1. Chứng Đạo Ca
Quân bất kiến:
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thật tánh tức Phật tánh
Huyễn hóa không thân tức Pháp thân
Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật
Ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một
Bài thơ này của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, sáng tác khi Ngài đắc Đạo còn gọi là "Chứng Đạo Ca". Ý nói tâm rỗng lặng trong sáng vốn là Tánh Biết, Tánh Giác, là Phật tánh không sinh không diệt. Trong tu thật ra là chỉ thấy thôi. Vô minh thì thấy vô minh, đừng tìm Phật tánh ở đâu hết (vô minh thật tánh tức Phật tánh). Thông thường, con người ta cố công phu để đạt được Pháp thân, Niết bàn, mà không biết ngay khi trở về với tâm rỗng lặng trong sáng chính là trí tuệ, chính là Niết Bàn. Tất cả ở tại đây, chỉ cần thấy thôi, không cần trở thành bất cứ gì cả.
"Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân.
Bất trừ vọng niệm bất cầu chân"
Vô minh thật tánh tức Phật tánh.*
Huyễn hóa không thân tức Pháp thân"
Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật
Ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một
Bài thơ này của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, sáng tác khi Ngài đắc Đạo còn gọi là "Chứng Đạo Ca". Ý nói tâm rỗng lặng trong sáng vốn là Tánh Biết, Tánh Giác, là Phật tánh không sinh không diệt. Trong tu thật ra là chỉ thấy thôi. Vô minh thì thấy vô minh, đừng tìm Phật tánh ở đâu hết (vô minh thật tánh tức Phật tánh). Thông thường, con người ta cố công phu để đạt được Pháp thân, Niết bàn, mà không biết ngay khi trở về với tâm rỗng lặng trong sáng chính là trí tuệ, chính là Niết Bàn. Tất cả ở tại đây, chỉ cần thấy thôi, không cần trở thành bất cứ gì cả.
"Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân.
Bất trừ vọng niệm bất cầu chân"
Vô minh thật tánh tức Phật tánh.*
Huyễn hóa không thân tức Pháp thân"
Đây là tinh thần tứ niệm xứ, ngay đó Thấy thôi. Thân sao thấy vậy, thọ sao thấy vậy, tâm sao thấy vậy, quan hệ với Pháp ra sao thì thấy vậy. Thấy ra thân, thọ, tâm, pháp chứ không phải bỏ cái này để đạt cái kia. Tâm thấy ra chính là Tánh giác bất động, thanh tịnh, không sinh, không diệt. Cho nên, ai ngộ được tâm này đó là kiến tánh.
Có người hỏi Thầy, suốt ngày ngồi Thiền không là đủ rồi? Thầy hỏi lại "Ngồi Thiền để làm gì?" Ý của người này nói rằng ngồi Thiền là để trừ vọng, nhưng không phải, hiểu như vậy là sai.Thật ra chỉ thấy thôi (vọng cũng thấy, chơn cũng thấy, huyễn hóa cũng thấy, vô minh cũng thấy....Tất cả chỉ là thấy thôi) đến một lúc thấy hết tất cả mọi thứ mới thấy rằng cái thấy này không sinh diệt.
Có người hỏi Thầy, suốt ngày ngồi Thiền không là đủ rồi? Thầy hỏi lại "Ngồi Thiền để làm gì?" Ý của người này nói rằng ngồi Thiền là để trừ vọng, nhưng không phải, hiểu như vậy là sai.Thật ra chỉ thấy thôi (vọng cũng thấy, chơn cũng thấy, huyễn hóa cũng thấy, vô minh cũng thấy....Tất cả chỉ là thấy thôi) đến một lúc thấy hết tất cả mọi thứ mới thấy rằng cái thấy này không sinh diệt.
Con người ta thường đồng hóa mình với sinh diệt tạo thành bản ngã, nên mình mới bị sinh diệt theo sự đồng hóa này. Tuyệt học vô vi là không cố gắng nổ lực làm gì cả, chỉ Thấy thôi.
Cầu chân cũng sai, trừ vọng cũng sai. Chân thì chỉ thấy chân, vọng thì chỉ thấy vọng. Chân thì tự nó chân, vọng thì tự nó diệt. Cái Thấy đó là kiến tánh (pháp như thế nào thấy như vậy) .
Nghĩa của bài thơ là ý nghĩa của bài kinh tứ niệm xứ, là tánh thấy như thị. Thấy tất cả pháp hữu vi như vậy mới thấy vô thường, khổ, vô ngã là bản chất thật của pháp hữu vi. Quan trọng nhất là tánh thấy thân tâm, chứ không phải Pháp phiền não hay không phiền não. Vì dẹp phiền não cũng là bản ngã. Thấy vô minh tức là minh.
Ghi chú:
*Phật tánh chính là tánh giác, tánh biết thực. Khi có tánh biết thực rồi thì té ra không có vô minh. Mà đã không có vô minh thì làm chi có chuyện hết vô minh, vô minh chỉ là ảo hóa thôi mà. Ví dụ ban đêm chúng ta thấy cái cây lay qua lay lại, tưởng ma, chúng ta sợ. Nhưng khi chúng ta nhìn rõ đó là cái bóng cây, không phải ma thì chúng ta hết sợ. Thử hỏi ma đó có thật không? Không thật, không có. Không có mà chúng ta lại sợ nên sợ ấy không thật. Thấy thật cái cây thì mới biết con ma tưởng (vô minh) là không có thật.*"
2. Chánh Định trong Bát Chánh Đạo có được xem là Thiền Định không?
Chánh định trong bát chánh đạo là định vô vi vô ngã. Còn cố hành thiền định để đạt được sơ thiền, nhị thiền là định hữu vi hữu ngã, không phải là chánh định. Một Vị không hành thiền định nhưng đắc đạo quả vẫn có chánh định, vẫn có bát chánh đạo đầy đủ. Chứng tỏ tâm Chánh định không phải là định người ta thường "hành" và nhất là định của ngoại đạo (ngoại đạo cố gắng tập trung để đạt định sở đắc, giới hạn trong phạm vi sắc giới, vô sắc giới). Định trong tam giới có loại thiện và bất thiện. Định bất thiện là luyện bùa chú, nên nếu có thần thông vẫn là tà như Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta) vẫn vô minh ái dục hữu vi hữu ngã. Định trong chánh định không có vô minh ái dục (có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thì tự nhiên có chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định), khi ấy tâm trở về bản chất thanh tịnh trong sáng của nó nên tâm có đầy đủ các yếu tố của bát chánh đạo.
Nhiều người lầm tưởng phải đắc sơ thiền, nhị thiền..mới có Chánh Định. Nghĩ như vậy là sai. Ngược lại có 10 chướng ngại của thiền tuệ hầu hết do thiền định gây ra. Thí dụ như đang hành thiền tuệ (đang chánh niệm tỉnh giác) mà lạc qua thiền định là do tầm tứ nên phát sinh ra hỷ lạc. Khi phát sanh hỷ lạc thì tâm tự nhiên bị hút vào đấy nên mất đi trí tuệ sáng suốt bén nhạy để thấy Pháp như thật. Hầu hết trong 62 tà kiến đều phát xuất từ thiền định mà ra. Thiền định chủ trương hữu biên, vô biên, thường, đoạn, lạc, khổ..... nên không phải là chánh định. Vì vậy Bồ tát tu đắc hết thiền của ngoại đạo rồi Ngài vẫn bỏ đi. Sau này người ta không hiểu vẫn nghĩ Phật xử dụng thiền định đó.
Một người đắc quả thì bát chánh đạo tự nhiên đầy đủ, vì giới định tuệ có 2 loại: giới định tuệ chế định và giới định tuệ nằm trong bát chánh đạo là giới định tuệ tự tánh (tự có). Khi trở về tâm thanh tịnh trong sáng thì tự trong đó đã có giới định tuệ, có bát chánh đạo rồi.
Nói do Bát chánh đạo mà tu theo hữu vi hữu ngã rồi đạt được niết bàn là không đúng. Nên trong Mi Tiên Vấn Đáp, vua Milinda hỏi tỳ kheo Nàgasena: "Có phải niết bàn là kết quả của tu tập giới định tuệ hay không?"
Ngài Nàgasena trả lời: "không"
- Giới định tuệ để đưa đến niết bàn, sao Ngài trả lời không?
- Thí dụ mình đi thuyền đến một đảo. Vậy đảo đó có phải do con thuyền tạo ra không hay đảo đã có sẵn. Chiếc thuyền chỉ là phương tiện.
Có lần Phật hỏi Ananda: " Trong niết bàn có giới không?"
- Thưa không.
- Trong niết bàn có định không?
- Thưa không.
- Trong niết bàn có tuệ không?
- Thưa không.
- Trong niết bàn có giải thoát không?
- Thưa không.
- Trong niết bàn có giải thoát tri kiến không?
- Thưa không.
Tất cả những thứ đó là 7 trạm xe vẫn còn nằm ngoài, chưa phải là nơi đến. Nên trong đường tu đạt tới tri kiến thanh tịnh là chỉ mới thanh tịnh mắt tai mũi lưỡi thân ý thôi (tướng biết), chưa phải là tánh biết. Vì tất cả tâm do duyên khởi gọi là tướng biết. Vì có duyên với đối tượng nên tâm mới khởi, không có duyên với đối tượng thì tâm không khởi nên tâm đó có sinh diệt. Còn tâm không sinh diệt mới là niết bàn. Trong niết bàn không có giới định tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của tâm tướng hay của tướng biết, mà là sự thanh tịnh trong sáng, yếu tố bát chánh đạo tự động đầy đủ cả. Tâm rốt ráo thì không hữu không tác không thành, không sinh, không diệt, không thường, không đoạn, không đến, không đi, không nhất, không nhị, không hữu, không không, vượt ra ngoài tất cả khái niệm giữa đời này.
Giới định tuệ trong niết bàn không phải là giới định tuệ của thân tâm, của tướng biết, không phải là giới định tuệ tự tánh. Trong giới định tuệ tự tánh là vô vi vô ngã nên Tướng giới và Tánh giới khác nhau, Tướng định và Tánh định khác nhau, Tướng tuệ Tánh tuệ khác nhau.
Tại sao trí tuệ nhiều lại sinh nghi? Vì trí tuệ này là trí tuệ của tướng biết chứ không phải trí tuệ của tánh biết (Tánh biết là tâm chói sáng không bị ô nhiễm bởi căn trần)
Nói do Bát chánh đạo mà tu theo hữu vi hữu ngã rồi đạt được niết bàn là không đúng. Nên trong Mi Tiên Vấn Đáp, vua Milinda hỏi tỳ kheo Nàgasena: "Có phải niết bàn là kết quả của tu tập giới định tuệ hay không?"
Ngài Nàgasena trả lời: "không"
- Giới định tuệ để đưa đến niết bàn, sao Ngài trả lời không?
- Thí dụ mình đi thuyền đến một đảo. Vậy đảo đó có phải do con thuyền tạo ra không hay đảo đã có sẵn. Chiếc thuyền chỉ là phương tiện.
Có lần Phật hỏi Ananda: " Trong niết bàn có giới không?"
- Thưa không.
- Trong niết bàn có định không?
- Thưa không.
- Trong niết bàn có tuệ không?
- Thưa không.
- Trong niết bàn có giải thoát không?
- Thưa không.
- Trong niết bàn có giải thoát tri kiến không?
- Thưa không.
Tất cả những thứ đó là 7 trạm xe vẫn còn nằm ngoài, chưa phải là nơi đến. Nên trong đường tu đạt tới tri kiến thanh tịnh là chỉ mới thanh tịnh mắt tai mũi lưỡi thân ý thôi (tướng biết), chưa phải là tánh biết. Vì tất cả tâm do duyên khởi gọi là tướng biết. Vì có duyên với đối tượng nên tâm mới khởi, không có duyên với đối tượng thì tâm không khởi nên tâm đó có sinh diệt. Còn tâm không sinh diệt mới là niết bàn. Trong niết bàn không có giới định tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của tâm tướng hay của tướng biết, mà là sự thanh tịnh trong sáng, yếu tố bát chánh đạo tự động đầy đủ cả. Tâm rốt ráo thì không hữu không tác không thành, không sinh, không diệt, không thường, không đoạn, không đến, không đi, không nhất, không nhị, không hữu, không không, vượt ra ngoài tất cả khái niệm giữa đời này.
Giới định tuệ trong niết bàn không phải là giới định tuệ của thân tâm, của tướng biết, không phải là giới định tuệ tự tánh. Trong giới định tuệ tự tánh là vô vi vô ngã nên Tướng giới và Tánh giới khác nhau, Tướng định và Tánh định khác nhau, Tướng tuệ Tánh tuệ khác nhau.
Tại sao trí tuệ nhiều lại sinh nghi? Vì trí tuệ này là trí tuệ của tướng biết chứ không phải trí tuệ của tánh biết (Tánh biết là tâm chói sáng không bị ô nhiễm bởi căn trần)
Viên Hướng ghi chép