Câu hỏi: Nay con kính thư xin Thầy chỉ cho con được rõ một thắc mắc như sau: Xin thầy cho biết trong KINH NGUYÊN THỦY có ghi lại câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU không? Câu chuyện đó có thật xảy ra trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế? Chúng con kính xin Thầy từ bi chỉ giúp. Kính cám ơn Thầy.
Trả lời: Trong Tam Tạng Pāli sớm nhất của Phật Giáo không có câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu, kể cả các Tông phái Phật Giáo khác tại Ấn Độ đều không Kinh Sách nào nói đến, chỉ lịch sử Thiền Tông viết sau thời Lục Tổ Huệ Năng mới nói đến câu chuyện này.
Con xem thêm cuốn Thiền Phật Giáo: Nguyên Thủy và Phát Triển trong mục Thư Viện, thầy có nói rõ điều này.
Hỏi Đáp: Trung Tâm Hộ Tông
Nhân câu hỏi về "NIÊM HOA VI TIẾU" này. Chúng tôi xin được lượt trích đoạn "So sánh Thiền Vipassanā với Thiền Tông" trong cuốn "Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy và Phát Triển" Mời quý vị cùng tham khảo:
Nhân câu hỏi về "NIÊM HOA VI TIẾU" này. Chúng tôi xin được lượt trích đoạn "So sánh Thiền Vipassanā với Thiền Tông" trong cuốn "Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy và Phát Triển" Mời quý vị cùng tham khảo:
Theo lịch sử Thiền Tông, có hai giai đoạn trong quá trình truyền thừa: giai đoạn một từ sơ Tổ Ca-diếp đến Tổ Bồ-đề Đạt-ma (Bodhi Dharma) thứ 28 thuộc Thiền Tông Tây Trúc, tức thiền trên xứ Ấn-độ và Nepal hiện nay; giai đoạn hai từ Tổ Bồ-đề Đạt-ma thứ nhất đến Tổ Huệ Năng thứ sáu và về sau thuộc Thiền Tông Đông Độ, tức thiền trên đất nước Trung Hoa.
Khó mà xác định được lịch sử Thiền Tông, nhất là Thiền Tông Tây Trúc, có thực hay chỉ là huyền thoại được dựng lên do thế hệ sau Lục Tổ Huệ Năng để cho Thiền Trung Hoa có một bề dày lịch sử chính thống bắt nguồn từ thời Đức Phật. Có một số điểm khả nghi như:
- Câu chuyện “Niêm hoa vi tiếu” không được ghi lại trong các kinh điển Nguyên Thủy, Tiểu Thừa và Đại Thừa trước đó.
- Lịch sử Phật Giáo Ấn-độ không đề cập đến sự truyền thừa của 28 vị Tổ Thiền Tông, đặc biệt hầu như không tìm ra được vị trí đặc biệt nào của Tổ Đạt-ma trong Phật Giáo Ấn-độ. Hoặc một ví dụ điển hình khác như Tổ Thế Thân thứ 21, trong toàn bộ tác phẩm của ngài không có chỗ nào đề cập đến Thiền Tông và trong hành trạng Thiền Tông của Tổ lại không thấy nói đến Luận Duy Thức.
- Những bài kệ truyền pháp từ đức Phật đến Tổ thứ 28 (tức ở Ấn-độ) khó tìm thấy bản gốc bằng Nam Phạn hay Bắc Phạn cổ để đối chiếu. Và văn khí rõ ràng là của chỉ một người sáng tác theo phong cách thiền Trung Hoa, sau thời Lục Tổ Huệ Năng.
- Một số Ngữ Lục hay Truyền Ký có đề cập đến lịch sử Thiền Tông cổ nhất của người Trung Hoa được biên soạn vào đời Đường (trên 1200 năm sau đức Phật Niết-bàn), và mãi đến đời nhà Tống từ niên hiệu Cảnh Đức 1004 đến niên hiệu Gia Thái 1204, (trên dưới 1700 năm sau đức Phật Niết-bàn) như Cảnh Đức Truyền Đăng Lục do Đạo Nguyên soạn, Thiên Thánh Quảng Đăng Lục do Lý Tuân Húc soạn v.v... thường là mượn các nhân vật danh Tăng thiền đức có thực để hư cấu thêm nhằm chuyển tải thiền lý hơn là mô tả thực kiện diễn ra trong lịch sử.
Tuy nhiên, phải nói rằng những bài kệ truyền tâm ấn rất nhất khí và ý chỉ rất tuyệt vời. Chúng ta học được rất nhiều từ những bài kệ này, vì vậy, cũng không nên quá quan tâm đến tính thực hay hư của lịch sử, vì cho dù lịch sử thực thì cũng không sao thoát khỏi chủ quan và hư cấu của các sử gia. Nhiều người có mặc cảm không muốn xem Thiền Tông chính là Thiền Trung Hoa. Thực ra, cho dù có Thiền Tông Ấn-độ thì Thiền Trung Hoa tự mình đã có một sắc thái đặc thù độc đáo mà điển hình kiệt xuất nhất là Lục Tổ Huệ Năng.
Theo truyền thuyết của lịch sử Thiền Tông, trong các tác phẩm do người Trung Hoa biên soạn, thì chính đức Phật Thích-ca đã trao truyền một giòng thiền riêng không qua kinh giáo cho ngài Ma-ha Ca-diếp. Và ngài Ca-diếp đã trở thành vị Tổ đầu tiên (sơ tổ) của Thiền Tông. (Theo kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy thì ngài Mahā Kassapa là vị Thánh được Đức Phật giới thiệu với đại chúng như đệ nhất về hạnh đầu-đà chứ không phải về thiền).
Câu chuyện “Niêm hoa vi tiếu” được kể như sau: Một hôm, trong hội Linh Sơn, đức Phật cầm một cành hoa đưa lên, hội chúng người thì ngơ ngác không hiểu đức Phật muốn dạy điều gì, người thì đang tìm cách hình thành cho mình một lý giải, chỉ có ngài Ca-diếp lặng lẽ mỉm cười. Biết Ca-diếp đã lãnh hội, đức Phật nói: “Nay Ta đem pháp nhãn tạng thanh tịnh, diệu tâm Niết-bàn, thực tướng vô tướng, là chánh pháp vi diệu, giao lại cho ông, ông nên hộ trì” (Cảnh Đức Truyền Đăng Lục [CĐTĐL], Lý Việt Dũng [LVD] dịch, xb.2006, t.100). Sau đó đức Phật nói bài kệ truyền pháp:
“Pháp bổn pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp”
(Gốc pháp vốn không pháp
Không pháp cũng là pháp
Nay lúc trao không pháp
Các pháp nào từng pháp)
Câu chuyện có thể chỉ là huyền thoại, nhưng ý nghĩa thì rất rõ ràng.
Gốc pháp vốn không pháp, hiểu theo tinh thần thiền Nguyên Thủy có nghĩa là pháp thực tánh (paramattha dhamma) vốn tự nó không có pháp khái niệm (paññatti dhamma). [Xem lại phần II.2]. Ví dụ như một sắc pháp tự nó chỉ là bốn đại (đất, nước, lửa, gió) nhưng chúng ta thấy nó là trái cam, trái bưởi… tùy theo khái niệm hình tướng (santāna), tổng hợp (samūha), không gian (disā), thời gian (kāla) v.v... trong vật khái niệm (attha paññatti) rồi đặt cho nó một tên gọi trong danh khái niệm (nāmapaññatti). Thật ra, cả hai vật khái niệm và danh khái niệm đều không có trong tự thân của sắc pháp ấy (gốc pháp). Thế nhưng hầu như chúng ta chỉ thấy pháp như chúng ta quan niệm là chứ không thấy thực tánh của pháp gốc như tự nó thực sự là. Vì vậy, cái thấy của thiền là thấy tất cả các pháp đều có gốc pháp vốn không.
Bài kệ này thực ra chỉ nhằm nói lên chỉ ý của sự kiện “niêm hoa”. Cành hoa trong tự tánh chỉ nhưnó đang là (yathābhūtā) chứ không như bị nghĩ là (ciñtāmayā). Trong thiền vipassanā đối tượng của chánh niệm tỉnh giác phải là pháp thực tánh tức chính là gốc pháp vốn không chứ không phải là pháp khái niệm do tâm trí con người qui định. Hội chúng ngơ ngác vì mãi lo tìm ý nghĩa trong thế giới khái niệm, ngôn ngữ, tư tưởng, quan niệm … Riêng ngài Ca-diếp thấy cành hoa như tự tánh đang là của nó. Điều này thiền Nguyên Thủy gọi là thấy biết như thật (yathābhūta ñāṇadassana: như thị tri kiến) trong trí tuệ chánh niệm tỉnh giác.
Câu 3 và 4 nói rằng ngay khi trao cái gọi là pháp không ấy thì vẫn không có một pháp nào từng làpháp không trong khái niệm được cả. Vì khi hình thành khái niệm “pháp không” thì nó đã trở nên “pháp hữu” rồi. Đây là lời cảnh báo cho những ai chạy theo cái gọi là tánh, là không mà không biết rằng đó chỉ là tánh không trong ý niệm của chính mình.
(Một sinh viên hỏi:)
- Thưa sư, truyền thuyết Tổ Bồ-đề Đạt-ma chín năm ngồi quay mặt vào vách núi có thật không? Nếu có thì cửu niên diện bích đó là gì?
- Nếu bạn gặp Lâm Tế thì không nghe một tiêng hét cũng hưởng 30 hèo. (Cả lớp cười). Ngồi chín năm ai mà chịu nỗi (cả lớp lại cười). Thật đó, chẳng lẽ không đi ăn uống tắm rửa gì cả sao? Có lẽ đây chỉ là một biểu tượng của bích quán thiền, ý nói tâm thiền sừng sững, thẳng tắp như vách đá, không một chút vọng động mà về sau Lục Tổ Huệ Năng gọi là tâm bình hạnh trực.
Cũng theo truyền thuyết Thiền Tông (ghi trong Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 1), sau khi đức Phật truyền pháp cho ngài Ca-diếp, A-nan tò mò hỏi sư huynh:
- Sư huynh, Thế Tôn ngoài việc truyền chiếc y vàng cho huynh, còn truyền gì khác nữa?
Ca-diếp gọi A-nan, Tôn giả ứng:
- Dạ !
Ca-diếp nói:
- Cây cột phướn trước chùa đổ. (SS. Lý Việt Dũng dịch: Hãy hạ cột nêu phía trước cửa chùa đi).
A-nan liền tỏ ngộ. Sau đó Tổ Ca-diếp truyền y pháp cho tôn giả A-nan bằng bài kệ:
“Pháp pháp bổn lai pháp
Vô pháp vô phi pháp
Hà ư nhất pháp trung
Hữu pháp hữu phi pháp.”
(Pháp có pháp bổn lai
Chẳng pháp, chẳng phi pháp
Sao ở trong một pháp
Có pháp, có phi pháp?)
Con người có thói quen dùng lý trí, tư tưởng để phán đoán hơn là trực nhận ngay nơi thực tại. Điều này biểu hiện qua sự ngơ ngác của hội chúng, và rõ hơn qua câu hỏi tò mò của tôn giả A-nan. Nếu người ta không gán được vào thực tại những phán đoán chủ quan thì cũng nghi rằng đàng sau đó hẳn phải có cái gì bí ẩn. Chính thói quen suy đoán này đã không những che lấp thực tại ngoại giới mà còn đánh mất thực tại đang là nơi chính mình. Đó chính là cốt lõi của sự vong thân tha hóa, của điên đảo mộng tưởng, luân hồi sinh tử. Vì vậy, Tổ Ca-diếp gọi “A-nan!” đơn giản chỉ nhằm đánh thức A-nan thoát khỏi cơn mê lý trí hướng ngoại để trở về với thực tại chính mình. Trở về với chính mình, không còn rong ruổi kiếm tìm, thì thực tại vốn đã hiển bày ở khắp mọi nơi. Cây cột phướn đổ sờ sờ ngoài sân chùa thỉ Tăng nhân ai mà chẳng thấy, thế mà Tổ Ca-diếp phải đánh thức A-nan hoàn trở lại với chính mình rồi chỉ ra cho mới thấy được. Ngay trước mắt có gì không phải là đạo “xúc mục vô phi thị đạo” hoặc“đương xứ tức chân”, “thực tại hiện tiền”, “Tat tvam asi”, “Sandiṭṭhiko”… xưa nay đều cùng một sự lý ấy.
Vậy thì các pháp dù chúng ta có đặt cho chúng bao nhiêu khái niệm, tên gọi, hay nhìn chúng dưới vô số quan điểm khác nhau thì chúng vẫn như chúng là hoàn toàn độc lập với khái niệm thị phi, xấu tốt cùa con người:
Pháp có pháp bổn lai
Chẳng pháp, chẳng phi pháp.
Nhưng do đâu trên một pháp đang là ấy (pháp bổn lai) lại sinh ra đúng sai, xấu tốt, sang hèn, thiện ác…? Hay nói một cách khác vì sao nơi pháp thực tánh lại khởi lên pháp khái niệm?
Sao ở trong một pháp
Có pháp, có phi pháp?
Theo Thiền Tông thì khi đã có một niệm (ý niệm, tư tưởng) khởi lên thì liền có sự phân biệt thiện ác, thị phi (Nhất niệm khởi thiện ác dĩ phân), giống như khi một đợt sóng lan ra thi kéo theo hàng ngàn làn sóng khác (nhất ba động vạn ba tùy). Chỉ ngay nơi lục căn thôi, nếu một niệm không sinh thì tất cả pháp bổn lai đều hiển hiện, ngược lại thì chỉ cần một niệm khởi lập tức thực tánh bị che mờ:
“Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện
Lục căn tài động bị vân già”.
Krishnamurti cũng nói một tư tưởng khởi lên luôn đi kèm với ý niệm bản ngã, thởi gian, nhân quả và khổ đau. Điều này hoàn toàn đúng với mọi người trừ chánh tư duy của bậc Thánh Alahán.
Theo thiền Nguyên Thủy, trong Abhidhamma, thì đó là diễn biến của những tiến trình tâm (vīthi-citta) trước đối tượng nhận thức, hay nói một cách khác đó chính là quá trình nhận thức (process of cognition).
Mời click vào link dưới đây để tìm hiểu thêm:
Khó mà xác định được lịch sử Thiền Tông, nhất là Thiền Tông Tây Trúc, có thực hay chỉ là huyền thoại được dựng lên do thế hệ sau Lục Tổ Huệ Năng để cho Thiền Trung Hoa có một bề dày lịch sử chính thống bắt nguồn từ thời Đức Phật. Có một số điểm khả nghi như:
- Câu chuyện “Niêm hoa vi tiếu” không được ghi lại trong các kinh điển Nguyên Thủy, Tiểu Thừa và Đại Thừa trước đó.
- Lịch sử Phật Giáo Ấn-độ không đề cập đến sự truyền thừa của 28 vị Tổ Thiền Tông, đặc biệt hầu như không tìm ra được vị trí đặc biệt nào của Tổ Đạt-ma trong Phật Giáo Ấn-độ. Hoặc một ví dụ điển hình khác như Tổ Thế Thân thứ 21, trong toàn bộ tác phẩm của ngài không có chỗ nào đề cập đến Thiền Tông và trong hành trạng Thiền Tông của Tổ lại không thấy nói đến Luận Duy Thức.
- Những bài kệ truyền pháp từ đức Phật đến Tổ thứ 28 (tức ở Ấn-độ) khó tìm thấy bản gốc bằng Nam Phạn hay Bắc Phạn cổ để đối chiếu. Và văn khí rõ ràng là của chỉ một người sáng tác theo phong cách thiền Trung Hoa, sau thời Lục Tổ Huệ Năng.
- Một số Ngữ Lục hay Truyền Ký có đề cập đến lịch sử Thiền Tông cổ nhất của người Trung Hoa được biên soạn vào đời Đường (trên 1200 năm sau đức Phật Niết-bàn), và mãi đến đời nhà Tống từ niên hiệu Cảnh Đức 1004 đến niên hiệu Gia Thái 1204, (trên dưới 1700 năm sau đức Phật Niết-bàn) như Cảnh Đức Truyền Đăng Lục do Đạo Nguyên soạn, Thiên Thánh Quảng Đăng Lục do Lý Tuân Húc soạn v.v... thường là mượn các nhân vật danh Tăng thiền đức có thực để hư cấu thêm nhằm chuyển tải thiền lý hơn là mô tả thực kiện diễn ra trong lịch sử.
Tuy nhiên, phải nói rằng những bài kệ truyền tâm ấn rất nhất khí và ý chỉ rất tuyệt vời. Chúng ta học được rất nhiều từ những bài kệ này, vì vậy, cũng không nên quá quan tâm đến tính thực hay hư của lịch sử, vì cho dù lịch sử thực thì cũng không sao thoát khỏi chủ quan và hư cấu của các sử gia. Nhiều người có mặc cảm không muốn xem Thiền Tông chính là Thiền Trung Hoa. Thực ra, cho dù có Thiền Tông Ấn-độ thì Thiền Trung Hoa tự mình đã có một sắc thái đặc thù độc đáo mà điển hình kiệt xuất nhất là Lục Tổ Huệ Năng.
Theo truyền thuyết của lịch sử Thiền Tông, trong các tác phẩm do người Trung Hoa biên soạn, thì chính đức Phật Thích-ca đã trao truyền một giòng thiền riêng không qua kinh giáo cho ngài Ma-ha Ca-diếp. Và ngài Ca-diếp đã trở thành vị Tổ đầu tiên (sơ tổ) của Thiền Tông. (Theo kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy thì ngài Mahā Kassapa là vị Thánh được Đức Phật giới thiệu với đại chúng như đệ nhất về hạnh đầu-đà chứ không phải về thiền).
Câu chuyện “Niêm hoa vi tiếu” được kể như sau: Một hôm, trong hội Linh Sơn, đức Phật cầm một cành hoa đưa lên, hội chúng người thì ngơ ngác không hiểu đức Phật muốn dạy điều gì, người thì đang tìm cách hình thành cho mình một lý giải, chỉ có ngài Ca-diếp lặng lẽ mỉm cười. Biết Ca-diếp đã lãnh hội, đức Phật nói: “Nay Ta đem pháp nhãn tạng thanh tịnh, diệu tâm Niết-bàn, thực tướng vô tướng, là chánh pháp vi diệu, giao lại cho ông, ông nên hộ trì” (Cảnh Đức Truyền Đăng Lục [CĐTĐL], Lý Việt Dũng [LVD] dịch, xb.2006, t.100). Sau đó đức Phật nói bài kệ truyền pháp:
“Pháp bổn pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp”
(Gốc pháp vốn không pháp
Không pháp cũng là pháp
Nay lúc trao không pháp
Các pháp nào từng pháp)
Câu chuyện có thể chỉ là huyền thoại, nhưng ý nghĩa thì rất rõ ràng.
Gốc pháp vốn không pháp, hiểu theo tinh thần thiền Nguyên Thủy có nghĩa là pháp thực tánh (paramattha dhamma) vốn tự nó không có pháp khái niệm (paññatti dhamma). [Xem lại phần II.2]. Ví dụ như một sắc pháp tự nó chỉ là bốn đại (đất, nước, lửa, gió) nhưng chúng ta thấy nó là trái cam, trái bưởi… tùy theo khái niệm hình tướng (santāna), tổng hợp (samūha), không gian (disā), thời gian (kāla) v.v... trong vật khái niệm (attha paññatti) rồi đặt cho nó một tên gọi trong danh khái niệm (nāmapaññatti). Thật ra, cả hai vật khái niệm và danh khái niệm đều không có trong tự thân của sắc pháp ấy (gốc pháp). Thế nhưng hầu như chúng ta chỉ thấy pháp như chúng ta quan niệm là chứ không thấy thực tánh của pháp gốc như tự nó thực sự là. Vì vậy, cái thấy của thiền là thấy tất cả các pháp đều có gốc pháp vốn không.
Bài kệ này thực ra chỉ nhằm nói lên chỉ ý của sự kiện “niêm hoa”. Cành hoa trong tự tánh chỉ nhưnó đang là (yathābhūtā) chứ không như bị nghĩ là (ciñtāmayā). Trong thiền vipassanā đối tượng của chánh niệm tỉnh giác phải là pháp thực tánh tức chính là gốc pháp vốn không chứ không phải là pháp khái niệm do tâm trí con người qui định. Hội chúng ngơ ngác vì mãi lo tìm ý nghĩa trong thế giới khái niệm, ngôn ngữ, tư tưởng, quan niệm … Riêng ngài Ca-diếp thấy cành hoa như tự tánh đang là của nó. Điều này thiền Nguyên Thủy gọi là thấy biết như thật (yathābhūta ñāṇadassana: như thị tri kiến) trong trí tuệ chánh niệm tỉnh giác.
Câu 3 và 4 nói rằng ngay khi trao cái gọi là pháp không ấy thì vẫn không có một pháp nào từng làpháp không trong khái niệm được cả. Vì khi hình thành khái niệm “pháp không” thì nó đã trở nên “pháp hữu” rồi. Đây là lời cảnh báo cho những ai chạy theo cái gọi là tánh, là không mà không biết rằng đó chỉ là tánh không trong ý niệm của chính mình.
(Một sinh viên hỏi:)
- Thưa sư, truyền thuyết Tổ Bồ-đề Đạt-ma chín năm ngồi quay mặt vào vách núi có thật không? Nếu có thì cửu niên diện bích đó là gì?
- Nếu bạn gặp Lâm Tế thì không nghe một tiêng hét cũng hưởng 30 hèo. (Cả lớp cười). Ngồi chín năm ai mà chịu nỗi (cả lớp lại cười). Thật đó, chẳng lẽ không đi ăn uống tắm rửa gì cả sao? Có lẽ đây chỉ là một biểu tượng của bích quán thiền, ý nói tâm thiền sừng sững, thẳng tắp như vách đá, không một chút vọng động mà về sau Lục Tổ Huệ Năng gọi là tâm bình hạnh trực.
Cũng theo truyền thuyết Thiền Tông (ghi trong Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 1), sau khi đức Phật truyền pháp cho ngài Ca-diếp, A-nan tò mò hỏi sư huynh:
- Sư huynh, Thế Tôn ngoài việc truyền chiếc y vàng cho huynh, còn truyền gì khác nữa?
Ca-diếp gọi A-nan, Tôn giả ứng:
- Dạ !
Ca-diếp nói:
- Cây cột phướn trước chùa đổ. (SS. Lý Việt Dũng dịch: Hãy hạ cột nêu phía trước cửa chùa đi).
A-nan liền tỏ ngộ. Sau đó Tổ Ca-diếp truyền y pháp cho tôn giả A-nan bằng bài kệ:
“Pháp pháp bổn lai pháp
Vô pháp vô phi pháp
Hà ư nhất pháp trung
Hữu pháp hữu phi pháp.”
(Pháp có pháp bổn lai
Chẳng pháp, chẳng phi pháp
Sao ở trong một pháp
Có pháp, có phi pháp?)
Con người có thói quen dùng lý trí, tư tưởng để phán đoán hơn là trực nhận ngay nơi thực tại. Điều này biểu hiện qua sự ngơ ngác của hội chúng, và rõ hơn qua câu hỏi tò mò của tôn giả A-nan. Nếu người ta không gán được vào thực tại những phán đoán chủ quan thì cũng nghi rằng đàng sau đó hẳn phải có cái gì bí ẩn. Chính thói quen suy đoán này đã không những che lấp thực tại ngoại giới mà còn đánh mất thực tại đang là nơi chính mình. Đó chính là cốt lõi của sự vong thân tha hóa, của điên đảo mộng tưởng, luân hồi sinh tử. Vì vậy, Tổ Ca-diếp gọi “A-nan!” đơn giản chỉ nhằm đánh thức A-nan thoát khỏi cơn mê lý trí hướng ngoại để trở về với thực tại chính mình. Trở về với chính mình, không còn rong ruổi kiếm tìm, thì thực tại vốn đã hiển bày ở khắp mọi nơi. Cây cột phướn đổ sờ sờ ngoài sân chùa thỉ Tăng nhân ai mà chẳng thấy, thế mà Tổ Ca-diếp phải đánh thức A-nan hoàn trở lại với chính mình rồi chỉ ra cho mới thấy được. Ngay trước mắt có gì không phải là đạo “xúc mục vô phi thị đạo” hoặc“đương xứ tức chân”, “thực tại hiện tiền”, “Tat tvam asi”, “Sandiṭṭhiko”… xưa nay đều cùng một sự lý ấy.
Vậy thì các pháp dù chúng ta có đặt cho chúng bao nhiêu khái niệm, tên gọi, hay nhìn chúng dưới vô số quan điểm khác nhau thì chúng vẫn như chúng là hoàn toàn độc lập với khái niệm thị phi, xấu tốt cùa con người:
Pháp có pháp bổn lai
Chẳng pháp, chẳng phi pháp.
Nhưng do đâu trên một pháp đang là ấy (pháp bổn lai) lại sinh ra đúng sai, xấu tốt, sang hèn, thiện ác…? Hay nói một cách khác vì sao nơi pháp thực tánh lại khởi lên pháp khái niệm?
Sao ở trong một pháp
Có pháp, có phi pháp?
Theo Thiền Tông thì khi đã có một niệm (ý niệm, tư tưởng) khởi lên thì liền có sự phân biệt thiện ác, thị phi (Nhất niệm khởi thiện ác dĩ phân), giống như khi một đợt sóng lan ra thi kéo theo hàng ngàn làn sóng khác (nhất ba động vạn ba tùy). Chỉ ngay nơi lục căn thôi, nếu một niệm không sinh thì tất cả pháp bổn lai đều hiển hiện, ngược lại thì chỉ cần một niệm khởi lập tức thực tánh bị che mờ:
“Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện
Lục căn tài động bị vân già”.
Krishnamurti cũng nói một tư tưởng khởi lên luôn đi kèm với ý niệm bản ngã, thởi gian, nhân quả và khổ đau. Điều này hoàn toàn đúng với mọi người trừ chánh tư duy của bậc Thánh Alahán.
Theo thiền Nguyên Thủy, trong Abhidhamma, thì đó là diễn biến của những tiến trình tâm (vīthi-citta) trước đối tượng nhận thức, hay nói một cách khác đó chính là quá trình nhận thức (process of cognition).
Mời click vào link dưới đây để tìm hiểu thêm: