2 thứ chủng-đại siêu xuất, gần như vô tướng mạo, chu biến cùng khắp, và cực kỳ cốt thiết cho sự hiện hữu của thân tâm cùng pháp giới….
Trong một bài tụng của Bát thức Quy củ tụng, ngài Huyền Trang có viết: “Ngu giả nan phân Thức giữ Căn…” Có nghĩa là: kẻ phàm phu còn ít trí huệ, nên khó phân biệt giữa Thức và Căn. Thức tức là Thức-đại, còn Căn là Căn-đại, tức là Kiến-đại, tức là Kiến-đại tức là Cái thấy hồn nhiên.
Về các thứ đại-chủng hoặc thô kệch hoặc vi-tế này, trong bộ Đại trí độ luận, ngài Long Thọ cũng nhắc rằng: ”Các đại-chủng, càng vi-tế bao nhiêu, lại càng mãnh liệt mầu nhiệm ngần ấy…..” Muốn mường tượng về điểm này, thiết tưởng cần nhớ lại mấy quả bom nguyên tử rơi xuống đất Nhật: năng lượngthoát ra do sự tan vỡ dây chuyền (désintégration en chaine) của những cực-vi của mấy kí Uranium cũng đã đủ để san thành bình địa một thành phố. Uranium là một vật thô kệch, và những cực-vi của nó còn là ở mức ranh giới giữa vật và hư-không, mà đã có năng lực như vậy. Nói chi đến năng lực của những quang-minh tâm thức, khi mà kẻ hành giả đã biết tuyệt-kỹ tập họp và sử dụng các thứ quang minhấy?!....
Vượt lên trên Thức-đại cùng Kiến-đại, lên cao hơn nữa hay sâu hơn nữa, là nơi Tột-bờ-mé của Chân tâm hay Diệu-tâm, hay Như-lai-tạng Chân như nhiệm mầu, theo danh từ của Kinh Lăng Nghiêm.
Nơi đây là bình diện Bất nhị, vô sai biệt, bất tư nghì, bất khả thuyết, lìa ý niệm cùng ngôn từ. Nên khó có thể dùng trí thức sai biệt cùng ngôn từ thường nghiệm để diễn tả….May ra chỉ có thể nương theo thánh ngôn lượng để mường tượng ít điều mà thôi….
Chương 2 sau đây, sẽ cố gắng diễn tả về Biển Diệu tâm cùng cái niệm-mê-mờ-vô-thủy….
THUYẾT SÁT NA của NHÀ PHẬT:
... Những lời Kinh làm y cứ cho thuyết này, thường là như sau:
- Phật thường nhắc đi nhắc lại rằng: các pháp đều Vô-thường, NIỆM-NIỆM-SANH-DIỆT, vừa sanh ra đã diệt ngay.
- Trong Kinh Kim Cang, Phật đã đưa ra 6 chữ: Mộng-Ảo-Bào-Ảnh-Lộ-ĐIỂN, để thâu tóm giáo lý Như-Huyễn. Trong 6 chữ này, thì chữ ĐIỂN là quan hệ hơn cả, vì điển nói về thuyết sát-na. ĐIỂN có nghĩa là tia-chớp-nháng.
- Ngài Di-Lặc là giáo chủ của Duy thức học, cũng dạy rằng: “Trong 1 đờn chỉ, có 32 ngàn ức niệm, mỗi niệm là một hình-tướng. Nếu người nào có thể bớt đi 1 niệm thực thì tức là bớt đi 1 hình tướng, và đối với người đó ngày thanh tịnh có thể hẹn được…” (Lời dạy này không biết xuất xứ từ Kinh nào, nhưng được ghi trong bộ Nhị khóa giải của ngài Quán Nguyệt).
-Ngoài ra, kệ nhà Phật cũng nói:
Phật pháp như đại hải
Còn rộng cà sâu hơn;
Chẳng có gì thoát khỏi
Thiên-la-địa-võng này…
Mọi vật đến từ đó
ĐỘT hiện rồi ĐỘT tan,
Tương tự như bào ảnh
Chẳng khác một giấc mơ….
- Kinh Đại Bát Niết Bàn, trang 231, dạy: ”Những tâm như vậy, dầu niệm niệm diệt, nhưng vẫn tương-tợ-tương-tục chẳng dứt…Như ngọn đèn niệm niệm diệt, ngọn trước diệt chẳng bảo ngọn sau sanh, nhưng tuy niệm niệm diệt, mà vẫn có ánh sáng trừ bóng tối…” Lời dạy này thật là rõ ràng….
- Ngoài ra, Kinh nhà Phật cũng thường nói đến chữ Đẳng-vô-gián-duyên…Và thứ duyên này, thì cần phải dùng chữ Điển của Kinh Kim-Cang mới có thể lý giải được….
Vậy những lời kinh và kệ trên bao hàm ý nghĩa ra sao?
Thiết tưởng có thể trả lời thẳng tắt như sau: do sức HÀNH huyễn-khởi của những chủng-tử của Nghiệp lực, những quang minh ấy đột khởi lên từ nơi Biển Diệu tâm hay Chân không, dưới hình tướng cực kỳ vi-tế là những TIA-chớp-nháng (ĐIỂN). Những tia-chớp-nháng ấy cũng là NIỆM, vừa sanh ra đã diệt ngay, nên niệm-niệm-sanh-diệt. Nhưng trong khoảng sát-na A ấy, hàng loạt những tia-chớp-nháng đồng khởi lên, đã dựng nên những ẢNH-TƯỢNG sự vật tương ưng với sự chiêu cảm của Nghiệp-lực…Rồi đến sát-na kế tiếp B, hàng loạt những tia-chớp-nháng khác lại đột khởi lên, nhưng TƯƠNG-TỢ-TƯƠNG-TỤC với loạt trước (danh từ tương-tợ-tương-tục là danh từ của Kinh). Vì tương-tợ-tương-tục nên chúng lại dựng nên những ảnh-tượng sự vật tương-tợ-tương-tục với ảnh-tượng trước.
Cũng bởi thế, nên những giác quan thô kệch của chúng sanh hay của con người, thường không nhìn thấy những ba-động vi-tế ấy, và lầm nhận rằng những ảnh-tượng ấy là sự vật thật có, là cố định, là có ngã, là thường còn trong một thời gian, là có tự-thể, là có cái này sanh ra cái kia, là cái này là của tôi, rồi sanh đủ thứ phiền não mê sảng…Kỳ thực, chúng chỉ là sự huyễn-hiện của hàng loạt những tia-chớp-nháng xuất hiện tương-tợ-tương-tục, do sự suy động của nghiệp-lực. Chứng cớ là cùng một giòng sông, loài người thì thấy là nước uống được, nhưng loài quỷ lại thấy là lửa, còn loài rồng lại thấy là điện đài lầu các có thể ăn ngủ nơi đó.
Xuất hiện tương-tợ-tương-tục, cũng giống như ngày nay, trong những phim hoạt họa, sự tiếp nối tương-tợ-tương-tục của hàng loạt những bức hình vẽ, đã tạo nên những ảnh tượng linh hoạt.
Bởi thế, nên xưa kia ngài Vạn Hạnh thiền sư mới thở dài, than rằng:”Thân như điện chớp, có hoàn không…”
Cái khổ nhất, vướng mắc nhất, của con người là hay quá tin tưởng ở XÚC GIÁC, cũng tương tự như ông thánh Thomas bên Thiên Chúa Giáo. Nghĩa là tin vào những cái thô kệch, có thể sờ mó được, và cầm thì thấy nặng….Không hiểu rằng cái cảm giác Nặng (le tangible) cũng chỉ là 1 cảm giác, nghĩa là cũng như mây khói. Không hiểu rằng Vật nặng chính là do những vọng-tưởng-kiên-cố lâu ngày tích lũyrồi dệt nên, và Vật chính là những tâm tưởng thô kệch, còn Tâm chính là những sắc-tướng vi-tế hoặc vô tướng mạo…Và khi những vọng-tưởng kiên cố kết đọng lại, thì chúng làm huyễn-hiện lên cái cảm giácnặng của trọng lượng.
Tỷ dụ như hành giả tu Mật tông, ngồi trong hang đá nhiều năm, để quán chiếu hình tượng 1 vị Thần linh. Lúc đầu thì hình tượng mờ ảo, chợt mờ chợt tỏ, là vô-biểu-sắc, vì quang minh tâm thức còn đứt nối tán loạn…Lần lần, trải qua nhiều năm, thì đến ĐỊNH-QUẢ-SẮC, thấy hình tướng rõ rệt, linh hoạt, có thể nói và nghe được…Quán chiếu lâu hơn nữa, cao hơn nữa, thì hình tượng định-quả-sắc sẽ kết đọng hơn, thành một hình-tướng Diệu định quả sắc mà người chung quanh có thể nhìn thấy. Tỷ dụ như trong Kinh Lăng Nghiêm, ngài Nguyệt quang đồng tử ngồi quán nước, thì nước xuất hiện, và đệ-tử ở ngoài nhìn vào cũng thấy là nước…
Khi mức quán chiếu của hành giả lên đến mức tuyệt vời như 1 bậc Đại Bồ Tát, thì những quang minhtâm thức được kết hợp mau lẹ và vững chai, và hình tướng định quả sắc trở thành mãnh liệt kiên cố, linh hoạt như một hình tướng thực vậy. Có thể sinh hoạt nói năng, có thể sờ mó được, có đủ tri giáccùng tâm linh để làm mọi Phật sự, vì Bồ Tát đã chuyển sức tâm linh để làm mọi Phật sự, vì Bồ Tát đã chuyển sức tâm linh vào người huyễn ấy…Tóm lại, thì hình tướng trong định quả sắc là 1 hư ảnh, nhưng hình tượng Vật ở ngoài cũng chỉ là hư ảnh. Chỉ khác nhau ở mức độ Vọng-hóa tích lũy mà thôi, nghĩa là được dệt nên bởi những vọng tưởng Kiên-cố hoặc Hư-minh….
Để hiểu thêm về thuyết Sát-na hay chữ Điển này, hãy lấy thí dụ 1 ngọn nến đang cháy.
Nhìn ngọn nến cháy, ta thường cho đó là 1 ngọn lửa, là 1 VẬT. Nhưng suy ngẫm kỹ, thì sẽ thấy rằng: Vật ấy chẳng phải là đơn-thuần, và được tạo dựng nên bởi vô lượng vô số những Tia-chớp-nháng phụt ra, do sự đốt cháy của những Cực-vi của sáp ong cùng cực-vi của không khí…Trong một sát na A, hàng loạt những tia-chớp-nháng ấy phụt lên, tạo thành 1 TỔNG-TƯỚNG-ẢNH-TƯỢNG đối với mắt con người, và được gọi là ngọn nến. Tới sát na kế tiếp B, lại có hàng loạt những tia-chớp-nháng phụt lên, Tương-tợ-tương-tục, nên tổng-tướng-ảnh-tượng vẫn tiếp diễn. Và ta tưởng ngọn nến là có thực. Kỳ thực nó chỉ được dệt nên bằng vô lượng những tia-chớp-nháng mà thôi.
Hãy suy ngẫm sâu hơn nữa, quán chiếu sâu hơn nữa….Những tia-chớp-nháng ấy là cái gì? Chúng phát hiện ra do sự Đốt cháy những Cực-vi…Vậy thế nào là đốt cháy, và thế nào là Cực-vi?
Đây là 2 câu hỏi rất quan hệ, nó cũng là sự lầm lạc lớn của nền Vật-lý học hiện nay, và chỉ có Kinh Phật mới lý giải nổi….Đốt cháy có nghĩa là: có những loại quang-minh vi-tế nào đó mà chúng ta chưa biết rõ, khi chúng rung chuyển theo 1 tần-số hay 1 nhịp điệu nào, thì làm phát hiện 1 ảo-ảnh gọi là SỨC NÓNG, và ảo-ảnh này có khả năng tương-sanh-tương-duyên, khiến cho những cực-vi kia (tức là của sáp ong) không thể TÁI-XUẤT-HIỆN dưới hình tướng cực-vi sáp ong nữa, mà phải chuyển hiện sang những hình thái khác, vi-tế hơn.
Còn Cực-vi thì cũng tương tự như vậy. Điều nhầm lẫn lớn của các nhà khoa học là do tập quán nhận thức sai biệt nhị-biên quá sâu nặng, lúc nào cũng khư khư nhất định muốn coi những cực-vi là Vật. Kỳ thực thì Vật chỉ là 1 huyền-thoại nhận thức của Vọng thức phân biệt, vì không có cái gì tuyệt đối và nhất định là Vật thuần túy (matière pure) cả. Và pháp giới hay vũ trụ này chỉ là một trường BIẾN HIỆN, luôn luôn thẩm thấu và di động giữa 2 hình thái cực-độ của Vọng thức phân biệt: là Tâm hay Tinh-lực vô tướng mạo, và Vật thô kệch có tướng mạo….Bởi thế, nên nhà khoa học, khi đi sâu vào cực-vi, thì thấy nó biến ảo: có lúc là lượng tử, có lúc là ba động, có lúc lại tan biến mất…Tỷ dụ như hạt neutrino thường chỉ tồn tại 13 giây đồng hồ. Và nhiều hạt tử hay phản hạt tử khác lại chỉ tồn tại 1/10 tỷ giây…Chúng phù du biến ảo như vậy, nếu không phải là Flashs của chữ ĐIỂN, thì còn là cái gì?!?
Những cực-vi, đối với nhận thức con người, là đứng ở mức độ RANH GIỚI của sự chuyển-hiện giữa cái Vô tướng mạo và cái có tướng mạo. Chúng đâu phải có nhất định là Vật, vì chúng đều là quang minhcả, đều là những ảnh-biến-hiện của vô số vô lượng những quang minh mà ta chưa biết rõ…Một hạt nguyên-tử thường chứa đựng 1 hạt nhân cùng mấy âm-điện-tử, còn toàn là hư không cả. Hạt nhân cùng âm điện tử cũng chỉ là hiện-tướng của quang-minh biến hiện chập chùng. Nếu nhà khoa học biết cách chia chẻ chúng ra, thì chúng lại tan thành nhiều cực-vi khác vi-tế hơn, hoặc tan biến đi mất tung tích. Và cứ thế chập chùng hoài hoài, không cùng tận…Nên Kinh Lăng Già mới dạy rằng: ”Cho đến cực-vi, phân tích tìm cầu TRỌN KHÔNG THỂ ĐƯỢC.” Có nghĩa là: nếu ta muốn phân tích tìm cầu, kiếm lấy một thứ cực-vi chắc nịch, để dựng nó nên làm viên-gạch-cơ-bản để xây dựng pháp giới này, thì trọn không thể được.
Là vì sao?
Là vì pháp giới này không phải là Vật, trọn không thể xây dựng bằng Vật như một chiếc máy đồng hồ hay một cái ô-tô được. Nó là 1 trường biến hiện do nghiệp-lực và nhãn lực chiêu cảm nó là do quang minh biến hiện, do THỨC biến hiện, dệt nên bởi vô vàn vô-lượng những tâm-niệm chúng sanh tích lũytừ vô thủy, cũng như bởi những tâm niệm vô niệm của Chư Phật cùng Đại Bồ Tát.
Cho nên, Phật cùng chúng sanh chúng ta đều là những người THỢ DỆT. Tu hành cùng hành trì chỉ là ngồi DỆT tâm niệm. Dệt những tâm niệm cao cả nhẹ nhàng thì sẽ lần lần làm phát hiện những tấm thảm Ba tư, những ngọc ngà châu báu, những thân căn trang nghiêm cùng những quốc độ sáng ngời, có Bồ Tát ngồi đầy khắp…Dệt những tâm niệm lẩm cẩm, thì sẽ làm phát hiện những thân căn tật nguyền, chỉ có mảnh vải che thân, và lọt vào những quốc độ thành vách đen sì, thân mình cũng tối đen¸và cũng chẳng có mặt trời mặt trăng để soi sáng đường đi….
Nói rộng ra hơn nữa, thì thân căn chúng ta, cùng các vật chung quanh, như vây cam, tảng đá…cũngtương tự như Ngọn nến cháy ấy thôi.
Nghĩa là: trong 1 sát-na A, do sức suy động Hành nghiệp của những chủng tử nở ra, có hàng loạt vô vàn những tia-chớp-nháng đột khởi lên, tạo thành một tổng-tướng-ảnh-tượng, gọi là thân căn ta. Những tia-chớp-nháng thô kệch, nặng nề, nhiều tình nhiễm, thì chuyển động lần lần chậm hơn, cuộn lại rồi kết thành những tế bào của thân. Còn những tia-chớp-nháng vi tế hơn, khinh thanh hơn, linh minh hơn, thì chuyển động lẹ hơn, nhưng cũng vẫn cuồn cuộn lại và kết thành Thọ-ấm, Tưởng-ấm cùng Hành-ấm của tâm thức….
Rồi đến sát-na B kế tiếp, lại có hàng loạt vô vàn những tia-chớp-nháng khác đột khởi lên, nhưng tương-tợ-tương-tục và tạo thành những tổng-tướng-ảnh-tượng tượng tợ tương tục…Nhịp điệu rung chuyển của những quang minh ấy thực là vi tế và cực kỳ thần tốc, nên mắt thịt của người cùng những dụng cụ khoa học chưa thể có cách gì nhận định nổi. Ngay cho đến những quang minh thấp kém thô kệch như quang tuyến X hay Gamma chẳng hạn, mà đã đạt tới những tần-số khủng khiếp là rung chuyển hàng triệu hoặc hàng tỷ lần trong 1 giây rồi. Huống hồ là sự rung chuyển của những quang minh rất vi-tế?! Và cũng vì thế nên Phật mới bảo rằng cảnh giới đó là Bất-khả-thuyết….Và phải có thiên-nhãn, huệ-nhãn hay pháp-nhãn mới có thể thấy được phần nào…Và chính là mật-độ (densité), cùng sự chuyển động chậm lại và cô đọng của những vọng-tưởng-kiên-cố, nó khiến cho Trọng-lượng được phát hiện trong thân căn ta cũng như trong sự vật.
Cũng như thân căn ta, những sự vật bên ngoài như cây cam, tảng đá hoặc tinh tú… cũng vậy thôi. Nghĩa là được dệt nên bởi vô vàn những tia-chớp-nháng, rồi được kế tiếp tương-tợ-tương-tục…Lấy tỷ dụ một vì tinh tú thì đủ hiểu. Từ đâu mà có những vòng đai khí-quyển (anneaux de Neptune chẳng hạn) thường bao bọc các hành tinh hay tinh tú? Từ đâu mà các tinh tú cứ đốt cháy cùng chiếu sáng hoài hoài vậy được? Từ đâu mà có loại động vật hoặc loài người xuất hiện trên các hành tinh? Con động vật đầu tiên hay con người đầu tiên là ở đâu mà xuất hiện?
Sở dĩ có những vòng đai khí quyển, là vì chúng là những dấu-tích rớt lại của những cơn-lốc phong-luân mênh mang của quang minh trong thời kỳ hình thành một tiểu thế-giới. Vì sự vật nào cũng được dệt nên bởi những tia-chớp-nháng xuất hiện tương-tợ-tương-tục, và chuyển động theo hình-chôn-ốc…Còn về điểm các tinh tú thường cứ đốt cháy chiếu sáng hoài hoài rất lâu, thì nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do sự đốt cháy (combustion) liên tục của một số chất hơi hóa học như hydrogène hay helium chẳng hạn. Trả lời như vậy thì Không phải hoàn toàn sai, nhưng mới chỉ là đứng ở mức độ nhìn những nhân-duyên nông cạn và bề mặt mà thôi. Và chưa thể nào hiểu nổi cái bản chất linh hoạt và sống động của vũ trụ này. Thực ra, thì các tinh tú cũng như mọi sự vật, đều bắt nguồn ở cái Biển quang-minh-uyên-nguyên ấy cả, do sức nghiệp huyễn khởi nên thành quốc-độ y-báo. Nên các tinh tú đều là những thực thể linh động, và đều hàm chứa một Đà-sống nội-tại, do sức Hành huyễn khỏi của nghiệp báo. Nên cứ phụt lên như cây pháo bông, cháy hoài cho đến khi hết sức nghiệp mới nguội…
Vì thế, nên trong kinh Phật, mặt trời mặt trăng đều có những vị trời trị vì ở đó, gọi là Nhật cung thiên tử, hay Nguyệt cung thiên tử. Nhưng đôi mắt thịt cùng dụng cụ khoa học chưa thể nào làm hiển lộ nổi.
Chư Phật Thế tôn, xuất hiện nơi đời nhiều như vi-trần, dùng Phật nhãn NHÌN RÕ mọi then chốt sinh cơ của pháp giới, rồi luôn luôn nhắc nhở chúng sanh về cái Nguồn sinh cơ ba-động-vi-tế ấy tức là Diệu tâm. Nhưng phần lớn chúng sanh đều không chịu tin. Là do ám chướng quá sâu dầy, do tập quán nhận thức thô-kệch và sai biệt từ vô thủy quá sâu nặng….
Sự vật là như vậy, là những tia-chớp-nháng kế tiếp nối nhau, gần như không có kẻ hở. Vì thế, kinh Phật thường nói đến một thứ duyên kỳ dị, gọi là Đẳng-vô-gián-duyên…Nghĩa là tia-chớp-nháng trước, khởi lên rồi biến đi, làm duyên cho tia-chớp-nháng kế tiếp khởi lên cái diễn trình huyễn-khởi của sức Nghiệp. Khi 1 hành giả tu hành, vào được diệt-thọ-tưởng-định, thì những tia-chớp-nháng ấy mới ngưng đột khởi, nhưng chỉ mới ngưng về phần THÔ mà thôi….Chân lý là như thị, bí-ẩn của pháp giới này là những tia-chớp-nháng của quang minh. Mới nghe thì khó tin khó nhận, nhưng nghĩ lâu thì thấy rằng có lẽ Chân lýkhông thể khác được….
Vậy thì những tia-chớp-nháng hay quang minh ấy, chúng hằng không ngừng nghỉ đột-khởi từ nơi Biển Chân-không, do sức Hành huyễn khởi của những chủng-tử Nghiệp lực NỞ XÒE ra. Đôi mắt thịt củachúng ta thì không có cách gì nhận định thấy những chủng tử ấy. Nhưng những bậc tu hành có Thiên nhãn, Huệ nhãn hay Pháp nhãn thì có thể nhìn thấy các chủng tử, có lẽ dưới hình thái nhũng cơn-lốc-ba-động quang minh, tuy vi tế nhưng cực kỳ thần tốc mãnh liệt.
Nghĩa là chúng phát khởi từ vô vàn những trung-tâm khởi vọng gọi là Chúng sanh, cũng như vi-trần-số những trung-tâm (foyer) khởi Diệu-dụng gọi là Chư Phật và Đại Bồ Tát, và cũng gọi là Chúng sanhLớn…Mỗi chúng sanh, do những tâm niệm cùng thi-vi tạo tác (thi-vi tạo tác cũng là do tâm niệm) từ vô thủy triền-miên, nên tạo dựng nên 1 thứ thiên-la-võng quang minh gần như riêng biệt của mình. Chư Phật cùng Bồ Tát cũng vậy, do thần-lực cùng nguyện-lực nhiếp độ, cũng tạo dựng nên những thiên-la-võng quang minh vi-tế và tuyệt nhiên không tình nhiễm….Và vô lượng vô vàn, vô cùng tận những thiên-la-võng ấy đều huyễn-khởi trùng-trùng, đều chập chùng xen lẫn lồng vào với nhau, đều thẩm thấu trùng-trùng, tương-duyên-tương-sanh biến ảo không cùng tận. Tuy thẩm thấu xen lẫn trùng trùng, nhưng vẫn giữ được những khía cạnh đặc-thù riêng biệt.
Và tất cả những màng lưới thiên-la-võng quang minh ấy, có thể coi gần như Bản-lai-diện-mục của pháp giới này. Vì những quang minh căn-nguyên (radiations originelles) lại lần lần làm phát hiện nên vô lượngnhững quang minh quyến-thuộc, thấp kém và thô kệch hơn, để kết tập thành những cảnh giới có hình tướng của pháp giới…Do đó, mỗi chúng sanh thường chiêu-cảm lấy 1 ảnh-tượng riêng biệt về pháp giới, tùy theo mức độ cộng-nghiệp cùng biệt-nghiệp của mình, tức là mức độ khởi vọng.
Và cũng bởi thế, nên Kinh Hoa Nghiêm mới dạy rằng: “Hoa-tạng thế giới Tỳ-lô tánh hải này, được dựng lập nên là do Nghiệp-lực-hải của chúng sanh, và do Thần-lực-hải của Chư Phật, cũng như là do Nguyện-lực-hải của chư Đại Bồ Tát…” Cả 3 thứ Hải đó đều là bất-tư-nghì, nhưng pháp giới được AN LẬP, có chỗ nương về, có chỗ trụ là ở nơi Quang-minh-võng của Chư Phật.
Ở nơi gần tột-bờ-mé của bình diện Bản-lai diện lục ấy, thì chỉ là vậy thôi, đều là quang minh vi tế, vàngoài ra không có một Vật. Vật chỉ là ảnh-tượng chiêu cảm…Kẻ viết trộm nghĩ rằng: nếu hành giả nào, trong mỗi giây mỗi phút, có thể giác quán miên tục được sự NHÁNG lên của những tâm niệm, và hiểu rằng chính những tia-chớp-nháng ấy dệt nên pháp giới này, thì kẻ đó đã bắt đầu SỐNG VỚI TÁNH rồi…, tức là bắt đầu Đi-trong-ánh-sáng của Diệu tâm….
Cần nói thêm ít giòng về sự Khởi lên của những tâm niệm, của những tia-chớp-nháng ấy.
Chúng ta thường coi những tâm niệm là hoàn toàn vô tướng mạo, và vô hình chất. Và từ vô thủy, đều mắc phải tập quán nhận thức lệch lạc, coi những tâm niệm vô-hình-chất ấy gần như hoàn toàn khác biệt với cái thân-căn hữu hình và hữu chất này.
Trong Kinh Lăng Nghiêm (trang 1061, bản dịch của cư sĩ Tâm Minh), Phật đã cảnh tĩnh chúng ta về sự lầm lạc này. Trên đại cương, Ngài dạy rằng:”Nếu Tâm tưởng và Thân không phải là cùng 1 THỂ và hoàn toàn khác biệt nhau, thì làm sao những tâm niệm lại có thể thẩm thấu vào thân,và sai khiến thân được? Làm sao khi thân đau ốm, tâm lại bị buồn rầu lo lắng được?....Vậy nên biết rằng 2 cái là cùng một thể, cùng là hư vọng, chỉ khác nhau ở mức độ sai biệt về vọng-hóa mà thôi….” Và cũng bởi thế, nên Kinh mới mệnh danh những tâm-tưởng của ý-thức là DUNG THÔNG vọng tưởng. Dung thông có nghĩa là, một mặt chúng có thể thấm thấu vào những vọng tưởng kiên cố tức là thân-căn, cùng những hư-minh vọng tưởng của sự cảm thọ của 5 thức trước, mặt khác chúng cũng có thể thấm thấu vào những vọng tưởng u-ẩn hoặc rất vi-tế của thức thứ 7 và thứ 8.
Vậy thì mỗi khi 1 tâm niệm khởi lên, hoặc từ Mạt-na thức chấp ngã, hoặc từ Tàng thức chấp pháp, hoặc từ Chân-không của Diệu Tâm…., tức là nó mở 1 cuộc hành trình CHUYỂN HIỆN từ chỗ vô-hình-chất xuống những lớp có hình-chất. Tâm niệm của chúng ta thường là tâm niệm chúng sanh, nên đều hàm chứa tình-nhiễm (ưa ghét vui buồn). Nên quang minh của tâm niệm lần lần trở thành nặng nề, chuyển động chậm lại rồi xoáy tròn chon-ốc. Và trong cuộc diễn trình này của tâm niệm, thì bao giờ cũng có PHƯƠNG-THỜI-THẾ-TỐC và SỐ nổi lên theo nó.
Phương Thời Thế Tốc và Số tức là 4 Bất-tương-ưng hành pháp trong hệ thống Duy thức. Phương là Không-gian, Thời là thời-gian, Thế-tốc là sự chuyển động mau hay chậm, còn Số là những ảnh-tượng sai biệt muôn hình vạn trạng…Nghĩa là: khi 1 tâm niệm khởi lên, và chuyển hiện vào những lớp có hình-chất lưu ngại, thì bao giờ nó cũng TRẢI ra trên không gian và thời gian, do đó hàm chứa 1 thế-tốc tương đối rồi biến hiện thành nhiều thứ ảnh tượng sai biệt. Tức là nó chuyển hiện từ cái MỘT vô sai biệt, phi không gian và thời gian, từ cái cực kỳ thần-tốc lập tức ứng-hiện….sang cái NHIỀU (Multiple, Many) có sai biệt vô cùng vô tận, có không gian có thời gian, cũng như có 1 thế tốc tương đối…Kỳ thực, thì cả Không lẫn Thời ấy, cả Thế tốc và Số ấy cũng chỉ đều là vọng-tưởng, là huyễn hiện tương ưng mà thôi…Và không gian cùng thời gian bao giờ cũng dính liền và tương ưng với thế tốc của quang minh tâm niệm(xin xem cuốn Lăng Kính Đại Thừa…)
Như thế là giáo lý Nhà phật, nhất là Kinh Lăng Nghiêm và Duy thức học, đã diễn giải khá rõ rệt về diễn-trình chuyển hiện từ cái vô-hình-chất tới cái có-hình-chất, tức là từ Tâm đến Vật. Lời diễn giải này dĩ nhiên là không có phương-trình toán số ( equations mathématiques ), vì mục tiêu của giáo lý là chỉ dạy hành giả đi tới chỗ thực-chứng và xóa bỏ mọi đo lường phân biệt…Phật nhìn thấy rõ những cảnh giớivi-tế ấy, rồi dạy ta cách thức đi tới đó rồi tự mình nhìn nhận lấy, tức là vượt qua cái sai-biệt-trí để nhìn bằng vô- sai-biệt-trí…Trong khi khoa học ngày nay vẫn còn lòng dòng ở nơi sai-biệt-trí để đo lường phân biệt 1 số Sắc pháp mà thôi. Về những sắc-pháp này, khoa học thực ra mới chỉ nghiên cứu tạm kỹ càng về sắc-trần và thanh-trần. Còn về hương-trần, vị-trần, xúc-trần cùng pháp-trần….cũng chưanghiên cứu mấy nổi… Ngoài ra, về sự nghiên cứu những tâm-pháp, thì ngành phân-tâm-học hầu như chỉ mới manh nha, vì các nhà khoa học vẫn khư khư muốn ôm lấy cái kiến chấp cố hữu về Vật, và chưa hiểu Tâm là cái gì. Họ luôn luôn suốt ngày dùng đến tâm-thức, mà vẫn không hiểu Tâm. Còn về những Bất tương ưng hành pháp, thì nhà khoa học mới chỉ nghiên cứu 1 cách nông cạn máy móc về Không-Thời cùng Thế tốc mà thôi. Và phải đợi đến Einstein, mới đưa ra được những lối nhìn khá sâu sắc, những vẫn chưa liễu nghĩa về Không-Thời cùng Thế tốc….
Cũng cần ghi thêm rằng: về sự Chuyển động, thì giáo lý nhà Phật dạy rằng mọi thứ lay-động hay chuyển-động đều chỉ là vọng-hiện, tùy theo mức độ tâm thức của chúng sanh đứng nhìn. Đây là đứng về phương diện Chân-đế vô sai biệt mà nói….Còn đứng về Tục-đế sai biệt mà nói, thì cũng có thể nhận định rằng: pháp-giới này có lẽ bao gồm 2 hình thái chuyển động. Một hình thái chuyển động căn nguyên (movement original) còn ít bị vọng hóa, là sự phụt lên, khởi lên của những tia-chớp-nháng quang minh, rồi lần lần xoay tròn cực kỳ mau lẹ theo hình chôn-ốc (movement en spirale). Và một hình thái chuyển động khác có thể tạm gọi là sự lay động hoặc chuyển động lăng-xăng-ngang-dọc (movement tangential et latéral): tức là khi những quang minh đã chuyển hiện qua nhiều lớp vọng-hóa sâu dày rồi, và kết tậpthành chúng sanh, thì các chúng sanh này, do sức suy động của ảo-tưởng Ngả-giả, tri-giả, giác-giả… lại dùng thủ đoạn nhân-vi để tạo nên nhiều thứ chuyển động lăng-xăng đi ngang đi dọc…Có lẽ là như vậy, vì trong Kinh không thấy nói rõ về điểm này…Thực ra thì nhưng thể-thức (modalités) rung chuyển hay chuyển-động hay chấn-động của những quang minh vi-tế này đều là bất-tư-nghì, khó thể nghĩ bàn. Và sự cố gắng mường-tượng hình-dung những thể thức ấy, chẳng qua chỉ là cốt làm rõ rệt thêm được phần nào thì hay phần ấy mà thôi.
Về sự vọng-hiện của mọi chuyễn động hay khứ-lai này, thiết tưởng cần nhắc tới lời nói bất hủ của Tổ Di-Đá-Ca, vị Tổ thứ 6 của phái Thiền tông Ấn Độ:
“Trong lúc đi du hóa, có người hỏi:
- Tôn giả từ phương nào đến, và muốn đi đâu?
- Ta từ Tâm mình đến, muốn đi không có chỗ…”
Cho nên, khi chúng ta còn ôm khư khư lấy chấp Ngã, thì cái Ngã cũng tương tự như tấm lăng kính hay tấm gương có vô vàn những GỢN tình nhiễm lăn tăn, và những gợn đó làm ảnh-hiện nên mọi ảnh-tượng cùng chuyển động. Nhưng khi Ngã đã chìm tiêu vào Biểu Diệu tâm rồi, thì thấy rằng ảnh-tượng cùng chuyển động chỉ là vọng hiện…Cũng tương tự như mặt trăng vẫn treo bất động ở trên không, nhưng vì mặt nước hồ lăn tăn gợn sóng, nên ảnh-hiện thành muôn vàn đốm vàng lăn tăn lay động. Tới khi mặt nước đứng lặng, thì thấy rằng trăng-đáy-nước giống như trăng trên không, vẫn chỉ là một và an nhiên bất động….
3 - Pháp giới mênh mang là một màng Thiên-La-Võng tương sanh tương duyên, trong đó các sự vật đều trùng-trùng-huyễn-khởi-tương-ưng:
Sở dĩ như vậy, là vì pháp-giới đều lưu xuất ra từ Biển Diệu-tâm, và hết thảy mọi ảnh-tượng, dù là sự hay là vật, cũng đều được dệt nên do vô vàn những màng lưới quang minh phát hiện từ Diệu tâm rồi trùng-trùng thẫm thấu và trùng-trùng biến hiện.
Từ dữ kiện căn bản này, có thể suy diễn ra mấy điểm thiết yếu sau đây:
a) - Mọi sự vật đều GẮN BÓ lẫn nhau, ĐẮM NHIỄM lẫn nhau, thâu hút lẫn nhau, đều không thể lìa nhau được, đều không phải là MỘT cũng chẳng phải là KHÁC:
Tỷ dụ như Căn thì thường gắn bó với Trần, đắm nhiễm với Trần, thâu hút bởi Trần, khó thể lìa nhau được. Vì những tập quán từ vô thủy, và cũng vì đều xuất phát từ cái Một tức là Thức Sơ năng biến hay từ Diệu tâm…Cho nên, con mắt thường gắn bó với sắc-trần, đắm-nhiễm bởi sắc-trần, bao vây bởi sắc-trần, khó thể lìa nhau được, không phải là một cũng không phải khác…Căn và Trần đã như vậy, thì Thức cũng vậy….Về điểm gắn bó giữa Căn-Trần-Thức này, chương 3 và 4 khi nói về Vòng huyễn-hiện của Thức biến, sẽ trình bày kỹ càng hơn, vì đây là 1 điểm quan yếu để hiểu Kinh Lăng Nghiêm.
Sự vật cũng vậy, cũng đều gắn bó với nhau để tương-sanh-tương-duyên, không thể lìa nhau được, vì mọi vật đều là sở-duyên-duyên cho một vật, và ngược lại…Vật A chẳng phải một cũng chẳng phải khác vật B. Chẳng phải một vì có ảnh-tượng cùng hoạt dụng khác nhau, nhưng cũng chẳng phải khác vì A dính mắc với B và cần có B mới hiện hữu được…và cả 2 cùng khởi lên từ Diệu tâm.
b)- Mọi sự vật đều lưu xuất từ Diệu tâm, nên đều hàm chứa GIÁC TÁNH, chỉ khác nhau ở mức độ-nghiệp lực hay mức độ THĂNG HOA của thức-giác mà thôi….Do đó, những kiến chấp về GIÁC GIẢ hay TRI GIẢ đều chỉ là vọng tưởng:
Trong pháp giới này, thực ra chẳng có gì thực là hữu-tình hay có tri giác cả, và cũng chẳng có gì thực là vô-tình hoặc vô-tri cả. Phân chia ra hữu-tình cùng vô-tình đều là tùy theo mức độ nhãn-lực cùng vọng-thức chấp ngã rồi khởi phân biệt.
Vì Diệu-tâm là Giác tánh, và Giác tánh chu biến cùng khắp, cái Hư-minh le lói cũng cùng khắp, nên cái HAY BIẾT cũng cùng khắp. Cho nên, ngay ở những thứ như cây cỏ, núi đá…cũng vẫn có một thứ thức giác hay biết thô sơ của nó, mà nhà Phật gọi là Phi-tình thần thức. Và mọi vật đều là 1 tấm gương, hoặc bằng phẳng, hoặc lồi lõm gồ ghề, hoặc trong sáng, hoặc mờ bụi…và phản ảnh lại pháp-giới. Vì mức độ Thăng hoa có sai biệt, nên sự phản ảnh hoặc tỏ, hoặc mờ, hoặc tối om. Nhưng tối om cũng vẫn là phản ánh.
Loài người chúng ta vốn là 1 loài có thức-giác được thăng hoa khá cao độ, do nghiệp-lực chiêu cảm…Nên thường khi, đem so sánh đối-đãi mình với những vật khác kém thăng hoa, đều dễ khởi những kiến chấp về Ngã-giả, về Giác-giả, về Tri-giả…mà kinh Đại Bát nhã hay nhắc tới. Tự cho rằng mình là 1 loài tôn quý và có tri giác cao sâu, còn những thứ kia đều là vật vô-tri. Đó là 1 lớp vọng.
Rồi lại khởi 1 lớp vọng nữa: tự cho mình là kẻ thông minh tài trí nghiêng đời, còn những kẻ kia là bọn ngu dốt tối tăm, và chỉ có mình mới có thể nghĩ ra những ý-nghĩ cao siêu được.
Như thế là bước từ vọng đến vọng, chồng chất vọng không thôi.
Cho nên, khi ta nghĩ rằng: “TÔI thấy, tôi nghe, tôi hay, tôi biết, tôi cảm xúc, tôi tư tưởng…”, nghĩ như vậy là LẦM LẠC lớn…Vì thực ra, không phải là Tôi thấy, mà chính là cái Giác-tánh trong sáng ấy nó thấy, vì nó vốn trong sáng và vốn thấy, và cũng chính Giác-tánh ấy nó nghe, nó hay, nó biết, nó cảm thọ, nó tư tưởng. Giác tánh ấy phổ vào thân tâm ta, rồi tùy theo mức độ nghiệp-lực, làm phát-hiện những thấy-nghe cùng tư tưởng ấy.
Cho nên, khi ta thấy-nghe-hay-biết mà giữ được trạng thái hồn-nhiên, gột được những kiến chấp của Ngã, thì cái tâm thấy-nghe ấy ĐỨNG LẶNG và trong sáng, phản chiếu rõ rệt Tánh cảnh tức là bản-tánh của sự vật. Và nhà Phật gọi là cái tâm thấy-nghe ấy là KIẾN ĐẠI, và nó là con đường trở về Diệu tâm.
Còn khi ta thấy-nghe-hay-biết, mà tâm thức vẫn lao xao rì rào dao động lăn tăn bởi những niệm chấp trước hoặc dụng tâm của Ngã, thì cái biển thức tâm vẫn lao xao song vỗ, nên chỉ phản chiếu những ảnh-tượng lệch lạc méo mó của sự vật. Và nhà Phật gọi thức-tâm thấy-nghe ấy là THỨC ĐẠI, và nó là con đường xa lìa Diệu tâm, đi sâu vào Vọng và trôi-lăn-lưu-chuyển…..
Về các sự hành động thi-vi tức là nghiệp-báo cũng vậy, khi ta còn khư khư ôm lấy những kiến-chấp về Ngã và Pháp, thì Nghiệp vẫn theo ta như hình với bóng….Nếu tu hành buông bỏ được những kiến chấpấy rồi, thì nghiệp tự tiêu tan…
Nên xưa kia, khi Tổ Di Đà Ca đi du hóa, có 1 vị tới hỏi ngài:
- Tôn giả biết tôi chăng?
Tổ đáp:
- Tôi là CHẲNG BIẾT, biết là CHẲNG TÔI…
Là ý ngài muốn dạy rằng: khi ta còn ôm khư khư lấy cái ngã hay cái tôi, thì cái tôi ấy tạo thành 1 tấm lăng kính làm lệch lạc cái Giác tánh siêu việt, và sự hay-biết ấy chỉ là méo mó không thể thấu nổi bán tánh sự vật, nên gọi là Chẳng biết…Khi bỏ được cái lăng kính Tôi đi rồi, thì cái hay-biết mới thực trong sáng thấu triệt, nên gọi là Chẳng tôi….
Vọng-tưởng về Giác-giả hay Tri-giả này là một vọng tưởng lớn và sâu nặng….Nếu kẻ hành giả quán chiếu được luôn luôn về điểm này, thì sớm dẹp trừ được tâm ngã-mạn cùng chấp ngã, và tiến nhanh trên đường tu tập…Vì thế, nên Kinh Đại Bát Nhã hay nhắc tới cái vọng tưởng vừa lớn vừa vi-tế này….
c)- Về tinh chất LƯU NGẠI hay KHÔNG LƯU NGẠI của sự vật:
Các sự vật đều là những ảnh-tượng dệt nên bởi vô vàn những quang minh của nghiệp lực. Nghiệp lựcthì có thô có tế, nên các quang minh cũng vậy, hoặc là thô kệch nặng nề chậm chạp, hoặc là vi-tế nhẹ nhàng…(chữ chậm chạp ở đây chỉ có ý nghĩa rất tương đối, vì thực ra, quang minh nào cũng có thế tốckinh khủng mà trí óc ta khó mường tượng).
Đối với những ảnh-tượng quang minh này, tính chất lưu-ngại hay không lưu ngại là 1 vấn đề khó biện biệt. Nhưng nương theo lời kinh, có thể tạm nhận định như sau:
Những ảnh tượng hay sự vật, ở cùng 1 mức-độ nghiệp lực quang minh, thì thường lưu-ngại lẫn nhau….Tỷ dụ như các sự vật thường trông thấy như thân căn, cái bàn, cây cam, vì chúng đều được dệt nên bởi những vọng tưởng KIÊN CỐ của chúng sanh (danh từ này là của kinh Lăng Nghiêm), nên chúng lưu ngại, và thân ta không thể đi qua cái bàn được…Những cảm thọ của người là những vọng tưởng HƯ MINH, còn những tâm-tưởng là những vọng tưởng DUNG THÔNG. Vì ở cùng 1 mức-độ nghiệp lực, nên những cảm xúc cùng tâm tưởng của ông A thường cũng lưu ngại những cảm xúc cùng tâm tưởng của ông B. Tỷ dụ như khi ta đi vào 1 buổi hội đông người, mỗi người đều phát thanh 1 cách và tranh luận rầm rĩ, thì tâm thức ta thường xốn xang dao động…
Trái lại, những ảnh-tượng hay sự vật ở khác mức độ nghiệp-lực quang minh, thì thường không lưu-ngại lẫn nhau….Tỷ dụ như có những loại quỷ thần có thể đi qua thân căn của ta được mà ta không hay biết. Vì thân căn của quỷ thần đó được dệt bằng 1 thứ quang minh vi-tế hơn quang minh của thân ta. Hoặc tỷ dụ như ngày nay, quang-tuyến Gamma có thể xuyên qua một tấm chì được. Là vì quang-tuyến ấy là 1 thứ quang minh vi-tế hơn những nguyên-tử của chất chì…
Còn như nếu tu hành tới bực A La Hán hay Đại Bồ Tát, thì những nghiệp-hoặc thô lậu đều hết sạch, và các ảnh-tượng sự vật đều không còn lưu ngại được nữa. Những quang minh của thân căn đều trở thành thanh tịnh vi-tế, nên bậc A La Hán thường đi qua núi đá như đi trong hư không vậy. Nên thân của các ngài có thể gọi là Diệu hữu, vì không còn lưu-ngại….
d) - CAO nhìn thấy THẤP, còn THẤP không nhìn thấy CAO:
Trên đại để, thì các chúng sanh ở mức-độ tâm thức hay đạo-lực cao (tức là nghiệp-lực nhẹ) thường cónhiều thần thông du hí hơn, và thường nhìn thấy các loài chúng sanh ở mức độ tâm thức thấp hơn…Trái lại, các chúng sanh ở mức độ thấp, thường không nhìn thấy chúng sanh ở mức độ cao.
Tỷ dụ như loài trời nhìn thấy người, nhưng người khó thể nhìn thấy loải trời, trừ phi tu luyện cao thì các thiên tử sẽ tự hiện đến cúng dường…Là vì các quang minh thân căn của loài trời vi-tế hơn. Như các ngài Tứ Thiên Vương vẫn đi tuần trên không trung và nhìn thấy mọi người, nhưng chúng ta không hề nhìn thấy các ngài.
Các vị thiên tử ở những tầng trời thấp, cũng không nhìn thấy những vị ở tầng trời cao hơn.
Trong các kinh Đại Thừa, có rất nhiều vụ trong đó, có Đại Bồ Tát ở cõi khác sang Ta bà nghe kinh. Nhưng vì đạo lực của ngài quá cao, quang minh của diệu-sắc-thân vi tế, nên phần đông tứ chúng đều không nhìn thấy ngài. Nên phải cầu Phật dùng thần lực gia trì cho mới nhìn thấy.
Vì thế, nên trong Kinh Lăng Nghiêm (trang 915) Phật mới dạy rằng: “Này A Nan! Những vị A Na Hàm cư ngụ ở 5 tầng trời Bất hoàn thiên đó, thì chỉ riêng có 4 vị Thiên-vương Tứ thiền được nghe thấy nói, nhưng không thể thấy biết được. Cũng như hiện nay, có những đạo tràng nơi rừng sâu do những vị A La Hán trụ trì, nhưng người thế giam thô thiển không thể thấy được….”
e) - Ở mỗi mức-độ tâm thức, hay mức-độ ĐẠO LỰC, NGHIỆP LỰC, NHÃN LỰC, thì cái LĂNG KÍNH kiến-chấp gợn-sóng-lăn-tăn của mỗi chúng sanh lại làm LÓE lên những ảnh-tượng sự vật có vẻ khác biệt:
Đó là do nghiệp lực chiêu cảm, mà Kinh Lăng Nghiêm luôn luôn nhắc nhở….Đó cũng là lẽ Trong-ứng-Ngoài-hợp. Vì khi một chủng-tử trong Tàng thức ta hiện hành và nở xòe ra, thì những ngoại duyên cũng làm phát hiện những ảnh-tượng TƯƠNG ƯNG với nghiệp lực….Thường khi, trong cuộc sống, ta hay gặp những cảnh nghịch duyên trái ý, khiến ta rất khổ sở khó chịu mà vẫn không sao làm thay đổi được. Song những cảnh nghịch duyên ấy đều là tương-ưng với những chủng-tử nghiệp nở ra trong Tàng-thức ta. Và cũng vì ta thường chỉ sống ở mức độ ý-thức, chưa thòng nổi sợi dây tâm thức lọt qua được tiềm-thức chấp Ngã, để lọt được vào Tàng thức nên ta vẫn chưa chuyển nổi những chủng-tử nghiệp, và do đó chưa chuyển nổi những chủng tử nghịch duyên…Khi nào tu hành tới mức lọt được vào Tàng thức, thì sẽ chuyển nổi nghiệp, và do đó chuyển được nghịch duyên.
Cũng bởi vậy, nên cũng cùng 1 dòng sông thôi, mà mỗi loài chúng sanh lại tiếp nhận 1 ảnh tượng khác. Loài người có nghiệp lực trung bình, không tốt không xấu quá thì nhìn thấy dòng sông, có thể là nước uống và tắm rửa được. Loài ngạ quỷ thì thấy là 1 dòng lửa đốt cháy….Chư thiên có nhiều phước báo thì thấy là ngọc lưu ly..Loài rồng có trí huệ kém hơn người nhưng phước báo lớn hơn, nên thấy đó là cung điện lầu các có thể ăn uống ngủ nghỉ được. Tính cách chập-chùng biến hiện của pháp giới này là như vậy…Nhưng suy nghĩ kỹ, thì thấy rằng không thể có một chân lý nào khác được, để lý giải cái pháp giớinày.
Đối với một loài khác như loài chim chẳng hạn, thì cũng vậy. Đối với mức-độ nghiệp lực cùng nhãn lựccủa chúng, thì chắc rằng pháp-giới thường xuất hiện dưới những ảnh-tượng lù mù hạn hẹp hơn là những ảnh-tượng đối với người.
Rồi đối với 1 vị Đại Bồ Tát chẳng hạn, thì pháp-giới lại xuất hiện khác hẳn, vừa bao la vi tế nhỏ nhiệm. Nên ngài có thể nhìn thấy vi-trần-số-cõi, rồi các cõi lại kết lại thành những cánh hoa, rồi thành 1 bông Đại-bửu-liên-hoa tức hoa tạng thế giới.
Đại để là vậy.
f) - Khi kẻ hành giả, tu hành tới mức phá dẹp được HÀNH ẤM tức là Thức thứ 7 chấp Ngã rồi, thì LỌT vào được Tàng-thức, tức là phạm vi của THỨC ẤM, và thấy rõ những ba-động quang minh vi-tế của Thức biến….Lúc đó, sẽ nhìn thấy rõ 1 số những màng thiên-la-võng quang minh chu biến bao trùm khắppháp giới. Sẽ thấy rằng thân căn cùng sinh mạng của mình, dung thông và dính mắc với thân căn sinh mạng của tất cả chúng sanh, cũng như dính mắc chằng chịt với khắp pháp-giới. Vì pháp-giới chính là nằm trong Tàng-thức của mình, chính là Tàng-thức của mình, nhưng từ vô lượng kiếp trót mải mê đuổi theo ngoại vật nên ta thường quên mất điều đó. Quên rằng ngoại vật chính là những ảnh-tượng phát hiện từ nơi Tàng thức của mình. Cũng như anh chàng Diễn nhã đạt đa, soi gương thấy hình mạo 1 người nhưng lại lê sảng cho đó là một người khác, không biết rằng đó chính là hình bóng của mình….
Về điểm Tàng thức chu biến khắp pháp giới này, Kinh Lăng Nghiêm từ trang 1035, có giảng dạy kỹ càng…
Cũng vì chúng sanh cùng pháp-giới đều nằm trong Tàng thức của mình, nên Đại Bồ Tát không thể nào bỏ chúng sanh cùng pháp giới được. Vì nếu bỏ, thì sự thành tựu của chính mình cũng không được tròn đầy viên mãn…Đó là trường hợp của những bậc A La Hán, mà kinh gọi là Độn căn,và mắc bệnh Triền-không. Nghĩa là lọt được vào tàng thức rồi, nhưng tự mãn nguyện chỉ muốn dừng chân ở đó, không dám phát đại tâm ôm trọn pháp-giới, để thanh tịnh hóa hoàn toàn Tàng thức, và chuyển thành Bạch-tịnh-thức…
Người tu hành pháp môn Tịnh Độ, khi tới mức niệm Phật hoặc quán tưởng khá thuần thục rồi, thì trong một khoảnh khắc nào đó hoặc lúc lâm chung, có thể lọt được vào Tàng thức. Tâm-nhãn được mở, có thể được thấy Đức A Đà, Đức Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, hoặc thấy hoa sen, tràng phan, hoặc thấy chim bạch hạc hay khổng tước…Nếu kẻ hành giả là người rất cao, trụ trong niệm-Phật-tam-muội được mấy ngày liền, vào đến tột-bờ-mé vô sai biệt của Tàng thức, thì người đó sẽ tự hiểu rằng Ba vị Đại thánh Tây phương đều là những ảnh tượng phát hiện từ nơi Tàng-thức của mình. Và riêng đối với người đó, thì đương-xứ Ta bà này tức là tịnh-độ...Nhưng còn với tối đại đa số người tu niệm Phật, thường vẫn còn nhiều tập-khí nhận thức nhị nguyên sai biệt, thì vẫn có một Đức A Đi Đà THỰC SỰ để cầu tiếp dẫn, cùng một Cực lạc THỰC SỰ để cầu vãng sanh.
Còn như người tu trì kinh Pháp hoa, hoặc cầu Pháp hoa tam muội, khi tới mức khá thuần thục rồi, thì trong một khoảnh khắc nào đó, hoặc lúc lâm chung, cũng có thể tạm thời 6 căn thanh tịnh và lọt vào Tàng thức….Thấy những chư thiên đến đón rước mình, thấy thiên-nữ múa hát, và thấy mình đội mão 7 báu, thong dong rong chơi khoái lạc, như trong phẩm 28 của kinh Pháp hoa có nói rõ…
Và những vị tu hành Tịnh độ cũng cần lưu tâm, biết phân biệt giữa 2 cảnh: cảnh trời và cảnh Cực lạc….Cảnh trời thì thường có thiên-nữ, cảnh Cực lạc thì không có người nữ, thuần là trượng phu thân sắc vàng chói. Trái lại, cảnh Cực lạc có nhiều thứ chim do Đức A Di Đà hóa hiện ra, còn cảnh trời thì tuyệt nhiên không có chim…Trong cuốn Đường về Cực lạc, xưa kia, có mấy vị cao tăng được Chư thiêntới rước, nhưng từ khước không đi theo. Rồi nhiếp tâm niệm Phật, chờ các vị Đại thánh Tây phương tới mới chịu đi theo….
Tóm lại, chân lý Duy Tâm sở hiện bao trùm các Kinh Đại Thừa cùng những bộ Đại luận tuyệt tác như Đại trí độ luận hay Trung luận….Giáo lý nhà Phật đều tuân theo và triển khai theo LÝ NHẤT QUÁN của Tự tâm Biến hiện ấy. Nếu ý hội được phần nào chân lý ấy, thì người đọc kinh sẽ ít bị lạc bước.
Suy tư rồi Quán chiếu lâu dài về Chân lý biến ảo ấy, là công phu tối cần thiết của kẻ hành giả…Trong bộ Đại thừa Khởi tín, ngài Mã minh dạy rằng: ”Suy tư cùng quán chiếu về Lý Tự tâm biến hiện là Chánh niệm bậc nhất!”... Nếu lúc lâm chung mà hành giả có thể giữ được tâm thần không điên đảo để quán chiếu Duy tâm sở hiện, thì sẽ cực kỳ tốt lành cho sự thọ sanh hoặc vãng sanh. Vì lúc lâm chung là một giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ. Nhưng muốn được vậy, thì lúc bình thường cần phải luôn luôn quán chiếu.
Quán chiếu lâu rồi, thì sẽ nhận thấy rằng Thông-điệp vi-mật của Chư Phật 10 phương 3 đời: “Pháp-giới này được treo trên đầu 1 TÂM NIỆM” thực là Chân lý tối thắng, và Chân lý không thể khác được.
Suy tư cùng quán chiếu lâu rồi, thì những NÚT hoặc lậu trong tâm thức sẽ tự cởi dần. Những nút hoặc lậu vi-tế ấy cởi, thì 6 căn cũng cởi và trở thành thanh tịnh, không còn dính mắc ô nhiễm bởi khách-trần nữa…Và thân-tâm lần lần trở thành 1 tạng quang minh Bảo-giác-viên-dung, tương tự như con tằm đã thoát khỏi cái kén hoặc lậu thô kệch, để thoát ra thành một loài bướm quý….Nơi đây, là bình diện của Lý Sự vô ngại, của Tự Tha vô ngại…độ người cũng như độ mình và mọi động-tác thi-vi cũng đều như huyễn hóa.
Trong phẩm Đề bà Đạt da (phẩm 12)) của kinh Pháp Hoa, trong 1 tiền thân, Đức Phật đã từ bỏ ngôi vua, đi theo nhà thiện tri thức Đề bà Đạt da…Đem thân mình hầu hạ thiện tri thức, lấy thân làm giường ngồi cho thiện tri thức để HỌC Kinh Pháp Hoa….Kinh không thấy nói rõ vị thiện tri thức đã dạy Pháp hoa như thế nào?...Nhưng trộm nghĩ rằng: có lẽ vị thiện tri thức cũng chỉ dạy Phật về phép quán chiếu Diệu tâmmà thôi. Luôn luôn quán chiếu rằng: mình nói, mình thở, mình chau mày mình nhướng mắt,mình giơ tay cất chân....tất cả mọi tâm niệm động-tác-thi-vi cũng đều khởi lên từ nơi Diệu tâm ấy, tương tự như những vết-chim-bay, rồi lại tan biến bay đi để trở về Diệu-tâm…Lối quán chiếu miên tục như vậy, nhà Thiền Đốn ngộ gọi là sống không lìa Tánh….
Những nết đại cương đã nói rồi, nay chuyển sang Biển Chân tâm cùng sự khởi Vọng…..
Trích: LĂNG NGHIÊM ẢNH HIỆN
(Tiểu luận về Kinh Thủ Lăng Nghiêm Vương)
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Ban Văn Hóa Chùa Phật Tổ
905 Orange Ave, Long Beach, CA 90813
(Tiểu luận về Kinh Thủ Lăng Nghiêm Vương)
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Ban Văn Hóa Chùa Phật Tổ
905 Orange Ave, Long Beach, CA 90813
Nguồn: https://thuvienhoasen.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét