Cốt Lõi của đạo Phật
Thí dụ:
- Tâm sân thì thấy sân, tâm từ thì thấy tâm từ, tức là thấy sự thật. Thấy ra là quan trọng chứ không phải tâm sân hay tâm từ là quan trọng.
- Nghĩ rằng tâm từ là của ta hay do rèn luyện mới có tâm từ thì chưa giác ngộ
- Một người tâm sân thấy rõ sinh diệt của sân, sân xuất hiện thế nào, diễn biến ra sao, khi nổi sân thì mặt mày thế nào, người đó mới giác ngộ.
Đức Phật chỉ thấy ra niết bàn chứ Ngài không sở hữu niết bàn. Ngài không sở hữu bất cứ điều gì vì giáo lý của đạo Phật là vô ngã. Tất cả pháp đều vận hành đúng nguyên lý của nó, chứ nó không thuộc về bất kỳ ai. Kể cả những pháp đang hiện hữu ngay chính mình như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tâm, tâm sở .... muốn được cái gì đó mà không thấy ra là vô minh. Nguyên lý giác ngộ, cốt lõi của đạo Phật là thấy ra tất cả pháp, thấy ra sự thật và không dính mắc, không mê mờ vào bất cứ pháp nào dù pháp đó là niết bàn, như vậy mới là giải thoát.
Trong đạo Phật có rất nhiều người tinh tấn đến nỗi lên núi tuyết hay ở trong động tuyết, họ thực hiện rất nhiều điều khó khăn khiến con người ngưỡng phục nhưng chưa chắc họ giác ngộ.
Như Lai có nghĩa là giác ngộ pháp tại đây, như thị. Pháp Như Lai khai thị:
- Người trí tuệ tự chứng khi thấy ngay thực tại, không qua thời gian.
- Sự vận hành của pháp có trật tự nhất định, thí dụ như trái mít non mỗi giây biến đổi thêm một chút cho tới khi chín.
- Tính chất của mỗi pháp đều mỗi khác trong mỗi thời gian, không gian đúng với quy trình thời (bây giờ), vị (tại đây, tại lúc đó), tính (tính chất) nhất định của nó gọi là trật tự vận hành.
Dịch Lý
Nguyên lý của dịch lý là đơn giản nhất, đơn giản lại, đơn giản hoàn toàn. Đơn giản hoàn toàn là buông tất cả, chỉ trọn vẹn với cái đang là, mới thấu suốt được thái cực, thấu suốt được trạng thái của đất trời.
- Thí dụ trong vòng tròn, bên đây là bĩ, bên kia là thái. Nếu đang bị xấu (bĩ) mà trọn vẹn với cái xấu đó tức là đang tiếp xúc với thái cực, nhưng bĩ mà muốn trở thành thái thì không thể được. Dù không muốn trở thành thì vẫn nó trở thành theo sự vận hành của pháp chứ không phải theo ý chí của bản ngã.
- Càng chọn lựa (tức là trở thành) càng đánh mất mình trong vô minh ái dục, nên sinh khởi ra hành, thức. Muốn trở thành nên có ái, thủ, hữu rồi sanh ra sinh lão tử sầu bi khổ ưu não.
- Như đang đi mà trọn vẹn với đang đi, thì đó là niết bàn, là hoàn hão rồi, chứ không phải đi để đạt được niết bàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét