- Ngồi, đi, làm việc như đang ở nhà, sử dụng những oai nghi thông thường.
- Ngồi tự nhiên thường gồm nhiều oai nghi ngồi khác nhau, thay vì chỉ có đi, đứng, ngồi, nằm theo quy định. Thái độ bình thường là ngồi cách này, rồi thay cách khác (luôn luôn là để chữa khổ), và rồi lại thay cách khác, cuối cùng, khi không ngồi được nữa thì đứng hoặc đi.
- Ði cũng cần phải được thực hiện để chữa khổ. Nếu đi với ý định luyện tập thì nên tác ý lại là để chữa khổ. Ðối với một số hành giả, đi là một oai nghi được xem là dễ dẫn đến những động cơ khác hơn là chữa khổ. Ði cho thoải mái, đi theo cách nào đó để thấy được thực tánh, hoặc để kiểm soát phóng tâm, v.v...
- Nằm cũng không nên xao lãng. Nằm vẫn là một trong những oai nghi tự nhiên. Thoạt tiên, oai nghi nằm phải mất một thời gian khá lâu mới thấy khổ. Song, với việc thực hành liên tục, thân sẽ trở nên nhạy cảm hơn, và khi nằm xuống thì cái đau chẳng mấy chốc đã xuất hiện. Nếu đang nằm ngửa thì chuyển sang nằm nghiêng, nhưng nhớ phải yoniso mỗi khi thay đổi oai nghi.
- Nếu đang trong oai nghi nằm mà cảm thấy buồn ngủ thì ngủ với tâm niệm rằng đó là để chữa khổ. Song, nếu thân đã được ngủ đầy đủ mà vẫn ở trong tình trạng uể oải thì cần phải coi lại xem có phải do ăn quá nhiều trong bữa điểm tâm hay bữa cơm trưa hay không. Nếu phải, nên ăn giảm lại ba miếng trước khi no. Nếu trạng thái uể oải vẫn còn thì đứng dậy rửa mặt, hoặc đi ra ngoài hít thở không khí trong lành cho tỉnh lại. (Ngủ vượt ngoài những đòi hỏi bình thường của cơ thể, là một hình thức của tham ái, vì thấy ngủ là thoải mái, hay được ngủ càng nhiều càng tốt).
- Khi thức dậy vào nửa đêm, cố gắng ghi nhận sắc nằm. Nếu chỉ thức một lát (do trở mình hay giật mình), cũng cần phải ghi nhận việc thay đổi oai nghi (là để chữa khổ).
Tại sao phải thực hành một cách tự nhiên?
Dhamma Niyāma là Quy Luật Tự Nhiên hay Trật Tự Tự Nhiên (tức quy luật Nhân Quả). Quy luật này hiện hữu ở mọi nơi trong thế gian và Ðức Phật chỉ là Người khám phá ra nó. Dhamma Niyāma có ba đặc tánh:
- Các pháp hữu vi là vô thường - Sabba sankhāra anicca.
- Các pháp hữu vi là khổ - Sabba sankhāra dukkha.
- Tất cả các pháp (hữu vi & vô vi) là vô ngã - Sabba Dhamma anatta.
Bởi lẽ vô ngã cũng là thực tánh của Niết Bàn nên tất cả các pháp (Dhamma) đều không có tự ngã (anatta).
Ba đặc tánh trên hiện hữu trong mọi lúc, mọi nơi, dù cho khi ở nhà không hành thiền cũng vậy. Tuy nhiên, khi ở nhà, danh và sắc dễ bị phiền não ảnh hưởng làm cho ta nghĩ rằng "Ta" hiện hữu. Ðó là lý do tại sao trong pháp hành, mọi sự, mọi việc phải được làm một cách tự nhiên, nếu không, hành giả khó có thể thấy được những quy luật tự nhiên (Dhamma Niyāma) này. Chẳng hạn, nếu việc đi được thực hiện chậm một cách khác thường, tức không còn bình thường, quy luật tự nhiên sẽ bị che án.
Sự việc này cũng xảy ra như vậy nếu hành giả chỉ quan sát bước đi mà không quán sát toàn thân, hoặc không quán sát toàn bộ sắc ngồi trong khi ngồi, như Ðức Phật đã làm sáng tỏ trong đoạn Kinh sau:
"Lại nữa, này các tỳ kheo, một vị tỳ kheo khi đi tuệ tri rằng: ta đang đi; hoặc khi đứng, vị ấy tuệ tri rằng: ta đang đứng; hoặc khi ngồi, vị ấy tuệ tri rằng: ta đang ngồi; hoặc khi nằm, vị ấy tuệ tri rằng: ta đang nằm. Tóm lại, dù khi thân ở oai nghi nào, vị ấy tuệ tri nó là như vậy."(Dighā Nikāya, Mahāsatipaṭṭhāna Sutta)
(Ở đây, Ðức Phật dùng đại từ nhân xưng "ta", bởi vì nó cần thiết cho việc truyền đạt, nhưng phải hiểu là không có cái ngã nào thực hiện những oai nghi này, mà chỉ có Danh và Sắc. Danh, Sắc ấy phải được quán sát ngay trên thân chúng ta, chứ không phải trên thân người khác.)
Thiền sư Achan Naeb đặt câu hỏi này:
- Làm thế nào hành giả biết được cái gì là sắc đi?
- Cách hành giả đi tức là sắc đi vậy. Nhớ là toàn thể oai nghi chứ không phải chỉ bước chân. Sắc đi được nhận biết bằng ba danh - tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác (yogavacara).
Làm thế nào để biết được pháp hành của mình là đúng hay sai?
Việc nhận ra khi nào thì pháp hành của mình đúng và khi nào sai rất là quan trọng. Chẳng hạn, với pháp hành đúng, hành giả sẽ biết được oai nghi mình đang sử dụng và biết rằng oai nghi đó là sắc ngồi. Biết oai nghi là nhiệm vụ của niệm, và biết đó là sắc ngồi là nhiệm vụ của tỉnh giác. Hành giả sẽ biết hai điều này một lần. Nếu hành giả có sự tỉnh thức đối với sắc ngồi bằng tuệ thẩm nghiệm, hành giả sẽ biết bằng cảm nhận pháp hành như vậy là đúng. Nếu tuệ thẩm nghiệm đúng này được lập đi lập lại mãi sẽ dẫn đến trí tuệ minh sát (vipassanā paññā).
Hành giả cần phải biết rằng phận sự của Tứ Niệm Xứ là tiêu diệt tham - sân hay ưa - ghét. Chẳng hạn, nếu hành giả không thích phóng tâm, như vậy, sân sẽ phát triển. Ngược lại, nếu hành giả thích trú trong sát-na hiện tại bởi vì nó có lạc, lúc ấy, tham sẽ phát sanh. Vì vậy, pháp hành đúng là duy trì sự tỉnh thức trong sát-na hiện tại càng nhiều càng tốt - chính điều này sẽ tiêu diệt tham và sân.
Lại nữa, khi tâm gặp một đối tượng, tùy thuộc vào tác ý của hành giả có đúng hay không mà các trạng thái, hoặc là không kèm với phiền não (tức sát-na hiện tại), hoặc kèm với phiền não (các triền cái) sẽ phát sanh. Giả sử tâm gặp "phóng tâm", nếu yoniso không chân chánh, sân có thể nảy sanh. Nhưng nếu yoniso chánh đáng, nó sẽ thấy rõ rằng phóng tâm chỉ là Danh (phóng tâm), chứ không phải "ta" (phóng tâm), và hành giả sẽ sớm trở lại sát-na hiện tại.
Giản dị hóa pháp hành cho hành giả sơ cơ
Làm cho pháp hành trở thành phức tạp lúc ban đầu không phải là một ý tưởng hay. Ðối với hành giả sơ cơ, tốt nhất nên dùng sắc làm đối tượng quán trong sát-na hiện tại càng nhiều càng tốt, bởi lẽ sắc thô nên dễ thấy hơn, trong khi danh tế rất khó thấy, đồng thời giới hạn pháp hành vào những điểm thiết yếu này:
- Phận sự chính của hành giả là biết sắc ngồi, sắc đứng, v.v... trong mọi lúc bằng ba Danh - tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác - nghĩa là hành giả trú trong sát-na hiện tại của tuệ thẩm sát (ciñta pañña - present moment) càng liên tục càng tốt.
- Phận sự phụ là ghi nhận bất kỳ trạng thái tâm nào xen vào hay xâm nhập vào trong cái biết sắc ngồi,... (Chẳng hạn khi hành giả đang quán sắc ngồi thì "danh nghe" hay "danh thấy" nảy sanh.)
- Duy trì trong một oai nghi quy định nào đó cho đến khi cái đau buộc phải thay đổi, lúc ấy, tác ý chân chánh đến cái đau như là khổ và theo dõi cái đau chuyển sang oai nghi mới.
- Phải yoniso mọi hoạt động khác (ăn, uống, tắm rửa hay làm các phận sự trong nhà v.v...) như để chữa khổ.
Tóm lại, phận sự chính của hành giả sơ cơ là phải tỉnh thức liên tục đối với sắc trong mọi oai nghi cho đến khi hoàn toàn thuần thục trong việc quán ấy.
Chú thích:
Cũng như một người muốn làm cho nước trong, dùng một trái hạnh (katukanut) rồi thọc tay vào trong bình quấy hai, ba lần, nước vẫn chưa trong. Nhưng y không vì thế mà quăng trái hạnh đi, ngược lại, y sẽ chà đi, chà lại nhiều lần. Khi y làm như vậy, chất bùn sẽ lóng xuốngvà nước sẽ trở nên trong vắt. Vị hành giả cũng vậy, không nên thối chí mà phải nhận thức thấu đáo, tác ý nhiều lần, phân biện và định rõ chỉ nội sắc mà thôi.
Trích: Minh Sát Tu Tập
Tác giả: Achaan Naeb Mahàniranonda
Thiền viện Boonkanjanaram
Dịch giả: Pháp Thông
Làm cho pháp hành trở thành phức tạp lúc ban đầu không phải là một ý tưởng hay. Ðối với hành giả sơ cơ, tốt nhất nên dùng sắc làm đối tượng quán trong sát-na hiện tại càng nhiều càng tốt, bởi lẽ sắc thô nên dễ thấy hơn, trong khi danh tế rất khó thấy, đồng thời giới hạn pháp hành vào những điểm thiết yếu này:
- Phận sự chính của hành giả là biết sắc ngồi, sắc đứng, v.v... trong mọi lúc bằng ba Danh - tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác - nghĩa là hành giả trú trong sát-na hiện tại của tuệ thẩm sát (ciñta pañña - present moment) càng liên tục càng tốt.
- Phận sự phụ là ghi nhận bất kỳ trạng thái tâm nào xen vào hay xâm nhập vào trong cái biết sắc ngồi,... (Chẳng hạn khi hành giả đang quán sắc ngồi thì "danh nghe" hay "danh thấy" nảy sanh.)
- Duy trì trong một oai nghi quy định nào đó cho đến khi cái đau buộc phải thay đổi, lúc ấy, tác ý chân chánh đến cái đau như là khổ và theo dõi cái đau chuyển sang oai nghi mới.
- Phải yoniso mọi hoạt động khác (ăn, uống, tắm rửa hay làm các phận sự trong nhà v.v...) như để chữa khổ.
Tóm lại, phận sự chính của hành giả sơ cơ là phải tỉnh thức liên tục đối với sắc trong mọi oai nghi cho đến khi hoàn toàn thuần thục trong việc quán ấy.
Chú thích:
Cũng như một người muốn làm cho nước trong, dùng một trái hạnh (katukanut) rồi thọc tay vào trong bình quấy hai, ba lần, nước vẫn chưa trong. Nhưng y không vì thế mà quăng trái hạnh đi, ngược lại, y sẽ chà đi, chà lại nhiều lần. Khi y làm như vậy, chất bùn sẽ lóng xuốngvà nước sẽ trở nên trong vắt. Vị hành giả cũng vậy, không nên thối chí mà phải nhận thức thấu đáo, tác ý nhiều lần, phân biện và định rõ chỉ nội sắc mà thôi.
Trích: Minh Sát Tu Tập
Tác giả: Achaan Naeb Mahàniranonda
Thiền viện Boonkanjanaram
Dịch giả: Pháp Thông